You are on page 1of 19

KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ


MỠ BÔI TRƠN
Sinh viên thực hiện:
MSSV:
Mã học phần:
Giảng viên hướng dẫn:
Mỡ bôi trơn (MBT) nói chung cũng như các vật liệu bôi trơn nói riêng có ý nghĩa rất
quan trọng trong đời sống, chúng có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng, độ tin cậy và
tuổi thọ của các máy móc, động cơ.

1 2 3
TỔNG CÁC CHỈ MỘT SỐ LƯU
QUAN VỀ TIÊU ĐÁNH Ý KHI LỰA
MỠ BÔI GIÁ CHẤT CHỌN VÀ SỬ
TRƠN LƯỢNG DỤNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MỠ BÔI TRƠN

1.1. KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA MỠ BÔI


1.1.1. Khái niệm:
TRƠN:
Mỡ bôi trơn là một sản phẩm bôi trơn ở trạng thái
bán rắn, hình thành do sự phân tán của chất làm đặc
trong pha lỏng. Giống như các sản phẩm bôi trơn khác,
mỡ bôi trơn với chức năng làm giảm sự ma sát giữa hai
bề mặt chi tiết ma sát và mài mòn khi hai bề mặt chi
tiết tiếp xúc với nhau. So với các chất bôi trơn dạng
lỏng, mỡ bôi trơn chiếm một tỉ lệ thấp hơn, khoảng 6%
sản phẩm bôi trơn. Mỡ bôi trơn
1.1.2. Chức năng, vai trò của mỡ bôi trơn:

- Bảo vệ, bôi trơn bề mặt chi tiết: bôi trơn cho các loại máy móc thiết bị, chịu tải
trọng va đập, áp suất cao, giúp chuyển động một cách êm ái, nhẹ nhàng, giảm lực ma
sát, giúp chống lại sự hao mòn khi tiếp xúc, bảo vệ và tăng tuổi thọ của động cơ.

- Làm kín các chi tiết: có vai trò như một lớp đệm mỏng vô định hình bịt kín những
kẽ hở, nhằm hạn chế áp suất sinh ra trong quá trình hoạt động không bị thất thoát,
gây lãng phí.
- Làm mát động cơ: giảm tình trạng động cơ bị phá do nhiệt độ tăng cao.
1.2. THÀNH PHẦN CẤU TẠO MỠ BÔI
TRƠN:
Dầu gốc là thành phần chủ yếu đảm nhiệm chức năng bôi
trơn, có thể là dầu gốc khoáng, dầu gốc tổng hợp hay dầu gốc động
PHỤ
GIA thực vật.
(1-10%)
CHẤT LÀM ĐẶC
Chất làm đặc giúp định hình và làm mỡ các có độ đặc khác
DẦU GỐC
(5%-25%) nhau. Gồm gốc xà phòng và gốc sáp.
(60%-95%)

Dầu gốc thường không đáp ứng được yêu cầu làm việc của
MBT, phụ gia giúp cải tiến các đặc tính của mỡ bôi trơn nhằm đạt
được hiệu quả như ý muốn.
1.3. PHÂN LOẠI MỠ BÔI TRƠN:

Thị trường mỡ bôi trơn đa dạng tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Một số cách phân loại
mỡ bôi trơn như:
- Theo NLGI (cấp biểu thị độ đặc của MBT)
- Theo tính năng, phạm vi sử dụng: mỡ thông dụng, đa dụng, đặc dụng, mỡ công
nghiệp và mỡ động cơ.
- Theo nhiệt đô làm việc: nhiệt độ thường. nhiệt độ cao, nhiệt độ thấp.
- Theo thành phần pha lỏng: mỡ có nguồn gốc khoáng, mỡ tổng hợp.
- Theo khả năng chịu tải: mỡ chịu tải trọng thường, chịu tải trọng cao, rất cao.
CHƯƠNG 2: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG
2.1. NHIỆT ĐỘ NHỎ GIỌT VÀ ĐỘ LÚN:

Độ nhỏ giọt và độ lún là 2 phẩm chất chủ yếu của mỡ và liên quan mật thiết với
nhau. Thường mỡ có độ nhỏ giọt cao, thì độ lún ít và ngược lại.
2.1. NHIỆT ĐỘ NHỎ GIỌT VÀ ĐỘ LÚN:

Nhiệt độ nhỏ giọt: Là nhiệt độ mà mỡ chuyển trạng thái từ nửa rắn sang lỏng, mất
tính làm đặc. Nó phụ thuộc vào độ kết dính của dầu gốc và loại chất làm đặc được sử
dụng .

Độ lún (độ xuyên kim): Đặc trưng cho độ quánh, đặc, độ cứng của mỡ, cho biết
khả năng mang tải và lưu thông của mỡ. Độ lún phụ thuộc vào tính chất thành phần chính
của mỡ, mỡ nào từ dầu nhờn khoáng có dộ nhớt lớn hơn sẽ có độ xuyên kim nhỏ hơn
2.2. TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA MỠ:

Là khả năng giữ được tính chất và trạng thái ban đầu khi sử dụng. Tính ổn
định của mỡ phải biểu hiện được tính chất:
+ Chịu được nóng và nước
+ Giữ được mạng tổ ong (tính ổn định keo)
+ Tính ổn định hóa học
+ Độ bền cơ học và độ tách dầu mỡ
2.2. TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA MỠ:

2.2.1. Tính ổn định nhiệt và nước:

Mỡ thường nằm lâu trong các bộ phận nhất định nào đó của máy để làm nhờn,
giảm bớt lực ma sát, không lưu thông được nên khi máy làm việc nhiều mỡ sẽ nóng
lên vì vậy mỡ cần phải chịu nóng tốt. Mỡ cũng cần phải có tính ổn định nước, không
bị biến chất khi tiếp xúc với nước.
2.2. TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA MỠ:

2.2.2. Tính ổn định mạng tổ ong (tính ổn định thể keo):

Mỡ là hỗn hợp của dầu khoáng và xà phòng, hỗn hợp có bền vững hay không là do
mạng lưới tổ ong quyết định. Nếu mạng lưới kém bền vững, dễ bị phá hủy, dầu bôi trơn
sẽ từ các ổ thoát ra ngoài còn trơ lại xác hay xà phòng vón thành cục. Hiện tượng đó còn
gọi là hiện tượng mỡ chảy nước, lúc đó mỡ đã hỏng, không còn tác dụng bôi trơn.
2.2. TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA MỠ:

2.2.3. Tính ổn định hóa học:

Mỡ phải có tính ổn định hóa học tốt, không bị oxy hóa và vón cục, biến cứng
lớp mặt sinh ra tạp chất ăn mòn. Mỡ bôi trơn và mỡ bảo quản thường tiếp xúc với
oxy trong không khí nên cần có tính ổn định hóa học cao. Loại mỡ chế tạo từ sáp
như mỡ vazơlin ổn định hóa học tốt hơn mỡ chế tạo từ xà phòng.
2.2. TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA MỠ:
2.2.4. Độ bền cơ học và độ tách dầu mỡ:

Độ bền cơ học: được sử dụng để đánh giá khả năng chống lại suy giảm
độ đặc của mở do lực tác động cơ học.

Độ tách dầu mỡ: trong quá trình bảo quản, có một lượng dầu bị tách khỏi mỡ
bôi trơn, phụ thuộc vào quá trình sản xuất, độ đặc ( mỡ càng đặc càng ít tách dầu).
Nếu mỡ tách dầu quá nhiều sẽ làm cấu trúc mỡ bị phá huỷ gây mất tính năng bôi
trơn của mỡ.
CHƯƠNG 3: LƯU Ý KHI LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG
MỠ BÔI TRƠN

Trong quá trình vận hành cũng như là sử dụng máy móc, thiết bị, việc
tra thêm dầu mỡ để máy móc vận hành 1 cách trơn tru tránh hao mòn, cũng
như là gia tăng tuổi thọ của máy móc. Tuy nhiên việc lựa chọn hay sử dụng
không đúng cách sẽ gây phản tác dụng.
3.1. LƯU Ý KHI LỰA CHỌN MBT:

- Theo môi trường, điều kiện làm việc:

Môi trường làm việc của mỡ có ý nghĩa rất quan trọng. Một loại mỡ có thể rất tốt trong
môi trường này nhưng lại không thích hợp trong môi trường khác.

- Theo nhiệt độ làm việc:

Mỗi loại mỡ có nhiệt độ nhỏ giọt khác nhau ứng với các khả năng chịu nhiệt khác nhau.
3.1. LƯU Ý KHI LỰA CHỌN MỠ BÔI
TRƠN:
- Theo thành phần chất làm đặc:

Mỗi loại chất làm đặc đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, sẽ phù hợp với
các mục đích sử dụng khác nhau.

- Theo tải trọng trên bề mặt ma sát:


Trong một số điều kiện chịu tải, bề mặt chịu áp lực rất lớn dẫn đến bị chảy ra, kẹt dính,
phải dùng các loại mỡ đặc biệt có phụ gia cực áp.
3.2. LƯU Ý KHI SỬ DỤNG MỠ BÔI
6 lưu
TRƠN: ý để sử dụng MBT hiệu quả:

- Tra đủ lượng mỡ bôi trơn cần dùng: Tra mỡ quá nhiều sẽ làm tăng độ ma sát, nhiệt
độ tăng cao, hao năng lượng lớn. Tra quá ít mỡ bôi trơn dẫn đến bộ phận không đủ khả năng
bôi trơn phát sinh ma sát khô gây hư tổn.

- Không để lẫn các loại mỡ, thương hiệu, mỡ cũ, mỡ mới trong quá trình sử dụng:
Nếu để lẫn mỡ, các tính chất sẽ bị thay đổi gây ảnh hưởng đến máy móc.

- Chú trọng khi thay mới mỡ: các loại gốc mỡ không ngừng cải tiến, nên khi các thiết
bị thay mỡ mới cần thử nghiệm trước khi dùng chính thức
3.2. LƯU Ý KHI SỬ DỤNG MỠ BÔI
6 lưu
TRƠN: ý để sử dụng MBT hiệu quả:

- Chú trọng quá trình tra mỡ: Khi tra mỡ cần kiểm tra mỡ xem có tạp chất không, đồ
dựng mỡ có bị nhiễm tạp chất: đất cát, sạn, chất bẩn…

- Thay mỡ định kỳ: Cần chú ý thay mỡ định kỳ theo từng trường hợp cụ thể, hoặc theo
kiến nghị của nhà sản xuất, để đảm bảo thiết bị được bôi trơn hiệu quả, giảm chi phí bảo
dưỡng máy móc hư hỏng.

- Không dùng vật đựng bằng gỗ hoặc giấy đựng mỡ: Đề phòng dầu trong mỡ bị gỗ
hay giấy hút mất làm mỡ biến cứng, mỡ dễ bị lẫn tạp chất, ô nhiễm, nên bảo quản mỡ ở nơi
khô thoáng, bóng râm.
Thank You
F o r Yo u r A t t e n t i o n

You might also like