You are on page 1of 32

CAN THIỆP

KHỦNG HOẢNG TÂM LÝ

BM: GDSK - TLYH


Mục tiêu bài học

- Trình bày ý nghĩa của can thiệp khủng hoảng


tâm lý
- Hiểu và trình bày được các tiến trình can thiệp
khủng hoảng tâm lý
I. NHỮNG NGƯỜI CẦN ĐƯỢC CAN THIỆP KHỦNG
HOẢNG TÂM LÝ

1. Những người cần một người mạnh mẽ để bảo vệ,


gánh vác và chịu trách nhiệm thay họ. “ Làm ơn làm
giúp tôi”

2. Những người cần một ai đó duy trì sự nối kết với


thực tại. “ Giúp tôi biết rằng tôi đang ở thực tại”.
3.Họ cảm thấy trống rỗng và cần được yêu thương.
“ Hãy quan tâm và chăm sóc tôi”.

4. Họ cần nhà tâm lý trở thành một giá trị để luôn


được cảm an toàn. “ Luôn luôn ở đây”

5. Được thoát khỏi ám ảnh mặc cảm tội lỗi, những


người này thường tìm đến và xưng tội.

6. Ngay lập tức, khẩn cấp họ cần được nói ra hết


mọi thứ đang giữ trong lòng. “ Hãy cho tôi nói hết
mọi thứ đang giữ trong lòng”
7. Dưới áp lực thôi thúc, họ mong ước được một lời
khuyên. “Hãy nói cho tôi biết phải làm gì”

8. Họ tìm kiếm sự sắp xếp lại những ý tưởng, ý nghĩa


mâu thuẫn của bản thân. “Hãy giúp tôi đặt mọi thứ trong
quy luật”

9. Những người thực sự mong muốn tự hiểu được vấn


đề bên trong bản thân. “Tôi muốn được tham vấn”.

s10. Họ cảm thấy không thoải mái, khó chịu vì các vấn
đề y khoa và cần sự chăm sóc về mặt thể chất. “Tôi cần
một bác sĩ”
11. Những người tìm kiếm một sự giúp đỡ về kinh
tế hay một nơi nào đó để chia sẽ. «Tôi cần sự giúp
đỡ chuyên nghiệp»

12. Họ tin rằng những khó khăn vẫn đang tiếp diễn
trong các mối quan hệ hiện tại và cần nhà tâm lý
can thiệp, hòa giải. «Làm điều này vì/cho tôi»
13. Những người muốn có được các thông tin về
nơi sẽ giúp đỡ đáp ứng những nhu cầu đa dạng của
bản thân, thực chất họ đang tìm kiếm nguồn lực hỗ
trợ từ cộng đồng. «Hãy cho tôi biết nơi nào tôi có
thể nhân được điều mà tôi cần»

14. Những người không có động cơ thức đẩy hay


các loạn thần, những người được đưa đến với nhà
tâm lý trái với ý muốn của họ. «Tôi không muốn
bất kỳ thứ gì »
II. TIẾN TRÌNH
CAN THIỆP KHỦNG HOẢNG

1. Sự can thiệp tức thì

- Y khoa

- Tâm lý
Mục tiêu can thiệp khủng hoảng:
- Mục tiêu tối thiểu: khôi phục tình trạng cân
bằng, và mức độ hoạt động các chức năng
trước đó.

- Mục tiêu tối ưu: tích lũy những bài học kinh
nghiệm, làm giàu thêm nguồn lực ứng phó, để có
khả năng đối phó tốt hơn cho những áp lực trong
tương lai.
 Thiết lập trạng thái cân bằng

 Sử dụng các kỹ thuật «chống đỡ»

 Tránh những tác động, hậu quả bất hạnh, gây


nguy hiểm
2. Hành động nhanh chóng

 Thăm dò tìm hiểu trong quá khứ

 Thăm dò những «sức mạnh» và những nhược


điểm của thân chủ

 Xác định rõ nhu cầu tức thời của thân chủ


 Tìm đến sự sáng tỏ, rõ ràng

 Tạo điều kiện thuận lợi hay đóng vai trò hướng
dẫn

 Xem xét nhiều sự lựa chọn mới


3.Ngăn chặn, đẩy lùi những nguy hiểm,
những kết thúc bi thảm

 Làm tăng, thúc đẩy hy vọng và những mong


chờ tích cực

 Thông tin

 Tương tác
4. Cung cấp hệ thống hỗ trợ

Cuộc gọi lại

Mở rộng hệ thống hỗ trợ

Đảm nhận trách nhiệm


5. Tập trung vào việc giải quyết vấn đề

o Xác định vấn đề chính đưa đến khủng hoảng

o Hỗ trợ họ lập kế hoạch và tiến hành các


phương cách giải quyết vấn đề chính ấy.
6. Yêu cầu, đề nghị các bước rõ ràng
xác thực
 Tập trung vào thực tại

 Phát triển kỹ thuật lắng nghe

 Kiểm tra mức độ lo âu của thân chủ

 Thăm dò cảm xúc của thân chủ


7. Nâng cao lòng tự tôn

 Sự tôn trọng, chấp nhận vô điều kiện, không phán


xét và tin tưởng vào thân chủ
 Hỗ trợ thân chủ nhận ra những mục tiêu, sự mong
đợi thiết thực và sự giới hạn trong việc họ hoàn
thành những mục tiêu
 Giúp thân chủ nhận thấy những điều họ đang có,
những điểm mạnh.
 Giúp thân chủ lập danh sách những nguồn lực có thể
sử dụng hỗ trợ họ nâng cao lòng tự tôn một cách
lành mạnh.
 Hỗ trợ thân chủ nhận ra mức độ của sự mong muốn
thay đổi và phát triển tổ chức cơ cấu giải quyết vấn
đề...những điều mà họ có thể tận dụng hướng đến
hoàn thành mục tiêu.

 Động viên, khuyến khích hỗ trợ thân chủ đối mặt với
những khó khăn

 Ngăn chặn việc lập lại những suy nghĩ tiêu cực đưa
đến hành vi tiêu cực
Hỗ trợ thân chủ tăng sự tự nhận thức bản
thân:
- Viết nhật ký
- Bày tỏ những cảm xúc và suy nghĩ của mình
Hỗ trợ thân chủ tăng sự tự chấp nhận bản
thân:
- Nhận ra hệ thống giá trị và niềm tin của bản
thân

- Khuyến khích sự quan tâm một cách tích


cực, khách quan đến việc tự đấu tranh chống lại
cảm giác bị hắt hủi, bỏ rơi. Hướng dẫn cho họ
thấy sự tương tác giữa việc tự nói tiêu cực có
ảnh hưởng đến lòng tự tôn. Học cách tự chấp
nhận bản thân.
Sự đánh giá khách quan, chân thật về những
điều tích cực, tiêu cực trong cuộc sống. Tập
trung vào những điều tích cực, nhìn lại nhữnb
thất bại như một cơ hội để học hỏi, trưởng
thành.

Cho thân chủ những phản hồi tích cực và thúc


đẩy tăng năng lực.
8. Nâng cao sự tự lực, độc lập, tự dựa vào
khả năng và nổ lực của bản thân

 Xây dựng nhóm hỗ trợ

 Cổ vũ, động viên, khuyến khích sự tự giúp đỡ


bản thân
III.PHÁT HIỆN VÀ CHẶN Ý ĐỊNH TỰ SÁT TRONG
GIAI ĐOẠN KHỦNG HOẢNG
1. Phát hiện ý định tự sát ở thân chủ
Các dấu hiệu có thể quan sát được
 Khí sắc giảm không ngừng, liên tục. Ngày càng
trở nên trầm buồn,lặng lẽ.
 Tính bi quan, yếm thế
 Tuyệt vọng
 Sự liều lĩnh tuyệt vọng
 Lo âu, nỗi đau tinh thần và căng thẳng bên
trong

 Rút lui khỏi các mối quan hệ gia đình, nghề


nghiệp, bạn bè, xã hội.
 Gặp các vấn đề về giấc ngủ (thiếu ngủ, mất
ngủ, ngủ li bì...)
 Tăng hoặc bắt đầu sử các chất cồn (rượu),
thuốc (an thần, chất gây nghiện)

 Gần đây xuất hiện những xung động, thôi thúc


bốc động và tự mang đến những rủi ro nguy
hiểm không cần thiết

 Đe dọa tự sát hay bộc lộ mong muốn mạnh


mẽ là được chết
 Lập kế hoạch: cho, tặng, ban phát những vật
sở hữu yêu thích của bản thân. Mua các vật có
tính chất sát thương

 Những cơn thịnh nộ, giận dữ không mong đợi,


không thể kiểm soát được cảm xúc.
Tổ chức AAS đưa ra những dấu hiệu cảnh báo:
• Ý tưởng ý nghĩ
• Lạm dụng chất
• Không mục đích sống, bất định không phương
hướng
• Lo âu, bối rối, bất an, rối loạn giấc ngủ
• Bị mắc kẹt, như rơi vào bẫy, cảm giác cố vũng
vẫy như càng sâu không thể thoát
• Tuyệt vọng
• Rút lui khỏi các mối quan hệ gia đình,nghề
nghiệp, bạn bè, xã hội.
• Giận dữ
• Liều lĩnh, táo bạo
• Khí sắc thay đổi nhanh chóng (một cách kịch
tính). Khí sắc là yếu tố dễ nhận thấy, sự thay đổi
khí sắc cần được chú ý như: trở nên lặng lẽ, buồn
bã hơn, hoặc ngược lại trở nên vui vẻ, phấn khởi,
nhẹ nhõm như mọi thứ đã được giải quyết
(trường hợp này thường xuất hiện trong giai đoạn
giải quyết vấn đề của tiến trình can thiệp)...
Thăm dò và đánh giá nguy cơ
• Có kế hoạch cụ thể, rõ ràng

• Nhân cách (xu hướng, khí chất, tính cách, động cơ,
năng lực)
• Quan điểm cá nhân chịu chi phối của sự giáo dục gia
đình, niềm tin, tôn giáo...
• Hoàn cảnh sống, môi trường sống, lưu ý tính sẵn có,
thuận tiện của những phương tiện mang tính sát
thương (dây thừng, dao, các loại thuốc...), sông, hồ
• Tiền sử gia đình: có người tự sát
• Tiền sử bản thân: từng có ý định tự sát, tự sát
không thành công ở lần trước đó.
• Tiền sử các bệnh, rối loạn trước đó, hay mắc
phải, tiền sử sử dụng các chất có cồn, chất
kích thích...
• Giới tính: tỉ lệ nữ có ý định tự sát cao hơn nam
giới, nhưng giới tỉ lệ nam giới tự sát thành
công cao gấp 4 lần nữ giới do các phương
pháp tự sát có tiềm năng gây tử vong cao...
o Nhân dạng mục tiêu của hành vi tự sát

o Các bước ngăn chặn và kỹ năng can thiệp tức


thời

o Các yêu cầu thực hiện ngay


Mục tiêu lâu dài hướng đến
• Theo dõi nguy cơ tự sát lâu dài trên thân chủ, chú ý
sự thay đổi giữa các nhân tố bảo vệ tích cực và các
nhân tố nguy cơ.
• Can thiệp khủng hoảng có hiệu quả, cải thiện lòng
tự tôn, làm giàu thêm các nguồn lực hỗ trợ, mở
rộng các mối quan hệ cởi mở, tích cực, nâng cao
khả năng tự giải quyết vấn đề của mình.
• Và tùy theo từng vấn đề cụ thể trên từng trường
hợp mà nhà tâm lý có thể có nhiều những mục tiêu
lâu dài cần thiết khác.

You might also like