You are on page 1of 15

CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐẾN VỚI

BUỔI HỌC NGÀY HÔM NAY


LỊCH SỬ ĐẢNG TUẦN 12
LỚP: 5
Nội dung yêu cầu
1.TẠI SAO PHẢI THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC VỀ MẶT
NHÀ NƯỚC SAU THẮNG LỢI CỦA KHÁNG CHIẾN
CHỐNG MĨ? KHÁI QUÁT TIẾN TRÌNH VÀ Ý NGHĨA
CỦA VIỆC THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC VỀ MẶT NHÀ
NƯỚC.

2. TẠI SAO PHẢI TIẾN HÀNH ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC?


PHÂN TÍCH NỘI DUNG VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ ĐƯỜNG LỐI
ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG.
1.TẠI SAO PHẢI THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC VỀ MẶT NHÀ
NƯỚC SAU THẮNG LỢI CỦA KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ?
- Trước hết, cần phải hiểu “thống nhất” là đưa
non sông thu về một mối, có cùngchung một
thể chế chính trị, một đảng lãnh đạo và một
chính phủ duy nhất đạidiện cho nhân dân Việt
Nam.
- Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương
thống nhất nước nhà về mặt nhà nước bởi:
+ Thứ nhất, sau năm 1975, miền Nam được
giải phóng sau hơn 20 năm khángchiến
chống Mỹ, nước Việt Nam được hoàn toàn
độc lập, thống nhất về mặtlãnh thổ song
hai miền lại tồn tại hai chế độ khác nhau. Sài Gòn ngày 30/04/1975
Điều này là trái vớinguyện vọng của nhân
+ Xuyên suốt lịch sử từ các triều đại phong kiến cho tới hiện đại,
đất nước ta nhiều lần bị chia cắt. Điển hình, vào thế kỷ X (945-
967), đất nước ở trong tình trạng phân chia bởi cuộc chiến tương
tàn giữa các phe phái phong kiến. ĐinhTiên Hoàng nổi lên dẹp
loạn mười hai sứ quân, đem lại thống nhất cho dân tộc vào năm
967 hay thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh, Việt Nam lại một lần
nữa bị chia cắt. Sau này, hiệp định Giơ-ne-vơ chia tách Việt Nam
thành hai miền Nam-Bắc tại vĩ tuyến 17, Mỹ dựng lên chính quyền
Ngụy nhằm ngăn cản nước ta thống nhất.Tuy nhiên, khát vọng
được thống nhất, được độc lập, hai miền Nam-Bắc về chung một
nhà là ước nguyện lớn lao của nhân dân, vừa là bước tiến khách
quan trong lịch sử giống như câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh:
“Nước Việt Nam là một,dân tộc Việt Nam là một; sông có thể cạn,
núi có thể mòn, song chân lí ấy khôngbao giờ thay đổi”
+ Thứ hai, quyết định của Đảng là phải
nhanh chóng thống nhất sau giải phóng
(1976) đã phá tan âm mưu tiếp tục chi
phối Việt Nam của Mỹ. Sau hiệp định
Paris (1973), Mỹ đã hi vọng tạo dựng
một chính phủ liên hiệp 3 thành phần ở
miền Nam Việt Nam: Chính phủ Cách
mạng lâm thời Cộng hòa miền nam Việt
Nam,Chính phủ Nguyễn Văn Thiệu và
các lực lượng trung lập. Nhưng sau thất
bại tại Buôn Ma Thuột, Mỹ nhận ra kế Tổng tuyển cử 1976
hoạch 3 thành phần sẽ không thực hiện
được nữa.
+ Tuy nhiên, quân Mỹ vẫn tiếp tục đưa
ra giải pháp “2 thành phần” bao gồm
Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng
hòa miền Nam Việt Nam và một thành
phần trung lập do Mỹ chi phối. Ngoài
ra, chính phủ Pháp cũng muốn nhân cơ
hội này, tiếp tục kiểm soát về quân sự
tại Việt Nam. Chính vì thế, mộtđòi hỏi
cấp thiết ở thời điểm đó là đất nước ta
phải nhanh chóng thống nhất về mặt
nhà nước, tiến đến khẳng định vị thế là
một quốc gia độc lập, có một đảng cầm Tướng Trần Văn Trà và CPCMLT miền
quyền duy nhất, một chính phủ duy Nam Việt Nam
nhất, đập tan âm mưu tiếp tục thâu tóm
quyền lực của đế quốc.
=>Có thể nói, một quốc gia chỉ có thể phát triển toàn diện khi
quốc gia đó thực sựthống nhất hoàn toàn về mặt nhà nước, đồng
thời mở rộng quan hệ quốc tế, phá tanâm mưu chia rẽ của các thế
lực thù địch.

Quốc hội khoá IV và hình ảnh cử tri bầu cử năm 1976


* KHÁI QUÁT TIẾN TRÌNH VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC
THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC VỀ MẶT NHÀ NƯỚC.
- Nắm bắt được yêu cầu khách quan của lịch sử, Hội nghị Trung ương
Đảng(8/1975) đề ra chủ trương hoàn thành thống nhất đất nước về mặt
Nhà nước.
- Thực hiện chủ trương trên đây của Đảng, một hội nghị đại biểu của nhân
dân hai miền Nam – Bắc đã được triệu tập tại thành phố Sài Gòn (12/1975)
để bàn về việc hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Hội nghị đã
tán thành chủ trương hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước của
Trung ương Đảng.
- Thực hiện Nghị quyết của hội nghị đại biểu của nhân dân hai miền Nam
– Bắc,chúng ta đã tổ chức một cuộc Tổng tuyển cử tự do trong cả nước
vào ngày 26/4/1976 để bầu Quốc hội chung trong cả nước.
- Tiếp đó vào khoảng cuối tháng 6 đầu tháng 7/1976 Quốc hội khoá VI đã
họp kỳ họp thứ nhất tại Hà Nội. Quốc hội quyết định những vấn đề trọng
đại của đất nước như:
+ Đổi tên nước thành nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (kể
từ ngày2/7/1976).

+ Vẫn lấy Hà Nội làm thủ đô chung của cả nước, lá cờ đỏ sao vàng 5
cánh làmQuốc kỳ, bài Tiến quân ca làm Quốc ca và đổi tên thành phố
Sài Gòn – Gia Định thành thành phố Hồ Chí Minh.

+ Bầu ra cơ quan lãnh đạo cao nhất của Nhà nước, bầu những người
lãnh đạo cao nhất của Nhà nước.

+ Cử ra một ban dự thảo hiến pháp mới và công bố vào năm 1980. Đến
đây việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã hoàn thành.
* Ý NGHĨA:
- Đây là thắng lợi to lớn của ta vì từ
nay đã thể chế hoá được sự thống
nhất đất nước về mặt lãnh thổ trước
đó. Hoàn thành thống nhất đất nước
về mặt nhà nước là yêu cầu tất yếu Tp. Hồ Chí Minh ngày nay
khách quan của sự phát triển cách - Tạo điều kiện cho việc tiếp tục hoàn
mạng Việt Nam. thành thống nhất các lĩnh vực chính trị,
tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội gắn với
việc thực hiện các nhiệm vụ của cách
mạng xã hội chủ nghĩa trên phạm vị cả
nước. Tạo ra khả năng to lớn để bảo vệ
Tổ quốc và mở rộng quan hệ đối ngoại,
ngoại thương, giao lưu quốc tế, đồng thời
Việt Nam tham dự APEC 2023 tại Hoa nâng cao hơn nữa uy thế của nước ta trên
Kỳ
trường quốc tế.
2. TẠI SAO PHẢI TIẾN HÀNH ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC?
a. Nguyên nhân:
- Chủ quan:
+ Sau 10 năm thực hiện kế hoạch 5 năm (1976-
1985), cách mạng XHCN ở nước ta đạt nhiều
thành tựu và ưu điểm đáng kể, song cũng gặp
không ít khó khăn, khiến đất nước lâm vào tình
trạng khủng hoảng, trước hết về kinh tế- xã hội.
+ Nguyên nhân cơ bản: do ta mắc phải “Sai lầm
nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính
sách, sai lầm về chỉ đạo chiến lược sách lược và
tổ chức thực hiện”.
+ Để khắc phục sai lầm, đưa đất nước vượt qua Người dân xếp hàng thời bao cấp

khủng hoảng, Đảng và nhà nước ta phải tiến


hành đổi mới.
- Khách quan:

+ Những thay đổi của tình hình thế giới và


quan hệ giữa các nước do tác động của
cách mạng KHKT.

+ Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng


của Liên Xô và các nước XHCN khác
Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ

=> Đòi hỏi Đảng và nhà nước phải đổi mới.


* PHÂN TÍCH NỘI DUNG VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ ĐƯỜNG LỐI
ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG.
- Về Nội dung:
+ Đề ra lần đầu tiên tại đại hội lần thứ VI
(12.1986), được điều chỉnh, bổ sung và phát
triển tại đại hội VII (1991), VIII ( 1996), IX
(2001)
+ Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu
của CNXH, mà làm cho những mục tiêu ấy
được thực hiện có hiệu quả bằng những
quan điểm đúng đắn về CNXH, những hình Đại hội lần VI năm 1986
thức, bước đi và biện pháp thích hợp.
+ Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, từ kinh tế và chính trị đến tổ chức,
tư tưởng, văn hóa. Đổi mới kinh tế và chính trị gắn bó mật thiết, nhưng
trọng tâm là đổi mới kinh tế.
- Đánh giá:
+ Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải được triển khai quyết liệt, toàn
diện, đồng bộ, thường xuyên, hiệu quả cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ
chức và cán bộ.
+ Trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc
quan điểm "dân là gốc"; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm
chủ của nhân dân, kiên trì thực hiện phương châm "dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng".
+ Trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện, phải có quyết tâm
cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, năng động, sáng tạo, tích cực.
+Chủ động nghiên cứu, nắm bắt, dự báo đúng tình hình, tuyệt đối không
được để bị động, bất ngờ. Kiên quyết, kiên trì bảo vệ độc lập, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc đi đôi với giữ vững môi
trường hòa bình, ổn định an ninh, an toàn để phát triển đất nước.
CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý
LẮNG NGHE!

You might also like