You are on page 1of 4

Tại sao nên hướng tới SEL cho toàn trường?

Ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc các trường học khuyến khích giáo dục cảm xúc - xã hội là rất quan trọng đối
với sự thành công trong học tập, xã hội, phát triển bản thân và nghề nghiệp của học sinh (Durlak và cộng sự, 2011). Ngoài ra,
phương pháp tiếp cận SEL toàn trường, có hệ thống sẽ giúp:

•Cải thiện môi trường học đường, từ đó giúp mang lại kết quả học tập và kỹ năng xã hội tốt hơn cho học sinh. Bài
đánh giá của CASEL’s Collaborating District Initiative (CDI) - một sáng kiến ​về triển khai hệ thống SEL trong nhiều năm tại
nhiều trường học – đã chỉ ra nhiều kết quả tích cực cho toàn trường (cải thiện môi trường và tăng tỉ lệ đến lớp) và cho học
sinh (thành tích học tập, năng lực cảm xúc - xã hội tốt hơn, ít bị kỷ luật hơn) (CASEL, 2017).

•Giúp nhà trường điều phối các dịch vụ và chương trình đa dạng (Elias và cộng sự, 2015; Oberle và cộng sự, 2016).
Các trường học thường thực hiện nhiều chương trình trong và ngoài trường học nhằm mục đích phòng ngừa (ví dụ: phòng
chống lạm dụng chất kích thích, phòng chống bắt nạt) và thúc đẩy thành tích cũng như hạnh phúc của học sinh. Tuy nhiên
nếu sử dụng những chương trình phòng ngừa đơn lẻ và thiếu tính hệ thống, sẽ có khả năng làm mất đi sự chủ động và tự tin
của giáo viên, nhân viên nhà trường, và làm giảm khả năng học tập của học sinh (Elias và cộng sự, 2015). Thay vào đó, hệ
thống SEL sẽ cung cấp một khuôn khổ để phối hợp các chương trình hiện có thành một sáng kiến chung, ​với cơ sở hạ tầng,
tầm nhìn và ngôn ngữ chung (Meyers và cộng sự, 2018).

•Đảm bảo cho học sinh trải nghiệm SEL một cách nhất quán và chặt chẽ. Học sinh sẽ học và áp dụng các năng lực cảm
xúc – xã hội một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn khi các hướng dẫn, các bài học có sự liên kết, nhất quán, củng cố lẫn
nhau trong nhiều môi trường xung quanh trẻ: lớp học, nhà trường, gia đình, cộng đồng. Phương pháp tiếp cận có hệ thống đối
với giáo dục cảm xúc – xã hội SEL hướng đến việc tập hợp tất cả các tác nhân có ảnh hưởng đến sự phát triển trong cuộc
sống của học sinh, để giảng dạy cho trẻ, giúp trẻ học hỏi và giao tiếp với nhau.

•Thúc đẩy khả năng thích ứng với các yếu tố văn hóa thông qua mối quan hệ mật thiết, chất lượng với gia đình và các
lực lượng khác trong cộng đồng - những người đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển về mặt học tập, cảm
xúc và xã hội của học sinh (Chartock, 2010; Delgado-Gaitan & Trueba, 1991; Hollins, 1996).

You might also like