You are on page 1of 25

BỆNH QUAI BỊ

Giảng viên:
Bộ môn Truyền nhiễm
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:

1. Nêu được các đặc điểm dịch tễ học của bệnh quai bị

2.Trình bày được đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm của

bệnh quai bị thể viêm tuyến nước bọt mang tai

3. Trình bày được các biến chứng trong bệnh quai bị

4. Nêu được nguyên tắc điều trị bệnh và các biến chứng

5. Trình bày được các biện pháp phòng bệnh quai bị

2
DỊCH TỄ HỌC - Mầm bệnh
- Virus quai bị thuộc họ virus á cúm (Paramyxoviridae),

- VCDT là ARN

- Mười hai kiểu gen vi-rút quai bị đã được mô tả, được ký


hiêụ từ A đến L.
- Con người là vâṭ chủ tự nhiên duy nhất
- VR kém bền vững ở môi trường bên ngoài, dễ bị tiêu huỷ
bởi môi trường khô nóng, cồn.

3
DỊCH TỄ HỌC
Nguồn bệnh

- Người là nguồn bệnh duy nhất.

- Virus quai bị có trong nước bọt 6 ngày trước khi có


biểu hiện bệnh và mất đi sau 5 ngày kể từ khi có biểu
hiện triệu chứng đầu tiên.
- Như vậy thời kỳ lây bệnh kéo dài khoảng 10 ngày.

- Virus có trong nước tiểu của NB trong nhiều tuần

4
DỊCH TỄ HỌC
Đường lây

- Virus có khả năng lây lan nhanh

- Lây trực tiếp qua đường hô hấp từ người bệnh không


biểu hiện triệu chứng hoặc người bệnh có triệu chứng
ở thời kỳ đầu của bệnh.
- Thời điểm có khả năng lây mạnh nhất là trong khoảng
3 ngày trước khi có biểu hiện triệu chứng.

5
DỊCH TỄ HỌC
Tính cảm thụ và miễn dịch
 Tính cảm thụ:
- Trẻ nhỏ là chủ yếu
- Tuổi thanh thiếu niên, người lớn ít gặp hơn.
 Yếu tố thuận lợi
- Mật độ dân số: thành thị, nhà mẫu giáo, trường học, đơn vị
tân binh.
- Mùa: cuối đông, đầu xuân.
- Yếu tố miễn dịch:
+ Dưới 1 tuổi có MD từ mẹ truyền sang.
+ Người mắc virus quai bị MD tồn tại nhiều năm,
hiếm bị nhiễm lại và BHLS nhẹ, không có BC.

6
DỊCH TỄ HỌC
• Tỷ lệ lưu hành bệnh thay đổi tùy theo vị trí địa lý.

• Tại Hoa Kỳ từ năm 2006 đến năm 2013 giảm từ 6584 ca


xuống còn 181 số ca bệnh đã lại tăng lên một lần nữa,
lên đến 6369 vào năm 2016
• Tại Anh trong năm 2017, 1550 ca bệnh quai bị đã được
báo cáo và hơn 70% trong số ca bêṇ h này xảy rà ở
những người trên 15 tuổi

7
CƠ CHẾ BỆNH SINH

- Virus xâm nhập qua mũi hoặc miệng


- Nhân lên trong tế bào biểu mô nhầy của đường
hô hấp trên.
- Phát tán qua đường máu gây hiện tượng virus
máu thoáng qua
- Tới các cq đích chủ yếu là các tuyến: tuyến mang
tai phổ biến nhất, hệ thống thần kinh trung ương,
tuyến tuỵ, đường tiết niệu và tuyến sinh dục.
8
CƠ CHẾ BỆNH SINH

- Sự nhân lên của virus dẫn đến phù nề kẽ với xâm


nhập tế bào viêm (tế bào lympho và đại thực
bào).
- Nếu viêm tinh hoàn, tăng áp lực do phù nề chứa
trong một màng bao ít đàn hồi có thể dẫn đến
hoại tử và sau đó teo tinh hoàn thứ phát.

9
LÂM SÀNG THỂ ĐIỂN HÌNH
Thời kỳ ủ bệnh và khởi phát

 Thời kỳ ủ bệnh: có thể kéo dài 16 đến 20 ngày.

 Thời kỳ khởi phát

- 1/3 không có biểu hiện triệu chứng,

- Số khác LS rất thay đổi.

- Thường gặp là h/c cúm trong vòng 24 đến 48 giờ

với sốt, đau cơ mỏi cơ, chán ăn, có thể có nôn.

10
LÂM SÀNG THỂ ĐIỂN HÌNH
Thời kỳ toàn phát – Viêm TNB mang tai
 Chiếm 95% TH nhiễm có bh t/c, hai bên chiếm 90%
 Lâm sàng:
- Sưng vùng TNBMT, mất rãnh góc hàm,
- Đau tự nhiên, tăng khi nhai hay sờ, có thể đau tai, khít hàm.
- Không thấy biểu hiện viêm đỏ ngoài da.
- Ống Sténon sưng đỏ nhưng không chảy mủ (dh rất gợi ý).
- Có thể có hạch nhỏ dưới góc hàm hoặc trước tai.
- Khi sưng không rõ ràng tìm 3 điểm đau của Rillet-Barthez:
điểm khớp thái dương – hàm, điểm mỏm xương chũm,
điểm sau góc xương hàm dưới.
 Thoái triển sau 8-10d không tạo mủ, không bị teo thứ phát.
11
LÂM SÀNG THỂ ĐIỂN HÌNH
Thời kỳ toàn phát – Viêm TNB mang tai

 Cần phân biệt với:

- Bệnh lý hạch vùng góc hàm, tam giác cảnh

- VTNB MT do VK: thường một bên, bh viêm rất rầm rộ


(sưng, nóng, đỏ, đau).

- Sỏi ống tuyến nước bọt

- U tuyến nước bọt

 Viêm tuyến nước bọt dưới hàm, dưới lưỡi

Ít gặp, thường lẫn với bệnh lý hạch vùng đó


12
LÂM SÀNG THỂ ĐIỂN HÌNH
Viêm tuyến nước bọt mang tai

13
CÁC BIẾN CHỨNG (THỂ BỆNH KHÁC)

 Viêm tinh hoàn

 Viêm tụy

 Biến chứng thần kinh

 Các biến chứng bệnh khác

14
BIẾN CHỨNG
Viêm tinh hoàn

- Chỉ gặp ở người đã tới tuổi dậy thì.

- Thường gặp viêm tinh hoàn một bên (95%).

- Xuất hiện trong vòng 4-8 ngày sau VTNBMT

- BN sốt trở lại, tinh hoàn sưng đau, 85% kèm theo viêm
mào tinh hoàn.
- Chẩn đoán rất khó nếu chỉ có viêm tinh hoàn đơn độc.

- Tiến triển lành tính và khỏi sau 8-10d, hiếm khi để lại d/c.

- Teo tinh hoàn chỉ gặp ở khoảng 5/1000 ca. 


15
BIẾN CHỨNG
Viêm tinh hoàn

16
BIẾN CHỨNG
Viêm tụy

- Xuất hiện sau 7 - 9 ngày

- Biểu hiện có thể thay đổi

Đau bụng vùng thượng vị kèm theo buồn nôn tới

H/c bụng cấp: đau bụng dữ dội, xuyên ra sau lưng, nôn

- Thường khỏi sau vài ngày không để lại di chứng

- Thể viêm tụy hoại tử cần tới can thiệp ngoại khoa rất
hiếm gặp.
17
BIẾN CHỨNG
Thần kinh
 Viêm màng não tăng lympho bào
- Có thể đi kèm với VTNBMT hoặc biểu hiện đơn độc.
- Hội chứng màng não có thể rầm rộ hoặc kín đáo.
- Thường khỏi không để lại di chứng.
 Viêm não
- Rất hiếm gặp, xh đồng thời với VTNB hoặc sau 2 – 3w.
- Biểu hiện viêm não thường đi kèm VMN (10% số ca).
- Tự khỏi, thường không để lại di chứng.
 Viêm các dây thần kinh sọ não
- Thần kinh thính giác, thị giác, liệt mặt:
- TT một hoặc hai bên, thoáng qua, không để lại di chứng.
18
BIẾN CHỨNG
Biến chứng hiếm gặp

 Viêm buồng trứng, viêm tuyến vú, viêm tuyến giáp

 Viêm cơ tim, viêm ống thận, viêm khớp

 Quai bị ở phụ nữ có thai:

- Nguy cơ sảy thai, dị dạng phôi thai trong 3 tháng đầu

- Ở thai kỳ quý 2 và 3, các dị dạng thai nhi hiếm xảy ra


hơn nhưng vẫn có nguy cơ gây nhẹ cân.
- Bệnh phổi sơ sinh giảm oxy nặng cũng đã được miêu tả
trong trường hợp mẹ nhiễm virus cuối thai kỳ.
19
CẬN LÂM SÀNG
 XN thường quy
- CTM: BC bt/giảm, lympho tăng tương đối.
- SHM: amylase máu và nước tiểu đều tăng,
thể viêm tụy men amylase và lipase tăng cao.
 XN chẩn đoán căn nguyên
- XN huyết thanh: tìm IgM bằng kỹ thuật ELISA ở hai mẫu

huyết thanh được lấy cách nhau 10 ngày.


- Phân lập virus trong nước bọt, dịch não tủy, nước tiểu
- Kỹ thuật PCR: tìm virus trong máu, dịch não tủy
 XN khác: DNT, SÂ…
20
CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán xác định
 Dịch tễ: - Mùa đông xuân

- Bệnh xuất hiện trong các tập thể


 Lâm sàng:

- Viêm TNB mang tai hai bên

- Viêm tinh hoàn một bên


 Xét nghiệm:

- Phân lập virus

- Hiệu giá KT IgM tăng ở hai mẫu HT cách nhau 10 ngày.

21
NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ

 Không có điều trị đặc hiệu cho bệnh quai bị

 Bệnh thường lành tính và tự khỏi

 Việc điều trị chủ yếu nhằm giảm bớt triệu chứng

và điều trị hỗ trợ.

22
ĐIỀU TRỊ
 Viêm tuyến nước bọt
- Hạ sốt, giảm đau (thuốc chống viêm không steroid)
- Chăm sóc răng miệng
 Viêm tinh hoàn
- Nghỉ ngơi tại giường, mặc quần chật cố định tinh hoàn
- Corticoide ngắn ngày
 Viêm tụy
- Giảm đau, hạ sốt
- Thuốc giảm tiết, đặt sonde dạ dày, nuôi dưỡng TM
 Viêm não, màng não
- Nghỉ ngơi
- Giảm đau, hạ sốt
23
PHÒNG BỆNH
 Phòng bệnh không đặc hiệu

- Cách li NB cho tới khi hết các TCLS

- Không phải cách li những người tx với NB.


 Phòng bệnh đặc hiệu

- Vaccin sống giảm độc lực, đơn giá hoặc kết hợp.

- Tỉ lệ xuất hiện kháng thể 80 - 95%.

- Hiệu quả bảo vệ 10 - 20 năm (nhắc lại).

- CĐ: 12 - 15 tháng, nhắc lại 13m – 13y.

- CCĐ: người SGMD, PNCT, đang sd globulin MD.


24
25

You might also like