You are on page 1of 28

Môn: Chính trị học đại cương

Bài 3: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA


CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VÀ TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH VỀ CHÍNH TRỊ
Người soạn giảng: Thạc sĩ Phạm Thị Hoa
Kết cấu bài giảng
I. Một số quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
về chính trị
1. Bản chất của chính trị, đấu tranh chính trị và cách
mạng chính trị
2. Lý luận về tình thế cách mạng và thời cơ cách mạng
3. Phương thức giành chính quyền và nghệ thuật thỏa
hiệp
4. Xây dựng thể chế sau thắng lợi của cách mạng chính
trị
5. Chuyên chính vô sản là hình thức tổ chức quyền lực
quá độ đi tới xã hội không còn giai cấp và nhà
nước
Kết cấu bài giảng
II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính trị
1. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
2. Tư tưởng về đại đoàn kết
3. Tư tưởng về nhà nước của dân, do dân, vì dân
4. Lý luận về Đảng cầm quyền
5. Về phương pháp cách mạng
I. Một số quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác –
Lênin về chính trị
1. Bản chất của chính trị, đấu tranh chính trị và cách
mạng chính trị
1.1. Bản chất của chính trị
- Chính trị mang bản chất giai cấp:
+chính trị ra đời gắn liền với sự xuất hiện của giai
cấp, mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp
+Giai cấp là chủ thể quan trọng nhất của chính trị
+ Mọi hoạt động chính trị đều gắn liền với quá
trình giành, giữ và thực thi QLCT mà tập trung là
QLNN vì lợi ích giai cấp, đặc biệt là giai cấp thống
trị.
- Chính trị có tính dân tộc:
+ Những vấn đề cơ bản về dân tộc: vấn đề dân tộc,
đấu tranh giải phóng dân tộc, chống kì thị dân tộc
là nội dung quan trọng của hoạt động chính trị
+ Trong đấu tranh chính trị, việc xử lý quan hệ giai
cấp - dân tộc được đặt ra thường xuyên.
- Chính trị có tính nhân loại:
Những giá trị do con người sáng tạo ra trong quá
trình tham gia vào lĩnh vực hoạt động chính trị
vượt ra khỏi phạm vi của giai cấp, dân tộc, quốc
gia và trở thành vấn đề mang tính nhân loại.
1.2. Đấu tranh chính trị: đỉnh cao của đấu tranh giai
cấp
Đấu tranh giai cấp trải qua 3 giai đoạn, phản ánh 3
trình độ phát triển: đấu tranh kinh tế; đấu tranh
tư tưởng, lý luận; và đấu tranh chính trị.
- Đấu tranh kinh tế:
+ Giai đoạn thấp nhất nhưng rất quan trọng vì nó
tạo môi trường thực tiễn giúp GCCN giác ngộ sứ
mệnh lịch sử của mình.
+ Đấu tranh kinh tế cần thiết phải phát triển lên các
giai đoạn tiếp theo, nếu không sẽ dễ sa vào chủ
nghĩa kinh tế thuần túy.
- Đấu tranh tư tưởng lý luận: giai đoạn thứ hai
+ GCVS là giai cấp triệt để cách mạng không phải vì
nó là giai cấp nghèo nhất mà vì lợi ích của nó đối
kháng trực tiếp với lợi ích của GCTS.
+ Kẻ thủ của GCVS là toàn bộ GCTS quốc tế chứ
không phải một vài nhà tư bản cá biệt. Vì vậy,
GCVS cần được vũ trang bằng một tư tưởng lý
luận cách mạng là chủ nghĩa Mác – Lênin
+ Nội dung của cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận:
giải phóng công nhân khỏi hệ tư tưởng TS và các
tư tưởng không vô sản, đưa lý luận mác xít vào
phong trào công nhân; chống trào lưu tư tưởng cơ
hội chủ nghĩa dưới moi màu sắc trong phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế để bảo vệ sự trong
sáng của chủ nghia Mác – Lênin.
- Đấu tranh chính trị: giai đoạn cao nhất
+ Nhiệm vụ cơ bản: thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thiết lập
nền chuyên chính mới và sử dụng chuyên chính đó để xây
dựng xã hội mới
+ Muốn đạt tới đấu tranh chính trị thì GCVS phải có lý luận,
có đội tiên phong giai cấp mình – ĐCS.
+ CMCT thực chất là cuộc cách mạng thay đổi thể chế chính
trị. CMVS thay thể chế TS bằng thể chế VS.
+ Bất kì một cuộc CMXH nào cũng có tính chính trị vì nó
trực tiếp ảnh hưởng tới vấn đề QLCT, trực tiếp tuyên
chiến với thể chế cũ.
+ Bất kì cuộc CMCT nào cũng có tính xã hội vì nó đặt vấn đề
cải tạo các quan hệ XH cũ, xây dựng các quan hệ xã hội
mới trên mỗi bước tiến của cách mạng.
Các hình thức này có quan hệ mật thiết với nhau, ảnh
hưởng và bổ sung cho nhau:
+ Đấu tranh tư tưởng lý luận và đấu tranh kinh tế phục
vụ đấu tranh chính trị
+ Đấu tranh chính trị là hình thức đấu tranh cao nhất
quyết định thắng lợi cuối cùng và căn bản của GCVS
đối với GCTS.
2. Lý luận về tình thế và thời cơ cách mạng
2.1. Tình thế cách mạng
2.2. Thời cơ cách mạng
- Là sự phát triển lôgic của tình thế cách mạng, khi
cả ba dấu hiệu của tình thế cách mạng phát triển
đến đỉnh điểm, xã hội khủng hoảng trầm trọng
- Thời cơ cách mạng đến nhanh và trôi đi cũng rất
mau.
* Nhận xét: Tình thế cách mạng là khách quan còn
thời cơ cách mạng vừa là yếu tố khách quan, vừa
là yếu tố chủ quan, đòi hỏi sự nhạy bén, quyết
đoán của chủ thể cách mạng.
3. Phương thức giành chính quyền và nghệ thuật
thoả hiệp
+ Giành chính quyền bằng bạo lực: phổ biến trong
lịch sử
Bạo lực cách mạng là sự tổng hợp sức mạnh vật
chất và tinh thần, sức mạnh kinh tế, chính trị, văn
hóa, quân sự…
+ Giành chính quyền bằng hoà bình: rất quý và
hiếm nên nếu khả năng giành chính quyền bằng
hòa bình xuất hiện, dù là mầm mống cũng hết sức
tận dụng. Nhưng khi khả năng ấy không còn nữa
thì GCVS không được mơ hồ, ảo tưởng mà phải
dứt khoát và nhanh chóng chuyển đổi phương
thức đấu tranh.
3.2. Nghệ thuật thoả hiệp
- Có hai loại thoả hiệp:
+ Thoả hiệp có nguyên tắc: không bao giờ xa rời
mục tiêu, nhưng biện pháp, cách thức tiến hành có
thể thay đổi, thậm chí trong những hoàn cảnh cụ
thể phải hi sinh một số lợi ích trước mắt để bảo vệ
mục tiêu lâu dài. Kiên định mục tiêu chiến lược,
mềm dẻo về sách lược.
+ Thoả hiệp vô nguyên tắc: thực chất là sự đầu hàng,
bán rẻ phong trào vì một lợi ích hẹp hòi trước mắt,
sớm muộn cũng sẽ rơi vào hàng ngũ kẻ thù của
cách mạng.
4. Xây dựng thể chế sau thắng lợi của cách mạng chính
trị
Bao gồm các nội dung sau:
- Xác lập cơ sở kinh tế - xã hội của thể chế mới
- Xây dựng thể chế nhà nước, đấu tranh chống tệ quan
liêu, tham nhũng hối lộ, thực hành dân chủ
- Xây dựng Đảng cộng sản cầm quyền
5. Chuyên chính vô sản là hình thức tổ chức quyền
lực chính trị quá độ đi tới xã hội không còn giai
cấp và nhà nước
* Mục đích của chuyên chính vô sản:
- Dùng sự thống trị của mình mà từng bước đoạt
lấy toàn bộ tư bản vào tay mình
- Quốc hữu hoá
- Phát triển kinh tế
- Xoá bỏ nạn người bóc lột người, xoá bỏ nạn áp
bức dân tộc
- Xây dựng quan hệ xã hội mới tốt đẹp, tự do và
phát triển
- Để thực hiện được những nhiệm vụ trên đây, giai cấp vô
sản phải nhất thiết trải qua một thời kỳ quá độ chính trị,
thời kỳ chuyên chính vô sản: “Giữa xã hội tư bản chủ
nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến
cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với
thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của
thời kỳ ấy không thể là cái gỡ khác hơn là nền chuyên
chính cách mạng của giai cấp vô sản
II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính trị
1. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
- Đây là hạt nhân cốt lõi trong tư tưởng chính trị
Hồ Chí Minh.
- Độc lập dân tộc bao gồm các nội dung:
+ dân tộc đó phải thoát khỏi nô lệ bằng con đường
cách mạng do chính dân tộc đó tiến hành
+ Dân tộc đó phải có chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ
+ Nền độc lập phải là thực sự, không phải giả hiệu
+ Độc lập về chính trị phải gắn với sự phồn thịnh về
mọi mặt
+ Phải giành lấy bằng con đường cách mạng, tự lực,
tự cường và tự trọng.
- Quan hệ giữa ĐLDT và CNXH: ĐLDT là tiền đề, điều
kiện để đi đến CNXH. CNXH là đảm bảo chắc chắn nhất,
thực chất nhất cho ĐLDT.
2. Tư tưởng về đại đoàn kết
- Đây là tư tưởng lớn, trở thành chiến lược đại đoàn
kết của Đảng ta, nhân tố quan trọng góp phần vào
thắng lợi của cách mạng. Nội dung:
+ Đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi: đoàn kết toàn dân trên
lập trường giai cấp công nhân, trên mọi phương diện:
giai cấp, dân tộc, quốc tế.
+ Đoàn kết trên cơ sở có lý có tình, có nghĩa, đoàn kết
để phát triển.
3. Tư tưởng về nhà nước của dân, do dân, vì dân
“ Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu quyền lợi đều vì dân;
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân; Công việc đổi mới, xây
dựng là trách nhiệm của dân; Sự nghiệp kháng chiến kiến
quốc là công việc của dân; Chính quyền từ xã đến Chính
phủ Trung ương do dân cử ra; Đoàn thể từ Trung ương
đến xã do dân tổ chức nên; Nói tóm lại, mọi quyền hành và
lực lượng đều ở nơi dân”
- Nhà nước của dân: dân bầu ra Quốc hội, Quốc hội cử ra
chính phủ nên chính phủ là của dân; dân kiểm soát nhà
nước; dân có quyền giám sát, kiểm tra và bãi miễn đại
biểu Quốc hội.
- Nhà nước do dân: dân là lực lượng chủ yếu làm cách
mạng, đập tan nhà nước cũ, xây dựng nhà nước mới;
đóng thuế để phục vụ cho việc duy trì họat động của nhà
nước.
- Nhà nước vì dân:
+ Mọi hoạt động của nhà nước đều phải vì lợi ích
của nhân dân. “việc gì có lợi cho dân thì phải làm
cho kì được. Việc gì có hại cho dân phải hết sức
tránh”; “ làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc,
làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân được học
hành”
- Cán bộ viên chức nhà nước không phải là những
người làm “quan cách mạng”, bóc lột nhân dân,
kéo bè kéo cánh để thu vén lợi ích cá nhân mà
phải tôn trọng lợi ích chính đáng của nhân dân,
công bằng và bình đẳng, toàn tâm toàn ý phục vụ
nhân dân.
4. Lý luận về Đảng cầm quyền
- Đảng cầm quyền là nhân tố quyết định trước hết đối
với mọi thắng lợi của cách mạng
- “Trước hết phải có đảng cách mệnh để trong thì vận
động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân
tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững
cách mạng mới thành công cũng như người cầm lái có
vững thuyền mới chạy. Đảng muốn vững phải có chủ
nghĩa làm nòng cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai
cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ
nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có
bàn chỉ nam”
- Đảng cách mệnh là đảng của giai cấp vô sản, xây dựng
trên nguyên tắc về đảng kiểu mới của chủ nghĩa Mác –
Lênin, lấy chủ nghĩa Mác- Lênin làm nền tảng tư
tưởng và kim chỉ nam cho tổ chức và mọi hoạt động
của Đảng.
5. Về phương phỏp cỏch mạng
Có thể hiểu phương pháp cách mạng Việt Nam theo
hai nghĩa như sau:
- Theo nghĩa rộng: đó là sự vận động của tư tưởng Hồ
Chí Minh trong thực tiễn. Nói cách khác, đó là những
quy luật hoạt động thực tiễn của quần chúng nhân dân
dưới sự lãnh đạo của Đảng, mà theo đó tư tưởng chính
trị của Người được hiện thực hoá.
- Theo nghĩa hẹp, đó là cách thức tiến hành cách
mạng với tính cách là hệ thống các nguyên tắc được
thể hiện bằng hỡnh thức, biện pháp, bước đi thích hợp
để thực hiện thắng lợi đường lối cách mạng, biến
đường lối cách mạng thành hiện thực.
Phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh là phương
pháp cách mạng vô sản được vận dụng và phát triển
một cách sáng tạo vào một nước thuộc địa nửa phong
kiến. Nó thể hiện đầy đủ ba yếu tố tác động biện
chứng với nhau trong một thể thống nhất:
+ Yếu tố về hỡnh thức, biện pháp, bước đi thích hợp
với tính cách là hệ thống các nguyên tắc Hồ Chí Minh
nhằm định hướng, điều chỉnh hành động;
+ Yếu tố chủ thể hành động là các lực lượng cách
mạng, trong đó giai cấp công nhân và đội tiền phong
của nó là Đảng cộng sản là lực lượng lãnh đạo, quần
chúng nhân dân là lực lượng tiến hành cách mạng;
+ Yếu tố về mục tiêu cách mạng là: độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
* Phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh là một hệ thống
các phương pháp chung:
- Lấy cải tạo biến đổi hiện thực Việt Nam làm mục tiêu
cho mọi hoạt động cách mạng
- Thực hiện đại đoàn kết dân tộc, kết hợp sức mạnh dân
tộc với sức mạnh thời đại
- Dĩ bất biến, ứng vạn biến
- Nắm vững thời cơ, giải quyết đúng đắn mối quan hệ
giữa thời , thế, lực
- Biết thắng từng bước, biết phát động và biết kết thúc
chiến tranh
- Kết hợp các phương pháp đấu tranh cách mạng một
cách sáng tạo

You might also like