You are on page 1of 5

Họ và tên: Nguyễn Phương Thảo

Mã sinh viên: 11217024


Môn: Quản trị tài trợ
Bài làm
Câu 1: Theo em trong các bước phát triển chiến lược tài trợ, bước nào quan trọng
nhất? Vì sao?
Có 6 bước phát triển chiến lược tài trợ trong đó bao gồm các bước sau: Khám phá;
Phát triển; Kiểm tra danh mục đầu tư (portfolio audit); Kiểm tra những mối đe doạ
Thực hiện; Đánh giá. Trong 6 bước này bước quan trọng nhất theo em là bước đầu
tiên đó là khám phá. Vì muốn vẽ ra được một chiến lược tài trợ rõ ràng và tỉ mỉ thì
cần hiểu rõ được những thông tin cơ bản của doanh nghiệp. Trước hết trọng tâm
của một chiến lược tài trợ hiệu quả là sự hiểu biết rõ ràng về thương hiệu của
doanh nghiệp. Và ở bước này thì chúng ta cũng có cái nhìn tổng thể hơn để lựa
chọn và đưa ra hướng chuẩn xác cho chiến lược tài trọ của doanh nghiệp biết được
tầm nhìn,... để từ đó có thể xây dựng chiến lược tài trợ với tích cách, đặc trưng của
thương hiệu để từ đó hoạt động tài trợ trở nên có ý nghĩa hơn trong việc tăng độ
nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp. Ngoài ra ở bước này thông tin về doanh
nghiệp còn được tìm hiểu thông qua môi trường bên trong và môi trường bên ngoài
của doanh nghiệp. Môi trường bên trong để xác định được mục tiêu và doanh
nghiệp có thế mạnh tài trợ trước đây ở lĩnh vực nào, công chúng phản ứng ra sao
để từ đó chiến lược và định hướng chính xác hơn; nguồn lực của doanh nghiệp có
đáp ứng đủ để xây dựng chiến lược đó hay không; thời gian tổ chức hoạt động tài
trợ cũng ảnh hưởng rất nhiều. Còn đối với môi trường bên ngoài thì áp lực từ
khách hàng, đối thủ cạnh tranh và luật áp dụng cho từng ngành cũng là điều quan
trọng để doanh nghiệp đánh giá đối với hoạt động tài trợ của doanh nghiệp mình.
Như vậy đây là bước đưa ra quyết định và cũng là nền tảng đảm bảo cho các bước
tiếp theo đi đúng hướng với mục đích tài trợ và nếu không có bước đầu thì rủi ro sẽ
rất nhiều và ảnh hưởng đến doanh nghiệp là tương đối lớn.Do đó em cho là bước 1
là bước quan trọng nhất giúp nhà tài trợ đưa ra quyết định phù hợp nhất.
Câu 2: Chọn 1 ví dụ thực tế (khác với công ty Cocacola, 3M và Idenmitsu) và nêu
lĩnh vực, hoạt động tài trợ cụ thể của DN. Sau đó, em hãy phân tích mục tiêu, tài
sản tài trợ, nhóm công chúng mục tiêu của nhà tài trợ.
Anh/chị hãy đưa ra nhận xét hoạt động tài trợ này có phù hợp với mục tiêu, công
chúng mục tiêu và thương hiệu của nhà tài trợ hay không? Anh/chị hãy đề xuất các
quyền lợi của nhà tài trợ được thỏa thuận trong hợp đồng tài trợ
Ví dụ lựa chọn:
- Thương hiệu Heineken nhà tài trợ chính của UEFA Champions League
- Lĩnh vực tài trợ: Thể thao
- Hoạt động tài trợ cụ thể : Heineken đã tài trợ cho nhiều sự kiện và giải đấu thể
thao, đặc biệt là bóng đá và rugby. Và trong lĩnh vực thể thao Heineken trở thành
một nhà tài trợ chính của UEFA Champions League - một giải đấu bóng đá hàng
đầu của châu Âu. Được biết kể từ năm 2005, Heineken đã là đối tác toàn diện của
Giải bóng đá UEFA Champions League và đã gia hạn hợp đồng đến năm 2024.
- Phân tích về hoạt động tài trợ của Heineken
+ Mục tiêu: Khi Heineken tài trợ cho hoạt động thể thao có tính chất lớn này mục
tiêu của Heineken đó là tạo dựng và tăng cường tương tác với khách hàng, tăng
cường nhận diện thương hiệu và xây dựng mối quan hệ gắn kết với người hâm mộ
bóng đá trên toàn thế giới. đặc biệt là trong đối tượng khách hàng trẻ. Thông qua
việc liên kết với các giải đấu, Heineken mong muốn xây dựng hình ảnh thương
hiệu năng động, sôi động và phù hợp với lối sống thể thao của khách hàng. Và điều
này phù hợp với hình ảnh thương hiệu mà Heineken mang đến cho khách hàng.
Heineken muốn tận dụng sự hấp dẫn và sự lan tỏa của giải đấu này để tạo sự kết
nối với khách hàng hiện tại và tiềm năng của mình.
+ Tài sản tài trợ: Heineken tận dụng tài sản tài trợ của mình như quảng cáo qua
các tấm màn hình LED chạy xung quanh tại sân vận động, truyền thông trực tiếp
và không trực tiếp trong suốt các sự kiện thể thao. Ngoài ra tài sản tài trợ của
Heineken còn có quyền được sử dụng hình ảnh thương hiệu và logo của Heineken
trong các sự kiện, truyền hình và các nền tảng truyền thông liên quan đến UEFA
Champions League. Hơn nữa họ cũng có quyền tổ chức các hoạt động quảng cáo,
tiếp thị và quan hệ công chúng liên quan đến giải đấu, có quyền tài trợ cho các sự
kiện, gặp gỡ với các cầu thủ và sử dụng thương hiệu của giải đấu trong các chiến
dịch quảng cáo.
+ Nhóm công chúng mục tiêu của nhà tài trợ: Là các người hâm mộ có độ tuổi
từ 18 trở lên trên toàn cầu yêu thích bóng đá và có niềm đam mê với giải đấu
UEFA Champions League. và đó cũng chính là nhóm người tiêu dùng mà
Heineken muốn thu hút và tạo liên kết với thông qua sự hỗ trợ và đam mê chung
về bóng đá.
- Nhận xét: Như vậy từ các phân tích trên em có thể nhận xét được việc tài trợ cho
lĩnh vực thể thao cụ thể là tài trợ trong giải đấu UEFA Champions League là điều
phù hợp. Nó phù hợp với mục tiêu và công chúng mục tiêu của Heineken. Vì bóng
đá là một môn thể thao có sức hấp dẫn toàn cầu và UEFA Champions League là
một trong những giải đấu quy tụ những tên tuổi hàng đầu của bóng đá và thu hút
được rất nhiều sự quan tâm không chỉ ở nước ngoài mà ngay cả trong nước cũng
được quan tâm rất nhiều. Heineken là một thương hiệu bia nổi tiếng, hướng tới sự
năng động và sôi động đã rất khéo léo khi tìm thấy cơ hội rất tiềm năng để tạo sự
kết nối với người hâm mộ bóng đá và tăng cường nhận diện thương hiệu của
Heineken thông qua tài trợ này.
- Đề xuất các quyền lợi của nhà tài trợ được thỏa thuận trong hợp đồng tài
trợ: Có thể bao gồm quảng cáo trên sân, quảng cáo trên các phương tiện truyền
thông, quyền sử dụng hình ảnh và logo của giải đấu, và cơ hội gặp gỡ với các cầu
thủ và nhân vật quan trọng trong giải đấu. Heineken cũng có thể tổ chức các sự
kiện liên quan và sử dụng UEFA Champions League như một nền tảng để tạo sự
tương tác với khách hàng. Hay có thể là sự độc quyền khai thác các nội dung của
UEFA Champions League: các chương trình Back Stadium Tour và UEFA
Champions League Trophy Toursẽ được Heineken mang đến thông qua các kênh
truyền thông xã hội thuộc sở hữu của thương hiệu này, cũng như duy trì quyền đối
tác đại diện cho những video clip tại www.uefa.com
Câu 3: Hãy tìm hiểu và phân tích các xu hướng tài trợ quốc tế. Theo em lĩnh vực
nào sẽ trở thành trọng tâm trong đối với tài trợ quốc tế (hãy xem xét các hoạt động
tài trợ của các DN nước ngoài)
Tùy thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị, xã hội mà các xu hướng tài trợ quốc tế
có thể thay đổi. Nhưng hầu hết các doanh nghiệp đều sẽ ưu tiên tài trợ, đầu tư vào
những lĩnh vực mang tính phát triển “gốc rễ” của con người hoặc những lĩnh vực
mang tính xã hội, cộng đồng. Các xu hướng tài trợ quốc tế hiện nay có thể thấy đó
là:
- Giáo dục và đào tạo:: Sự phát triển của nền giáo dục và kỹ năng là một lĩnh vực
quan trọng trong tài trợ quốc tế đây là vấn đề mà hầu như đều nhận được sự quan
tâm rất lớn. Tổ chức và doanh nghiệp nước ngoài thường đầu tư vào các chương
trình giáo dục, học bổng, và đào tạo nhằm nâng cao trình độ học vấn và kỹ năng
của người dân trong các quốc gia đang phát triển.
- Thúc đẩy phát triển kinh tế: Tài trợ có thể tập trung vào việc hỗ trợ phát triển
kinh tế của các quốc gia và khu vực đang phát triển. Các hoạt động tài trợ có thể
liên quan đến hạ tầng, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và các dự án kinh
doanh.
- Công nghệ số hóa: Sự phát triển của công nghệ 4.0 số hóa cũng khiến cho hoạt
động tài trợ của các tổ chức quốc tế có xu hướng tài trợ cho các dự án công nghệ
và số hóa nhằm đóng góp vào sự phát triển kỹ thuật và kinh tế. Các lĩnh vực có thể
bao gồm trí tuệ nhân tạo, Internet of Things (IoT), blockchain, truyền thông kỹ
thuật số và công nghệ thông tin.
- Tài trợ cho sức khỏe và y tế: Việc đầu tư vào lĩnh vực sức khỏe và y tế là một xu
hướng quan trọng trong tài trợ quốc tế. Các tổ chức và doanh nghiệp nước ngoài
thường tài trợ cho các chương trình y tế cộng đồng, xây dựng cơ sở hạ tầng y tế,
cung cấp dịch vụ y tế cơ bản, và hỗ trợ nghiên cứu y khoa.
- Vấn đề xã hội và môi trường: Hiện nay môi trường cũng đang là một mối quan
tâm lớn của người dân trên toàn xã hội do đó các doanh nghiệp sẽ có xu hướng tài
trợ cho các dự án và chương trình giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường toàn
cầu. Đây có thể là các dự án về giảm nghèo, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí
hậu, tăng cường quyền phụ nữ và quyền trẻ em.
- Tài trợ cho các hoạt động xã hội và cộng đồng: Các tổ chức và doanh nghiệp
nước ngoài thường tài trợ cho các dự án và chương trình nhằm cải thiện đời sống
của cộng đồng và giảm bất bình đẳng xã hội. Đây có thể là các chương trình hỗ trợ
kinh tế, giáo dục, sức khỏe, xây dựng cơ sở hạ tầng, và phát triển cộng đồng.
- Lĩnh vực thể thao và văn hóa cũng được coi là một xu hướng tài trợ quốc tế đáng
chú ý. Vì các giải bóng đá thể thao từ trước đến nay vẫn luôn nhận được sự quan
tâm rất lớn từ công chúng. Các tổ chức và doanh nghiệp nước ngoài đã nắm bắt
được xu hướng đó nên có những hoạt động tài trợ cho các sự kiện thể thao quốc tế,
như giải đấu bóng đá, cuộc thi thể thao, hoặc các hoạt động liên quan đến thể thao.
Điều này có thể bao gồm việc tài trợ cho các đội tuyển, cung cấp trang thiết bị thể
thao, hỗ trợ đào tạo và phát triển các vận động viên, và tài trợ cho các sự kiện thể
thao. Còn đối với các chương trình văn hóa, các nhà tài trợ có thể quan tâm tài trợ
đến các sự kiện âm nhạc, biểu diễn sân khấu, các hoạt động văn hóa….
Đối với bản thân em, mỗi một lĩnh vực có những thế mạnh và đặc trưng riêng để
doanh nghiệp có thể khai thác và tài trợ từ đó đạt được mục tiêu của doanh nghiệp
đặt ra thông qua hoạt động tài trợ đó. Mỗi một doanh nghiệp có một mục tiêu và
chiến lược khác nhau họ sẽ có cho mình những lựa chọn riêng về các lĩnh vực khác
nhau sao cho phù họp với bản thân thương hiệu và doanh nghiệp nhất, để từ hoạt
động tài trợ đó mà doanh nghiệp đạt được mục tiêu mà mình đề ra. Tuy nhiên, các
lĩnh vực đã nêu ở phía trên trong những năm gần đây và xa hơn là trong tương lai
sẽ luôn là những lĩnh vực được quan tâm và chú ý. Khách hàng có xu hướng ưa
thích và quan tâm tới những doanh nghiệp hướng tới cộng đồng và có đóng góp
nổi bật cho xã hội. Do đó việc lựa chọn lĩnh vực tài trợ, ưu tiên nên chọn lĩnh vực
nào sẽ phù thuộc vào mục đích của doanh nghiệp, không có lĩnh vực nào là trọng
tâm nhưng các doanh nghiệp nên ưu tiên tài trợ, đầu tư vào những lĩnh vực mang
tính phát triển gốc rễ của con người (giáo dục,…) hoặc các lĩnh vực xã hội cộng
đồng như bảo vệ môi trường, kinh tế bền vững,…

You might also like