You are on page 1of 45

Chương 4

NGUỒN TÀI TRỢ VÀ BẢO HIÊM


Nội dung
4.1 Vay cá nhân
4.1.1 Các nguồn tài trợ
4.1.2 Quy trình cho vay
4.1.3 Lãi suất cho vay cá nhân
4.2 Bảo hiểm
4.2.1 Bảo hiểm sức khỏe
4.2.2 Bảo hiểm xe và nhà
4.2.3 Bảo hiểm nhân thọ
4.1 Vay cá nhân
4.1.1 Các nguồn tài trợ
- Vay từ bạn bè, người thân: đây là nguồn tài trợ có chi
phí thấp.
- Vay từ các tổ chức tín dụng như ngân hàng/các công ty
tài chính
- Vay thông qua tín dụng tiêu dùng
4.1 Vay cá nhân
4.1.2 Quy trình cho vay
Quy trình cho vay thế chấp:
1. Kiểm tra điều kiện và xác định thông tin chung
- Điều kiện khách hàng:
• Khách hàng là công dân Việt Nam có độ tuổi từ 18 - 65 tuổi tại thời điểm tất toán khoản vay
• Mục đích vay thế chấp hợp pháp và phù hợp với quy định của ngân hàng cho vay trong từng thời kì
• Có nguồn thu nhập ổn định để đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng
• Lịch sử tín dụng tốt, không có nợ xấu tại thời điểm vay vốn Có tài sản đảm bảo phù hợp với quy định
của ngân hàng cho vay.
- Điều kiện tài sản: Một số tài sản để thế chấp vay ngân hàng: nhà ở, ô tô, tàu biển, tàu bay… cần đáp
ứng được các điều kiện sau:
• Tài sản thế chấp bắt buộc thuộc quyền sở hữu, quản lý hoặc sử dụng của chính người vay.
• Tài sản phải được pháp luật cho phép, không cấm các hoạt động mua, bán, chuyển đổi, thế chấp…
• Vào thời điểm ký hợp đồng bảo đảm, tài sản không xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu, sử dụng hoặc
quản lý.
4.1 Vay cá nhân
4.1.2 Quy trình cho vay
Quy trình cho vay thế chấp:
1. Kiểm tra điều kiện và xác định thông tin chung
• Mục đích vay: Tiền vay để mua sản phẩm gì? Nếu kinh doanh thì sản phẩm hoặc dịch vụ là gì? Đã ký hợp đồng
với đối tác nào chưa? Thời gian xoay vòng vốn là bao lâu?
– Vay tiêu dùng: Bảng kê các vật cần mua...
– Vay mua bất động sản: Hợp đồng mua bán, Giấy đặt cọc...văn bản thoả thuận
– Vay xây sửa nhà cửa: Hợp đồng thi công nhà cửa...
– Vay đầu tư kinh doanh: Sản phẩm gì? dòng tiền ra sao?
• Nhu cầu vay: Số tiền cần vay là bao nhiêu? Thời gian cần vay là bao lâu?
• Tài sản thế chấp: Tài sản đảm bảo là gì?
– Sổ hồng nhà đất hay xe hơi?
– Thế chấp bằng phương tiện giao thông (ô tô): Giấy đăng ký xe, Bảo hiểm…
– Sổ tiết kiệm...
• Thu nhập: Thu nhập trung bình hàng tháng là bao nhiêu? Nguồn thu có ổn định? Có mấy nguồn thu hàng tháng?
Ngoài nguồn thu từ bản thân, còn có nguồn thu nào khác không (cho thuê xe, cho thuê nhà,…) ?
4.1 Vay cá nhân
4.1.2 Quy trình cho vay
Quy trình cho vay thế chấp:
2. Chuẩn bị hồ sơ vay
• Giấy đề nghị vay vốn ngân hàng:
– Mẫu đơn đề nghị vay vốn ngân hàng ( mẫu yêu cầu theo từng ngân hàng)
• Hồ sơ pháp lý:
– Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người vay
– Sổ hộ khẩu hoặc đăng ký thường trú nếu khách hàng không có hộ khẩu,
giấy đăng ký kết hôn/Giấy xác nhận độc thân
• Hồ sơ tài chính:
– Giấy tờ chứng minh thu nhập lương hàng tháng, hợp đồng, bảng lương…
4.1 Vay cá nhân
4.1.2 Quy trình cho vay
Quy trình cho vay thế chấp:
3. Ngân hàng thẩm định hồ sơ
• Khi đã tiếp nhận hồ sơ từ bạn, ngân hàng sẽ không phê duyệt ngay mà
sẽ cần thời gian để thẩm định lại toàn bộ hồ sơ nhận được.
• Hồ sơ càng đầy đủ, quy trình càng nhanh chóng
4. Ngân hàng phê duyệt khoản vay
• Sau khi đã thẩm định toàn bộ hồ sơ, nhân viên sẽ tiến hành lập các đề xuất tín
dụng và gửi lên các cấp có thẩm quyền để xin phê duyệt. Với những khoản
vay có giá trị nhỏ, cấp trên sẽ phê duyệt nhanh chóng.
4.1 Vay cá nhân
4.1.2 Quy trình cho vay
Quy trình cho vay thế chấp:
5. Quyết định cho vay và thủ tục giải ngân:
Sau khi khoản vay được duyệt, ngân hàng ra quyết định cho vay và tiến hành các
thủ tục giải ngân.
6. Khách hách hàng nhận tiền, ngân hàng nhận tài sản đảm bảo:
Sau khi khách hàng được ngân hàng giải ngân vốn, bên cạnh đó để đảm bảo lợi
ích cho khách hàng và ngân hàng, bên ngân hàng sẽ nhận tài sản đảm bảo.
4.1 Vay cá nhân
4.1.2 Quy trình cho vay
Quy trình cho vay tín chấp:
1. Kiểm tra điều kiện và xác định thông tin chung
• Để được ngân hàng cấp khoản vay tín chấp, cá nhân hoặc doanh nghiệp cần đáp
ứng các điều kiện cơ bản sau đây:
• Có mức thu nhập cố định và ổn định để đảm bảo khả năng chi trả khoản vay.
• Không có nợ xấu ở các ngân hàng hay các công ty tài chính khác.
• Có các giấy tờ tùy thân như Chứng minh thư hoặc Căn cước công dân còn hiệu lực.
• Là công dân Việt Nam và có hộ khẩu tạm trú hoặc thường trú tại cùng địa bàn với tổ
chức cho vay.
Lưu ý: Mỗi một ngân hàng hay tổ chức tín dụng sẽ có điều kiện vay tín chấp chấp khác
nhau.
4.1 Vay cá nhân
4.1.2 Quy trình cho vay
Quy trình cho vay tín chấp:
2. Tiếp nhận hồ sơ vay tín chấp
Khi đáp ứng các điều kiện vay tín chấp, khách hàng được cấp bộ hồ sơ vay
vốn. Tiếp đến, khách hàng sẽ được ngân hàng tư vấn về các gói vay tín
chấp phù hợp cùng với các yêu cầu về mặt giấy tờ để hoàn thành hồ sơ.
3. Thẩm định đơn xin vay vốn
Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng, ngân hàng sẽ kiểm tra tính xác thực
của các thông tin được khai trên hồ sơ.
4.1 Vay cá nhân
4.1.2 Quy trình cho vay
Quy trình cho vay tín chấp:
4. Xét duyệt hồ sơ
Hồ sơ của khách hàng sẽ được chuyển đến các bộ phận có thẩm quyền để
tiến hành quá trình xét duyệt. Tùy vào từng ngân hàng hoặc tổ chức tài
chính, thời gian xét duyệt hồ sơ có thể trong vài ngày.
5. Ký hợp đồng và giải ngân
Sau khi hồ sơ được xét duyệt, ngân hàng hoặc tổ chức tài chính sẽ tiến
hành ký kết hợp đồng với khách hàng. Khi hợp đồng đã có hiệu lực, khoản
vay sẽ được giải ngân trong thời gian khoảng 1 đến 3 ngày.
4.1 Vay cá nhân
4.1.3 Lãi suất cho vay cá nhân
- Lãi suất cho vay cá nhân, đặc biệt là các khoản cho vay tiêu dùng thường
cao hơn so với mặt bằng chung ở ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng
khác.
- Đối với các khoản vay cho các đối tượng chính sách, các đối tượng này
có thể tận dụng để quản lý tốt tài chính cá nhân. Ví dụ các khoản vay
sinh viên, các khoản vay hỗ trợ phát triển nông nghiệp…
- Một số chương trình ưu đãi trả góp lãi suất thấp có thể tận dụng.
Lãi suất vay tiêu dùng một số ngân hàng 2023
4.2 Bảo hiểm
4.2.1 Bảo hiểm sức khỏe
- Bảo hiểm sức khỏe/bảo hiểm y tế là bảo hiểm chống lại rủi ro
phát sinh chi phí y tế giữa các cá nhân.
- Người ta mua bảo hiểm thể hiện một phần trong nỗ lực lập kế
hoạch và kiểm soát chi phí chăm sóc sức khỏe, khoản chi này có
thể rất lớn.
- Bảo hiểm chống lại các sự kiện nguy hiểm về sức khỏe sẽ bảo
vệ bạn khỏi những tổn thất kinh tế xảy ra khi bị ốm, gặp tai nạn
hoặc bị tàn tật. Bằng cách này, cá nhân vẫn có thể đạt được mục
tiêu cuộc đời mình dù có rủi ro về sức khỏe xảy ra.
4.2 Bảo hiểm
4.2.1 Bảo hiểm sức khỏe
- Một số lợi ích của bảo hiểm sức khỏe:
1. Các dịch vụ dành cho bệnh nhân cấp cứu, chẳng hạn như thăm khám với
bác sĩ và dịch vụ ngoại trú
2. Dịch vụ sức khỏe khẩn cấp
3. Chi phí nhập viện
4. Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh
5. Các dịch vụ về sức khỏe tâm thần và rối loạn sử dụng dược chất, bao
gồm điều trị sức khỏe hành vi
4.2 Bảo hiểm
4.2.1 Bảo hiểm sức khỏe
- Một số lợi ích của bảo hiểm sức khỏe:
6. Thuốc kê đơn
7. Các dịch vụ và thiết bị phục hồi chức năng
8. Dịch vụ xét nghiệm
9. Dịch vụ phòng ngừa, chăm sóc sức khỏe và quản lý bệnh mãn tính
10. Dịch vụ nhi khoa, bao gồm chăm sóc răng miệng và thị lực
Tuy nhiên, các lợi ích được hưởng sẽ tùy thuộc vào từng sản phẩm bảo
hiểm của các công ty bảo hiểm khác nhau.
4.2 Bảo hiểm
4.2.1 Bảo hiểm sức khỏe
- Lập kế hoạch trong trường hợp bị thương tật
- Thương tật là một trong các sự kiện bị ảnh hưởng đến thị giác, nhận
thức, khả năng vận động, tự chăm sóc hoặc sống độc lập trong ngắn hạn
hoặc dài hạn.
- Thông thường, người sử dụng lao động sẽ chịu một phần các chi phí bảo
hiểm liên quan đến sức khỏe và thương tật.
- Nếu người lao động tự do hoặc người sử dụng lao động không chi trả, cá
nhân có thể tự tham gia các gói bảo hiểm này.
4.2 Bảo hiểm
4.2.1 Bảo hiểm sức khỏe
Một số sản phẩm bảo hiểm sức khỏe ở Việt Nam:
Bảo hiểm y tế: Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng
đối với các đối tượng theo quy định của VN này để chăm sóc sức khỏe,
không vì mục đích lợi nhuận do nhà nước tổ chức thực hiện.
- Bảo hiểm y tế là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
cộng đồng. Theo đó, người mua bảo hiểm y tế sẽ được chi trả một phần
hoặc toàn bộ chi phí thăm khám, điều trị, phục hồi sức khỏe,… nếu
không may xảy ra tai nạn, ốm đau.
4.2 Bảo hiểm
4.2.1 Bảo hiểm sức khỏe
Một số sản phẩm bảo hiểm sức khỏe ở Việt Nam:
Bảo hiểm y tế:
- Bảo hiểm y tế thực chất là một nội dung của bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm
y tế có hai loại hình: bắt buộc và tự nguyện.
- Bảo hiểm y tế áp dụng bắt buộc đối với các đối tượng là cán bộ, công
nhân, viên chức tại chức, hưu trí, nghỉ mất sức lao động thuộc khu vực
hành chính sự nghiệp, tổ chức Đảng, đoàn thể xã hội có hưởng lương từ
ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp trong nước có thuê từ 10 lao động
trở lên, các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và tổ chức quốc tế
tại Việt Nam có thuê lao động là người Việt Nam.
4.2 Bảo hiểm
4.2.1 Bảo hiểm sức khỏe
Một số sản phẩm bảo hiểm sức khỏe ở Việt Nam:
Bảo hiểm y tế:
- Phạm vi bảo hiểm hẹp
- Mức chi trả từ 40-100% tùy trường hợp.
- Các dịch vụ chỉ ở mức căn bản
- Chỉ được chi trả theo bệnh viện đăng ký trước và theo giấy chuyển viện
đúng quy trình
- Chỉ chi trả các loại thuốc trong danh mục thuốc căn bản.
4.2 Bảo hiểm
4.2.1 Bảo hiểm sức khỏe
Một số sản phẩm bảo hiểm sức khỏe ở Việt Nam:
Bảo hiểm sức khỏe thương mại
- Bảo hiểm sức khỏe, hay bảo hiểm chăm sóc sức khỏe, là loại bảo hiểm
thuộc nhóm bảo hiểm phi nhân thọ và là một loại bảo hiểm y tế thương
mại. Cá nhân người tự quyết định có tham gia bảo hiểm hay không và
tham gia gói bảo hiểm sức khỏe nào, của doanh nghiệp nào và hoàn
toàn không có tính bắt buộc.
- Bảo hiểm này thường bao gồm các quyền lợi liên quan đến thương tật và
tai nạn.
4.2 Bảo hiểm
4.2.1 Bảo hiểm sức khỏe
Một số sản phẩm bảo hiểm sức khỏe ở Việt Nam:
Bảo hiểm sức khỏe thương mại
- Bảo hiểm sức khỏe thương mại và bảo hiểm y tế về bản chất giống nhau
nhưng có một số điểm khác nhau căn bản như sau:
+ Tính bắt buộc và không
+ Chi phí chênh lệch lớn
+ Quyền lợi bảo hiểm thương mại cao hơn
+ Bảo hiểm sức khỏe thương mại linh động hơn trong việc lập và thực hiện
kế hoạch tài chính cá nhân hơn so với bảo hiểm y tế.
4.2 Bảo hiểm
4.2.1 Bảo hiểm sức khỏe
Xác định mức độ và nhu cầu cho bảo hiểm sức khỏe.
Khi lập kế hoạch tài chí cá nhân liên quan đến chi phí bảo hiểm
sức khỏe và thương tật, việc cần thiết phải xác định được “Cá
nhân cần được bảo vệ ở mức độ nào?”
Mức độ hợp lý là các khoản bồi thường cần đảm bảo được 60-
80% chi phí điều trị hoặc thu nhập mất đi hàng tháng.
4.2 Bảo hiểm
4.2.1 Bảo hiểm xe và nhà
- Bảo hiểm xe và nhà là một dạng bảo hiểm tài sản
- Bảo hiểm xe và nhà là một trong những công cụ giúp quản trị
rủi ro tài chính cho cá nhân.
- Một số đặc điểm cơ bản của bảo hiểm nhà và xe:
+ Bảo hiểm tối đa giá trị tài sản
+ Không bảo hiểm trùng.
+ Tùy từng gói sản phẩm bảo hiểm sẽ có phạm vi bảo hiểm và
những loại trừ riêng
4.2 Bảo hiểm
4.2.1 Bảo hiểm xe và nhà
** Bảo hiểm xe (thường sử dụng cho các xe giá trị cao)
- Các quốc gia trên thế giới và Việt Nam luôn có tỷ lệ tai nạn giao
thông cao, do đó rủi ro thiệt hại xe khi tham gia giao thông là rất
cao.
- Bảo hiểm ô tô ở nhiều quốc gia kết hợp với bảo hiểm trách nhiệm
pháp lý của người lái xe thành một sản phẩm bảo hiểm trọn gói.
- Ở Việt Nam, chủ xe cơ giới có thể tham gia 2 bảo hiểm riêng biệt:
bảo hiểm xe cơ giới (tự nguyện), bảo hiểm trách nhiệm (bắt buộc)
4.2 Bảo hiểm
4.2.1 Bảo hiểm xe và nhà
** Bảo hiểm xe (thường sử dụng cho các xe giá trị cao)
Bảo hiểm xe thường có các gói bảo hiểm sau:
- Bảo hiểm vật chất xe cơ giới
- Bảo hiểm tai nạn người trên oto
- Bảo hiểm thiệt hại thân vỏ
- Bảo hiểm hàng hóa trên oto
- …
4.2 Bảo hiểm
4.2.1 Bảo hiểm xe và nhà
** Bảo hiểm xe (thường sử dụng cho các xe giá trị cao)
Bảo hiểm vật chất xe cơ giới bồi thường cho chủ xe những thiệt hại vật chất xe
xảy ra do những tai nạn bất ngờ, ngoài sự kiểm soát của Chủ xe, lái xe trong
những trường hợp:
1.Đâm va, lật đổ;
2.Hỏa hoạn, cháy nổ;
3.Những tai họa bất khả kháng do thiên nhiên: Bão, Lũ lụt, sụt lở, sét đánh, động
đất, mưa đá;
4.Vật thể từ bên ngoài tác động lên xe cơ giới;
5.Mất toàn bộ xe trong trường hợp: xe bị trộm cắp, xe bị cướp, bị cưỡng đoạt;
6.Tai nạn do rủi ro bất ngờ khác ngoài những điểm loại trừ…
4.2 Bảo hiểm
4.2.1 Bảo hiểm xe và nhà
** Bảo hiểm xe (thường sử dụng cho các xe giá trị cao)
Các điều khoản loại trừ:
1. Hành động cố ý gây thiệt hại của Chủ xe cơ giới hoặc Lái xe
2. Lái xe không có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật
3. Lái xe không có Giấy phép lái xe/Giấy phép điều khiển xe
4. Lái xe trong tình trạng có nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở, trong cơ thể
có chất ma túy hoặc chất kích thích khác bị cấm theo quy định của pháp luật.
5. Xe đi đêm không có thiết bị chiếu sáng theo quy định; xe đi vào đường cấm,
khu vực cấm; rẽ, quay đầu tại nơi bị cấm; đi ngược chiều của đường một chiều;
vượt đèn đỏ hoặc không chấp hành theo hiệu lệnh của người điều khiển giao
thông.
4.2 Bảo hiểm
4.2.1 Bảo hiểm xe và nhà
** Bảo hiểm xe (thường sử dụng cho các xe giá trị cao)
Các điều khoản loại trừ:
6. Xe sử dụng để đua (hợp pháp hoặc bất hợp pháp), xe được bảo hiểm dùng để
kéo xe khác không tuân thủ quy định của pháp luật, xe chạy thử sau khi sửa
chữa (trừ khi có thoả thuận khác bằng văn bản).
7. Xe chở hàng trái phép theo quy định của pháp luật.
8. Tổn thất xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam.
9. Thiệt hại xảy ra trong những trường hợp: Chiến tranh, khủng bố; các hành
động phá hoại: đập phá trong các cuộc biểu tình, bạo động, gây rối trật tự công
cộng …
10. Xe chở quá tải, quá số lượng người quy định 50% trở lên theo Giấy chứng
nhận kiểm định.
4.2 Bảo hiểm
4.2.1 Bảo hiểm xe và nhà
** Bảo hiểm nhà
Bảo hiểm nhà thường có các gói bảo hiểm sau:
- Bảo hiểm toàn bộ nhà
- Bảo hiểm nhà và tài sản trong nhà
- Bảo hiểm cháy nổ…
Tùy vào từng gói bảo hiểm sẽ có phạm vi bảo hiểm và các khoản
loại trừ. Phạm vi càng rộng, giá bảo hiểm càng cao.
4.2 Bảo hiểm
4.2.1 Bảo hiểm xe và nhà
** Bảo hiểm nhà
Tài sản được BH: Ngôi nhà, Chi phí tân trang, Tài sản bên trong, Tài sản quý…
Rủi ro có thể được bảo hiểm:
• Cháy
• Nổ
• Sét đánh
• Bạo động, đình công, công nhân bế xưởng, hành động ác ý
• Động đất, phun trào núi lửa, bão, giông bão, gió xoáy và lũ lụt
• Tràn nước từ bể chứa, thiết bị chứa nước hoặc đường ống dẫn nước
• Rò rỉ từ hệ thống vòi phun tự động
• Trộm cắp …
4.2 Bảo hiểm
4.2.1 Bảo hiểm xe và nhà
** Các giấy tờ yêu cầu thanh toán bảo hiểm
- Giấy đề nghị thanh toán bảo hiểm theo mẫu
- Giấy chứng chận bảo hiểm/hợp đồng bảo hiểm
- CCCD, giấy chứng nhận sở hữu tài sản
- Các chứng từ chứng minh thiệt hại, bao gồm cả hồ sơ giảm định tổn thất
nếu có yêu cầu.
- Biên bản xác minh của cơ quan chức năng.
- Các giấy tờ khác tùy vào yêu cầu của từng hợp đồng bảo hiểm
4.2 Bảo hiểm
4.2.2 Bảo hiểm nhân thọ
** Nhu cầu tài chính trước và sau khi chết:
+ Chi phí khi về hưu hoặc khi không còn khả năng lao động
+ Chi phí cuối: chi phí mai táng, chôn cất, hỏa táng…chi phí giải quyết di sản…
+ Mức độ thay thế thu nhập: nếu người thân phụ thuộc thu nhập thì chi phí tài
chính phát sinh sau khi chết là rất lớn
+ Nhu cầu về giai đoạn điều chỉnh: Các gia đình thường cần một giai đoạn điều
chỉnh sau khi người thân qua đời thường vài tháng hoặc vài năm
+ Nhu cầu trả nợ: mua thêm một khoản bảo hiểm nhân thọ để trả hết các khoản
nợ phi thế chấp nhằm đơn giản hóa vấn đề tài chính của những người sống sót.
+ Chi phí đi học cho con cái
4.2 Bảo hiểm
4.2.2 Bảo hiểm nhân thọ
** Cách đáp ứng nhu cầu tài chính trước và sau khi chết:
+ Sử dụng tài sản sẵn có: tiền mặt, tiền ở tài khoản tiết kiệm, cổ
phiếu, trái phiếu, bất động sản…
+ Các khoản hỗ trợ của chính phủ, bảo hiểm xã hội…: những
người góa bụa, trẻ em mồ côi… là một số đối tượng được hưởng
trợ cấp của nhà nước ở một số quốc gia.
+ Tham gia bảo hiểm nhân thọ
4.2 Bảo hiểm
4.2.2 Bảo hiểm nhân thọ

+ Mỗi cá nhân xác định được nhu cầu tài chính sau khi về hưu
hoặc sau khi chết là cơ sở đưa ra quyết định mức độ tham gia bảo
hiểm nhân thọ.
+ Bảo hiểm nhân thọ là một công cụ quản trị rủi ro tài chính cá
nhân hiệu quả đối với rủi ro tử vong, thương tật toàn bộ vĩnh viễn
hoặc hưu trí…
4.2 Bảo hiểm
4.2.2 Bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm nhân thọ là gì?
Bảo hiểm nhân thọ là một nghiệp vụ qua đó để nhận được phí bảo hiểm của
người tham gia bảo hiểm ( người ký kết hợp đồng ), người bảo hiểm cam
kết sẽ trả cho một hoặc nhiều người thụ hưởng bảo hiểm một số tiền nhất
định ( trong trường hợp người được bảo hiểm tử vong ) hoặc trả người
được bảo hiểm khi họ sống đến một thời điểm đã được ghi rõ trên hợp
đồng
4.2 Bảo hiểm
4.2.2 Bảo hiểm nhân thọ
Các dạng bảo hiểm nhân thọ
- Bảo hiểm sinh kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất
định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm
vẫn sống đến thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
- Bảo hiểm tử kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết trong một thời hạn nhất
định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm
chết trong thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
- Bảo hiểm hỗn hợp là nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp bảo hiểm sinh kỳ và bảo hiểm tử kỳ.
- Bảo hiểm trọn đời là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết vào bất kỳ thời điểm nào
trong suốt cuộc đoừ của người đó.
- Bảo hiểm trả tiền định kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống dến một thời hạn
nhất định; sau thời hạn đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm định kỳ cho người thụ hưởng theo
thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
4.2 Bảo hiểm
4.2.2 Bảo hiểm nhân thọ
Các rủi ro loại trừ trong bảo hiểm nhân thọ
• Cố ý gây thương tích, tự tử.
• Người được bảo hiểm có những hành vi vi phạm pháp luật.
• Trong quá trình điều trị bệnh, khách hàng không tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ khiến
bệnh nặng hơn, quá trình điều trị kéo dài.
• Cố tình dùng chất cấm hay các chất gây kích thích.
• Sự kiện bảo hiểm xảy ra do chiến tranh hay thực hiện kích động chiến tranh, bạo động, đánh nhau…
• Chống trả người thi hành công vụ dẫn đến sự kiện bảo hiểm xảy ra.
• Từ chối chi trả với các bệnh do yếu tố di truyền, bệnh đã có từ trước.
• Sự kiện bảo hiểm xảy ra khi tham gia các môn thể thao chuyên nghiệp, mạo hiểm.
4.2 Bảo hiểm
4.2.2 Bảo hiểm nhân thọ
Xác định mức độ tham gia bảo hiểm nhân thọ
* Phương pháp tiếp cận đa thu nhập:
Phương pháp này ước tính số tiền bảo hiểm nhân thọ cần thiết bằng cách nhân
thu nhập của bạn với một số số, chẳng hạn như 5, 7 hoặc 10. Do đó, một người có
thu nhập hàng năm là 40.000 USD sẽ cần 200.000 đến 400.000 USD tiền bảo
hiểm nhân thọ sau khi chết. Các đại lý bảo hiểm nhân thọ thường đề xuất cách
tiếp cận đơn giản này.
Tuy nhiên, nó chỉ giải quyết một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu bảo
hiểm nhân thọ—nhu cầu thay thế thu nhập—và không xem xét các yếu tố như
tuổi tác, hoàn cảnh gia đình và các tài sản khác có thể bù đắp cho thu nhập bị mất.
4.2 Bảo hiểm
4.2.2 Bảo hiểm nhân thọ
Xác định mức độ tham gia bảo hiểm nhân thọ
* Phương pháp tiếp theo nhu cầu:
Cách tiếp cận dựa trên nhu cầu để ước tính nhu cầu bảo hiểm nhân thọ xem xét tất
cả các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến mức độ nhu cầu.
Mỗi cá nhân sẽ xem xét tất cả các nhu cầu liên quan và tổng hợp để đưa ra mức
nhu cầu bảo hiểm khác nhau.
Phương pháp này chính xác hơn phương pháp tiếp cận đa thu nhập.
Ví dụ:
4.2 Bảo hiểm
4.2.2 Bảo hiểm nhân thọ
Dựa vào quyền lợi bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ có thể có nhiều sản phẩm khác
nhau:
- Bảo hiểm nhân thọ thuần túy
- Bảo hiểm nhân thọ kết hợp bảo hiểm sức khỏe
- Bảo hiểm nhân thọ kết hợp đầu tư
- …
Bài tập

Xác định mức độ tham gia bảo hiểm nhân thọ theo phương
pháp tiếp cận theo nhu cầu.
Công việc về nhà

Đọc trước chương 13-15


Chuẩn bị thuyết trình nội dung:
- Chương 13
- Nguyên lý đầu tư chứng khoán cá nhân
- Nguyên lý đầu tư qua quỹ đầu tư

You might also like