You are on page 1of 16

Vợ Chồng A Phủ

(Khát vọng sống của Mị trong


đêm tự tình mùa Xuân)
Nhóm 2: Khôi, Huy, Kim, Linh, Minh, Khải
Mị trước đêm
tự tình mùa
xuân
Phân tích nhân vật Mị trong đêm
tình mùa xuân, đầu tiên phải nói
tới phần mở đầu câu chuyện, về
hình ảnh của Mị trước thời điểm
diễn ra đêm tình mùa xuân.
Nhà văn Tô Hoài đã cho Mị xuất
hiện với dáng vẻ lầm lũi, cả ngày
cúi đầu, không nói, không cười,
như bóng ma nơi xó nhà. Thế
nhưng, ông cũng không quên
nhắc tới hoàn cảnh của Mị trước
khi về nhà thống lý Pá Tra làm
con dâu. 
Mị mồ côi mẹ, sống với cha già.
Mị xinh đẹp nết na. Mị đang tuổi
thanh xuân, tràn đây sức sống như
đóa hoa rừng thơm ngát, đầy sắc
thắm.
Đêm nào, đầu giường Mị cũng có
trai làng đứng nhẵn để tỏ tình.
Những tưởng rằng, đời Mị sẽ ấm êm
hạnh phúc. Thế nhưng, cuộc đời đâu
biết trước được chữ ngờ.
Trong một đêm tình mùa xuân, Mị bị
người ta lừa gạt, bắt cóc rồi trở thành
con dâu gạt nợ cho gia đình. Từ đó
cuộc đời Mị trở nên tối tăm và đầy
rẫy sự tủi nhục, cô đơn.
 “Có đến mấy tháng, đêm nào Mị
cũng khóc. Một hôm, Mị trốn về nhà,
hai tròng mắt còn đỏ hoe. Trông thấy
bố, Mị qùy, úp mặt xuống đất, nức
nở”. 
=> Mị khóc cho số phận hẩm hiu của
mình và nàng đã định tìm đến cái
chết. 
Thế nhưng thương cha, Mị lại
không nỡ tự vẫn. Mị lại trở lại nhà
thống lý để làm con dâu gạt nợ.
Đến lúc cha Mị chết đi, Mị cũng
không còn thiết tha bỏ trốn nữa.
Mị cứ sống như cái xác không
hồn. Mị quên rằng thời gian vẫn
không ngừng trôi. Mị vô cảm
trước sự đời.
Những tưởng rằng đời Mị
như thế đã hết, nhưng không,
trong đêm tình mùa xuân ấy,
sức sống mãnh liệt bấy lâu
vẫn ẩn dấu trong Mị như
bừng tỉnh. Nó bùng lên dữ
dội.
Tâm trạng nhân
vật Mị trong đêm
tình mùa xuân
• Những đêm “tự tình mùa xuân” đã
tới. “Hồng Ngài năm ấy ăn tết giữa
lúc gió thổi và cỏ gianh vàng ửng, gió
và rét dữ dội”.
• Không khí tết: “Những chiếc váy hoa
đã đem ra phơi trên mỏm đá, xoè như
con bướm sặc sỡ, đám trẻ chơi quay
cười ầm trước hiên nhà. Ngoài đầu
núi đã lấp ló tiếng ai thổi sao rủ bạn
đi chơi”
=> Ngoại cảnh vô tình đánh thức Mị
Ngày tết, Mị lén uống rượu. Rồi say,
Mị lịm mặt ngồi đấy, nhưng lòng Mị
thì đang sống về ngày trước. Mị nhớ
đến tình cảnh của mình ở hiện tại,
nhớ đến A Sử, Mi muốn chết, “nếu
có nắm lá ngón trong tay lúc này Mị
sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn
nhớ lại”. Mị nhận thức sự tồn tại
của bản thân,  “Mị còn trẻ lắm. Mị
vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”.
=> khát khao tự do.
Thực tại xót xa xen lẫn với quá khứ
hạnh phúc khiến tâm hồn Mị rỉ máu. 
“Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc
này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ
không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chì
thấy nước mặt ứa ra. Mà tiếng sáo
gọi bạn vẫn lửng lơ bay ngoài
đường”.
=> Chính lòng ham sống đã khiến
Mị thoát ra khỏi tình trạng vô cảm
vô thức cùa mình, và từ đó ý thức
sâu sắc về nổi bất hạnh trong bản
thân mình.
Mị đến bên góc nhà “ Mị xắn một
miếng mỡ bò vào đĩa đèn cho sáng”.
Mị muốn thắp sáng không gian xung
quanh mình, cũng là thắp sáng cõi
lòng mình, từ giã kiếp tăm tối. Trong
đầu Mị vẫn rập rờn tiéng sáo. “ Mị
muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi.
Mị quấn lại tóc, với cái váy hoa vắt
trong vách” Mị quyết định đi chơi.
Nhưng hành động của Mị vừa
vùng lên đã bị dập tắt. Mị bị A Sử
trói trong trạng thái mơ hồ, Mị vẫn
không biết mình bị trói, tiéng sáo
vẫn đưa Mị theo những cuộc chơi.
Đêm ấy Mị lúc mê lúc tỉnh.
=> Trong đêm tình mùa xuân, khát khao
được sống, được yêu thương, được đi
chơi, làm những gì mình muốn,… tất cả
đã hiện lên trong Mị, Mị mơ ước được
đi chơi như bao người. Nhưng, hiện
thực thì không được như vậy. Tâm hồn
chai sạn của Mị đã sống lại, Mị luôn
tiềm tàng sức sống mãnh liệt.

You might also like