You are on page 1of 125

QUẢN LÝ THUẾ

ĐỐI VỚI GIAO DỊCH LIÊN KẾT


Giảng viên: PGS.TS Lê Xuân Trường
Trưởng khoa Thuế và Hải quan
Học viện Tài chính
Email: lexuantruonghvtc@gmail.com

1
NỘI DUNG
Phần 1: Tại sao Nhà nước ban hành quy định
quản lý thuế đối với GKLK?
Phần 2: Quy định pháp luật về quản lý thuế đối
với GKLK
Phần 3: Hướng dẫn công thức xác định giá trị
hàm bách phân vị, khoảng GDĐL chuẩn và giá trị
trung vị
Phần 4: Hướng dẫn lập tờ khai và hồ sơ giá
GDLK
Phần 5: Các sai sót thường gặp và biện pháp
phòng tránh sai sót trong kê khai GDLK
2
PHẦN 1: TẠI SAO NHÀ NƯỚC BAN HÀNH QUY
ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI GDLK?

 Quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp


 Lợi ích của doanh nghiệp khi xác định giá
GDLK khác với giá giao dịch độc lập
 Khi giá GDLK khác giá giao dịch độc lập thì
ảnh hưởng đến số thu thuế của Nhà nước
 Nhà nước không được quyền can thiệp vào
quy định kinh doanh của doanh nghiệp nhưng
được quyền quy định giá làm căn cứ tính thuế

3
PHẦN 2: QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ QUẢN
LÝ THUẾ ĐỐI VỚI GIAO DỊCH LIÊN KẾT
 Văn bản pháp lý
 Nội dung quản lý thuế đối với giao dịch liên
kết

4
VĂN BẢN PHÁP LÝ
 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14
 Nghị định 132/2020/NĐ-CP về quản lý thuế
đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
 Nghị định 68/2020 sửa đổi Nghị định 20/2017
 Nghị định 20/2017/NĐ-CP về quản lý thuế đối
với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
 Thông tư 45/2021/TT-BTC về APA

5
NỘI DUNG CƠ BẢN
I. Những thuật ngữ cơ bản
II. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
III. Mô hình tổng quát
IV. Nguyên tắc áp dụng
V. Phân tích so sánh, lựa chọn đối tượng so
sánh độc lập để xác định giá GDLK
VI. Các PP so sánh xác định giá của GDLK
VII. Chi phí tính thuế đối với doanh nghiệp GDLK
VIII. Cơ sở dữ liệu sử dụng kê khai giá GDLK
IX. Kê khai xác định giá GDLK
X. Miễn kê khai, miễn lập hồ sơ… GDLK
XI. Trách nhiệm và quyền hạn của CQT
6
I. NHỮNG THUẬT NGỮ CƠ BẢN

7
I. NHỮNG THUẬT NGỮ CƠ BẢN

8
I. NHỮNG THUẬT NGỮ CƠ BẢN

9
I. NHỮNG THUẬT NGỮ CƠ BẢN (tiếp)

10
I. NHỮNG THUẬT NGỮ CƠ BẢN (tiếp)

11
I. NHỮNG THUẬT NGỮ CƠ BẢN

12
CÁC BÊN CÓ QUAN HỆ LIÊN KẾT (Điều 5 Nghị định 132)
Một bên điều hành, kiểm soát, góp vốn,
đầu tư bên kia (trực tiếp/gián tiếp)
Nguyên
tắc Cùng chịu sự điều hành, kiểm soát,
chung góp vốn, đầu tư (trực tiếp/gián tiếp)…
Các
bên Lệ thuộc về vốn KD: Vốn góp (25%)(a)/Cổ
đông lớn nhất (10%)(c)/Cho vay hoặc bảo

lãnh cho vay (25% vốn + 50% nợ…)
quan (d)/Giao dịch nhượng…(25% vốn)/Vay…
hệ Các (10% vốn góp) với cá nhân điều hành, kiểm
liên nhóm soát (l)
kết Quan hệ thân nhân: (1) Cùng một
cụ thể người (i); (2) Thân nhân rất gần… (g)

Lệ thuộc khác về tổ chức, điều hành:


Quyền quyết định CSTC…; kiểm soát,
điều hành thực tế (đ,e,h,k) 13
TÌNH HUỐNG VỀ DNLK VÀ GDLK
TH1: Công ty A nắm giữ 12% vốn góp vào công ty
TNHH B và không có quan hệ lệ thuộc nào
khác. Quan hệ A và B?
TH2: Công ty A là cổ đông lớn nhất nắm giữ 9%
cổ phần ở công ty cổ phần C và không có
quan hệ lệ thuộc nào khác. Quan hệ A và C?
TH3: Công ty A trực tiếp nắm giữ 10% cổ phần ở
công ty cổ phần D và không có quan hệ lệ
thuộc nào khác. Quan hệ A và D?
TH4: Công ty A1 là công ty con 100% vốn của
công ty A. Công ty A1 trực tiếp nắm giữ 25%
vốn đầu tư vào công ty TNHH E. Quan hệ A
và E? 14
TÌNH HUỐNG VỀ DNLK VÀ GDLK (tiếp)
TH5: Công ty A bảo lãnh cho công ty TNHH F vay
vốn ngân hàng. Quan hệ A và F?
TH6: Ông Tân là người đại diện theo pháp luật của
công ty A đồng thời là đại diện theo pháp luật
của công ty G. Quan hệ A và G?
TH7: Ông Phát là người đại diện theo pháp luật
của công ty A đồng thời là Phó Giám đốc của
công ty H. Quan hệ A và H?
TH8: Ông Đạt là chủ sở hữu công ty TNHH MTV A.
Cháu ruột ông Đạt là Giám đốc công ty TNHH
K. Quan hệ A và K?
15
TÌNH HUỐNG VỀ DNLK VÀ GDLK (tiếp)
TH9: Ông Lâm là chủ tịch HĐTV công ty TNNN X.
Con riêng của vợ ông Lâm là Giám đốc tài
chính của công ty hợp danh Y. Quan hệ X và
Y?
TH10: Năm 20XX, Ngân hàng SCB cho DNA vay 4
khoản cả ngắn hạn và dài hạn với tổng số vốn
vay là 4 tỷ đồng. Tổng số vốn góp CSH của
DNA là 10 tỷ đồng. Quan hệ SCB và A?
TH11: Công ty P có quyền chỉ định 2 thành viên
trong số 5 thành viên Ban Giám đốc công ty
Q. Ngoài ra, không còn quan hệ nào khác.
Quan hệ P và Q?
16
TÌNH HUỐNG VỀ DNLK VÀ GDLK (tiếp)
TH12: Bà Quyên kết hôn với ông Sinh và hai
người có một người con trai là Tồn. Không
may ông Sinh qua đời sớm. Bà Quyên tái
giá, lấy ông Góp. Hai người sinh được
người con gái tên là Vàng. Cô Vàng lấy
chồng là Giám đốc công ty M. Tồn cũng đầu
tư thành lập công ty N. Quan hệ M và N?
TH13: Ông Dũng góp 4 tỷ đồng (40%) vốn vào
công ty TNHH L. Trong năm 20XX, bố dượng
ông Dũng nhượng lại cho công ty L 100.000
cổ phiếu ở công ty cổ phần M. Quan hệ L và
bố dượng ông Dũng?
17
TÌNH HUỐNG VỀ DNLK VÀ GDLK (tiếp)
TH14: Ông Đệ là chủ Công ty TNHH một thành viên
Tân Đệ với tổng số vốn điều lệ là 8 tỷ đồng.
Trong năm 20XX, ông Đệ cho công ty mượn 1 tỷ
đồng không lấy lãi với kỳ hạn từ tháng 3 đến
tháng 12. Công ty Tân Đệ có GDLK?
TH15: Ông Tiền là chủ Công ty TNHH một thành viên
ABI với tổng số vốn điều lệ 20 tỷ đồng. Trong
năm 20XX, công ty ABI vay vốn kinh doanh 8 tỷ
đồng từ BIDV bằng tài sản thế chấp là căn biệt
thự thuộc sở hữu vợ chồng ông Tiền (cho
mượn để thế chấp). ABI có GDLK – Có áp dụng
điểm l khoản 2 Điều 5?
18
TÌNH HUỐNG VỀ DNLK VÀ GDLK (tiếp)
TH16: Công ty Long Thành ký hợp đồng hợp tác
kinh doanh (BBC) với công ty TCA để thực hiện
dự án xây dựng nhà văn phòng cho thuê và
trung tâm thương mại. Theo đó, Long Thành
góp 60%, TCA góp 40%. Chia lợi nhuận sau
thuế của dự án tương ứng với tỷ lệ vốn góp.
Trong thời gian dự án chưa đi vào khai thác,
Long Thành bù đắp chi phí vốn cho TCA tính
trên toàn bộ số tiền mà TCA đã thực góp vào
dự án với lãi suất 9%/năm. Long Thành và
TCA có giao dịch liên kết không?
19
II. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH
VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
 Phạm vi điều chỉnh:
- Nguyên tắc, phương pháp, trình tự xác định yếu tố
hình thành giá GDLK; quyền và nghĩa vụ…; thủ
tục kê khai; trách nhiệm của cơ quan nhà nước…
- Các giao dịch liên kết về (1) Mua, bán, trao đổi,
thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao,
chuyển nhượng HHDV; (2) Vay, cho vay…, đảm
bảo tài chính…; (3) Mua, bán… TSHH, TSVH; (4)
Sử dụng chung nguồn lực tài sản, vốn, lao
động…; (5) Chia sẻ chi phí… trừ trường hợp điều
chỉnh về giá theo pháp luật về giá.
20
II. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH
VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
 Đối tượng áp dụng:
- Tổ chức sản xuất, kinh doanh HHDV là đối tượng
nộp thuế TNDN có phát sinh giao dịch với các
bên có quan hệ liên kết;
- Cơ quan thuế;
- Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên
quan đến việc áp dụng quy định về quản lý thuế
đối với giao dịch liên kết.
 Lưu ý: Hiểu đúng phạm vi và đối tượng áp dụng

21
HIỂU ĐÚNG GDLK/DN CÓ GDLK…
DN có GDLK (K2Đ1, Đ2) Bên có quan hệ liên kết (Đ5)
PS giao
dịch với 1. Mua, bán, trao 1. Quan hệ đầu tư vốn: a,b,c,h
bên có đổi… HHDV
2. Quan hệ kiểm soát, điều hành,
QHLK
2. Mua, bán, trao quyết định chính sách tài chính
(Đ3)
đổi… TSVH, TSHH hoặc HĐ kinh doanh: đ,e,g,h,i,k
Doanh 3. Vay, cho vay, 3. Quan hệ vay, cho vay vốn, bảo
nghiệp DV tài chính… lãnh cho vay vốn…: d,l

GDLK 4.Mua, bán, SDC 4. Quan hệ chuyển nhượng,
(K2 Đ1, NL tài sản, vốn… nhận chuyển nhượng vốn: l
Đ16)
LƯU Ý VỀ PHẠM VI ÁP DỤNG QUY ĐỊNH QLT ĐỐI VỚI GDLK

23
III. MÔ HÌNH TỔNG QUÁT
CQT
Không có GDLK Không phải kiểm
DN có KK GDLK
quan tra
hệ
Diện miễn Khai căn cứ
liên Y N
kê khai miễn trừ
kết
Có giá GDLK
với
các GDLK Khai giá
Diện miễn
DN/cá GDLK,
lập hồ sơ
nhân miễn lập
giá GDLK
khác hồ sơ
Không GDLK
So sánh GDĐL thuộc 2 Khai giá và
 Giá GDLK TH trên hồ sơ
GDLK 24
IV. NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG
 NNT phải tự kê khai GDLK, loại trừ các yếu tố
làm giảm nghĩa vụ thuế do quan hệ liên kết chi
phối, tác động để xác định nghĩa vụ thuế đối với
các giao dịch liên kết tương đương với các giao
dịch độc lập có cùng điều kiện;
 CQT thực hiện quản lý, kiểm tra, thanh tra… theo
nguyên tắc giao dịch độc lập và bản chất …quyết
định…  không công nhận các GDLK không
theo nguyên tắc GDĐL làm giảm nghĩa vụ thuế
của DN với Nhà nước;
 Thực hiện điều chỉnh GDLK đó để xác định đúng
nghĩa vụ thuế theo NĐ132.
25
V. PHÂN TÍCH, SO SÁNH, LỰA CHỌN ĐỐI TƯỢNG
SO SÁNH ĐỘC LẬP ĐỂ XÁC ĐỊNH GIÁ GDLK
1. Nguyên tắc phân tích, so sánh
2. Lựa chọn đối tượng so sánh độc lập
3. Điều chỉnh mức giá, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ
phân bổ lợi nhuận
4. Mở rộng phạm vi phân tích, so sánh
5. Các tiêu thức để phân tích, so sánh, điều chỉnh
khác biệt trọng yếu
6. Trình tự phân tích, so sánh

26
1. NGUYÊN TẮC PHÂN TÍCH, SO SÁNH
 Bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa
vụ thuế
- Đối chiếu hợp đồng/văn bản/thỏa thuận với thực
tiễn thực hiện
- Nếu không có văn bản: Thực hiện theo đúng bản
chất kinh doanh giữa các bên độc lập
- Nhận được lợi ích Có quyền sở hữu và kiểm
soát rủi ro kinh doanh…/Phát sinh chi phí Nhận
được lợi ích… phù hợp với nguyên tắc giao dịch
độc lập. TH16,17
- Được thực hiện bằng phương pháp thu thập
thông tin, chứng cứ… trong thực tiễn hoạt động
kinh doanh.
27
TÌNH HUỐNG 16
 Công ty B1 và công ty B2 là các bên có quan hệ
liên kết (thuộc khoản c Điều 5 NĐ132).
 Trong năm tính thuế 20XX, B1 và B2 có một thỏa
thuận hợp tác kinh doanh BBC. Theo đó, B1 góp
20% vốn và B2 góp 80% vốn. B1 được B2 ủy
quyền thay mặt ghi nhận doanh thu. Hai bên chia
lợi nhuận trước thuế. Lợi nhuận chia cho B1 45%,
B2 55%.
 Thực tế các hoạt động kinh doanh khác thì B1
đang trong giai đoạn lỗ nhiều, B2 có lãi nhiều.
 Hãy phân tích và áp dụng nguyên tắc bản chất
hoạt động… quyết định nghĩa vụ thuế đối với
trường hợp này. 28
TÌNH HUỐNG 17
 Công ty C1 là doanh nghiệp FDI, là công ty con
của công ty C (là doanh nghiệp Trung Quốc). C1
là công ty điều hành dự án điện gió tại Bình
Thuận. Dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động
năm 2019.
 Năm 2020, C1 có một số khoản chi phí tính thuế
TNDN về khảo sát, tư vấn, giao dịch… để triển
khai dự án điện mặt trời (Theo Điều lệ thành lập
C1 thì đây là trách nhiệm của C1 đối với C).
 Hãy phân tích và áp dụng nguyên tắc bản chất
hoạt động… quyết định nghĩa vụ thuế đối với
trường hợp này.
29
1. NGUYÊN TẮC PHÂN TÍCH, SO SÁNH
 Căn cứ đối chiếu các hợp đồng, văn bản và quan
hệ thương mại của NNT là dữ liệu, thực tế thực
hiện giữa các bên có QHLK so sánh với quyết
định kinh doanh của các bên độc lập chấp thuận
trong điều kiện tương đồng.
 Coi trọng bản chất, thực tiễn kinh doanh hơn
thỏa thuận bằng văn bản.
 Phải đảm bảo tính tương đồng khi so sánh,
không có yếu tố khác biệt trọng yếu ảnh hưởng
đến mức giá, tỷ suất lợi nhuận… VD1-4
 Nếu có khác biệt trọng yếu… thì phải điều chỉnh
loại trừ các yếu tố đó.
30
VÍ DỤ VỀ KHÁC BIỆT TRỌNG YẾU

VD1: Quy mô giao dịch 50 tỷ đồng và 20 trđ.


VD2: Phân phối độc quyền và không độc quyền.
VD3: Giá xuất khẩu theo FOB và DDP.
VD4: Hàng xuất khẩu sang Thái Lan và Nhật Bản.

31
2. LỰA CHỌN ĐỐI TƯỢNG SO SÁNH ĐỘC LẬP
 Có 2 loại đối tượng so sánh độc lập: (1) So sánh
độc lập nội bộ; (2) So sánh độc lập ngoài doanh
nghiệp.
 So sánh độc lập nội bộ: Lựa chọn giao dịch của
chính NNT với bên không có QHLK, đảm bảo
tương đồng, không có khác biệt trọng yếu.
 So sánh độc lập ngoài doanh nghiệp: Giao dịch
của những doanh nghiệp khác.
 Nguyên tắc so sánh: Thực hiện trên cơ sở từng
giao dịch đối với từng sản phẩm tương đồng.
 Nếu không thể so sánh từng giao dịch…: Gộp
chung phải phù hợp bản chất, thực tiễn KD.
32
2. LỰA CHỌN ĐỐI TƯỢNG SO SÁNH ĐỘC LẬP
 Dữ liệu so sánh phải đảm bảo độ tin cậy để sử
dụng cho mục đích tính thuế, phù hợp pháp luật về
kế toán, thống kê.
 Cùng thời điểm/cùng năm tài chính trừ trường hợp
đặc thù được mở rộng so sánh.
 Định dạng dữ liệu phải đảm bảo có thể so sánh,
tính toán được mức giá, tỷ suất lợi nhuận…
 Số lượng đối tượng so sánh độc lập:
- SS độc lập, không có khác biệt trọng yếu: 1
- Có khác biệt nhưng đủ thông tin, dữ liệu làm cơ sở
loại trừ tất cả các khác biệt trọng yếu: 3
- Có khác biệt nhưng chỉ có thông tin, dữ liệu loại trừ
hầu hết khác biệt trọng yếu: 5
33
3. ĐIỀU CHỈNH MỨC GIÁ, TỶ SUẤT LỢI NHUẬN,
TỶ LỆ PHÂN BỔ LỢI NHUẬN
 Nếu các đối tượng so sánh độc lập có mức độ so
sánh tin cậy tương đương nhau, không có khác
biệt trọng yếu hoặc có khác biệt trọng yếu nhưng đủ
thông tin, dữ liệu để loại trừ tất cả khác biệt trọng
yếu:
- Nếu mức giá… thuộc khoảng giá trị GDĐL của các
đối tượng SSĐL tương đồng: Không phải điều chỉnh
mức giá…
- Nếu mức giá…. không thuộc khoảng giá trị GDĐL
của các đối tượng SSĐL tương đồng: Xác định giá trị
thuộc khoảng GDĐL phản ánh mức độ tương đồng
cao nhất để điều chỉnh mức giá…
34
3. ĐIỀU CHỈNH MỨC GIÁ, TỶ SUẤT LỢI NHUẬN,
TỶ LỆ PHÂN BỔ LỢI NHUẬN
 Nếu chỉ có thông tin dữ liệu để loại trừ hầu hết
khác biệt trọng yếu của đối tượng SSĐL: Áp dụng
khoảng giá trị GDĐL chuẩn để điều chỉnh…:
- Nếu mức giá…. thuộc khoảng giá trị GDĐL
chuẩn của đối tượng SSĐL tương đồng: Không
phải điều chỉnh mức giá…
- Nếu mức giá… không thuộc khoảng giá trị GDĐL
chuẩn của đối tượng SSĐL tương đồng: Xác định
giá trị thuộc khoảng GDĐL chuẩn phản ánh mức
độ tương đồng cao nhất với GDLK để điều chỉnh
mức giá…
35
3. ĐIỀU CHỈNH MỨC GIÁ, TỶ SUẤT LỢI NHUẬN,
TỶ LỆ PHÂN BỔ LỢI NHUẬN

- Trường hợp cơ quan thuế thực hiện điều chỉnh


hoặc ấn định mức giá…: Giá trị điều chỉnh hoặc
giá trị ấn định là giá trị trung vị của khoảng giá trị
GDĐL chuẩn.

36
4. MỞ RỘNG PHẠM VI PHÂN TÍCH, SO SÁNH
 Trường hợp áp dụng: Giao dịch mang tính đặc
thù hoặc duy nhất không tìm được đối tượng SSĐL
 Phạm vi mở rộng phân tích, SS: Ngành, thị
trường địa lý (không gian) và thời gian so sánh
 Nguyên tắc mở rộng phân tích, so sánh:
- Lựa chọn đối tượng SSĐL theo phân ngành kinh
tế thống kê có tính tương đồng cao nhất trong
cùng thị trường địa bàn, địa phương, trong nước
- Mở rộng địa bàn so sánh sang các nước khu vực
có điều kiện ngành và trình độ phát triển tương
đồng
37
4. MỞ RỘNG PHẠM VI PHÂN TÍCH, SO SÁNH
 Yêu cầu khi mở rộng phân tích, so sánh:
- Phải phân tích tương đồng và các khác biệt
trọng yếu định tính và định lượng theo quy định
về tiêu thức phân tích, so sánh khác biệt trọng yếu
tại khoản 6 Điều 10 và Điều 14 (Phương pháp so
sánh tỷ suất lợi nhuận)
- Thời gian mở rộng thu thập số liệu, dữ liệu của
đối tượng SSĐL không quá 1 năm tài chính so
với năm tài chính của NNT nếu áp dụng phương
pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận.

38
5. CÁC TIÊU THỨC ĐỂ PHÂN TÍCH, SO SÁNH,
ĐIỀU CHỈNH KHÁC BIỆT TRỌNG YẾU
 Nội dung và phương pháp phân tích: Đối chiếu,
rà soát, điều chỉnh khác biệt trọng yếu đối với các
yếu tố so sánh để lựa chọn các đối tượng SSĐL
về:
- Đặc tính sản phẩm;
- Chức năng hoạt động và tài sản, rủi ro SXKD;
- Điều kiện hợp đồng và;
- Điều kiện kinh tế khi phát sinh giao dịch.

39
CÁCH THỨC PHÂN TÍCH
- Phân tích, so sánh, loại trừ các yếu tố khác biệt
trọng yếu là phân tích loại trừ khác biệt về mặt
định tính và định lượng;
- Khác biệt định lượng là khác biệt xác định bằng số
tuyệt đối về chu kỳ kinh doanh, số năm thành lập,
hoạt động của doanh nghiệp hoặc số tương đối như
khác biệt về chỉ tiêu tài chính theo đặc thù ngành
nghề đầu tư hoặc chức năng hoạt động, khác biệt
về vốn lưu động;
- Khác biệt định tính là các thông tin được xác định
căn cứ vào từng phương pháp xác định giá giao
dịch liên kết.
40
ĐẶC TÍNH SẢN PHẨM

 Các đặc tính có ảnh hưởng đến giá của sản


phẩm: vật lý, chủng loại, chất lượng, nhãn hiệu
thương mại, độ tin cậy, tính sẵn có, sản lượng)
 Các đặc tính có ảnh hưởng đến giá của dịch vụ:
bản chất, mức độ phức tạp, phạm vi;
 Các đặc tính có ảnh hưởng đến tài sản vô hình:
hình thức chuyển giao, loại hình, hình thức sở
hữu, mức độ bảo hộ, quyền tài sản, lợi ích thu
được.

41
PHÂN TÍCH TÀI SẢN VÔ HÌNH
 Phân tích TSVH và khả năng phân bổ lợi nhuận
cho các bên liên kết: Xem xét quyền sở hữu pháp
lý + Tất cả các hoạt động kiểm soát rủi ro và năng
lực tài chính để quản lý rủi ro đối với toàn bộ quá
trình phát triển, gia tăng, duy trì, bảo hộ và khai
thác TSVH. Các khía cạnh cụ thể:
- Tính độc quyền
- Phạm vi và thời hạn bảo hộ pháp lý
- Các quyền xác lập theo văn bằng bảo hộ…
- Phạm vi địa lý đối với quyền tài sản
- Vòng đời, giai đoạn phát triển
- Quyền tăng cường giá trị
- Mức lợi nhuận dự kiến
42
PHÂN TÍCH TÀI SẢN VÔ HÌNH
 Phân tích đặc điểm TSVH: Các nội dung xác
định TSVH sử dụng hoặc chuyển nhượng trong
giao dịch và những rủi ro cụ thể, trọng yếu về kinh
tế liên quan đến phát triển, gia tăng, duy trì, bảo vệ
và khai thác TSVH. Các khía cạnh cụ thể:
- Các thỏa thuận cụ thể tại hợp đồng về quyền sở
hữu pháp lý, giấy phép và rủi ro kèm theo
- Bên thực hiện chức năng khai thác, sử dụng tài
sản, quản lý rủi ro liên quan…
- Thực tiễn thực hiện các điều khoản hợp đồng
- Giao dịch liên kết thực tế liên quan đến phát triển,
gia tăng, duy trì, bảo hộ, khai thác TSVH
- Các quyền có liên quan…
43
PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG, TÀI SẢN VÀ RỦI
RO
 Phân tích chức năng hoạt động, tài sản và rủi ro
SXKD do mỗi bên của hợp đồng thực hiện trong
mối quan hệ với các chi phí, cơ hội, điều kiện
kinh tế, điều kiện ngành hoạt động và vị trí địa lý
của NNT được phân tích để xác định các yếu tố
phản ánh khả năng thu lợi nhuận từ hoạt động
và thực tiễn kinh doanh mà NNT đã thực hiện gắn
với chức năng và việc sử dụng các tài sản, vốn và
chi phí có liên quan  Kết quả phân tích phản
ánh chức năng chính trong mối quan hệ sử dụng
tài sản…, rủi ro gắn với khả năng thu lợi nhuận có
liên quan
44
PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG, TÀI SẢN VÀ RỦI
RO

 Các tài sản chính của DN: Bí quyết kỹ thuật; bản


quyền; bí quyết kinh doanh; công thức bí mật;
bằng sáng chế; thương hiệu; hệ thống xây dựng
và nhận diện thương hiệu; danh sách, số liệu và
quan hệ với khách hàng; tài sản hữu hình: nhà
xưởng, máy móc thiết bị; các tài sản tài chính; các
quyền và lợi ích kinh tế từ các tài sản này trong
quá trình khai thác, sử dụng và chuyển nhượng tài
sản

45
PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG, TÀI SẢN VÀ RỦI
RO
 Các rủi ro chính của DN:
- Rủi ro chiến lược hoặc rủi ro thị trường do thực
hiện các chiến lược kinh doanh như thâm nhập,
mở rộng hoặc duy trì thị trường;
- Rủi ro về cơ sở hạ tầng hay rủi ro hàng tồn kho;
- Rủi ro tài chính như rủi ro tín dụng và nợ xấu, rủi
ro tỷ giá hối đoái;
- Rủi ro giao dịch như các yếu tố giá và điều khoản
thanh toán trong giao dịch thương mại;
- Rủi ro sản phẩm từ thiết kế phát triển, sản xuất
đến quản lý chất lượng và dịch vụ sau bán hàng;
- Rủi ro kinh doanh từ các khoản đầu tư vốn…
46
PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG, TÀI SẢN VÀ RỦI
RO
 Mục đích phân tích rủi ro: Nhằm xác định rủi ro
trọng yếu đối với toàn bộ chuỗi giá trị ngành, khả
năng kiểm soát rủi ro để CQT phân bổ lại rủi ro và
điều chỉnh mức giá.... Cụ thể là:
- Xác định các rủi ro chính về kinh tế;
- Đánh giá mức độ phân bổ, dàn xếp rủi ro tại các
hợp đồng pháp lý hoặc văn bản, thỏa thuận của
người nộp thuế;
- Phân tích chức năng kiểm soát và giảm thiểu rủi ro
trên hợp đồng pháp lý hoặc văn bản, thỏa thuận;
- Kiểm tra, rà soát tình hình thực hiện và gánh chịu,
phân bổ rủi ro của người nộp thuế trên thực tế
47
PHÂN TÍCH ĐIỀU KHOẢN HỢP ĐỒNG
 Điều khoản hợp đồng khi thực hiện giao dịch:
- Một số các điều khoản về khối lượng, điều kiện
giao dịch hoặc phân phối sản phẩm;
- Thời hạn, điều kiện và phương thức thanh toán;
điều kiện bảo hành, thay thế, nâng cấp, chỉnh sửa
hoặc hiệu chỉnh sản phẩm;
- Điều kiện về đặc quyền kinh doanh, phân phối sản
phẩm;
- Một số điều kiện có ảnh hưởng kinh tế khác như
dịch vụ hỗ trợ, tư vấn kiểm tra chất lượng, hướng
dẫn sử dụng, hỗ trợ quảng cáo, khuyến mại.
48
PHÂN TÍCH ĐIỀU KHOẢN HỢP ĐỒNG
 Cách thức xử lý, phân tích điều khoản hợp đồng
khi thực hiện giao dịch:
- Nếu không phản ánh đầy đủ thực tiễn thực hiện
giữa các bên liên kết: Rà soát các sự kiện thực tế
hoặc các dữ liệu tài chính để xác định đặc điểm, bản
chất kinh tế và các rủi ro kinh doanh thực tế của các
bên
- Nếu không ký kết hợp đồng pháp lý hoặc văn bản,
thỏa thuận, không ghi nhận doanh thu hoặc chi phí:
Việc phân tích được tiến hành để xác định bản chất
giao dịch, giá trị giao dịch, thu nhập tạo ra từ các
giao dịch này và đóng góp của từng bên liên kết.
49
PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN KINH TẾ KHI DIỄN RA GD
Các điều kiện kinh tế khi diễn ra giao dịch:
- Quy mô, vị trí địa lý của thị trường sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm, cấp độ thị trường như bán buôn, bán lẻ thông thường,
phân phối độc quyền;
- Mức độ cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường và vị trí
cạnh tranh tương ứng của người bán và người mua;
- Khả năng sẵn có của hàng hóa thay thế;
- Mức độ cung cầu trên thị trường nói chung và từng khu vực
cụ thể; sức mua người tiêu dùng;
- Các yếu tố kinh tế tác động đến chi phí sản xuất kinh doanh
phát sinh tại nơi diễn ra giao dịch như chính sách ưu đãi
thuế…;
- Chu kỳ kinh doanh và các yếu tố có tác động tích cực đến
mức giá…
50
PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN KINH TẾ KHI DIỄN RA GD
 So sánh điều kiện kinh tế khác quốc gia: Phân
tích mức độ tương đồng của các thị trường nơi
NNT và các đối tượng so sánh cư trú đối với các
lợi thế so sánh, đặc lợi về vị trí tác động đến các
yếu tố cạnh tranh như chi phí lao động, chi phí
nguyên vật liệu, vận chuyển, tiền thuê đất, chi phí
đào tạo, trợ cấp, ưu đãi về chính sách tài chính,
thuế, chi phí cơ sở hạ tầng, mức độ tăng trưởng
của thị trường và các đặc điểm lợi thế của thị
trường như số lượng dân số, khách hàng với khả
năng chi tiêu tăng trưởng tốt và các đặc điểm lợi
thế so sánh khác.
51
6. TRÌNH TỰ PHÂN TÍCH, SO SÁNH
2. Phân tích, so sánh, tìm kiếm, lựa
chọn đối tượng SSĐL tương đồng
- Xác định phạm vi, nội dung và yếu 3. Xác
tố so sánh: Thời gian, chức năng, định
đặc tính sản phẩm… mức giá,
1. Xác - Đánh giá, tìm kiếm đối tượng so tỷ suất
định sánh; xây dựng các tiêu chí tìm kiếm
lợi
bản và xác định các nguồn cơ sở dữ liệu
 Lựa chọn phương pháp xác định nhuận,
chất
giá giao dịch liên kết phù hợp tỷ lệ
GDLK - Phân tích mức độ tương đồng và phân bổ
tin cậy của các đối tượng SSĐL được lợi
lựa chọn… Xác định căn cứ thực
nhuận
hiện điều chỉnh mức giá, tỷ suất lợi
nhuận… 52
VI. CÁC PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH
XÁC ĐỊNH GIÁ CỦA GDLK
1) So sánh giá GDLK với giá GDĐL
2) So sánh tỷ suất lợi nhuận
- So sánh tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu
- So sánh tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn
- So sánh tỷ suất lợi nhuận thuần
3) Phân bổ lợi nhuận

53
1. SO SÁNH GIÁ GDLK VỚI GIÁ GDĐL
 Đối tượng áp dụng: NNT thực hiện
- GDLK đối với từng chủng loại hàng hóa, tài sản
hữu hình, loại hình dịch vụ có điều kiện giao dịch,
lưu thông phổ biến trên thị trường hoặc có giá
được công bố trên các sàn giao dịch hàng hóa,
dịch vụ trong nước và quốc tế;
- Giao dịch thanh toán phí bản quyền khi khai thác
tài sản vô hình;
- Thanh toán lãi vay trong hoạt động vay và cho
vay;
- Thực hiện cả GDĐL và GDLK đối với sản phẩm
tương đồng về đặc tính sản phẩm và điều kiện
hợp đồng. 54
NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG

 Không có khác biệt về đặc tính sản phẩm và điều


kiện hợp đồng… có ảnh hưởng trọng yếu đến giá
sản phẩm;
 Nếu có khác biệt trọng yếu thì phải loại trừ các
khác biệt trọng yếu này.

55
CÁC YẾU TỐ… TÁC ĐỘNG TRỌNG YẾU
- Đặc tính sản phẩm: Đặc tính, chất lượng, thương
hiệu, nhãn hiệu thương mại của sản phẩm và quy
mô, khối lượng giao dịch;
- Các điều kiện hợp đồng cung cấp, chuyển giao
sản phẩm: Khối lượng, thời hạn chuyển giao, thời
hạn thanh toán và các điều kiện khác của hợp
đồng; quyền phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch
vụ, tài sản có ảnh hưởng đến giá trị kinh tế và thị
trường nơi diễn ra giao dịch và các yếu tố khác
tác động đến giá sản phẩm như điều kiện kinh tế
và chức năng hoạt động của người nộp thuế.
56
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
- Giá sản phẩm trong giao dịch liên kết được điều
chỉnh theo giá sản phẩm trong giao dịch độc
lập hoặc giá trị thuộc khoảng giá trị giao dịch độc
lập chuẩn của các đối tượng so sánh độc lập;
- Trường hợp giá sản phẩm được công bố trên các
sàn giao dịch hàng hóa, dịch vụ trong nước và
quốc tế, giá sản phẩm trong giao dịch liên kết
được xác định theo giá sản phẩm được công bố
có thời điểm và các điều kiện giao dịch tương
đồng;
57
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH (tiếp)
- Người nộp thuế mua máy móc, thiết bị từ bên liên
kết ở nước ngoài phải có tài liệu, chứng từ
chứng minh giá mua máy móc, thiết bị tuân theo
nguyên tắc GDĐL tại thời điểm mua: Đối với máy
móc, thiết bị mới, giá so sánh là giá hóa đơn bên
liên kết mua máy móc, thiết bị đó từ bên độc lập;
đối với máy móc, thiết bị đã qua sử dụng, phải có
hóa đơn, chứng từ gốc tại thời điểm mua, khi đó
giá trị tài sản được xác định lại theo quy định hiện
hành của pháp luật về hướng dẫn quản lý, sử
dụng và trích khấu hao tài sản cố định; 58
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH (tiếp)
- Kết quả xác định giá giao dịch liên kết là giá tính
thuế để kê khai, xác định số thuế thu nhập doanh
nghiệp phải nộp nhưng không làm giảm nghĩa
vụ thuế phải nộp ngân sách nhà nước của người
nộp thuế.

59
VÍ DỤ 5
 Công ty cổ phần IFC là doanh nghiệp sản xuất
thiết bị văn phòng thuộc diện áp dụng thuế
suất phổ thông và không được ưu đãi thuế.
 IFC có quan hệ liên kết với công ty cổ phần IFC
Retails là doanh nghiệp thuộc diện được ưu
đãi thuế TNDN.
 Ngày 25/5/2020, IFC ký hợp đồng cung cấp
4.000 chiếc tủ đựng tài liệu cho IFC Retails với
giá chưa thuế GTGT 3,8 triệu đồng/chiếc. Lô
hàng được giao cho IFC Retails làm 2 đợt trong
tháng 6 và tháng 7/2020.
60
VÍ DỤ 5 (tiếp)
 Các giao dịch với bên không có quan hệ liên
kết của IFC về bán loại tủ đựng tài liệu trên từ
tháng 5 đến tháng 8/2020 như sau:
Người mua Ngày ký Ngày giao Số Đơn giá
HĐ hàng lượng (1.000đ)
Công ty AB 20/5/2020 15/6/2020 400 4.400
Công ty BS 25/5/2020 18/6/2020 100 3.800
Công ty SD 30/5/2020 28/6/2020 500 4.500
Công ty DC 10/6/2020 2/7/2020 800 4.500
Công ty CT 26/6/2020 17/7/2020 700 4.600
Công ty TK 2/7/2020 1/8/2020 600 4.600
61
VÍ DỤ 5 (tiếp)

 Công ty có thể lấy giá giao dịch với công ty BS


để so sánh không? Nếu lấy giá này thì lý giải
như thế nào? Cần tài liệu gì để chứng minh
lựa chọn đó là phù hợp, không có khác biệt
trọng yếu?
 Theo phương pháp so sánh giá GDLK với giá
GDĐL, công ty sẽ lấy giá của giao dịch nào để
so sánh? Cần tài liệu gì để minh chứng khi cơ
quan thuế yêu cầu? Giải thích như thế nào với
mỗi phương án?
62
2. SO SÁNH TỶ SUẤT LỢI NHUẬN
 Đối tượng áp dụng:
- Không có cơ sở dữ liệu thông tin để áp dụng
phương pháp so sánh giao dịch độc lập; hoặc
- Không thể so sánh giao dịch theo sản phẩm
trên cơ sở từng giao dịch đối với từng sản
phẩm tương đồng  Gộp chung các giao dịch
đảm bảo phù hợp bản chất và lựa chọn được
tỷ suất lợi nhuận…; hoặc
- Không thực hiện chức năng tự chủ đối với
toàn bộ chuỗi hoạt động sản xuất, kinh doanh
hoặc không tham gia giao dịch liên kết tổng
hợp, đặc thù.
63
2. SO SÁNH TỶ SUẤT LỢI NHUẬN (tiếp)
 Nguyên tắc:
- Không có khác biệt về chức năng hoạt động,
tài sản, rủi ro; điều kiện kinh tế và phương
pháp hạch toán kế toán có ảnh hưởng đến tỷ
suất lợi nhuận;
- Nếu có khác biệt trọng yếu ảnh hưởng đến tỷ
suất lợi nhuận thì phải loại trừ các khác biệt
trọng yếu này.
VD6: Khấu hao số dư giảm dần và khấu hao
tuyến tính.
VD7: Bán buôn và bán lẻ.
64
2. SO SÁNH TỶ SUẤT LỢI NHUẬN (tiếp)

 Phương pháp:
- Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu/chi phí
hoặc tài sản
- Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu/chi phí
hoặc tài sản
 phụ thuộc vào bản chất và điều kiện kinh tế của
giao dịch; chức năng của người nộp thuế và
phương pháp hạch toán kế toán.
 dựa trên số liệu kế toán của người nộp thuế
không do các bên liên kết kiểm soát, quyết định
giá GDLK.
65
2.1. SS TỶ SUẤT LỢI NHUẬN GỘP TRÊN DOANH THU

 Giá mua vào từ bên liên kết = Doanh thu thuần


(bán cho bên độc lập) – Pgt – Các chi phí khác
(thuế nhập khẩu, chi phí bảo hiểm quốc tế…)
 Pgt xác định từ đối tượng so sánh độc lập =
Doanh thu thuần của NNT x P’gt của đối tượng
so sánh độc lập được lựa chọn
 P’gt của các đối tượng so sánh độc lập được
lựa chọn là khoảng giá trị giữa thuộc giao dịch
độc lập chuẩn của P’gt
 Giá mua vào từ bên liên kết được điều chỉnh
theo đối tượng so sánh độc lập là giá để tính
chi phí tính thuế TNDN của NNT.
66
VÍ DỤ 8
 Công ty TNHH Long Thành JSC hoạt động kinh
doanh thương mại, là công ty con 100% vốn đầu
tư bởi công ty TNHH Long Thành Investment.
 Long Thành Investment có dự án đầu tư đang
trong thời gian được miễn thuế TNDN theo quy
định của pháp luật.
 Năm 2019 Long Thành Investment cung cấp hàng
hóa cho Long Thành JSC với tổng giá trị là 400 tỷ
đồng. Số hàng hóa này được Long Thành JSC
bán bằng giá vốn (chưa kể chi phí quản lý và chi
phí bán hàng) cho các đối tác khác.
67
VÍ DỤ 8 (tiếp)
 Tổng chi phí QLDN và chi phí bán hàng của Long
Thành JSC là 12 tỷ đồng.
 Tổng CPSXKD của Long Thành JSC: 412 tỷ đồng
 TNCT của Long Thành JSC theo kê khai: 400 –
412 = - 12 tỷ đồng
 Hàng hóa của Long Thành Investment cung cấp
cho Long Thành JSC không thể tìm kiếm được dữ
liệu để áp dụng phương pháp so sánh giá GDĐL.
 Tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán của các đối
tượng SSĐL xác định theo khoảng giá trị giữa của
khoảng GDĐL chuẩn được xác định là: 16%.
68
VÍ DỤ 8 (tiếp)
 Lợi nhuận gộp trên giá bán của Long Thành JSC:
400 x 16% = 64 tỷ đồng
 Giá mua vào của Long Thành JSC làm căn cứ
tính thuế TNDN sau khi điều chỉnh theo tỷ suất lợi
nhuận gộp trên doanh thu của đối tượng so sánh
độc lập: 400 – 64 = 336 tỷ đồng
 Tổng chi phí được trừ để tính thuế TNDN của
Long Thành JSC: 336 + 12 = 348 tỷ đồng
 TNCT sau khi điều chỉnh theo phương pháp so
sánh tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu: 400 –
348 = 52 tỷ đồng.
69
2.2. SS TỶ SUẤT LỢI NHUẬN GỘP TRÊN GIÁ VỐN

 Giá bán ra cho bên liên kết = Giá vốn của


HHDV mua vào từ bên độc lập + Pgc của NNT
 Pgc của NNT được xác định từ đối tượng so
sánh độc lập = Giá vốn của NNT x P’gc của đối
tượng so sánh độc lập được lựa chọn
 P’gc của các đối tượng so sánh độc lập được
lựa chọn là khoảng giá trị giữa thuộc giao dịch
độc lập chuẩn của P’gc
 Giá bán ra cho bên liên kết được điều chỉnh
theo đối tượng so sánh độc lập là giá tính thuế
TNDN của NNT.
70
VÍ DỤ 9
 Công ty TNHH Đô Thành JSC hoạt động kinh
doanh XNK, là công ty con 100% vốn đầu tư bởi
công ty TNHH Đô Thành Foody.
 Đô Thành Foody có dự án đầu tư đang trong thời
gian được miễn thuế TNDN theo quy định của pháp
luật.
 Năm 2019 Đô Thành JSC cung cấp nguyên liệu
chính để sản xuất cho Đô Thành Foody với tổng giá
trị là 1.000 tỷ đồng (chỉ bán duy nhất hàng này cho
Đô Thành Foody).
 Năm 2019, tổng giá vốn hàng bán của Đô Thành
JSC là 960 tỷ đồng; chi phí QLDN và bán hàng là
38 tỷ đồng.
71
VÍ DỤ 9 (tiếp)
 Tổng CPSXKD của Đô Thành JSC năm 2019: 960
+ 38 = 998 tỷ đồng
 Tổng TNTT của Đô Thành JSC theo kê khai năm
2019: 1.000 – 998 = 2 tỷ đồng
 Vật tư của Đô Thành JSC cung cấp cho Đô Thành
Foody không thể tìm kiếm được dữ liệu để áp
dụng phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập.
 Tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn của các đối
tượng so sánh độc lập xác định theo khoảng giá trị
giữa của khoảng giao dịch độc lập chuẩn được xác
định là: 18%.
72
VÍ DỤ 9 (tiếp)
 Lợi nhuận gộp trên giá vốn của Đô Thành JSC tính
theo tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn của đối tượng
so sánh độc lập: 960 x 18% = 172,8 tỷ đồng
 Giá bán ra của Đô Thành JSC cho Đô Thành Foody
làm căn cứ tính thuế TNDN sau khi điều chỉnh theo tỷ
suất lợi nhuận gộp trên giá vốn của đối tượng so
sánh độc lập: 960 + 172,8 = 1.132,8 tỷ đồng
 TNCT sau khi điều chỉnh theo phương pháp so sánh
tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn: 1.132,8 – 998 =
134,8 tỷ đồng.

73
2.3. SO SÁNH TỶ SUẤT LỢI NHUẬN THUẦN
 P’n chưa trừ chi phí lãi vay và thuế TNDN trên
doanh thu/chi phí hoặc tài sản của đối tượng
so sánh độc lập được lựa chọn để xác định
nghĩa vụ thuế của NNT
 P’n không bao gồm lợi nhuận của hoạt động tài
chính
 P’n của các đối tượng so sánh độc lập được
lựa chọn là khoảng giá trị giữa thuộc giao dịch
độc lập chuẩn của P’n
 P’n được xác định theo quy định pháp luật kế
toán, quản lý thuế và thuế TNDN.
74
BÀI TẬP 1
(Phương pháp so sánh lợi nhuận thuần)
 Công ty cổ phần SBS có giao dịch liên kết và xác
định áp dụng phương pháp so sánh tỷ suất lợi
nhuận thuần để xác định nghĩa vụ thuế.
 Năm 2019: Tổng doanh thu của công ty là 6.000 tỷ
đồng; giá vốn hàng bán 5.020 tỷ đồng; chi phí quản
lý doanh nghiệp 440 tỷ đồng; chi phí bán hàng 1.100
tỷ đồng; doanh thu tài chính 200 tỷ đồng; chi phí tài
chính 40 tỷ đồng.
 Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu của đối
tượng so sánh độc lập được chọn theo khoảng giá
trị giữa thuộc khoảng giao dịch độc lập chuẩn là 8%.
75
BÀI TẬP 1 (tiếp)
 Yêu cầu: Hãy xác định các chỉ tiêu sau:
• Lợi nhuận kế toán của SBS = ?
• Lợi nhuận thuần không kể thu nhập từ hoạt động
tài chính (EBIT) của SBS = ?
• Tỷ suất lợi nhuận thuần/doanh thu (lợi nhuận kế
toán) của Công ty cổ phần SBS = ?
• Tỷ suất EBIT/doanh thu của SBS = ?
• Lợi nhuận được điều chỉnh trên cơ sở tỷ suất lợi
nhuận thuần trên doanh thu của SBS làm căn cứ
xác định thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp
=?
76
3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN BỔ LỢI NHUẬN
 Đối tượng áp dụng:
- NNT tham gia GDLK tổng hợp, đặc thù, duy
nhất, khép kín trong tập đoàn;
- Các hoạt động phát triển sản phẩm mới, công
nghệ độc quyền, chuỗi giá trị giao dịch độc
quyền,… không có căn cứ xác định giá giữa các
bên liên kết… thực hiện đồng thời nhiều giao
dịch tài chính phức tạp…;
- NNT tham gia GDLK kinh tế số không có căn cứ
xác định giá giữa các bên liên kết;
- NNT tự chủ đối với toàn bộ quá trình SXKD mà
không thuộc đối tượng áp dụng PP1 và PP2.
77
3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN BỔ LỢI NHUẬN (tiếp)
 Nguyên tắc:
- Phân bổ tổng lợi nhuận của GDLK để xác định
lợi nhuận của NNT;
- Tính cho tổng lợi nhuận thực tế và lợi nhuận
tiềm năng của các GDLK xác định trên cơ sở
số liệu tài chính, các chứng từ hợp pháp; giá
trị và lợi nhuận của GDLK phải xác định theo
cùng phương pháp kế toán trong toàn bộ thời
gian áp dụng phương pháp này.

78
3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN BỔ LỢI NHUẬN (tiếp)
 Phương pháp:
- Lợi nhuận được điều chỉnh của NNT là tổng lợi
nhuận cơ bản và lợi nhuận phụ trội
- Lợi nhuận cơ bản được xác định theo phương
pháp so sánh lợi nhuận (phương pháp 2 nêu
trên)
- Lợi nhuận phụ trội xác định theo tỷ lệ phân bổ
dựa trên một hoặc một số yếu tố như: doanh
thu, chi phí, tài sản hoặc nhân lực của các bên
liên kết tham gia giao dịch phù hợp với
nguyên tắc giao dịch độc lập.
79
VII. CHI PHÍ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP CÓ GDLK
 Không được tính vào chi phí được trừ đối với
GDLK không phù hợp bản chất GDĐL, không
góp phần tạo ra doanh thu, thu nhập:
- CP thanh toán cho bên liên kết không có
HĐSXKD nào liên quan đến ngành nghề,
HĐSXKD của NNT;
- CP thanh toán cho bên liên kết có hoạt động
SXKD nhưng quy mô tài sản… không tương
xứng với giao dịch giao dịch mà bên liên kết
nhận được từ người nộp thuế;
80
VII. CHI PHÍ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP CÓ GDLK (tiếp)
 không được tính vào chi phí được trừ… (tiếp)
- CP thanh toán cho bên liên kết không có
quyền lợi, trách nhiệm liên quan đối với tài
sản, HHDV cung cấp cho NNT;
- CP thanh toán cho bên liên kết là đối tượng cư
trú của một nước hoặc vùng lãnh thổ không
thu thuế TNDN, không góp phần tạo ra doanh
thu, GTGT cho hoạt động SXKD của NNT.

81
VII. CHI PHÍ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP CÓ GDLK (tiếp)
 Quy định cụ thể về giao dịch cung cấp dịch vụ
giữa các bên liên kết
 Điều kiện được coi là chi phí được trừ:
- Có giá trị thương mại và trực tiếp phục vụ
HĐSXKD của NNT;
- Điều kiện, hoàn cảnh tương tự GDĐL;
- Phí được thanh toán trên cơ sở GDĐL;
- Phương pháp tính giá hoặc phân bổ mức phí
dịch vụ giữa các bên liên kết được thực hiện
thống nhất trong toàn tập đoàn (có đầy đủ hóa
đơn, chứng từ, hợp đồng, PP tính…).
82
VII. CHI PHÍ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP CÓ GDLK (tiếp)
 Chi phí dịch vụ không được trừ:
- Dịch vụ chỉ nhằm mục đích phục vụ lợi ích
hoặc tạo giá trị cho các bên liên kết khác;
- Dịch vụ phục vụ cổ đông của bên liên kết;
- Dịch vụ tính phí trùng lắp do nhiều bên cung
cấp, không xác định được GTGT của NNT;
- Bản chất là lợi ích NNT nhận được do là thành
viên của tập đoàn và chi phí mà bên liên kết
cộng thêm đối với dịch vụ do bên thứ ba cung
cấp qua trung gian không đóng góp thêm giá
trị cho dịch vụ.
83
TỔNG CHI PHÍ LÃI VAY ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC
ĐỊNH TNCT ĐỐI VỚI DN CÓ GDLK

 Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi
cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế
được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập
doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi
nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ
cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi
cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao
phát sinh trong kỳ của người nộp thuế (EBITDA);

84
TỔNG CHI PHÍ LÃI VAY ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC
ĐỊNH TNCT ĐỐI VỚI DN CÓ GDLK (tiếp)

 Phần chi phí lãi vay không được trừ (lớn hơn 30%
EBITDA) được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp
theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ
trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh
được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn 30%
EBITDA. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên
tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm
phát sinh chi phí lãi vay không được trừ;

85
TỔNG CHI PHÍ LÃI VAY ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH
TNCT ĐỐI VỚI DN CÓ GDLK (tiếp)
 Không áp dụng khống chế 30% EBITDA với các khoản vay
của NNT là tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín
dụng; tổ chức KD bảo hiểm theo Luật KD bảo hiểm; các
khoản vay vốn ODA, vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện
theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các
DN vay lại; các khoản vay thực hiện chương trình mục tiêu
quốc gia (chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền
vững); các khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện
chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước (nhà ở tái định
cư, nhà ở công nhân, sinh viên, nhà ở xã hội và dự án
phúc lợi công cộng khác).
 Tình huống về khống chế chi phí theo EBITDA
86
TÌNH HUỐNG 18
 Dữ liệu của công ty ABC năm 2020 như sau (trđ):
1.Tổng doanh thu bán HHDV 400.000
2.Tổng chi phí SXKD 366.000
3.Trong đó: Chi phí khấu hao TSCĐ 40.000
4.Doanh thu hoạt động tài chính 5.000
5.Trong đó: Thu lãi tiền gửi, lãi cho vay 4.000
6.Chi phí hoạt động tài chính 30.000
7.Trong đó: Chi phí lãi vay 28.000
8.Chi phí lãi vay vốn hóa 22.000
9.Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh 9.000
10.EBITDA ???
11. Chi phí lãi vay được trừ tối đa ???
12. Chi phí lãi vay không được trừ ???
87
TÌNH HUỐNG 19
 Dữ liệu của công ty DSC năm 2020 như sau (trđ):
1.Tổng doanh thu bán HHDV 400.000
2.Tổng chi phí SXKD 410.000
3.Trong đó: Chi phí khấu hao TSCĐ 30.000
4.Doanh thu hoạt động tài chính 3.000
5.Trong đó: Thu lãi tiền gửi, lãi cho vay 1.000
6.Chi phí hoạt động tài chính 50.000
7.Trong đó: Chi phí lãi vay 45.000
8.Chi phí lãi vay vốn hóa 20.000
9.Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh (57.000)
10.EBITDA ???
11. Chi phí lãi vay được trừ tối đa ???
12. Chi phí lãi vay không được trừ ???
88
HIỆU LỰC VÀ HỒI TỐ CỦA NGHỊ ĐỊNH 68/2020
SỬA ĐỔI NĐ 20/2017 VỀ CHI PHÍ LÃI VAY
 Hiệu lực: Từ ngày ký (24/6/2020) và áp dụng từ
kỳ tính thuế 2019
 Hiệu lực hồi tố: Hồi tố cho kỳ tính thuế 2017,
2018:
- Doanh nghiệp kê khai bổ sung, điều chỉnh và nộp
cho CQT trước ngày 1/1/2021
- Được giảm thuế TNDN và tiền chậm nộp tương ứng
- Được bù trừ số thuế đã nộp thừa, số tiền chậm nộp
đã nộp thừa khi tính lại vào số thuế phải nộp của
năm 2020 và những năm tiếp theo nhưng tối đa 5
năm kể từ năm 2020
89
HIỆU LỰC VÀ HỒI TỐ CỦA NGHỊ ĐỊNH 68/2020
SỬA ĐỔI NĐ 20/2017 VỀ CHI PHÍ LÃI VAY
- Trường hợp đã thực hiện thanh tra và đã có kết
luận thanh tra của cơ quan có thẩm quyền thì
NNT đề nghị cơ quan thuế xác định lại số thuế
phải nộp (Chỉ xác định tại trụ sở cơ quan thuế,
không thanh tra lại tại trụ sở NNT). Từ đó, xác
định lại số tiền thuế phải nộp và tiền chậm nộp và
thực hiện bù trừ như trên.
- Trường hợp đã xử phạt vi phạm hành chính về
thuế hoặc đang giải quyết theo trình tự khiếu nại
thì không điều chỉnh lại số tiền phạt vi phạm hành
chính về thuế.
90
HIỆU LỰC VÀ HỒI TỐ CỦA NGHỊ ĐỊNH 132/2020
VỀ CHI PHÍ LÃI VAY
 Hiệu lực thi hành: Từ 20/12/2020 và áp dụng từ kỳ tính
thuế 2020.
 Hồi tố và chuyển tiếp:
- Tiếp tục thực hiện hồi tố năm 2017 và 2018 theo Nghị
định 68/2021;
- NNT đã được CQT, CQ có thẩm quyền thực hiện và đã
có kết luận thanh tra, kiểm tra, quyết định xử lý đối với
kỳ tính thuế năm 2017, năm 2018 thuộc trường hợp
được xác định lại số thuế phải nộp theo Nghị định số
68/2020 nhưng đến thời điểm Nghị định 132 có hiệu lực
thi hành chưa gửi đề nghị cho CQT thì NNT có quyền đề
nghị CQT quản lý trực tiếp xác định lại số thuế phải nộp;
91
HIỆU LỰC VÀ HỒI TỐ CỦA NGHỊ ĐỊNH 132/2020
VỀ CHI PHÍ LÃI VAY (tiếp)
- Trường hợp người nộp thuế có số tiền thuế thu
nhập doanh nghiệp, tiền chậm nộp đã nộp ngân
sách nhà nước của năm 2017, năm 2018 lớn hơn
số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền chậm
nộp đã xác định lại thì phần chênh lệch được bù
trừ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm
2020 đến hết năm 2024. Kết thúc thời hạn trên,
không xử lý số thuế còn lại chưa bù trừ hết;

92
HIỆU LỰC VÀ HỒI TỐ CỦA NGHỊ ĐỊNH 132/2020
VỀ CHI PHÍ LÃI VAY (tiếp)
- Đối với trường hợp được chuyển chi phí lãi vay
sang kỳ tính thuế tiếp theo khi quyết toán thuế thu
nhập doanh nghiệp năm 2019 theo quy định tại
Nghị định số 68/2020/NĐ-CP, thời gian chuyển chi
phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ
kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020.
Trường hợp sau 05 năm không chuyển hết thì
phần chi phí lãi vay còn lại không được chuyển
sang các kỳ tính thuế tiếp theo.

93
VIII. CƠ SỞ DỮ LIỆU KÊ KHAI, XÁC ĐỊNH GIÁ,
QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI GDLK
 Cơ sở dữ liệu thương mại của NNT:
• Thông tin, số liệu tài chính, kinh tế được các tổ chức
kinh doanh dữ liệu thu thập, tập hợp, chuẩn hóa, lưu trữ,
cập nhật, cung cấp bằng các phần mềm hỗ trợ truy cập,
quản lý với các công cụ, ứng dụng được lập trình sẵn,
hỗ trợ tiện ích cho người sử dụng có thể tìm kiếm, truy
cập và sử dụng dữ liệu tài chính, kinh tế của các doanh
nghiệp trong và ngoài Việt Nam theo ngành nghề SXKD,
theo khu vực địa lý hoặc các tiêu chí tìm kiếm theo yêu
cầu khác phục vụ mục đích so sánh, xác định đối tượng
tương đồng trong kê khai và quản lý giá GDLK;

94
Cơ sở dữ liệu thương mại của NNT (tiếp)

• Thông tin dữ liệu của các doanh nghiệp được


công bố công khai trên thị trường chứng khoán;
• Thông tin, dữ liệu công bố trên các sàn giao dịch
hàng hóa, dịch vụ trong nước và quốc tế;
• Thông tin do các cơ quan bộ, ngành trong nước
công bố công khai hoặc các nguồn chính thức
khác.

95
Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế
• Cơ sở dữ liệu thương mại của NNT cung cấp;
• Thông tin, dữ liệu trao đổi với các cơ quan thuế
đối tác;
• Thông tin do các cơ quan bộ, ngành trong nước
cung cấp cho cơ quan thuế;
• Cơ sở dữ liệu của Cơ quan thuế trong quản lý rủi
ro.

96
IX. NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ TRONG
KÊ KHAI GDLK
 Kê khai GDLK thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị
định 132, xác định giá GDLK, không làm giảm
nghĩa vụ thuế TNDN;
 Chứng minh lựa chọn phương pháp xác định giá
GDLK;
 Kê khai thông tin GDLK thuộc phạm vi điều
chỉnh của Nghị định 132 theo mẫu quy định và
nộp cùng Tờ khai quyết toán thuế TNDN;
 Lưu giữ hồ sơ và xuất trình hồ sơ xác định giá
giao dịch liên kết theo yêu cầu của cơ quan thuế;
 Nghĩa vụ báo cáo lợi nhuận liên quốc gia…
97
X. MIỄN KÊ KHAI, MIỄN LẬP HỒ SƠ XÁC ĐỊNH
GIÁ GDLK

1. Miễn kê khai xác định giá GDLK


2. Miễn lập hồ sơ xác định giá GDLK

98
1. MIỄN KÊ KHAI XÁC ĐỊNH GIÁ GDLK
 NNT có giao dịch với doanh nghiệp liên kết là
ĐTNT TNDN tại Việt Nam mà các doanh
nghiệp này áp dụng cùng mức thuế suất thuế
TNDN với NNT và không bên nào được
hưởng ưu đãi thuế TNDN trong kỳ tính thuế
thì được miễn kê khai xác định giá GDLK tại
mục III và IV Phụ lục Nghị định 132;
 Doanh nghiệp được miễn kê khai xác định giá
GDLK phải kê khai căn cứ miễn trừ tại mục I
và II Phụ lục Nghị định 132.
99
2. MIỄN LẬP HỒ SƠ GIÁ GDLK
Áp dụng đối với một trong 3 trường hợp sau:
 Có phát sinh GDLK nhưng tổng doanh thu < 50 tỷ
đồng và tổng giá trị tất cả các GDLK < 30 tỷ đồng;
 Thực hiện KD với chức năng đơn giản, không
phát sinh doanh thu, chi phí, sử dụng tài sản vô
hình và có doanh thu < 200 tỷ đồng áp dụng tỷ
suất lợi nhuận thuần trước lãi vay và thuế TNDN
trên doanh thu đối với từng lĩnh vực như sau:
+ Phân phối: từ 5% trở lên;
+ Sản xuất: từ 10% trở lên;
+ Gia công: từ 15% trở lên.
100
2. MIỄN LẬP HỒ SƠ GIÁ GDLK (tiếp)
• Áp dụng đối với NNT đã ký thỏa thuận trước về
phương pháp xác định giá tính thuế (APA) và
thực hiện nộp báo cáo thường niên theo quy định
của APA.
• Đối với các GDLK không thuộc phạm vi APA thì
NNT có trách nhiệm kê khai xác định giá GDLK.
 Lưu ý: NNT thuộc diện miễn kê khai hoặc miễn
lập hồ sơ xác định giá GDLK vẫn phải xác định
chi phí lãi vay được trừ theo quy định tại khoản 3
Điều 16 Nghị định 132.
101
XI. TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA CQT
 Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế đối với
giá GDLK theo quy định của pháp luật thuế:
• Quản lý, sử dụng thông tin của NNT có GDLK phục
vụ công tác quản lý rủi ro;
• Áp dụng quản lý rủi ro trong việc lập kế hoạch
thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp có quan hệ liên
kết và GDLK;
• Quản lý, sử dụng báo cáo lợi nhuận liên quốc gia
của NNT phục vụ công tác quản lý rủi ro, trao đổi
thông tin theo quy định và cam kết của Việt Nam tại
Thỏa thuận quốc tế về thuế, không sử dụng để ấn
định thuế.
102
XI. TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA CQT
 CQT căn cứ các nguyên tắc phân tích, so sánh,
nguyên tắc và phương pháp xác định giá GDLK
và các thông tin kê khai nghĩa vụ thuế của doanh
nghiệp có GDLK để thực hiện ấn định thuế trong
các trường hợp sau:
(1) NNT vi phạm pháp luật về thuế nhưng thực hiện
đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ: Việc
ấn định doanh thu, chi phí hoặc TNCT để xác
định nghĩa vụ thuế được thực hiện theo các
nguyên tắc phân tích, so sánh, phương pháp
xác định giá GDLK và cơ sở dữ liệu sử dụng trong
quản lý giá GDLK;
103
XI. TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA CQT
(2) Cơ quan thuế có quyền ấn định mức giá; tỷ suất
lợi nhuận; tỷ lệ phân bổ lợi nhuận; TNCT hoặc số
thuế TNDN phải nộp đối với NNT không tuân thủ
quy định về kê khai, xác định GDLK; không cung
cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin, dữ liệu
kê khai xác định giá GDLK; sử dụng thông tin về
GDĐL không trung thực, không đúng thực tế; có
hành vi vi phạm các quy định về xác định giá
GDLK;
Cơ sở dữ liệu sử dụng để ấn định thuế trong
trường hợp (2) thực hiện theo quy định tại Điều 50
Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14.
104
PHẦN 3: HƯỚNG DẪN CÔNG THỨC XÁC ĐỊNH
GIÁ TRỊ HÀM BÁCH PHÂN VỊ, KHOẢNG GIAO
DỊCH ĐỘC LẬP CHUẨN VÀ GIÁ TRỊ TRUNG VỊ
1. Bản chất của hàm bách phân vị
2. Cách xác định
3. Ví dụ xác định giá trị hàm bách phân vị
4. Một số bài tập xác định giá trị hàm bách phân
vị và quản lý thuế đối với GDLK

105
1. BẢN CHẤT HÀM BÁCH PHÂN VỊ
• Trong thống kê mô tả, việc sử dụng giá trị bách
phân vị là phương pháp để ước tính tỷ lệ dữ
liệu trong một tập số liệu rơi vào vùng cao hơn
hoặc vùng thấp hơn một giá trị cho trước.
• Số phân vị Pth là một giá trị mà tại đó nhiều nhất
có P% số trường hợp quan sát trong tập dữ liệu
có giá trị thấp hơn giá trị này và nhiều nhất là
(100 – P)% của trường hợp có giá trị lớn hơn
giá trị này.

106
1. BẢN CHẤT HÀM BÁCH PHÂN VỊ (tiếp)
• Bách phân vị 10th là giá trị mà tại đó nhiều nhất là
10% số quan sát là kém hơn giá trị này
• Bách phân vị 25th là giá trị mà tại đó nhiều nhất là
25% số quan sát là kém hơn giá trị này
• Bách phân vị 50th là giá trị mà tại đó nhiều nhất là
50% số quan sát là kém hơn giá trị này
• Bách phân vị 75th là giá trị mà tại đó nhiều nhất là
75% số quan sát là kém hơn giá trị này
• Bách phân vị 90th là giá trị mà tại đó nhiều nhất là
90% số quan sát là kém hơn giá trị này
• Bách phân vị 50th là trung vị.
107
2. CÁCH XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ HÀM BÁCH PHÂN VỊ
• Lập một vùng trong exel là các ô chứa các giá trị
về mức giá hoặc tỷ suất xác định được (có thể là
một cột hoặc 1 dòng).
• Di chuyển đến một vùng khác và thực hiện lệnh
Percentile để tìm các phân vị tương ứng, cụ thể:
• PERCENTILE (Vùng cần tính, tham số)
(PERCENTILE (array, k): Công thức tìm phân vị
thứ k của các giá trị trong một mảng dữ liệu).
• Vùng cần tính: Là vùng chứa các giá trị về mức
giá hoặc tỷ suất.
• Tham số: Nhận các giá trị tương ứng từ 0 đến 1.
108
VÍ DỤ 10
XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ HÀM BÁCH PHÂN VỊ
• Các tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu của
các doanh nghiệp độc lập để so sánh thu thập
được như sau: 4,1; 4,6; 5,1; 6,2; 7,4.
• Từ ví dụ trên lập bảng excel và xác định các
giá trị:
- Khoảng giá giao dịch độc lập chuẩn [4,8; 6,2]
- Giá trị trung vị = 5,1

109
4. MỘT SỐ BÀI TẬP XÁC ĐỊNH
GIÁ TRỊ HÀM BÁCH PHÂN VỊ
VÀ QUẢN LÝ THUẾ
ĐỐI VỚI GIAO DỊCH LIÊN KẾT

110
BÀI 2
• Công ty KVN ký hợp đồng vay vốn với thời hạn
vay 7 năm (Từ 6/2018 đến 5/2023) từ Woori
Milestone Realestate Fund phục vụ cho dự án
xây dựng tổ hợp văn phòng, trung tâm thương
mại và căn hộ chung cư LMT. Số tiền vay bằng
USD quy ra đồng Việt Nam là 10.500 tỷ đồng.
Lãi suất khoản vay là 10,33%/năm. Lãi suất trả
hàng năm vào cuối năm.
• KVN và Woori Milestone Realestate Fund có
quan hệ liên kết theo Nghị định 132.
• KVN thu thập dữ liệu về lãi suất cho vay của 5
ngân hàng với cùng kỳ hạn và các điều khoản
tương đương như sau: 111
BÀI 2 (tiếp)
Ngân hàng Lãi suất (%)
TPBank 9,66
SaigonBank 9,6
HSBC 9,55
NamA Bank 9,3
Đong A Bank 9,3
Yêu cầu:
1. Hãy xác định khoảng giá trị giao dịch độc lập
làm căn cứ kê khai giá GDLK.
2. Từ kết quả tính toán đó, hãy kê khai giá GKLK
của KVN năm 2019.
112
BÀI 3
• Công ty GM Việt Nam là công ty TNHH MTV với
100% vốn đầu tư của GM Korea.
• GM Korea còn có một công ty con mà GM
Korea sở hữu 100% vốn tại Thái Lan với tên
gọi GM Thailand.
• Năm 2020 có tình hình sản xuất, kinh doanh
của GM Việt Nam như sau:

113
BÀI 3 (tiếp)
Chỉ tiêu Số tiền (trđ)
Doanh thu bán HHDV 4.167.569
Giảm trừ doanh thu 181.042
Doanh thu hoạt động tài chính 5.154
Giá vốn hàng bán 3.681.181
Chi phí bán hàng 274.399
Chi phí quản lý doanh nghiệp 75.584
Chi phí tài chính 6.142
Thu nhập khác 3.214
Chi phí khác 113
Lợi nhuận khác 3.101
114
BÀI 3 (tiếp)
• Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2020,
GM Việt Nam có nhập khẩu động cơ xe máy từ GM
Korea. Tổng số động cơ đã nhập từ GM Korea là
30.000. Giá DDP của một động cơ quy ra đồng Việt
Nam là 50 triệu đồng. GM Việt Nam đã sử dụng
toàn bộ số động cơ này để sản xuất sản phẩm bán
ra trong năm 2020.
• Cơ quan thuế xác định sử dụng phương pháp giá
GDĐL để xác định nghĩa vụ thuế của GM Việt Nam
năm 2020.
• Giá GDĐL trên thị trường quốc tế của động cơ
tương tự sau khi đã loại trừ các khác biệt trọng yếu
theo số liệu của CQT thể hiện qua bảng sau:
115
BÀI 3 (tiếp)
Doanh nghiệp Đơn giá
PCX 47
HDI 47
TYT 44,5
Niso 44
Turbon 44
Yêu cầu:
1. CQT sẽ tính các giá trị hàm bách phân vị như thế
nào? Từ kết quả tính toán đó, CQT ấn định chi phí
mua động cơ của GM Việt Nam như thế nào?
2. Xác định thuế TNDN phải nộp của GM Việt Nam
năm 2020 trên cơ sở điều chỉnh giá GDLK.
116
BÀI 4
 Công ty TDC hoạt động trong lĩnh vực sản
xuất thiết bị điện tử, là công ty con 100% vốn
đầu tư bởi công ty TDC Investment Holdings.
 TDC Investment Holdings có dự án đầu tư
đang trong thời gian được miễn thuế TNDN
theo quy định của pháp luật.
 Năm 2019 TDC Investment Holdings cung cấp
linh kiện điện tử cho TDC với tổng giá trị là 900
tỷ đồng. Toàn bộ được sử dụng để sản xuất
hàng bán ra trong năm 2019.
 Tổng chi phí QLDN và chi phí bán hàng của
TDC năm 2019 là 75 tỷ đồng. 117
BÀI 4 (tiếp)
 Tổng giá vốn hàng bán của TDC năm 2019 là
2.060 tỷ đồng. Trong đó, phần giá trị linh kiện
mua từ TDC Investment Holdings là 900 tỷ đồng.
 Tổng doanh thu của TDC năm 2019 là 2.140 tỷ
đồng.
 Hàng hóa của TDC Investment Holdings cung
cấp cho TDC không thể tìm kiếm được dữ liệu
để áp dụng phương pháp so sánh giá GDĐL.
 TDC xác định sử dụng phương pháp tỷ suất lợi
nhuận gộp trên doanh thu (PP giá bán lại) để kê
khai giá giao dịch liên kết. Các số liệu về tỷ suất
lợi nhuận gộp trên doanh thu theo sàn giao dịch
thương mại trong nước công bố như sau:
118
BÀI 4 (tiếp)
Công ty TSLN gộp trên DT (%)
ABC 5
ABC1 5
ABB 6,5
BBC 6,8
BBD 7
BBS 7,2
STC 7,2
SBC 8
SSD 8,2
MNC 8,2
119
BÀI 4 (tiếp)
Yêu cầu:
1.Hãy xác định khoảng giá trị giao dịch độc lập
làm cơ sở kê khai giá giao dịch liên kết
2.Tính toán điều chỉnh giá giao dịch liên kết theo
giá giao dịch độc lập từ số liệu tính toán trên
3.Kê khai giá giao dịch liên kết theo quy định
4.Xác định số thuế TNDN phải nộp của TDC sau
khi điều chỉnh giá giao dịch liên kết theo giá giao
dịch độc lập

120
PHẦN 4: HƯỚNG DẪN LẬP TỜ KHAI VÀ HỒ SƠ
GIÁ GIAO DỊCH LIÊN KẾT

• Kê khai kỳ tính thuế


• Kê khai thông tin chung người nộp thuế
• Kê khai thông tin về các bên liên kết
• Kê khai miễn trừ nghĩa vụ kê khai hoặc miễn
trừ lập hồ sơ giao dịch liên kết
• Kê khai thông tin xác định giá giao dịch liên
kết

121
PHẦN 5: CÁC SAI SÓT THƯỜNG GẶP VÀ BIỆN PHÁP
PHÒNG TRÁNH SAI SÓT TRONG KÊ KHAI GDLK
1. Các sai sót thường gặp
-Hiểu sai về DNLK và DN có GDLK
-Không kê khai khi có GDLK
-Xác định sai trường hợp được miễn kê khai giá
GDLK
-Xác định sai trường hợp được miễn lập hồ sơ
giá GDLK
-Kê khai giá GDLK bằng với giá GDĐL nhưng
không có căn cứ chứng minh
-Tạo giao dịch độc lập giả mạo
122
1. Các sai sót thường gặp (tiếp)
- Không đủ hồ sơ, tài liệu minh chứng giao dịch
độc lập và căn cứ lựa chọn GDĐL
- Không đủ hồ sơ minh chứng về hồ sơ, thủ tục
pháp lý đối với những giao dịch yêu cầu phải
thực hiện các thủ tục pháp lý: Đăng ký bản
quyền, đăng ký nhãn hiệu thương mại…
- Không đủ hồ sơ chứng minh lựa chọn phương
pháp xác định giá GDLK
- Xử lý mâu thuẫn luồng tiền bằng giao dịch
vay/cho vay với chủ sở hữu DN
- Không tính đến yếu tố đặc thù xác định GDLK
(vay vốn tập trung).
123
2. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH SAI SÓT
TRONG KKGDLK
• Tìm hiểu kỹ để hiểu đúng quy định pháp luật
về đối tượng và phạm vi áp dụng giao dịch
liên kết
• Hiểu đúng đối tượng áp dụng các phương
pháp so sánh xác định giá giao dịch liên kết
• Tìm hiểu và nắm chắc các thủ tục pháp lý, các
hồ sơ về giao dịch liên kết
• Tìm hiểu nắm chắc các thủ tục pháp lý có liên
quan
• Sử dụng dịch vụ khi cần thiết
124
TRAO ĐỔI THẢO LUẬN

125

You might also like