You are on page 1of 22

BÀI 11

VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ


TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
CÁC NỘI DUNG CHÍNH

I. VI PHẠM PHÁP LUẬT


1. Định nghĩa
2. Các dấu hiệu của VPPL
3. Cấu thành VPPL
4. Phân loại VPPL

II. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ


1. Định nghĩa
2. Đặc điểm
3. Phân loại TNPL
I. VI PHẠM PHÁP LUẬT

1. Định nghĩa
VPPL là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có
năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại tới các quan
hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
I. VI PHẠM PHÁP LUẬT
2. Các dấu hiệu (đặc điểm) của VPPL

Hành vi nguy hiểm cho xã hội

Hành vi trái pháp luật, xâm hại các


QHXH được PL xác lập, bảo vệ
(Trái QPPL cấm đoán, bắt buộc, vượt quá giới hạn
VPPL về thẩm quyền..)

Tính có lỗi của chủ thể

Chủ thể có năng lực trách nhiệm


pháp lý
I. VI PHẠM PHÁP LUẬT

3. Cấu thành VPPL


- Mặt khách quan.

- Mặt chủ quan.

- Chủ thể.

- Khách thể.
I. VI PHẠM PHÁP LUẬT

3. Cấu thành VPPL


a. Mặt khách quan của VPPL (là những biểu hiện ra bên ngoài
của VPPL), gồm những yếu tố sau:
Thứ nhất, hành vi trái PL.
Thứ hai, hậu quả (sự thiệt hại) do hành vi trái PL gây ra cho
XH.
Thứ ba, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái PL với hậu quả
mà nó gây ra cho XH.
(Các yếu tố khác: thời gian, địa điểm, cách thức vi phạm…)
I. VI PHẠM PHÁP LUẬT
3. Cấu thành VPPL.
b. Mặt chủ quan của VPPL
*Khái niệm: Mặt chủ quan của VPPL là những biểu hiện
tâm lý bên trong của chủ thể VPPL.
* Các yếu tố thuộc mặt chủ quan của VPPL

Lỗi
Động cơ
Mục đích
I. VI PHẠM PHÁP LUẬT

3. Cấu thành VPPL.


b. Mặt chủ quan của VPPL.
Thứ nhất, lỗi của chủ thể VPPL.
- Lỗi là trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi VPPL của
mình và hậu quả do hành vi đó gây ra.
- Lỗi thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể đối với XH.
- Phân loại LỖI:
1. Lỗi cố ý: Lỗi cố ý trực tiếp và Lỗi cố ý gián tiếp.
2. Lỗi vô ý: Lỗi vô ý vì quá tự tin và Lỗi vô ý do cẩu thả.
I. VI PHẠM PHÁP LUẬT
+ Lỗi cố ý trực tiếp: Chủ thể VP nhận thức rõ hành vi của
mình là nguy hiểm cho XH, thấy trước hậu quả nguy hiểm
cho XH do hành vi của mình gây ra và mong muốn điều đó
xảy ra.

+ Lỗi cố ý gián tiếp: Chủ thể VP nhận thức rõ hành vi của


mình là nguy hiểm cho XH, thấy trước hậu quả nguy hiểm
cho XH do hành vi của mình gây ra, tuy không mong muốn
nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
I. VI PHẠM PHÁP LUẬT
 + Lỗi vô ý do quá tự tin: Chủ thể VP nhận thấy trước hậu quả
nguy hiểm cho XH do hành vi của mình gây ra nhưng hy vọng,
tin tưởng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn
được.

 + Lỗi vô ý do cẩu thả: Chủ thể VP đã không nhận thấy trước


được hậu quả nguy hiểm cho XH do hành vi của mình gây ra,
mặc dù có thể hoặc cần phải nhận thấy trước hậu quả đó.
I. VI PHẠM PHÁP LUẬT

3. Cấu thành VPPL.


b. Mặt chủ quan của VPPL.

Thứ hai, động cơ vi phạm: là động lực thúc đẩy chủ


thể thực hiện hành vi VPPL.
Các loại động cơ: động cơ vụ lợi, động cơ trả thù,
động cơ đê hèn...
I. VI PHẠM PHÁP LUẬT

3. Cấu thành VPPL


b. Mặt chủ quan của VPPL
Thứ ba, mục đích vi phạm: là kết quả cuối cùng mà
trong suy nghĩ của mình chủ thể mong muốn đạt được khi
thực hiện hành vi VPPL.
Lưu ý: Không phải khi nào kết quả mà chủ thể VP đạt
được trong thực tế cũng trùng hợp với mục đích mà chủ thể
VP mong muốn đạt được.
I. VI PHẠM PHÁP LUẬT

3. Cấu thành VPPL.


c. Chủ thể VPPL
- Cá nhân.
- Tổ chức.
Điều kiện chủ thể VPPL: có năng lực trách nhiệm pháp lý
(phải chịu trách nhiệm đối với hành vi trái PL của mình).
I. VI PHẠM PHÁP LUẬT

3. Cấu thành VPPL


d. Khách thể VPPL
- Khách thể của VPPL là những QHXH được PL bảo vệ,
nhưng bị hành vi VPPL xâm hại.
Phân tích cấu thành tội phạm sau:
VD1:  A và M là người yêu đã chia tay, một lần gặp M ở dọc đường A
yêu cầu M vào nhà nghỉ với hắn, M không đồng ý nên bị A đánh đập,
giật điện thoại, túi xách và bỏ đi. Tổng giá trị tài sản là 7tr đồng. Hành
vi của A cấu thành tội cướp tài sản hay công nhiên chiếm đoạt tài sản?
Phân tích các cấu thành của tội phạm

VD2: Chị B trên đường đi làm gặp tại nạn bị thương tích nghiêm trọng,
anh A nhìn thấy nhưng không muốn phiền phức nên bỏ đi luôn, hậu
quả chị A bị chết do không được cấp cứu kịp thời. Hỏi anh A có phạm
tội không? Phân tích các cấu thành của hành vi của anh A.
VD 3. Cho biết hành vi của lái xe container trên đường cao tốc Hà Nội - Thái
Nguyên (trên đoạn đường có biển báo vận tốc 60km/h-100 km/h; lái xe
container đi với vận tốc 62km/h) tông vào xe innova khi chiếc xe innova này
đang lùi gây ra cái chết cho 5 người ngồi trên xe innova có phải là hành vi
được thực hiện do sự kiện bất ngờ không? Theo em, tài xế xe container có bị
truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Phân tích mặt chủ quan của hành vi
của tài xế xe continer.
I. VI PHẠM PHÁP LUẬT

4. Phân loại VPPL


Thông thường, VPPL được phân thành 4 nhóm cơ bản:
- Tội phạm: là hành vi nguy hiểm cho XH được PL hình sự
quy định, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện
một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các QHXH được NN bảo
vệ.
- Vi phạm hành chính: là hành vi do cá nhân, tổ chức thực
hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lý
NN mà không phải là tội phạm hình sự, và theo quy định của
PL phải bị xử phạt hành chính.
I. VI PHẠM PHÁP LUẬT

4. Phân loại VPPL


Thông thường, VPPL được phân thành 4 nhóm cơ bản:
- Vi phạm dân sự: là những hành vi trái PL, có lỗi xâm hại tới
những quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân có liên quan tới tài
sản, quan hệ phi tài sản...
- Vi phạm kỷ luật NN: là những hành vi có lỗi trái với những
quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ một cơ quan, xí
nghiệp, trường học...
Lưu ý: VPPL là sự kiện pháp lý và là cơ sở để truy
cứu trách nhiệm pháp lý.
II. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

1. Định nghĩa.
Trách nhiệm pháp lý: là hậu quả của hành vi
VPPL và được thể hiện trong việc cơ quan NN
(người có chức vụ) có thẩm quyền áp dụng đối với
người đã có lỗi trong việc VPPL một hoặc nhiều biện
pháp cưỡng chế (chế tài xử lý) của NN do ngành luật
tương ứng quy định.
II. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
2. Đặc điểm.
Thứ nhất, là hậu quả pháp lý của hành vi VPPL, chỉ phát sinh
khi có sự việc VPPL.
Thứ hai, TNPL được thực hiện trong QHPL giữa một bên là
NN, một bên là người đã thực hiện hành vi VPPL (chủ thể này
có quyền và nghĩa vụ tương ứng với chủ thể kia).
Thứ ba, TNPL được xác định bằng một trình tự đặc biệt bởi
cqNN có thẩm quyền theo quy định PL.
Thứ tư, TNPL chỉ được thực hiện trong VB đã có hiệu lực PL.
II. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
3. Phân loại Trách nhiệm pháp lý.
- Trách nhiệm hình sự: là dạng TNPL nghiêm khắc nhất
do tòa án áp dụng đối với những chủ thể có hành vi
phạm tội do PLHS quy định.
- Trách nhiệm hành chính: là loại TNPL do các cơ quan
NN hay nhà chức trách có thẩm quyền áp dụng đối với
các chủ thể VPPL hành chính.
- Trách nhiệm kỷ luật: là loại TNPL do các cơ quan, xí
nghiệp, trường học... Áp dụng đối với thành viên của đơn
vị của mình khi họ VPPL.
- Trách nhiệm dân sự.
III. GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NHẰM ĐẤU TRANH
PHÒNG CHỐNG VPPL

* Khái niệm:
Giáo dục PL: là sự tác động một cách có hệ
thống, có mục đích và thường xuyên tới nhận thức
của con người nhằm trang bị cho mỗi người một
trình độ kiến thức pháp lý nhất định, để từ đó có ý
thức đúng đắn về PL, tôn trọng và tự giác xử sự
theo yêu cầu của PL.
III. GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NHẰM ĐẤU
TRANH PHÒNG CHỐNG VPPL
* Các hình thức GDPL cơ bản ở nước ta hiện nay:
- Phổ biến, GDPL trực tiếp: tuyên truyền miệng về PL;
- GDPL trên các phương tiện đại chúng; biên soạn giáo trình,
tài liệu phổ biến, GDPL;
- GDPL trong nhà trường;
- Tổ chức thi tìm hiểu PL;
- Phổ biến, GDPL thông qua sinh hoạt của các CLB PL, xây
dựng, quản lý, khai thác tủ sách PL;
- Phổ biến, GDPL thông qua hoạt động tư vấn PL và trợ giúp
pháp lý;
- Phổ biến, GDPL thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở, thông
qua các loại hình văn hóa, nghệ thuật.

You might also like