You are on page 1of 133

SỎI MẬT

NHÓM 5 – TỔ 5 – Y6B
ĐỊNH NGHĨA

Sỏi mật là sự hiện diện của sỏi trong hệ thống đường mật, bao gồm
 Đường mật trong gan
 Đường mật ngoài gan
 Túi mật
CƠ SỞ GIẢI PHẪU
SINH LÝ
A. GIẢI PHẪU

• Cây đường mật


• + Đường mật trong gan
• + Đường mật ngoài gan
OMC: dài 5-7cm
đk 8mm
B. SINH LÝ BÀI TIẾT – BÀI XUẤT DỊCH MẬT

• Gan bài tiết mật qua 2 giai đoạn


• (1) tế bào gan sản xuất “mật đầu”: chủ yếu là acid mật, Cholesterol, thành phần hữu cơ khác, đổ
vào các tiểu quản mật
• (2) mật theo ác tiểu quản mật đổ vào các ống tận, rồi vào những ống mật kích thước lớn dần -> ống
gan và ống mật chủ. Thành phần: mật đầu + bicarbonate => khối lượng toàn phần tăng gấp đôi

• Yếu tố ảnh hưởng


• Nồng độ muối mật trong TM cửa
• Kích thích phó giao cảm
• Secretin
SINH LÝ BÀI TIẾT MẬT
SINH LÝ BÀI TIẾT MẬT

• Lượng dịch mật tiết ra trong 12h khoảng 500ml, được dự trữ, cô đặc ở túi mật, chỉ
chảy xuống tham gia tiêu hóa theo sự chi phối cơ chế thần kinh và thể dịch
• Túi mật: dự trữ, tái hấp thu H20, Na, Cl, điện giải => cô đặc muối mật, Cholesterol,
lecithin, sắc tố mật, bình thường cô đặc được 5 lần, tối đa 12-20 lần
• Thành phần dịch mật: muối mật, bilirubin, cholesterol, Lecithin, điện giải, sắc tố mật
(Bilirubin liên hợp và Biliverdin). Tại túi mật: nước, điện giải trừ Ca được tái hấp thu.
ĐIỀU HÒA BÀI XUẤT DỊCH MẬT

• Mật bài xuất từ túi mật vào tá tràng nhờ sự co bóp của túi mật và sự giãn cơ vòng Oddi
• Cơ chế điều hòa
• Cơ chế thần kinh: Ach do kích thích X và TK ruột => tăng co bóp túi mật (yếu)
• Cơ chế thể dịch: mỡ trong thức ăn ở tá tràng => kích thích tiết CCK => túi mật co bóp theo
nhịp và giãn cơ vòng Oddi
• Cơ vòng Oddi còn giãn theo nhu động ruột
TÁC DỤNG CỦA MUỐI MẬT

• Giúp nhũ tương hóa mỡ => tăng diện tích hấp thu
• Giúp tiêu hóa và hấp thu các acid béo, monoglyceride, cholesterol, lipid khác ở ruột
non nhờ các hạt mixen muối mật => qua đó tăng hấp thu các vitamin tan trong dầu
A,D,E,K
• Tăng nhu động ruột (lượng hàng ngày bài xuất xuống ruột 1000ml)
• Đào thải các chất độc, cặn bã qua việc bài xuất mật xuống ruột rồi theo phân ra ngoài
TUẦN HOÀN RUỘT GAN

• Số lượng muối mật cần tiêu hóa > muối mật cơ thể => sau khi tham gia tiêu hóa và
hấp thu mỡ, 94% muối mật được tái hấp thu tích cực qua niêm mạc hồi tràng rồi theo
TM cửa về gan => được hấp thu vào các TB gan => được bài tiết vào ống mật
• 90% lượng muối mật bài tiết được trở lại gan, 5% sẽ đào thải theo phân, được thay thế
bởi muối mật mới được sản xuất liên tục tại gan
SỰ BÀI TIẾT CHOLESTEROL VÀ SỰ HÌNH
THÀNH SỎI MẬT
• TB gan sản xuất muối mật từ Cholesterol:
• Cholesterol -> acid mật: Acid cholic, Acid deoxycholic, acid litocholic
• Các acid mật được liên hợp với taurine, glycin rồi kết hợp Na hoặc K => muối mật

• 1/10 Cholesterol không tan được bài tiết theo mật sẽ được giữ trong các hạt mixen
• Trong quá trình cô đặc tại túi mật, muối mật, lecithin, Cholesterol được cô dặc => giữ
Cholesterol ở trong dung dịch
• Nếu quá nhiều Cholesterol so với muối mật và lecithin => Cholesterol có thể bị kết tủa
tạo sỏi mật
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ
DỊCH TỄ

• Đứng hàng thứ hai trong các cấp cứu ngoại khoa về bụng, chủ yếu là các biến chứng
của sỏi mật
• Các nước kinh tế phát triển (châu Âu, châu Mỹ): chủ yếu sỏi cholesterol, sỏi túi mật.
Sỏi đường mật chủ yếu do sỏi túi mật di chuyển xuống. Sỏi trong gan chiếm tỉ lệ rất
thấp
• Châu Á, ĐNA trong đó có Việt Nam: chủ yếu là sỏi đường mật chính, kết hợp với sỏi
trong gan và túi mật chiếm 60-80%, thành phần chủ yếu của sỏi là sắc tố mật
YẾU TỐ NGUY CƠ
SINH LÝ BỆNH
TẠO SỎI

• Cơ chế tạo sỏi


• - Cơ chế nhiễm khuẩn: vi khuẩn từ đường tiêu hóa có liên quan trực tiếp với giun chui ống mật tiết enzyme
B glucuronidase -> phân hủy Bilirubin liên hợp thành dạng tự do không tan -> kết hợp với chất vô cơ như
Ca,.. -> muối Calci bilirubinat -> lắng đọng tạo sỏi
• - Cơ chế rối loạn chuyển hóa liên quan đến Cholesterol

• Bệnh lý sỏi mật sẽ trải qua 4 giai đoạn


• GĐ Tạo sỏi: có các yếu tố nguy cơ hình thành sỏi
• GĐ Sỏi mật không triệu chứng
• GĐ Sỏi mật có triệu chứng, đặc trưng bởi các đợt tắc mật
• GĐ Sỏi mật có biến chứng
ĐẶC ĐIỂM SỎI MẬT Ở VN

• - Bản chất: thường là sỏi đường mật, hình thành do cơ chế nhiễm khuẩn : giun chui
mang theo vi khuẩn Ecoli gây viêm đường mật, tiết men beta glucuronidase tạo muối
calci bilirubinat, tiết phospholipase tạo isolecithin kết hợp calci.
• - Số lượng: thường nhiều viên
• - Hình thái: đa hình thái
• - Kích thước: đa kích thước
• - Màu sắc: màu vàng hay nâu đen, thường mềm, dễ vỡ, nhưng có khi rất rắn chắc
SINH LÝ BỆNH

1. Tắc mật : mất chức năng của mật


Giảm nhũ tương hóa lipid  giảm hấp thu lipid( suy kiệt)
Giảm hthu các vitamin ADEK  rối loạn đông máu
2. Ứ trệ mật trên chỗ tắc :
- Gan to, rlcn gan
- Nhiễm khuẩn viêm, viêm mủ, áp xe( chảy máu đường mật), shock nt, hc gan thận
- Tăng áp lực mà chưa vỡ  thấm mật pm, quanh gan
- Vỡ  viêm phúc mạc mật
3. Sỏi kẹt phần thấp omc  viêm tụy cấp
ĐẶC ĐIỂM GPB
• - Gan: gan to ứ mật (gđ đầu), có thể có nhiễm trùng(viê, áp xe đường mật) -> gan xơ ứ mật (gđ
cuối), ung thư đường mật
• - Đường mật: giãn, xung huyết (tắc cấp) -> viêm dày, viêm loét thủng -> xơ hóa, chít hẹp -> thuận
lợi hình thành sỏi…
• - Dịch mật: thường nhiễm khuẩn, vẩn đục (nhẹ) -> mủ (nặng) -> đen thối khẳn (rất nặng)
• - Vi khuẩn dịch mật: vi khuẩn đường tiêu hóa (Ecoli, Klebsiella..), vi khuẩn kỵ khí (Bacteroides,
Clostridium)
• - Tụy: có thể viêm cấp tính
• - Thận: viêm thận cấp
CƠ CHẾ TRIỆU CHỨNG

• Sỏi hình thành và tồn tại trong đường mật có thể không gây các triệu chứng lâm sàng
• Khi sỏi di chuyển đến chỗ hẹp, hoặc có viêm nhiễm, phù nề -> tắc đường mật -> triệu
chứng lâm sàng:
• Đau: do sỏi di chuyển cọ sát đường mật, do tăng áp lực đường mật do tắc -> giãn đường
mật
• Vàng da: do tắc mật
• Áp lực đường mật bình thường: <20cmH2O (>25: vỡ cầu TB làm NKH, >30: TB gan
ngừng bài tiết dịch mật)
VÒNG XOẮN BỆNH LÝ SỎI MẬT
ANGIOCHOLITE GENERALITES (suites) :

• Cercle vicieux de la stase :

• Note sur la lithiase vésiculaire :

La lithiase biliaire est la principale cause d’angiocholite.


Néanmoins 80%des patients porteurs de lithiase vésiculaire sont asymptomatiques.
Seulement 20 %d’entre eux développeront des symptômes au cours des vingt années
CHẨN ĐOÁN
1. LÂM SÀNG
• Cơ năng:
• Tam chứng Charcot: Đau -> Sốt -> Vàng da, xuất hiện và mất đi theo thứ tự, từng đợt, mỗi đợt 5-7 ngày, giữa các đợt có thể
bình thg hoặc tiến triển nặng hơn
• + Đau: đau bụng vùng gan, điển hình là cơn đau quặn gan: đau vùng gan, lan lên vai phải, sau lưng, thường đau lăn lộn, phải
chổng mông, vật vã hay gập người lại, đau kéo dài, kèm nôn, đôi khi nôn ra thức ăn có giun đũa
• + Sốt: đồng thời hoặc sau đau vài giờ, sốt cơn, kèm rét run, vã mồ hôi, giữa các cơn nhiệt độ có thể bình thường hoặc hơi tăng
• + Vàng da vàng mắt: xuất hiện sau đau và sốt 24-48h, mức độ rất rõ hoặc kín đáo
• Có thể đái ít, nước tiểu vàng như nước vối
• Phân bạc màu ít gặp
• Ngứa ít gặp
1. LÂM SÀNG

• Toàn thân:
• Đợt tắc mật cấp: thường ít thay đổi, thường biểu hiện 2 hội chứng:
• HC nhiễm khuẩn: sốt cao 38-39*C, lưỡi bẩn, hơi thở hôi
• HC tắc mật: vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu

• Giai đoạn muộn: có thể thay đổi: sốc NK, suy thận, RL đông máu
1. LÂM SÀNG

• Thực thể:
• Sỏi đường mật không gây tắc mật thường triệu chứng nghèo nàn
• Sỏi đường mật gây tắc mật:
• - Gan: to, thường cả 2 thủy, mật độ mềm. Nếu gan to ấn đau => nghĩ đến áp xe gan đường mật
• - Túi mật: to, chiếm tỉ lệ 55-65%, rất có giá trị chẩn đoán trong tắc mật cơ học ( khác với bệnh
cảnh sỏi châu Âu, nên định luật Couvoisier “tắc mật do sỏi, túi mật teo; tắc mật do u, túi mật
to” không phù hợp với bệnh lý sỏi mật nước ta, nghiệm pháp Murphy ít giá trị)

• Sỏi mật gây xơ gan: còn gặp tuần hoàn bàng hệ cửa chủ, cổ trướng, lách to
2. CẬN LÂM SÀNG

• Xét nghiệm:
• - Bilan nhiễm trùng: BC tăng >10-15000/ml, chủ yếu ĐNTT, máu lắng tăng, CRP tăng
• - Tắc mật: Bil tăng (chủ yếu trực tiếp hay Bil liên hợp>17), ALP tăng (>10U/L) có sắc tố
mật, muối mật trong nước tiểu
• Biến chứng:
• - Suy thận: Ure máu cao, Creatinin cao
• - RLĐM: PT giảm, thời gian đông máu kéo dài, CIVD
• - HC hủy hoại tế bào gan: AST, ALT tăng
• - Viêm tụy cấp: Amylase, Lipase tăng,..
CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH

• SÂ gan mật:
• Ưu điểm: phổ biến, đơn giản, độ nhạy, đặc hiệu cao
• Nhược điểm: hạn chế phát hiện sỏi nhỏ ở phần thấp ống mật chủ, áp xe kê đường mật do sỏi và sỏi gây ung thư hóa
đường mật
• Hình ảnh:
• Trực tiếp: sỏi biểu hiện đậm âm, kèm bóng cản âm hình nón hoặc không kèm bóng cản âm trong TH sỏi bùn
• Gián tiếp: đường mật trong và ngoài gan trên sỏi giãn.
• Khảo sát thêm tình trạng nhu mô gan, ổ bụng và tạng liên quan
• Phân biệt:
• Sỏi đường mật ngoài gan, nhất là sỏi bùn với: u đường mật ngoài gan, u vùng đầu tụy, máu cục, mủ đường mật
• Sỏi đường mật trong gan: hơi trong đường mật, nốt vôi hóa trong nhu mô gan
HÌNH ẢNH SIÊU ÂM
HÌNH ẢNH SIÊU ÂM
CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH

• Chụp gan xa: trước đây khi SA chưa phát triển


• Hình ảnh: bóng gan, bóng túi mật to, hơi đường mật, phản ứng màng phổi, calci hóa
thành túi mật, sỏi cản quang…
HÌNH ẢNH XQ
CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH

• Cắt lớp vi tính


• - Ưu điểm: đánh giá tốt tình trạng gan, tụy, ổ dịch khu trú hơn siêu âm, phát hiện được sỏi đoạn thấp
ống mật chủ nhất là đoạn Oddi bị hơi ở đường tiêu hóa cản trở
• - Nhược: độ nhay 70-80% phát hiện sỏi mật thấp hơn siêu âm, giá thành cao, chịu tia X, hạn chế đánh
giá sỏi nhỏ, sỏi đồng tỷ trọng
• MRI:
• - Ưu điểm: độ nhạy, đặc hiệu cao hơn cắt lớp, không phải chịu tia X. Thăm dò được sỏi đường mật,
tình trạng đường mật, các khối u ở gan, gan nhiễm mỡ, hình ảnh tĩnh mạch cửa
• - Nhược: giá thành cao
CẮT LỚP VI TÍNH
35
CỘNG HƯỞNG TỪ
CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH

• Chụp đường mật qua da:


• Ưu điểm: thấy rõ nét cây mật, vị trí tắc, bản chất vật tắc, các biến đổi giải phẫu, có thể
kết hợp điều trị như tán sỏi qua da, đặt stent đường mật
• Nhược điểm: nhiều biến chứng: tràn mật ổ bụng, chảy máu trong ổ bụng, chảy máu
đường mật, sốc nhiễm khuẩn đường mật,…
CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH

• Chụp đường mật ngược dòng ERCP:


• Ưu điểm: chẩn đoán xác định sỏi mật, chẩn đoán phân biệt giai đoạn đầu u tụy, u bóng
Vater, u đường mật (hình ảnh nội soi + giải phẫu bệnh sinh thiết), kết hợp điều trị: lấy
sỏi ống mật chủ (+/- cắt cơ tròn Oddi), lấy giun chui đường mật, tụy, Dẫn lưu đường
mật tạm thời = ống thông mũi – mật chuẩn bị phẫu thuật, nong đường mật và đặt stent
đường mật trong TH hẹp
• Nhược điểm: biến chứng 7-10%, viêm tụy cấp, chảy máu…
CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH

• Siêu âm nội soi EUS: đánh giá sỏi đoạn xa ống mật chủ
CHẨN ĐOÁN TRONG MỔ

• Chụp đường mật trong mổ: trước khi mở ống mật chủ (bơm thuốc cản quang qua ống túi mật hoặc
kim chọc trực tiếp OMC), sau khi đã lấy sỏi => chẩn đoán xác định, tìm vị trí sỏi trong đường mật,
biết được sỏi sót, tình trạng đường mật => thái độ xử trí
• Siêu âm trong mổ: phát hiện sỏi sót cao hơn
• Nội soi đường mật trong mổ: chẩn đoán chính xác nguyên nhân tắc mật, vị trí sỏi trong đường
mật.
CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH

• LS: tam chứng Charcot, TS sỏi mật, khám ổ bụng


• CLS:
• BC tăng, Bilirubin máu tăng
• CĐHA: SÂ, CT, MRI, ERCP…
3. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

• Với các bệnh nội khoa


• - Vàng da tan máu
• - Viêm gan virus
• - Xoắn khuẩn Leptospira
• Với các bệnh ngoại khoa
• - U đầu tụy và u Water
• - U nang ống mật chủ
• - Ung thư đường mật
• - Hẹp đường mật sau chấn thương hay phẫu thuật
U ĐẦU TỤY VÀ U WATER

• LS: vàng da liên tục, tăng dần + phân bạc màu + ngứa, đau bụng xh gđ muộn. Toàn
thân mệt mỏi, gầy sút không rõ nguyên nhân, sốt xh gđ muộn
• CLS:
• Máu: Bil thường tăng rất cao, CEA, CA19-9 tăng
• CĐHA: siêu âm, siêu âm nội soi, chụp cắt lớp vi tính đa dãy
U NANG ỐNG MẬT CHỦ

• LS: Đau bụng vùng gan không thường xuyên, Vàng da không điển hình, có thể thấy
khối ở HSP
• CLS: Siêu âm, MRI đường mật
UNG THƯ ĐƯỜNG MẬT

• LS: Vàng da tăng dần, da vàng sẫm, Đau ít, Sốt ít (gđ đầu). Gan to, chắc. Túi mật có thể to nếu tắc
dưới chỗ đổ vào của ống cổ túi mật
• CLS:
• Máu: Bil tăng, ALP tăng. CEA, CA 19-9 tăng
• CĐHA: siêu âm: gan to, tổn thương giảm âm và đồng âm trong đường mật, ít gặp khối hỗn hợp âm,
hình ảnh dày đường mật và chít hẹp, đường mật phía trên giãn, cấu trúc âm giống nhu mô gan nên dễ
bỏ sót.
CT, MRI: chẩn đoán xác định, chẩn đoán giai đoạn, chẩn đoán khả năng phẫu thuật
ERCP ít áp dụng do nguy cơ NK ngược dòng
HẸP ĐƯỜNG MẬT SAU CHẤN THƯƠNG HAY
PHẪU THUẬT
• TS phẫu thuật: cắt dạ dày, mở OMC cũ, cắt túi mật,…
• LS: Đau vùng gan ít, tăng dần. Vàng da tăng dần. Sốt gđ cuối. Có thể có phân bạc
màu. Khám: gan to, túi mật to
• CLS:
• Máu: Bil trực tiếp tăng
• CĐHA: SÂ: đường mật trên chỗ tắc giãn, chụp đường mật qua da, MRI đường mật:
giãn trên chỗ tắc, tại chỗ tổn thg chít hẹp
DIỄN BIẾN CỦA SỎI ĐƯỜNG MẬT

• 2 cách
• Khỏi tạm thời: sỏi đường mật ngoài thời kì tắc mật cấp tính -> ổn định tạm thời, các
triệu chứng LS giảm tuy nhiên sỏi vẫn tồn tại trong hệ thống đường mật. Thời gian ổn
định dài ngắn phụ thuộc: sự di chuyển của sỏi, vị trí, kích thước sỏi, tình trạng đường
mật
• Diễn biến cấp tính gây biến chứng
BIẾN CHỨNG
1. THẤM MẬT PHÚC MẠC
• Là biến chứng thường gặp, phải mổ cấp cứu
• Nguyên nhân: ứ đọng dịch mật => tăng áp lực đường mật => mật thấm ra ngoài qua hệ thống dẫn mật
• LS
• thường gặp ở Bn còn túi mật, chưa mổ lần nào hoặc đã có tiền sử mổ mật nhưng ổ bụng dính ít ( BN đã mổ,
ổ bụng dính nhiều: mật thấm ra ngấm vào tổ chức dính vùng cuống gan và mặt dưới gan)
• Bệnh cảnh tắc mật cấp do sỏi
• Đau bụng nhiều hơn, lan rộng xuống mạn sườn phải, hố chậu P rồi lan ra khắp bụng
• Thăm Trực tràng: Douglas phồng, đau

• CLS:
• SÂ: dịch ổ bụng ở khoang Morison, vùng cuống gan hoặc khắp ổ bụng+ Hình ảnh tắc mật do sỏi
• XQ bụng không chuẩn bị: ruột giãn, thành ruột dày
2. VIÊM PHÚC MẠC MẬT

• Là biến chứng nặng, phải mổ cấp cứu


• Nguyên nhân: tắc mật => hoại tử đường mật, túi mật, áp xe gan vỡ => dịch mật + VK
vào ổ bụng
• LS:
• HC vàng da tắc mật
• HC NT – NĐ
• Bụng trướng, cảm ứng phúc mạc toàn ổ bụng, đau nhất dưới sườn P
• Douglas phồng đau
3. SỐC NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG MẬT

• Là biến chứng nặng, nguyên nhân tử vong chủ yếu, mổ cấp cứu có trì hoãn, phối hợp PTV và
BS GMHS
• LS: HC sốc (M nhanh, HA ĐM tụt, CVP thấp), HC nhiễm trùng, HC tắc mật, Cấy máu có vi
khuẩn mọc
• 4 tiêu chuẩn của Hội nghị Gan Mật Toàn quốc 1988:
• 1. HA ĐM tối đa 90mmHg
• 2. T 39*C
• 3. Có tắc mật
• 4. Cấy máu có vi khuẩn
• - Dựa vào HC nhiễm khuẩn nặng SIRS: ít nhất 2 triệu chứng
• 1. T > 38*C hoặc <36*C
• 2. M >90l/ph
• 3. TS thở >20l/ph
• 4. PaCO2 < 32mmHg
• 5. BC >12000/mm3 hoặc < 4000/mm3
• 6. Suy đa tạng: Giảm tưới máu mô: lactat tăng, thiểu niệu, thay đổi tri giác, thiếu O2 máu
• Tụt HA : HATT <90mmHg hay giảm ít nhất 40mmHg so với số đo thường ngày mà không do
nguyên nhân khác như sốc tim, sốc mất máu
4. ÁP XE GAN ĐƯỜNG MẬT

• - là biến chứng nặng, cần mổ cấp cứu


• - Toàn thân: suy sụp, sốt cao liên tục kéo dài
• - Cơ năng: đau liên tục không giảm,
• - Thực thể: bụng ấn đau, tăng khi hít sâu, sờ nắn trên gan. Rung gan ấn kẽ sườn (+)
• - Biến chứng: vỡ lên màng tim gây chèn ép tim cấp, vỡ lên màng phổi gây Suy hô hấp
do TDMP
5. CHẢY MÁU ĐƯỜNG MẬT
• - Là 1 biến chứng nặng, khó khăn trong chẩn đoán (dễ nhầm chảy máu dạ dày), điều trị (phải mổ
nhiều lần, nhiều kĩ thuật khác nhau), tiên lượng chảy máu lại nhiều lần có khi bất ngờ, tử vong
cao. PP điều trị có thể mổ cấp cứu có trì hoãn hoặc tức thì nếu chảy máu nặng, ồ ạt
• - LS:
• Tam chứng Whitmann (XHTH kèm Sốt + Đau dưới sườn P + Vàng da)
• Chảy máu đường tiêu hóa trên mạn: không nguy kịch nhưng dai dẳng kéo dài (vài tuần), không quy luật
=> suy sụp dần và thiếu máu nặng.
• Sốt trước mỗi đợt chảy máu, sốt cao 39-40*C kèm rét run.
• Đau dưới sườn P, trên rốn, giảm khi chảy máu
• Vàng da: tùy tình trạng tắc mật, giảm sau xuất huyết tiêu hóa

• Dấu hiệu Foldari (nôn máu thỏi bút chì)


6. CHẢY MÁU ĐƯỜNG MẬT

• CLS
• XN máu: HC nhiễm trùng, HC tắc mật, HC mất máu
• SÂ: hình ảnh sỏi mật + cục máu đông trong đường mật
• Nội soi tiêu hóa: dịch mật lẫn máu chảy xuống tá tràng qua bóng Vater, loại trừ được XHTH trên do
tăng áp lực TM cửa và loét dạ dày tá tràng
• Chụp ĐM gan chọn lọc: thông thương nhánh ĐM với nhánh ống mật trong gan => chẩn đoán + điều
trị (tắc mạch)
• Chụp TM cửa: phát hiện thông thương giữa nhánh TM và ống mật trong gan bằng 2 đường: đường
lách và đường TM rốn (sau khi nong dc tròn)
6. VIÊM TỤY CẤP DO SỎI

• Là biến chứng nặng cần can thiệp mổ cấp cứu


• LS: bệnh cảnh LS tắc mật cấp => Đau dữ dội hơn, lan rộng ở vùng trên rốn, xuyên ra sau
lưng, sau lan khắp bụng. Khám: ngoài triệu chứng tắc mật cấp còn phản ứng vùng trên
rốn, điểm sườn lưng (+) (thường gặp điểm sườn lưng T)
• CLS:
• Amylase máu, tiểu tăng nhiều lần
• SÂ, CT: hình ảnh tắc mật do sỏi phần thấp OMC + hình ảnh tổn thương tụy cấp tính: tụy
to, dịch quanh tụy (thể phù), ổ giảm âm ở tụy (thể hoại tử)
7. VIÊM THẬN CẤP DO SỎI MẬT

• Tên khác: viêm gan- thận, viêm đường mật ure máu cao, viêm đường mật vàng da ure
máu cao do sỏi
• Là biến chứng khá thường gặp do sắc tố mật, độc tố vi khuẩn theo máu tới phá hủy
cấu trúc thận. PP điều trị: mổ cấp cứu trì hoãn
• LS: Tắc mật cấp + Suy thận (thiểu niệu/ vô niệu)
• CLS: Tắc mật + Ure, Creatinin,K+ máu cao. Nặng: có thể gặp rối loạn đông máu kèm
theo (suy đa tạng)
8. BIẾN CHỨNG MẠN TÍNH

• Xơ gan mật
• Ung thư gan, đường mật
ĐIỀU TRỊ
PHÂN LOẠI

Túi mật
Sỏi mật

Ngoài gan

Đường mật
Trong gan
ĐIỀU TRỊ

• Phụ thuộc vào giai đoạn


• GĐ tạo sỏi: chỉ can thiệp trong 1 vài TH, hầu hết điều trị nội, ngăn tạo sỏi
• GĐ sỏi không triệu chứng:
• Phẫu thuật khi:
• Sỏi lớn >2cm
• BN có túi mật mất chức năng, hoặc bị calci hóa, hoặc nguy cơ cao bị sỏi túi mật
• BN có tổn thương tủy sống hoặc bệnh lý thần kinh cảm giác bụng
• BN có nguy cơ biến chứng cao: xơ gan, tăng ALTMC, trẻ em, ghép tạng, ĐTĐ

• GĐ sỏi có triệu chứng: điều trị nội, ngoại khoa kết hợp
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ SỎI MẬT

Điều trị

Ngoại
Nội khoa Can thiệp
khoa
ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA
1. THUỐC
2. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG
CHỈ ĐỊNH

• Sỏi trong gan, sỏi túi mật chưa triệu chứng, biến chứng
• BN không có chỉ định mổ
• Điều trị kết hợp mổ, chờ mổ
ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA

• Mục đích:
• - Giảm đau: thuốc giãn cơ trơn
• - Chống nhiễm khuẩn: kháng sinh phổ rộng, nhạy cảm với Gram (-). NK nặng: cần phối hợp
KS tiêu diệt VK kị khí
• - Thuốc lợi mật: làm trôi sỏi nhỏ <3mm xuống ruột
• - Thuốc tẩy giun trước mổ: bắt buộc để tránh giun lên đg mật sau mổ. Với mổ cấp cứu: tẩy
giun ngay khi có nhu động trở lại
• - Điều chỉnh các rối loạn nếu có
1. CHỐNG CO THẮT, GIẢM ĐAU
Thuốc chống co thắt
- Papaverin
- Buscopan
- Spasmaverin
Thuốc giảm đau
Paracetamol
2.THUỐC LÀM TAN SỎI
Chỉ định
• - Sỏi nhỏ hơn 2 cm chưa bị canxi hóa, túi mật còn tốt
• - Bệnh nhân không thể mổ được
 Thuốc sử dụng
- Acid Urodesoxycholic
• - Acid Chenodesoxychohc
• Chỉ tác dụng tốt đối với sỏi cholesterol, ở VN chủ yếu là
sỏi sắc tố mật
3. KHÁNG SINH
- Dựa theo kháng sinh đồ
• - Khi chưa có kháng sinh đồ thì chọn các kháng sinh tác dụng tốt
lên VK gram -, kỵ khí
• - Nhóm kháng sinh hay dùng : cephalosporin, quinolone
4. THUỐC TẨY GIUN
5. CHẾ ĐỘ ĂN
• Chế độ ăn kiêng mỡ như trứng sữa …ăn giảm calo
• Uống nhiều nước
• Hoạt động và nghỉ ngơi hợp lý
ĐIỀU TRỊ NGOẠI
KHOA
ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA

• Mục đích
 Lấy sỏi và dị vật ra khỏi đường mật.
 Tạo sự lưu thông mật ruột.
 Dẫn lưu đường mật.
CHỈ ĐỊNH

• Sỏi mật có triệu chứng


• Sỏi mật có biến chứng: mổ cấp cứu, hoặc mổ cấp cứu kết hợp hồi sức
ĐƯỜNG MỔ

• Mổ mở:
• Bờ ngoài cơ thẳng to bên phải
• Dưới bờ sườn P
• Đường trắng giữa trên rốn

• Mổ nội soi
CÁC PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT

• 1. SỎI TÚI MẬT: CẮT TÚI MẬT (NỘI SOI -MỎ MỞ)
• 2.SỎI ỐNG MẬT CHỦ ĐƠN THUẦN:
• E.S (Endoscopic Sphincterectomy): Nội soi cắtcơthắtlấy sỏi
• Mổ mở ống mật chủ lấy sỏi: nội soi hoặc mổ mở kinh điển.
• 3.SỎI ĐƯỜNGMẬT TRONG GAN:
• Mổ mở ống mật chủ, nội soi đườngmật, tán sỏi điện thủy lực
• Mở nhu mô gan lấy sỏi
• Cắt gan
KỸ THUẬT
1 số kĩ thuật
1. Mở OMC lấy sỏi, có hoặc không có
DL kehr
2. Mở OMC lấy sỏi, kết hợp mở nhu
mô gan lấy sỏi, đặt DL trong gan
3. Cắt gan
4. Mở OMC lấy sỏi kết hợp nối mật
ruột
MỞ ỐNG MẬT CHỦ LẤY SỎI CÓ HOẶC KHÔNG
CÓ DL KEHR
• Thường áp dụng nhất
• Ưu điểm: tôn trọng giải phẫu đường mật, thời gian mổ không kéo dài, kỹ thuật không
quá phức tạp
• Nhược điểm: là 1 phẫu thuật nặng nề
MỞ OMC LẤY SỎI, DẪN LƯU KEHR

• Kỹ thuật kinh điển- Thorton, Able 1889


• Kỹ thuật
- Bộc lộ OMC
- Mở 1 đường ở mặt trước OMC
- Dùng kìm Mirizzi lấy sỏi và bóp vụn sỏi
- Bơm rửa đường mật
- Kiểm tra lưu thông cơ Oddi, đặt DL kehr
MỞ OMC LẤY SỎI, DL KEHR
Chỉ định:
• Tất cả TH có sỏi đường mật chính,
• Trừ TH sỏi mật có kèm chít hẹp, tắc phần thấp OMC, cơ Oddi
MỔ OMC KẾT HỢP MỞ NHU MÔ GAN LẤY SỎI,
ĐẶT DL TRONG GAN
Goetle. O -1957
Chỉ định
 Sỏi trong gan lan tỏa
 Sỏi nằm sâu các nhánh hạ phân thùy
 Dụng cụ lấy sỏi không thể thực hiện được
MỔ OMC KẾT HỢP MỞ NHU MÔ GAN LẤY SỎI,
ĐẶT DL TRONG GAN
Kỹ thuật
Chụp đường mật -> XĐ vị trí sỏi
 Đưa dụng cụ thăm dò lấy sỏi
 Đặt DL vào đường mật qua chỗ mở nhu mô gan
 Khâu chỗ mở, cố định dẫn lưu
MỔ OMC KẾT HỢP MỞ NHU MÔ GAN LẤY SỎI,
ĐẶT DL TRONG GAN

ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM


 Giúp lấy sỏi tối đa • Kỹ thuật phức tạp
 Tránh cho BN phải mổ lại • BC chảy máu, Viêm phúc mạc ,
 Ống DL vừa giảm áp đường áp xe dưới hoành
mật, vừa t/d bơm rửa tống sỏi
xuống
CẮT GAN
Chỉ định
• Sỏi khu trú, biến chứng áp xe đường mật, chảy máu, ung thư, hẹp đường mật

• Nhiều sỏi hoặc nhiều ổ mủ khu trú ở 1 phân thùy gan

• Chảy máu đường mật mà khu trú được vị trí chảy máu ở phân thùy nào
CẮT GAN

Các pp:
 Lortat Jacob
 PP Tôn Thất Tùng
Nhược điểm:
• PTV kinh nghiệm
• Biến chứng chảy máu, rò mật, VPM
MỞ OMC LẤY SỎI KẾT HỢP NỐI MẬT- RUỘT

Chỉ định: là pp điều trị sỏi đường mật tái phát


• Sỏi trong gan có kèm theo chít hẹp phần thấp OMC
• Nang OMC
• Sỏi đường mật trong gan lan tỏa không lấy hết được
NỐI ĐƯỜNG MẬT - ỐNG TIÊU HÓA

• Thực hiện sau lấy sỏi để tạo đường lưu thông nhân tạo từ đường mật xuống ống tiêu
hóa. Có thể nối với hỗng tràng trên quai Y không hoặc có đưa đầu ruột dưới da, miệng
nối bên- bên hoặc tận – bên (Rodney-Smith). Nối với tá tràng trực tiếp kiểu Sasse hay
Floerken. Nối gián tiếp qua quai ruột biệt lập
2. LẤY SỎI BẰNG PHƯƠNG PHÁP MỔ NỘI SOI

• Chỉ định:
 Sỏi đường mật ngoài gan (không giới hạn kích thước và số lượng).
 Đường mật ngoài gan giãn > 1 cm.

• Chống chỉ định


 Chống chỉ định của phẫu thuật nội soi ổ bụng nói chung: tiền sử mổ bụng, không thể bơm
CO2 khoang ổ bụng (suy tim, bệnh hô hấp…)…
 - Chống chỉ định của phẫu thuật ổ bụng nói chung: rối loạn đông máu nặng, bệnh lý tim
mạch hô hấp không cho phép thực hiện gây mê toàn thân.
KỸ THUẬT
• Cắt túi mật qua nội soi => nong ống cổ túi mật hoặc mở dọc OMC theo ống túi mật => đưa ống thông vào OMC lấy
sỏi, đặt DL Kehr.

• Tạo đường hầm Kehr :


- Nếu ống kehr nhỏ hơn 16F thì phải nong đường hầm kehr ít nhất 16F trước khi tán sỏi
• Nội soi đường mật, lấy sỏi qua đường hầm kehr:
- Tán sỏi điện- thủy lực
- Bơm rửa để tống các mảnh sỏi nhỏ xuống tá tràng
- Lấy sỏi bằng rọ Dormina hay kẹp gắp sỏi
• Chụp đường mật+ siêu âm xác định đã lấy hết sỏi
-> Nếu vẫn còn sỏi lấy lại sau 5-7 ngày
Ưu điểm
 Ít xâm hại
Tỷ lệ sạch sỏi cao >80%
 Tốt đối vs BN mổ nhiều lần, nguy cơ phẫu thuật, gây mê
ĐIỀU TRỊ CAN THIỆP
1. LẤY SỎI QUA DA
2. LẤY SỎI QUA NỘI SOI ĐƯỜNG TIÊU HÓA
3. TÁN SỎI NGOÀI CƠ THỂ
1. LẤY SỎI BẰNG PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP QUA DA

Ưu điểm:dễ thực hiện, lấy được sỏi trong gan, sỏi túi mật, nguy cơ chảy máu ít, không
gây chít hẹp và mất chức năng cơ thắt sau can thiệp, lấy được sỏi lớn >15mm ở BN có
TS phẫu thuật, bất thường giải phẫu, túi thừa, có vấn đề không gây mê được
Bằng giỏ
Bằng bóng
CAN THIỆP LẤY SỎI QUA DA

• Chỉ định
• Sỏi mật trong gan có triệu chứng hoặc không triệu chứng nhưng có nguy cơ gây tắc mật
• Sỏi mật ngoài gan đoạn cao, đoạn thấp BN từ chối phẫu thuật, thất bại qua lấy nội soi
• Sỏi túi mật mà Bn có CCĐ cắt túi mật

• Chống chỉ định


• Dị ứng thuốc cản quang
• Rối loạn đông máu
• Suy gan, thận nặng
LẤY SỎI ĐƯỜNG XUYÊN GAN QUA DA

• Perer -1979

• Kỹ thuật

• BN chụp đường mật qua nội soi tá tràng ERCP

• XĐ đường vào -> đặt DL qua da xuyên gan vào đường mật

• Nong đường hầm 3 ngày/ lần cho đến khi ống nong cỡ 16-18 Franks

• Sau 1-2 w, tiến hành soi đường mật lấy sỏi


LẤY SỎI QUA ĐẦU RUỘT DƯỚI DA

Kỹ thuật
 Đưa đầu ruột dưới da
 Qua đầu ruột -> đưa dụng cụ, lấy sỏi dưới
màn tăng sáng
Là kỹ thuật ít xâm hại, giải quyết tốt sỏi sót,
sỏi tái phát sau mổ
2.LẤY SỎI BẰNG PHƯƠNG PHÁP NỘI SOI ỐNG TIÊU
HÓA (ERCP)

 Ngoài việc lấy sỏi, còn giúp CĐ các


tổn thương hẹp đường mật, ung thư
đường mật
Lấy sỏi bằng phương pháp nội soi ống tiêu
hóa (ERCP)
Chỉ định:
 Sỏi ống mật chủ, ống gan chung
 Đường kính không quá 20 - 30mm
 SL không quá nhiều sỏi.
Ưu điểm
 ít xâm hại
 áp dụng tốt vs BN mổ lại, tuổi cao, nhiều nguy cơ khi phẫu
thuật
LẤY SỎI BẰNG PHƯƠNG PHÁP NỘI SOI ỐNG TIÊU
HÓA (ERCP)

BIẾN CHỨNG HẠN CHẾ


• Thủng đường mật • Giá thành đắt
• Chảy máu • Khó trong trường hợp hẹp
• Vỡ gan đường mật dưới sỏi
3. TÁN SỎI NGOÀI CƠ THỂ

• Tán sỏi bằng sóng siêu âm ESWL


• Tỉ lệ thành công thấp
• Chỉ có tác dụng với sỏi nhỏ <2cm
TÓM TẮT ĐIỀU TRỊ
THÁI ĐỘ XỬ TRÍ SỎI MÂT

Sỏi túi mật : Theo dõi


Không triệu chứng

Sỏi đường mật: Mổ lấy


sỏi có cb
Sỏi mật

Có triệu chứng Nội khoa Mổ có chuẩn bị

Mổ cấp cứu

Có biến chứng Hồi sức


DL mật qua da +
Mổ có chuẩn bị
KS
SỎI MẬT CÓ BIẾN CHỨNG

• Viêm túi mật cấp Mổ cấp cứu trong 48h


• Hoại tử túi mật
• Thấm mật phúc mạc Hồi sức
• Viêm phúc mạc mật
Dẫn lưu túi mật
Xuyên gan qua da
HỒI SỨC

 Nhịn ăn- Đặt Sonde dạ dày


 Đường truyền TM, điều chỉnh RL nước- điện giải
 Kháng sinh đường TM
TD sát toàn trạng BN
ĐIỀU TRỊ
SỎI TÚI
MẬT
XỬ TRÍ
Không triệu
Theo dõi
chứng
Sỏi túi mật

Mổ cắt túi mật


Hết đau
có chuẩn bị
Có triệu Điều trị nội
chứng khoa Mổ cắt TM cấp
Thể trạng tốt
cứu
Không giảm đau
Như có biến
Thể trạng kém
Mổ cấp cứu cắt chứng
TM
Có biến Dẫn lưu túi mật
Hồi sức Mổ cắt TM
chứng xuyên gan qua da
STM CÓ TRIỆU CHỨNG

Nội soi

Cắt túi mật


Mổ mở
CẮT TÚI MẬT NỘI SOI

Ưu điểm
• Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu
• Thời gian phẫu thuật ngắn
• Sau mổ ít đau,thẩm mỹ
• Tỉ lệ biến chứng và tai biến thấp

Chống chỉ định


• Bệnh gan gđ cuối
• Suy tim sung huyết
• Bệnh phổi mạn tính
CẮT TÚI MẬT NỘI SOI
CẮT TÚI MẬT NỘI SOI
MỔ MỞ CẮT TÚI MẬT
CHĂM SÓC SAU MỔ
CHĂM SÓC SAU MỔ

• Rút sonde dạ dày sau 24-48h.


• Cho ăn khi có trung tiện hoặc sau 72h.
• Ngồi dậy, đi lại sau 48-72h.
• Chăm sóc tại chỗ, thay băng vết mổ
• Thuốc: giảm đau, KS, dịch truyền
• Chụp Kehr sau 7 ngày, nếu không có sót sỏi hay dị vật và thuốc xuống tá tràng tốt => buộc
Kehr và chỉ rút Kehr sau tối thiểu 3-4 tuần.
• Ra viện sau 7 - 10 ngày.
CÁC BIẾN CHỨNG SAU MỔ

• Chảy máu: ở thành bụng, trong ổ bụng, qua ống dẫn lưu dưới gan, qua ống Kehr, xuất huyết tiêu hóa…
• <48h: nếu chảy máu qua ống dẫn lưu, thành bụng, vào ổ bụng… phải nghĩ đến nguyên nhân do phẫu
thuật
• > 48h: biểu hiện là xuất huyết tiêu hóa, máu chảy qua Kehr
• Rò mật: do khâu không kín chỗ DL Kehr, cắt phải nhánh mật phụ bất thường, tuột chỉ chỗ cắt ống túi
mật, thủng tá tràng khi bóc tách mà không biết hoặc khâu nhưng bục chỉ, Kehr bật ra khỏi OMC
• Rò tá tràng, rò dạ dày, rò đại tràng…
• Sót sỏi
SÓT SỎI SAU MỔ

• Đối với đường mật đóng: lấy sỏi qua nội soi, lấy sỏi qua da
• Đối với đường mật mở:
• Bơm rửa đường mật qua dẫn lưu Kehr
• Dẫn lưu đường mật qua nhu mô gan để lấy sỏi trong gan
• Lấy sỏi qua 1 đầu ruột ở dưới da sau nối chữ Y
• Lấy sỏi qua 1 đầu ruột sau nối kiểu trung quốc
LẤY SỎI QUA ĐƯỜNG HẦM KEHR
Mazzariello- 1964
- Lấy sỏi lần mổ đầu tiên khó khăn, tỷ lệ sót
sỏi cao
-> đường hầm kehr giúp tiếp cận đường mật
dễ dàng
LẤY SỎI QUA ĐƯỜNG HẦM KEHR

ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM


 Ít xâm hại • Sỏi quá nhiều hoặc vị trí khó lấy
Có thể làm nhiều lần -> can thiệp nhiều lần
 Quan sát được đường mật trong • Chi phí cao do phải can thiệp
và ngoài gan nhiều lần
 Tránh nguy cơ, tai biến phẫu thuật • Thời gian ĐT kéo dài
DẪN LƯU KEHR
CHỈ ĐỊNH

• -Sau mở đường mật để thám sát hay lấy sỏi

• -Nối OMC với tá tràng hay ruột non


MỤC ĐÍCH

• -Giảm áp suất đường mật sau mổ

• -Theo dõi chảy máu đường mật sau mổ

• -Tránh hẹp đường mật sau mổ

• -Giúp dịch mật và bùn mật chảy ra ngoài

• -Đảm bảo chỗ khâu đường mật lành tốt, tránh rò mật gây viêm phúc mạc

• -Tạo đường hầm để lấy sỏi khi có sót qua nội soi, tránh thêm 1 cuộc mổ cho BN

• -Bơm rửa đường mật hay bơm thuốc vào điều trị viêm đường mật, sỏi, giun sau mổ…

• Có những trường hợp mổ OMC lấy sỏi nhưng không đặt ống kehr thì phải chắc chắn rằng không sót
sỏi, nhưng chuyện sỏi tái phát là không đoán trước được nên tốt nhất là đặt dẫn lưu kehr
CÁCH ĐẶT DL KEHR
THEO DÕI KEHR

• Theo dõi
• phản ứng của da tại chân ống kehr, nếu có sung, nóng, đỏ, đau thì thay băng hằng ngày.
• số lượng và tính chất của dịch mật:
• +Sau phẫu thuật, chưa có nhu động ruột, cơ vòng Oddi bị viêm, phù nề nên dịch mật chủ yếu ra ngoài qua
ống kehr: 300-500ml/24h
• +Khi có trung tiện (3-4 ngày sau mổ), một phần dịch mật xuống tá tràng nên lượng dịch qua ống kehr ra
ngoài giảm, còn 200-300ml/24h
• +Từ ngày thứ 5,6 trở đi, lượng dịch còn 150-200ml/24h
• Bình thường, dịch mật có màu xanh đen ánh vàng
BIẾN CHỨNG KHI ĐẶT DL KEHR

• Nhiễm trùng chân ống kehr

• -Rò mật

• -Chảy máu đường mật

• -Tổn thương đường mật

• -Viêm phúc mạc mật

• -Tụt kehr
BẤT THƯỜNG KHI THEO DÕI DL KEHR

• Nếu kehr không ra dịch thì có thể do dịch mật rò vào khoang bụng, để lâu gây thấm mật phúc mạc, rồi
viêm phúc mạc mật, khi đó cần lau rửa ổ bụng
• Trường hợp nghẹt ống kehr, dịch mật có mủ, máu, cặn sỏi trong gan, khi đó ta cần thông lại ống bằng
cách bơm rửa ống kehr với bơm tiêm loại 5ml, bơm 5ml NaCl 9‰ từ từ nhẹ tay vào Kehr để thông
lòng ống nếu thấy nặng tay thì hút ra, không cố bơm tiếp.
RÚT KEHR
• Chỉ định rút ống kehr khi :

• -Ống kehr thường được rút sau 10-14ngày để có thời gian mô (phúc mạc và các tạng trong ổ bụng) tạo
thành đường hầm chắc chắn quanh ống.
• -Chụp XQuang đường mật qua ống chứng tỏ không còn sỏi, thuốc cản quang xuống tá tràng tốt,
không dò vào ổ bụng
• -Kẹp kehr liên tục, >48h BN không đau, không sốt. Nếu có đau chứng tỏ đường mật chưa thông

• -Khi rút phải rút liên tục, vừa phải, tránh rút nhanh sẽ làm hở miệng nối tại OMC

• Rút xong, không cần khâu lại vết thương ngay chân ống kehr, do sau khoảng 2tuần thì phúc mạc và
tạng trong ổ bụng đã tạo đường hầm quanh ống kehr nên khi rút ống thì mật sẽ theo đường hầm đó ra
ngoài nhưng không gây viêm phúc mạc mật, sau đó nó sẽ tự bít lại do áp lực dương của ổ bụng nên
dịch mật không thoát ra được nữa.
DỰ PHÒNG SỎI SÓT
VÀ SỎI TÁI PHÁT
DỰ PHÒNG
• Mổ có chuẩn bị và đánh giá tình hình sỏi trước khi mổ.

• Có các biện pháp thăm dò đường mật trong mổ: chụp Xquang đường mật trong mổ, siêu âm trong mổ
và soi đường mật trong mổ…
• Sử dụng các dụng cụ và các biện pháp để lấy hết sỏi.

• Tạo sự lưu thông mật ruột, dự phòng tắc mật tái phát: phẫu thuật nối mật ruột, mở rộng cơ Oddi.

• Chế độ điều trị sau mổ:

• Thuốc lợi mật, chống co thắt đường mật.

• Kháng sinh chống viêm đường mật.

• Tẩy giun và ký sinh trùng.

• Chế độ ăn thích hợp


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng bệnh học ngoại khoa dùng cho sinh viên Đại học Y năm thứ 4, Bộ
môn Ngoại trường ĐH Y Hà Nội, xb 2016
2. Cấp cứu ngoại khoa, tập 2, NXB Y học
3. Bài giảng chẩn đoán hình ảnh đường mật – tụy, bộ môn CĐHA, ĐH Y Hà
Nội
4. “HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH NGOẠI KHOA - CHUYÊN
KHOA PHẪU THUẬT TIÊU HÓA VÀ PHẪU THUẬT NỘI SOI

5. Can thiệp lấy sỏi mật qua da – ThS BS Ngô Quang Định GS-TS Phạm Minh
Thông

You might also like