You are on page 1of 28

QUẢN TRỊ TÀI TRỢ

Sponsorship management
Bài 1: Giới thiệu học phần (tiếp)
PHÂN LOẠI CÁC NHÓM CÔNG CHÚNG CỦA TÀI TRỢ SỰ KIỆN

 Công chúng xem trực tiếp so với công chúng xem phát lại

-Mức độ hưng phấn: mức độ hưng phấn mà một sự kiện khi xem trực tiếp mang lại lớn hơn rất nhiều so
với việc xem lại. Chẳng hạn, khi chúng ta xem trực tiếp trận chung kết UEFA Champions league rõ ràng là
thú vị hơn rất nhiều so với khi xem bản tin thể thao, trận đấu khi mà tên của đội chiến thắng đã được biết.
Người ta đã chỉ ra rằng, mức độ hưng phấn ảnh hưởng đến nhận thức của những kích thích tài trợ.
-Thời gian: thời gian xem sự kiện trực tiếp thường lâu hơn so với thời gian xem sự kiện được ghi lại bởi
những gì sẽ xẩy ra khi xem trực tiếp là không thể biết trước. Trong thực tế, “sự hồi hộp” khi xem nhiều sự
kiện trực tiếp (chủ yếu là thể thao) do công chúng dự đoán điều gì đó sẽ xảy ra (mục tiêu trong bóng đá,
đội nhà chạy trong bóng chày hay tại nạn trong đua xe công thức 1) làm công chúng chú ý và tập trung đến
sự kiện hơn. Từ khía cạnh của nhà tài trợ thời gian xem lâu hơn đồng nghĩa với việc thông điệp truyền
thông sẽ được tiếp xúc lâu hơn, từ đó ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ thông điệp.
- những sự kiện được ghi lại hầu hết bị phương tiện truyền thông đại chúng biên tập lại nội dung trước khi
phát lại hoặc in ra. Do đó, nhiều đoạn có giá trị nhất đối với nhà tài trợ (chẳng hạn, góc nhìn rõ ràng nhất
về biển quảng cáo) sẽ bị loại bỏ trong quá trình biên tập.
PHÂN LOẠI CÁC NHÓM CÔNG CHÚNG CỦA TÀI TRỢ SỰ KIỆN

 Công chúng tại sự kiện so với công chúng không tại sự kiện
Việc phân biệt giữa công chúng tại sự kiện với công chúng xem truyền hình là rất hữu ích. Công chúng
tại sự kiện có thể mang lại những trải nghiệm sự kiện nhiều hơn, sâu sắc hơn so với công chúng xem
truyền hình. Trải nghiệm sự kiện cũng có thể kéo dài hơn, do tại sự kiện thường bao gồm một chuỗi
những hoạt động như thưởng thức sự kiện, ăn và chờ đợi tại sự kiện,...
Công chúng tại sự kiện có thể lớn và trong một số trường hợp lượng công chúng còn nhiều hơn xem
truyền hình trực tiếp. Nhờ đó nhà tài trợ có thể tiếp xúc trực tiếp với công chúng thông qua một lượng
lớn công cụ truyền thông thông như qua các trò chơi, các mẫu sản phẩm,...
Tuy nhiên, công chúng tại sự kiện thường có xu hướng là những người trẻ tuổi hơn công chúng truyền
hình. Điều này nói lên rằng công chúng tại sự kiện sẽ năng động hơn trong cấu trúc nhân khẩu học của
người xem truyền hình. Càng ngày, truyền hình đang trở thành phương tiện truyền thông cho những công
dân già tuổi, trong khi nhóm công chúng mục tiêu trẻ mang tính thương mại tham gia vào những trò chơi
giải trí khác.
CÁC NHÓM MỤC TIÊU CỦA HOẠT ĐỘNG TÀI
TRỢ
CÁC NHÓM MỤC TIÊU CỦA HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ
1. Nâng cao nhận biết / nhận thức về thương hiệu.
 Nâng cao nhận biết về sản phẩm hay thương hiệu trong công chúng nói chung và nhóm công chúng cụ thể
nói riêng là một trong hai mục đích quan trọng nhất của tài trợ. Tuy nhiên, các nhà tài trợ khi theo đuổi
mục đích nâng cao nhận biết cần đặc biệt lưu ý đến những cạm bẫy tiềm tàng do công chúng có rất ít
thông tin về sản phẩm hay dịch vụ cơ bản về thương hiệu nhà tài trợ. Chẳng hạn như, tài trợ thông qua việc
đặt biển quảng cáo hay in logo của công ty lên áo của người chơi, nhà tài trợ có thể nhận được kết cục về
nhận biết thương hiệu trống rỗng (Điều này có nghĩa là người tiêu dùng có thể nhận biết rất cao về logo
của nhà tài trợ, nhưng không có sự hình dung gì về sự hiện diện của thương hiệu đó khi phát sinh nhu cầu).
Điều này thường xảy ra với những trường hợp tài trợ các sự kiện được phát sóng toàn cầu (chẳng hạn như
FIFA World Cup), nơi mà thương hiệu nhà tài trợ có thể không hiện diện tại thị trường nội địa của những
nhóm người xem nhất định. Do đó, các chuyên gia marketing cho rằng, hoạt động tài trợ liên quan chủ yếu
đến việc đặt biển quảng cáo chỉ nên thực hiện đối với những công ty mà thương hiệu của họ đã trở nên nổi
tiếng và mang tính toàn cầu.
CÁC NHÓM MỤC TIÊU CỦA HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ
2. Thay đổi hoặc nâng cao hình ảnh thương hiệu.
 Cải thiện hay củng cố hình ảnh thương hiệu là một mục đích quan trọng khác của nhà tài trợ. Hoạt động
tài trợ từ lâu đã được ghi nhận là một công cụ chính trong việc nâng cao hình ảnh thương hiệu. Hầu hết
các tác giả đều cho rằng thương hiệu của nhà tài trợ là trọng tâm trong quá trình chuyển đổi hình ảnh từ
chủ thể nhận tài trợ sang nhà tài trợ và ngược lại. Chủ thể nhận tài trợ có thể có những liên kết rất mạnh
mẽ với những thuộc tính nhất định (chẳng hạn thế vận hội mang tính toàn cầu, giải quần vợt Wimbledon
mang tính xa xỉ). Khi một nhà tài trợ có mối liên kết với một thực thể nào đó, người tiêu dùng sẽ có xu
hướng nhận thức rằng thương hiệu đó cũng có những thuộc tính nhất định như vậy “hình ảnh không
chuyển đổi một cách dễ dàng”. Tuy nhiên, nhà tài trợ cần thực hiện thêm những nỗ lực để đảm bảo công
chúng nhận thức rằng chúng có liên quan với sự kiện để tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi hình ảnh theo
ý muốn. Nhiều tác giả đã chỉ ra rằng trong môi trường tài trợ “môi trường thực” so với quảng cáo (chẳng
hạn như, bầu không khí tại sân vận động, sân khấu hay khả năng của vận động viên) có thể giúp chuyển
đối những đặc tính đó sang nhà tài trợ.
CÁC NHÓM MỤC TIÊU CỦA HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ
3. Thể hiện lòng mến khách
 Các hoạt động tài trợ thường được sử dụng như là một môi trường hấp dẫn để giải trí đối với nhóm công
chúng chính của nhà tài trợ. Lòng mến khách được thể hiện ở ba mức độ chính: Thứ nhất, chúng cho phép
các nhà tài trợ cung cấp cho những thượng khách của mình một trải nghiệm thương hiệu và sự kiện một
cách độc đáo, qua đó sẽ góp phần nâng cao giá trị tài sản của mỗi chủ thể. Ví dụ, trong suốt chương trình
“Chúng tôi là chiến sĩ” các chiến sĩ quân đội - các thượng khách của Viettel (nhà tài trợ chính) tại nơi
diễn ra sự kiện được tận hưởng một chương trình bổ ích, được giao lưu và thi đấu cúng với những người
dẫn chương trình và các ngôi sao nổi tiếng trong nước mà mình mến mộ. Thứ hai, chúng có thể cho phép
lực lượng bán hàng của công ty thiết lập mối quan hệ với khách hàng hiện tại và tiềm năng, từ đó có thể dẫn
đến việc đàm phán và ký kết hợp đồng. Cuối cùng, là cách chi tiêu hiệu quả và hấp dẫn dành cho khách
hàng và nhân viên.
CÁC NHÓM MỤC TIÊU CỦA HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ
4. Chứng minh sự đổi mới và tính năng của sản phẩm
 Rất ít công ty tiến hành tài trợ chỉ để chứng minh tính năng hay sự đổi mới của sản phẩm. Mục đích này chủ
yếu được các công ty theo đuổi khi thương hiệu có mối liên kết chặt chẽ với sự kiện được tài trợ, chẳng hạn
như các nhà sản xuất và cung cấp thiết bị âm nhạc tài trợ cho các sự kiện âm nhạc hay các công ty kinh doanh
thiết bị thể thao tài trợ cho các sự kiện thể thao liên quan. Loại tài trợ này thường được sử dụng để ra mắt các
sản phẩm mới. Những mẫu xe mới hạng sang có thể được triển khai cho dịch vụ đưa đón khách cao cấp trong
suốt sự kiện, chẳng hạn như hãng xe Mecedes tài trợ xe cho hội nghị thường niên của Diễn đàn kinh tế thế giới
ở Davos (the Annual Meeting of the World Econonic Forum). Đối với những nhà sản xuất thiết bị thể thao, đây
là những hoạt động tài trợ chủ yếu nhằm cung cấp cho những vận động viên nổi tiếng những trang thiết bị cho
mùa tới trước khi chúng được bán rộng rãi trên thị trường (thông thường trước 9 tháng). Việc cho những nhân
vật nổi tiếng sử dụng trước trong một thời gian dài không chỉ được sử dụng nhằm tạo ra tác động kéo với người
tiêu dùng, mà còn góp phần tạo ra những hình ảnh minh họa cho những tài liệu truyền thông như Catalog và
video. Chẳng hạn, hãng Nike là nhà tài trợ giầy thi đấu cho tay vợt Roger Federer tại các giải quần vợt thuộc hệ
thống ATP, những đôi giầy thi đấu của Roger Federer luôn là những mẫu mới sắp được Nike tung ra thị trường.
CÁC NHÓM MỤC TIÊU CỦA HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ
5. Mục tiêu xúc tiến bán
 Xúc tiến bán trực tiếp thông qua tài trợ là mục đích phổ biến nhất mà các thương hiệu và nhà sản xuất
thiết bị thể thao có liên kết chặt chẽ với chủ thể nhận tài trợ. Trong marketing thiết bị thể thao, hoạt động
tài trợ có thể có một ảnh hưởng đáng kể vào doanh số. Hai ví dụ điển hình thường xuyên xuất hiện trong
các tài liệu của nhiều nhà nghiên cứu đó là: Ví dụ thứ nhất, khi nhà sản xuất xe đạp TI Raleigh quyết
định xâm nhập vào thị trường Pháp, họ không muốn dựa vào quảng cáo. Thay vào đó, họ quyết định tài
trợ một đội đua, sau đó đội đua này đã giành chiến thắng ở Tour de France. Nhờ đó, doanh số bán xe đạp
Raleigh đã tăng lên 30%. Ví dụ thứ hai, doanh số bán vợt tennis của thương hiệu Puma đã tăng lên đáng
kể sau khi Boris Becker lần đầu tiên dành chiến thắng tại giải Wimbledon. Thông thường, nhà tài trợ
được phép bán hàng hóa của họ tại sự kiện được tài trợ. Trong trường hợp như vậy, sự tác động trực tiếp
vào doanh số là có thể nhìn thấy được. Bên cạnh đó, còn tác động đến doanh số bán trên thị trường.
CÁC NHÓM MỤC TIÊU CỦA HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ
6. Nâng cao tinh thần của nhân viên
 Trong những tập đoàn lớn, truyền thông và quan hệ nội bộ có thể cũng quan trọng như truyền thông bên
ngoài. Tài trợ là một công cụ hiệu quả để thúc đẩy tinh thần của nhân viên và thiết lập một môi trường
chung giữa các cấp nhân viên khác nhau. Người lao động và những đối tác của thương hiệu có thể nhận
được những lợi ích tinh thần từ việc tự hào là nhà tài trợ, cũng như liên tưởng giữa hoạt động tài trợ với
giá trị và lối sống của mình. Nâng cao tinh thần của nhân viên thường là mục tiêu phụ trợ, hiếm khi là
một trong những mục tiêu chính của các hoạt động tài trợ của công ty.
VD: Heineiken: https://www.youtube.com/watch?v=a9JLJ4cm3W8
CÁC KHÍA CẠNH CẦN KHAI THÁC TRONG TÀI TRỢ
CÁC KHÍA CẠNH CẦN KHAI THÁC CỦA TÀI TRỢ
 Công chúng: Tài trợ sự kiện chủ yếu nhắm chọn vào ba nhóm công chúng riêng biệt: công chúng tại sự
kiện, công chúng truyền hình và ở một mức độ thấp hơn đó là công chúng rộng lớn. Những công chúng
khác nhau này đã được thảo luận chi tiết hơn ở phần trên. Khai thác tài trợ một sự kiện nhằm hướng tới
công chúng truyền hình thông thường sử dụng các quảng cáo thương mại trong thời gian phát sóng sự
kiện, tài trợ chương trình phát sóng và đặt sản phẩm tại phòng thu bình luận. Đối với công chúng rộng
lớn, tài trợ sự kiện thường được khai thác thông qua việc sử dụng quảng cáo hay xúc tiến bán liên kết tài
trợ. Ngoài ra, một loạt các công cụ truyền thông khác có thể được sử dụng.
 Lựa chọn công cụ truyền thông: Một loạt công cụ truyền thông có thể được sử dụng để đẩy mạnh liên kết
giữa sự kiện với thương hiệu nhà tài trợ, một trong những công cụ quan trọng nhất là bao gói, quan hệ
công chúng, xúc tiến bán, quảng cáo, marketing trực tiếp và bán hàng,... Như đã thảo luận ở trên, việc
lựa chọn công cụ truyền thông phụ thuộc vào công chúng mục tiêu và mục đích truyền thông. Chẳng hạn,
các nhà tại trợ có thể triển khai thiết kế sản phẩm đặc biệt liên quan đế sự kiện được tài trợ (chẳng hạn,
hãng điện thoại di động Samsung khi tài trợ cho Olympic Tokyo 2020 đã thiết kế riêng dòng sản phẩm
Samsung Galaxy S21 Olympic Games là một phiên bản đặc biệt của Galaxy S21 nhằm kỷ niệm Olympic
Tokyo 2020 và dành tặng cho các vận động viên tham gia thế vận hội) hay bằng cách sử dụng thư trực
tiếp tới những khách tham dự sự kiện (địa chỉ đã được thu thập tại một chương trình xúc tiến tại sự kiện).
Những nỗ lực đó có thể được củng cố thông qua chiến dịch quảng cáo và quan hệ công chúng.
CÁC KHÍA CẠNH CẦN KHAI THÁC CỦA TÀI TRỢ
 Thông điệp: Thông điệp của tài trợ hay những hoạt động truyền thông đi kèm có thể là thông tin về sự kiện cụ thể
hoặc các chủ đề cho các phương thức đòn bẩy khác. Chẳng hạn, sự liên kết của Ford với UEFA Champions
League là một ví dụ của cách tiếp cận đầu tiên. Trong quảng cáo thương hiệu, Ford sử dụng slogan “Technologie,
die bewegt. (Technology that moves you)”. Tuy nhiên, khi gắn với chủ đề tài trợ Champions League Ford lại sử
dụng slogan “Destination Fooball”. Loại hình khai thác này tập trung vào việc tăng cường liên kết giữa thương
hiệu với sự kiện. Thông qua liên kết này có thể dẫn đến một sự phù hợp nhận thức hơn giữa nhà tài trợ và sự
kiện. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự phù hợp nhận thức là một trong những nhân tố quan trọng cho việc tạo
ra tài sản thương hiệu thông qua tài trợ. Hãng ô tô nổi tiếng thế giới Audi của Đức sử dụng cách tiếp cận đòn bẩy
trong tài trợ của mình lại khác. Audi đã tại trợ cho giải trượt tuyết FIS Alpine World Ski Championships nhằm
xây dựng cho chiến lược “Quattro” (bốn bánh) được triển khai trong quảng cáo. Audi không cố gắng tăng cường
liên kết với trượt tuyết. Việc liên kết một chủ đề có lợi thế là thông điệp nhà tài trợ có thể dễ dàng được kết nối
với những thông tin về thương hiệu cụ thể đã được thiết lập trước đây trong bộ nhớ của người tiêu dùng.
 Thời gian và tần suất: Thông điệp marketing liên quan đến tài trợ có thể được triển khai trước, trong và sau sự
kiện được tài trợ diễn ra. Triển khai trước sự kiện phục vụ hai mục đích chính: tạo ra tuyên truyền cho sự kiện và
thông điệp tài trợ tiếp xúc trước với công chúng. Trong suốt thời gian diễn ra sự kiện, việc khai thác có thể tạo
ra doanh thu trực tiếp thông qua các hoạt động chẳng hạn như bán hàng. Những hoạt động liên quan tài trợ
sau sự kiện hỗ trợ việc ghi nhớ lâu dài sự liên kết giữa sự kiện – thương hiệu và giúp kết nối khoảng thời gian
tham gia tài trợ tiếp theo. Tần số của thông điệp (dù nhằm tăng cường nhận thức thương hiệu của nhà tài trợ hay
tăng doanh thu trực tiếp các sản phẩm liên quan đến tài trợ) có thể là một yếu tố quan trọng quyết định mức độ sẽ
ghi nhớ thông điệp của người tiêu dùng
CÔNG CHÚNG CỦA HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ
CÔNG CHÚNG CỦA HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ
 Công chúng của hoạt động tài trợ là những đối tượng mà nhà tài trợ nhắm đến,
với mục đích thay đổi thái độ và hành vi với thương hiệu. Một số doanh nghiệp
sử dụng tài trợ như một hình thức nhằm giáo dục và gắn kết với nhân viên nội
bộ. VD: Heineiken
 Có rất nhiều đối tượng công chúng mục tiêu được xác định. Trong chuỗi giá trị
(value chain), tài trợ tập trung vào mục tiêu thay đổi hành vi của nhà cung ứng,
bán buôn, bán lẻ đến việc cung cấp các giá trị đến khách hàng
 Ngoài ra tài trợ có thể nhắm đến các nhà phân tích hoặc cơ quan Chính phủ là
công chúng mục tiêu. Hoặc giới truyền thông đưa tin về doanh nghiệp
 Công chúng của hoạt động tài trợ có thể là NGO hoặc người dân địa phương.
VD: một nhà máy sản xuất công nghiệp lớn có thể đầu tư vào các khoản tài trợ
thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương, thể hiện mong muốn bù đắp theo
một cách nào đó phù hợp cho ô nhiễm tiếng ồn hoặc ánh sáng mà nhà máy tạo ra
https://www.youtube.com/watch?v=302D8sIQtTQ
https://www.samsung.com/vn/aboutsamsung/sustainability/corporate-citizenship/strategy/
CÁC THÀNH PHẦN THAM GIA VÀO HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ

 Thông thường trong lĩnh vực thể thao và giải trí, các chủ thể nhận tài trợ thường sử dụng một trung gian
để đàm phán với nhà tài trợ hoặc truyền thông hơn là trong lĩnh vực văn hóa. Trung gian này có thể mua
bản quyền sau đó bán bản quyền lại cho một chủ thể khác và chủ thể này có cơ hội nhận tài trợ nhưng có
thể bị giới hạn quyền khai thác nhất định. Ví dụ, nếu khai thác cơ sở dữ liệu công chúng tham gia sự kiện
là mục tiêu và thoả thuận quan trọng đối với nhà tài trợ thì nhà tài trợ phải xác định bên có thể có quyền
khai thác cơ sở dữ liệu đó và đảm bảo rằng những điều này đã được thảo luận trong hợp đồng. Trong một
số trường hợp, nhà tài trợ thường bỏ qua nghệ sỹ, vận động viên,.. là một chủ thể nhận tài trợ. Chẳng
hạn, nếu việc tài trợ cho một buổi biểu diễn tại Nhà hát lớn Hà Nội đang được xem xét, rất có thể cuộc
thương lượng sẽ diễn ra trực tiếp với nhà quản lý của Nhà Hát Lớn. Tuy nhiên, nếu các nghệ sĩ nổi tiếng
cũng tham dự buổi biểu diễn này thì nhà tài trợ có thể cần thêm các thỏa thuận với nghệ sĩ hoặc thông
qua người đại diện của họ,... Để triển khai hoạt động tài trợ cũng có thể cần có các thành phần khác tham
gia vào, bao gồm: các luật sư soạn thảo hợp đồng, các nhà nghiên cứu thị trường, các nhà tư vấn hoặc các
công ty tư vấn. Ngoài ra, giám sát đến mối quan hệ này có thể là các cơ quan quản lý các cấp như các ủy
ban thể thao hoặc công đoàn, chẳng hạn như Liên đoàn Bóng đá Việt Nam - VFF của giải bóng đá V -
league hoặc các hiệp hội thương mại, và tất nhiên tài trợ phải phù hợp với luật pháp của chính phủ sở tại.
CÁC LOẠI HÌNH
TÀI TRỢ
 Một công ty đầu tư tiền mặt hoặc
hiện vật để đổi lại quyền liên kết
thương hiệu của mình với một “tài
sản” được tài trợ. Các loại hình tài
trợ có thể là sự kiện hoặc hoạt
động mang tính chất cá nhân hoặc
dưới dạng cơ sở vật chất.
 Thể thao là một chủ thể nhận tài trợ
được thừa nhận một cách rộng rãi
nhất và cũng dành được sự quan tâm
đầu tư tài trợ nhiều nhất. Tiếp theo,
là các chương trình phát sóng và các
hoạt động, sự kiện thuộc lĩnh vực
văn hóa. Tuy nhiên, nhà tài trợ có rất
nhiều cơ hội để tài trợ và tất cả
những chủ thể này cần được xem xét
khi xác định sự phù hợp cho một
nhu cầu của nhà tài trợ cụ thể
TÀI SẢN TÀI TRỢ
 Tài sản tài trợ chuyển thành những lợi ích thực tế mà nhà tài trợ mua thông qua hợp đồng tài trợ. Tài sản
tài trợ có thể được chia thành những tài sản có giá trị hữu hình, nghĩa là những giá trị này có thể được
xác định bằng tiền, hoặc tài sản vô hình, giá trị phi tài chính. Có 2 loại tài sản chính: tài sản hữu hình và
tài sản vô hình Tài sản hữu hình Tài sản vô hình
Giá trị có thể được tính toán bằng tiền Giá trị không thể được tính toán bằng tiền

- Tiếp xúc phương tiện - Chuyển đổi thái độ thương hiệu


- Vé/giấy mời - Uy tín
- Cơ hội quảng bá thương hiệu - Chất lượng tài sản tài trợ
- Truy cập cơ sở dữ liệu - Địa điểm thuận lợi
- Chuyên gia - Độ tin cậy của người bảo chứng
- Kiến thức chuyên môn thương hiệu

- Thiết bị - Mức độ trung thành của công chúng

- Bảo chứng thương hiệu - Sức mạnh của những mục đích được
chia sẻ
- Phát mẫu
- Cơ hội kết nối
- Công nghệ
- Truyền thông thuận lợi hơn
- Tiếp cận nội dung
- Độc quyền truy cập
- Hoạt động marketing
- Môi trường không bị lội xộn
TÀI SẢN HỮU HÌNH
 Tài sản hữu hình tới từ việc tiếp xúc với phương tiện truyền thông, hay nói đúng hơn là giá trị của việc
tiếp xúc với phương tiện truyền thông của một thương hiệu thu được từ hoạt động tài trợ. Đây là loại tài
sản được thừa nhận một cách rộng rãi nhất và người nắm quyền tài sản bán cho nhà tài trợ, tiếp đến là
bán vé và cơ hội tiếp đón khách. Giá trị phương tiện truyền thông được tính toán dựa vào thời gian logo
của thương hiệu được hiển thị trên màn hình (hoặc qua áp phích quảng cáo và phương tiện truyền thông
khác). Chúng được tính toán chi phí tương tự như khi mua khoảng không trong quảng cáo. Vé sẽ có
mệnh giá, mặc dù gói cụ thể của nhà tài trợ có thể không được chào bán trên thị trường (dạng giấy mời)
nhưng thường có thể được tham chiếu qua các loại vé tương tự trên thị trường.
 Chi phí mua dữ liệu công chúng có thể thực hiện qua các nhà cung cấp chuyên nghiệp, từ đó nhà tài trợ
sẽ có quyền truy cập vào cơ sử dữ liệu của chủ thể nhận tài trợ. Tiếp cận các kiến thức chuyên môn và
các nhà chuyên môn có thể được đánh giá bằng giá trị thực tế của tài sản này đối với nhà tài trợ. Việc
cung cấp thiết bị tiện nghi cho các buổi họp có thể được tính toán giống như chi phí thuê phòng họp tại
khách sạn hoặc trung tâm hội nghị.
 Các đại sứ thương hiệu có thể được đánh giá tương tự như trong các hoạt động quảng cáo. Một loại tài
sản khác là chi phí cho việc đặt một gian hàng tại sự kiện. Bên cạnh đó tiếp cận nội dung đã trở nên rất
quan trọng đối với nhiều nhà tài trợ, không chỉ ở thị trường dịch vụ và điện thoại di động. Nội dung này
có thể là “phát sóng” hoặc độc quyền truy cập, và cả hai đều có thể được đánh giá thông qua chi phí mua
nội dung từ nhà đài hoặc chi phí tổ chức mà một công ty sản xuất ra chương trình đó.
TÀI SẢN VÔ HÌNH
 Tài sản vô hình, thường rất khó khăn để đánh giá giá trị. Giá trị sẽ khác nhau tùy thuộc vào sự liên quan
của bất kỳ tài sản vô hình nào đối với một nhà tài trợ cụ thể và cả những mục tiêu tài trợ.
 Mua quyền liên kết là một trong những tài sản vô hình của bất kỳ mối quan hệ tài trợ nào. Do đó, tài sản
vô hình quan trọng nhất mà người nắm giữ quyền bán cho nhà tài trợ là tác động của hoạt động tài trợ
đến thương hiệu của nhà tài trợ dựa trên những thuộc tính thương hiệu có thể được chuyển đổi từ chủ thể
nhận tài trợ sang nhà tài trợ. Giá trị của lợi ích này có thể dao động từ mức tối thiểu, trong đó tài trợ phần
lớn nhằm mục tiêu đạt được các mục tiêu thương mại, đây là lợi ích đáng kể nhất trong gói tài trợ. Một
trong những ví dụ điển hình nhất cho tài sản này là tài trợ Thế vận hội Olympic, nơi mà các công ty phải
trả nhiều triệu đô la cho quyền liên kết và khả năng  sử dụng biểu trưng Thế vận hội cho hoạt động
truyền thông của mình. Nếu tài trợ nhắm mục tiêu cam kết B2B, sự thuận tiện của địa điểm, uy tín và
chất lượng của tài sản tài trợ, những yếu tố này có khả năng thu hút được đối tượng mục tiêu chu ý đến -
có thể quan trọng hơn marketing quyền liên kết. Đối với một số thương hiệu, đặc biệt đối với những
thương hiệu có ít đối thủ cạnh tranh, lúc đó cần phải được độc quyền trong tài trợ.
QUY TRÌNH TÀI TRỢ
 Về nhiều mặt, quy trình tài trợ không khác bất kỳ quy trình nào khác. Nó bắt đầu với việc phát
triển chiến lược đúng đắn, lập kế hoạch tốt và thực thi hiệu quả, và được kết hợp với đánh giá
kỹ lưỡng
QUY TRÌNH TÀI TRỢ
 Việc phát triển hoặc xem xét chiến lược tài trợ cho các nhà tài trợ thường là kết quả của sự
thay đổi trong các ưu tiên kinh doanh hoặc hướng truyền thông, vì chiến lược tài trợ bắt buộc
phải xuất phát từ các yếu tố này và góp phần vào thành công trong kinh doanh và truyền
thông. Đưa ra một chính sách tài trợ phù hợp và phát triển các khung quyết định và tiêu chí
lựa chọn để hướng dẫn các quyết định đầu tư tài trợ trong tương lai, tất cả đều bắt nguồn từ
một chiến lược tài trợ. Nó cũng cho phép mọi khoản tài trợ hiện tại được xem xét để đảm bảo
rằng chúng vẫn phù hợp với mục đích. Quan trọng nhất, làm rõ những nguồn lực nào sẽ có
sẵn, cả về tiền bạc và nhân sự, sẽ là yếu tố quan trọng để thúc đẩy chiến lược mới về phía
trước thành công.
 Từ góc độ lập kế hoạch, tư duy sẽ tập trung vào việc xác định và lựa chọn các tài sản phù hợp,
thiết lập các mục tiêu rõ ràng cho từng tài sản và kết thúc giai đoạn hợp đồng một cách thỏa
đáng. Sau khi có một thỏa thuận chặt chẽ, nỗ lực sẽ tập trung vào việc xây dựng và giành được
sự hỗ trợ nội bộ cho chương trình kích hoạt tài trợ, phát triển mô hình xây dựng thương hiệu
để thúc đẩy quyền liên kết và tạo ra bản thiết kế để đánh giá.
QUY TRÌNH TÀI TRỢ
 Theo nhiều khía cạnh, hai giai đoạn đầu tiên của quá trình tài trợ là một số nội dung, trong khi
quá trình thực hiện là nơi phần lớn khả năng và nguồn lực của doanh nghiệp được sử dụng.
Thành công sẽ được đánh giá dựa trên mức độ thực hiện của kế hoạch, mang lại sự tài trợ cho
doanh nghiệp và thu hút các bên liên quan, cho dù là người tiêu dùng (B2C), doanh nghiệp với
doanh nghiệp (B2B) hay nhân viên. Có thể cần tìm các nhà cung cấp phù hợp để bổ sung
nguồn lực nội bộ hoặc đưa kinh nghiệm và kiến ​thức chuyên môn. Đồng thời, cần quan tâm
đến việc phân bổ ngân sách
 Cuối cùng là giai đoạn đánh giá. Trên thực tế, đánh giá thành công đòi hỏi phải có các cột mốc
quan trọng và theo dõi hoạt động tài trợ thông qua giai đoạn thực hiện. Các cuộc thảo luận
chính thức về hiệu suất và đăng đánh giá đầu tư là điều cần thiết để xác định, nắm bắt và thực
hiện các ý tưởng mới nhằm cải thiện kết quả trong tương lai.

You might also like