You are on page 1of 14

CHƯƠNG III.

DẤU CÂU
Huỳnh
Bài giảng môn học: Kỹ năng viết Văn 2
Thông
CHƯƠNG III. DẤU CÂU
1. Khái quát
Dấu câu là phương tiện ngữ
pháp được dùng trong văn bản
viết, nhằm đáp ứng yêu cầu về
ngữ nghĩa (phân ranh giới các
câu, vế câu, thành phần câu, các
yếu tố tạo cụm từ và ngữ) và về
ngữ điệu.
CHƯƠNG III. DẤU CÂU
2. Phân loại
- Dấu chấm [kí hiệu: (.)]: Dấu dùng
để đánh dấu sự kết thúc của câu trần
thuật.
VD: Trời mưa.
- Dấu chấm hỏi [kí hiệu: (?)]: dùng
để đánh dấu câu nghi vấn.
VD: Anh đi đâu đấy?
CHƯƠNG III. DẤU CÂU
- Dấu chấm lửng [kí hiệu: (…)]: biểu thị
sư liệt kê chưa hết, lời nói ngắt quãng,
phần câu bị tỉnh lược.
VD:
- Ông cụ đã ra đi rồi sao. Thật không ngờ…
- Trường Đại học Bách khoa, Khoa học tự
nhiên, Khoa học Xã hội và Nhân văn... là
những đơn vị thành viên của Đại học Quốc
gia TPHCM.
CHƯƠNG III. DẤU CÂU

 - Dấu chấm phẩy [kí hiệu: (;)]:


dùng để phân cách các phần
tương đối độc lập trong câu.
VD : Hồi ấy Bá Kiến mới ra làm lý
trưởng, nó hình như kình nhau với
hắn ra mặt; Lý Kiến muốn trị
nhưng chưa có dịp.
(Nam Cao)
CHƯƠNG III. DẤU CÂU
- Dấu chấm than [kí hiệu: (!)]: dùng đánh
dấu câu cầu khiến hoặc câu cảm thán.
VD: Mây nhởn nhơ bay, hôm nay trời đẹp
lắm! (Tố Hữu)
- Dấu gạch ngang [kí hiệu: (-)]: dùng để
phân biệt thành phần chêm xen, đặt trước
những lời đối thoại, các bộ phận liệt kê…
VD: Niu-tơn – nhà vật lí vĩ đại – đã
nói…
CHƯƠNG III. DẤU CÂU
- Dấu hai chấm [kí hiệu: (:)]:
báo hiệu phần đi sau mang tính
chất giải thích hoặc lời trích dẫn,
lời đối thoại…
VD: Hùng bước vào phòng đầu
tiên của nhà máy: phòng cưa
máy.
CHƯƠNG III. DẤU CÂU

- Dấu ngoặc đơn [kí hiệu: ( )]:


dùng để tách các phần có tác dụng
chú giải, bổ sung; đóng khung bộ
phận chỉ nguồn gốc lời trích dẫn.
VD: Cô gái nhà bên (có ai ngờ)
cũng vào du kích…(Giang Nam)
CHƯƠNG III. DẤU CÂU
- Dấu ngoặc kép [kí hiệu: (“”)]:
dùng để đánh dấu lời dẫn trực
tiếp, các từ ngữ được hiểu theo
nghĩa khác…
VD: Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng
tự nhủ: “Chắc nó trừ mình ra”.
(Nam Cao)
CHƯƠNG III. DẤU CÂU
- Dấu phẩy [kí hiệu: (,)]: dùng để tách
các thành phần cùng loại, các vế câu
ghép, tách các thành phần biệt lập…
VD: Hùng dậy tập thể dục, đánh răng,
rửa mặt, ăn sáng rồi tới trường.
- Dấu gạch chéo (còn gọi là dấu
xuyệc) [kí hiệu: ( / )]
- Dấu móc (kí hiệu: [])
CHƯƠNG III. DẤU CÂU
3. Các lỗi thường gặp trong khi
dùng dấu câu
- Ngắt câu sai quy tắc;
- Không đánh dấu chấm khi câu đã kết
thúc, nhất là với câu ở vị trí cuối cùng
một đoạn văn, một văn bản;
- Không đánh dấu phẩy ngắt các thành
phần câu hợp lí hoặc dùng một loại
dấu thay cho các dấu khác.
CHƯƠNG III. DẤU CÂU
VD: Tôi đã đọc nhiều loại báo, Nhân
dân, Hà Nội mới, Quân đội nhân dân,
nhiều loại tạp chí, Văn học, Sinh viên,
Văn nghệ quân đội…
- Dùng lẫn lộn các dấu câu.
VD: Anh đi đâu đấy. (Dùng dấu chấm
cho câu nghi vấn)
 
CHƯƠNG III. DẤU CÂU
 + Đánh dấu chỗ câu chưa kết thúc
VD: Thời còn trẻ, học ở trường này. Ông là
học sinh xuất sắc nhất
+ Vi phạm quy tắc ngắt các bộ phận
của câu
+ Không đánh dấu cần thiết để ngắt
các bộ phận câu
+ Ngắt sai quy tắc các bộ phận của câu
+ Lẫn lộn chức năng của dấu câu

You might also like