You are on page 1of 31

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH


BỘ MÔN KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

KẾ TOÁN TÀI CHÍNH


DOANH NGHIỆP

Giảng viên: ThS. Phan Minh Quang

Hà Nội, 7/2019
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH
BỘ MÔN KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

CHƯƠNG 3:
KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

Hà Nội, 7/2019
NỘI DUNG CHƯƠNG 3

Những vấn đề chung


PHẦN 1

Kế toán chi tiết tiền lương và các khoản


PHẦN 2 trích theo lương

Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản


trích theo lương
PHẦN 3
3.1. Những vấn đề chung

* Khái niệm:
- Lao động: là hoạt động chân tay và trí óc của con người nhằm tác động biến
đổi các vật tự nhiên thành các sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt của
con người
- Tiền lương:
+ Dưới góc độ là người lao động, tiền lương là nguồn thu nhập chủ
yếu để tái sản xuất sức lao động và một phần để tích lũy
+ Dưới góc độ là người sử dụng lao động (cụ thể ở đây là DN) thì
tiền lương là yếu tố cấu thành nên giá trị sản phẩm dịch vụ do DN sản xuất ra
 Tiền lương chính là phần thù lao lao động được biểu hiện bằng
tiền mà DN phải trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng và
chất lượng công việc mà người lao động đã cống hiến cho DN.

Những vấn đề chung Kế toán chi tiết Kế toán tổng hợp


3.1. Những vấn đề chung

* Phân loại theo thời gian:


- Lao động thường xuyên: (gồm lao động hợp đồng ngắn hạn và dài hạn)
- Lao động tạm thời: (lao động mà DN thuê mướn tạm thời, không kí hợp
đồng lao động)
* Phân loại theo mối quan hệ với quá trình sản xuất:
- Lao động trực tiếp sản xuất: lao động trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm
- Lao động gián tiếp sản xuất: lao động quản lý PX, quản lý DN, bán hàng
* Phân loại theo chức năng của lao động trong quá trình SXKD:
- Lao động thực hiện chức năng sản xuất: lao động trực tiếp và gián tiếp làm
việc ở phân xưởng SX, công trường lao động
- Lao động thực hiện chức năng bán hàng: lao động làm việc ở bộ phận bán
hàng
- Lao động thực hiện chức năng quản lý: lao động làm việc ở cơ quan, văn
phòngNhững
của Công
vấn đề ty (quản lý hành Kế
chung chính)
toán chi tiết Kế toán tổng hợp
3.1. Những vấn đề chung

* Phân loại tiền lương


- Tiền lương chính: là khoản tiền lương phải trả cho người lao động trong thời
gian làm việc chính đã quy định cho họ, bao gồm: tiền lương cấp bậc, khoản
phụ cấp thường xuyên và tiền thưởng trong sản xuất
- Tiền lương phụ: là khoản tiền lương phải trả cho người lao động trong thời
gian không làm nhiệm vụ chính nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ quy
định như tiền lương phải trả cho người lao động trong thời gian nghỉ phép,
thời gian đi làm nghĩa vụ xã hội, hội họp, đi học, tiền lương phải trả cho người
lao động trong thời gian ngừng sản xuất.

Những vấn đề chung Kế toán chi tiết Kế toán tổng hợp


3.1. Những vấn đề chung

* Nhiệm vụ:
- Tại các bộ phận sản xuất cũng như các phòng ban đều phải thực hiện ghi
chép chứng từ ban đầu về lao động tiền lương (Bảng chấm công), mở sổ cần
thiết và hạch toán các nghiệp vụ lao động tiền lương theo đúng chế độ, đúng
phương pháp.
- Theo dõi tình hình thanh toán tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp, trợ
cấp cho người lao động.
- Hạch toán đúng thời gian, số lượng, chất lượng và kết quả lao động, đồng thời
tính đúng và thanh toán kịp thời tiền lương, các khoản khác cho người lao động
- Tính toán, phân bổ hợp lý, chính xác chi phí tiền lương, tiền công và các
khoản trích theo lương cho các đối tượng sử dụng liên quan.
- Lập các báo cáo về lao động tiền lương, phục vụ cho công tác quản lý nhà
nước và quản lý doanh nghiệp

Những vấn đề chung Kế toán chi tiết Kế toán tổng hợp


3.1. Những vấn đề chung

* Hình thức tiền lương:


- Hình thức tiền lương theo thời gian: (phải hạch toán thời gian lao động)
+ Lương tháng: Lth
+ Lương ngày: Lng = Lth/số ngày làm việc thực tế trong tháng
+ Lương giờ: Lg = Lng/số ngày làm việc thực tế trong tháng
Tiền lương thời gian giản đơn: tiền lương thời gian với đơn giá cố
định
Tiền lương thời gian có thưởng: là tiền lương thời gian giản đơn kết
hợp với chế độ tiền thưởng
Áp dụng cho các vị trí công việc chưa xây dựng định mức lao động,
chưa có đơn giá tiền lương sản phẩm, phù hợp với việc trả lương cho bộ phận
quản lý doanh nghiệp, quản lý phân xưởng (bộ phận sản xuất giản tiếp) như
hành chính, kế toán, thống kê, quản trị,…
Những vấn đề chung Kế toán chi tiết Kế toán tổng hợp
3.1. Những vấn đề chung

* Hình thức tiền lương:


- Hình thức tiền lương theo sản phẩm: (phải hạch toán kết quả lao động)
+ Hình thức tiền lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế: trả
lương cho lao động trực tiếp (đc sử dụng phổ biến, đơn giản) (=SL sp x ĐG 1
sp)
+ Hình thức tiền lương theo sản phẩm gián tiếp: trả lương cho lao
động gián tiếp ở các bộ phận sản xuất (VD: lao động làm công việc vận
chuyển NVL, thành phẩm, bảo dưỡng máy móc thiết bị)
+ Hình thức tiền lương sản phẩm giản đơn: tính theo đơn giá cố định
+ Hình thức tiền lương theo sản phẩm có thưởng phạt (công bằng,
khuyến khích người lao động sáng tạo, nâng cao năng suất lao động)

Những vấn đề chung Kế toán chi tiết Kế toán tổng hợp


3.1. Những vấn đề chung

* Hình thức tiền lương:


- Hình thức tiền lương theo sản phẩm:
+ Hình thức tiền lương theo sản phẩm thưởng lũy tiến: (làm tăng
khoản mục CP nhân công trong giá thành sản phẩm nên chỉ được áp dụng khi
DN cần phải hoàn thành gấp một đơn hàng hoặc trả lương cho ng lao động
làm việc ở những khâu khó nhất để đảm bảo tính đồng bộ cho sản xuất.
+ Hình thức khoán khối lượng hoặc khoán từng việc: áp dụng cho
những công việc lao động giản đơn, có tính chất đột xuất như bố dỡ NVL,
hàng hóa, sửa chữa nhà cửa. (DN cần xác định mức tiền lương phải trả cho
từng công việc mà người lao động phải hoàn thành)
+ Hình thức khoán quỹ lương: trả lương cho những người làm việc
tại các phòng ban của DN trên cơ sở khối lượng công việc của từng phòng ban
này (Quỹ lương thực tế phụ thuộc vào mức độ hoàn thành công việc được
giao)
Những vấn đề chung Kế toán chi tiết Kế toán tổng hợp
3.1. Những vấn đề chung

* Hình thức tiền lương:


- Hình thức tiền lương khoán thu nhập: Theo hình thức này thì tiền lương của
người lao động không tính vào CP SXKD mà là một nội dung phân phối thu
nhập của DN. Quỹ tiền lương sẽ phụ thuộc vào thu nhập thực tế của DN, còn
thời gian và kết quả lao động của từng người là cơ sở để phân chia tổng quỹ
lương cho từng người lao động.
Hình thức này buộc người lao động phải quan tâm đến kết quả
HĐSXKD của DN, phát huy đc sức mạnh tập thể trong tất cả các khâu của
quá trình sản xuất. Tuy nhiên, người lao động chỉ yên tâm với hình thức này
trả lương này khi họ có thẩm quyền trong việc kiểm tra kết quả tài chính của
DN. Do đó, nó phù hợp với các DN có cổ phần mà cổ đông chủ yếu là công
nhân viên của DN.

Những vấn đề chung Kế toán chi tiết Kế toán tổng hợp


3.1. Những vấn đề chung

* Quỹ lương:
- Là toàn bộ tiền lương của DN trả cho tất cả các loại lao động thuộc DN quản
lý và sử dụng. (tiền lương của những lao động tạm thời có phải là một phần
của quỹ tiền lương hay không?)
- Quỹ tiền lương bao gồm tiền lương chính và tiền lương phụ hoặc bao gồm:
+ Tiền lương trả theo thời gian, theo sản phẩm, theo lương khoán
+ Các loại phụ cấp làm đêm, thêm giờ, phụ cấp nặng nhọc, độc hại,

+ Tiền lương trả cho NLĐ sản xuất ra sản phẩm hỏng (trong phạm vi
chế độ quy định)
+ Tiền lương trả cho thời gian NLĐ ngừng sản xuất do nguyên nhân
khách quan như đi học, tập quân sự, hội nghị, nghỉ phép năm, …
+ Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên
Những vấn đề chung Kế toán chi tiết Kế toán tổng hợp
3.1. Những vấn đề chung

* Quỹ lương:
- Tiền lương chính thường được hạch toán trực tiếp vào các đối tượng tính giá
thành, có quan hệ chặt chẽ với năng suất lao động.
- Tiền lương phụ thường được phân bổ gián tiếp vào các đối tượng tính giá
thành, không có mối quan hệ trực tiếp đến năng suất lao động.
* Quỹ tiền thưởng:
- Nhằm kích thích NLĐ trong sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao
động
- Hình thức thưởng: thưởng tập thể và thưởng cá nhân
- Các loại hình khen thường: Thưởng thi đua, thưởng nâng cao chất lượng sản
phẩm, thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng phát minh sáng kiến cải tiến kĩ thuật, …

Những vấn đề chung Kế toán chi tiết Kế toán tổng hợp


3.1. Những vấn đề chung

* Quỹ BHXH:
- Là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong
các trường hợp họ bị mất khả năng lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động, hưu trí, mất sức.
- Theo chế độ tài chính hiện hành, quỹ BHXH được hình thành bằng cách tính
theo tỷ lệ 25,5% trên tổng quỹ lương cấp bậc và các khoản phụ cấp thường
xuyên của người lao động thực tế trong kỳ hạch toán.
+ Người sử dụng lao động phải nộp 17,5% trên tổng quỹ lương và
tính vào CPSXKD.
+ Người lao động phải nộp 8% trên tổng quỹ lương (DN trừ vào thu
nhập của họ).

Những vấn đề chung Kế toán chi tiết Kế toán tổng hợp


3.1. Những vấn đề chung

* Quỹ BHXH:
- Những khoản trợ cấp được tính trên cơ sở mức lương ngày của họ (hoặc thời
gian nghỉ) và tỷ lệ trợ cấp BHXH.
- Kế toán phải lập phiếu nghỉ hưởng BHXH cho từng người và lập bảng thanh
toán BHXH để làm cơ sở thanh toán với Cơ quan quản lý BHXH
* Quỹ BHYT:
- Là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong
các hoạt động khám chữa bệnh.
- Theo chế độ tài chính hiện hành, quỹ BHXH được hình thành bằng cách tính
theo tỷ lệ 4,5% trên số thu nhập tạm tính của người lao động trong đó người
sử dụng lao động phải nộp 3% tính vào CPSXKD còn người lao động phải
nộp 1,5% (DN trừ vào thu nhập của họ).
- Kế toán phải nộp khoản này cho Cơ quan BHYT

Những vấn đề chung Kế toán chi tiết Kế toán tổng hợp


3.1. Những vấn đề chung

* Quỹ BHTN:
- Là quỹ dùng để chi trả cho người lao động thất nghiệp theo quy định của
pháp luật về BHTN
- Tỷ lệ trích BHTN theo quy định hiện hành là 2%, trong đó 1% tính vào chi
phí SXKD của DN, 1% trừ vào thu nhập của người lao động.
* Quỹ KPCĐ:
- Là nguồn tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp.
- Theo chế độ tài chính hiện hành, quỹ KPCĐ được hình thành bằng cách tính
theo tỷ lệ 2% trên tổng tiền lương phải trả cho người lao động và DN phải
chịu toàn bộ (tính vào chi phí SXKD). Một số DN chỉ chịu 1% và người lao
động chịu 1%. Với quỹ KPCĐ, DN phải nộp cho công đoàn cấp trên 1 nửa
còn 1 nửa DN giữ lại để chi tiêu cho các hoạt động công đoàn ở DN.

Những vấn đề chung Kế toán chi tiết Kế toán tổng hợp


3.2. Kế toán chi tiết

* Hạch toán số lượng lao động:


* Hạch toán thời gian lao động:
* Hạch toán kết quả lao động:

Những vấn đề chung Kế toán chi tiết Kế toán tổng hợp


3.2. Kế toán chi tiết

Các chứng từ sử dụng:


- Bảng chấm công
- Bảng chấm công làm thêm giờ
- Bảng thanh toán lương
- Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành
- Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ
- Bảng thanh toán tiền thuê ngoài
- Bảng thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán:
- Bảng kê trích nộp các khoản theo lương
- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
- Bảng thanh toán tiền thưởng
- Danh sách lao động hưởng trợ cấp BHXH

Những vấn đề chung Kế toán chi tiết Kế toán tổng hợp


3.3. Kế toán tổng hợp

* Kế toán tổng hợp tiền lương


- Tài khoản: TK 334 dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh
toán các khoản phải trả cho người lao động của DN về tiền lương, tiền công,
tiền thưởng, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của NLĐ.
TK này có 2 TK chi tiết:
+ TK 334.1: Phải trả công nhân viên (người lao động kí hợp đồng với
DN hay lao động thường xuyên)
+ TK 334.8: Phải trả người lao động khác (người lao động tạm thời,
DN thuê)

Những vấn đề chung Kế toán chi tiết Kế toán tổng hợp


3.3. Kế toán tổng hợp

* Kế toán tổng hợp tiền lương


Nợ TK 334 Có
Dư đầu kỳ: xxx
- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền - Các khoản tiền lương, tiền công,
thưởng, BHXH và các khoản khác đã tiền thưởng, BHXH và các khoản
trả, đã chi, đã ứng trước cho người lao khác phải trả, phải chi cho người lao
động động
- Các khoản khấu trừ vào tiền lương,
tiền công của người lao động (khoản
BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, khoản
người lao động phải bồi thường,…)
Tổng PS Nợ Tổng PS Có
Dư cuối kỳ: xxx

Những vấn đề chung Kế toán chi tiết Kế toán tổng hợp


3.3. Kế toán tổng hợp

* Kế toán tổng hợp tiền lương


- Phương pháp hạch toán:
(1) Tính ra tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho
người lao động:
Nợ TK 241
Nợ TK 622,623,627,641,642
Có TK 334
(2) Tiền thưởng trả cho công nhân viên:
- Khi xác định số tiền thưởng phải trả cho CNV từ quỹ khen thưởng:
Nợ TK 353.1/Có TK 334.1
- Khi xuất quỹ chi trả tiền thưởng:
Nợ TK 334.1/ Có TK 111, 112, …

Những vấn đề chung Kế toán chi tiết Kế toán tổng hợp


3.3. Kế toán tổng hợp

* Kế toán tổng hợp tiền lương


(3) Khi tính tiền trợ cấp BHXH (ốm đau, thai sản, tai nạn,…) phải trả cho
người lao động:
Nợ TK 338.3/Có TK 334.1
(4) Tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho người lao động:
- TH1: Nếu DN đã tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của CNSX (Nợ
622/ Có 335) thì:
Nợ TK 335/ Có TK 334.1
- TH2: Đối với người lao động gián tiếp (không tiến hành trích trước tiền
lương nghỉ phép):
Nợ TK 623,627,641,642
Có TK 334.1

Những vấn đề chung Kế toán chi tiết Kế toán tổng hợp


3.3. Kế toán tổng hợp

* Kế toán tổng hợp tiền lương

=
Mức trích trước hàng Tiền lương chính thực tế phải Tỷ lệ trích
x
tháng theo kế hoạch trả cho CNSX trong tháng trước

Tổng số tiền lương nghỉ phép theo KH năm của CNSX


Tỷ lệ
trích = Tổng số tiền lương chính phải trả theo KH năm của x 100%
trước CNSX

Những vấn đề chung Kế toán chi tiết Kế toán tổng hợp


3.3. Kế toán tổng hợp

* Kế toán tổng hợp tiền lương


(5) Các khoản phải khấu trừ vào lương của người lao động như tiền tạm ứng
chưa chi hết, BHXH, BHYT, BHTN, tiền thu bồi thường về TS thiếu theo
quyết định xử lý,…kế toán ghi:
Nợ TK 334.1, 334.8
Có TK 141 - Tiền tạm ứng chưa chi hết
Có TK 138 - Tiền thu bồi thường về TS thiếu
Có TK 338 - BHXH, BHYT, BHTN khấu trừ vào lương
(6) Tính thuế TNCN của CNV và người lao động của DN phải nộp NN:
Nợ TK 334.1, 334.8
Có TK 333.5

Những vấn đề chung Kế toán chi tiết Kế toán tổng hợp


3.3. Kế toán tổng hợp

* Kế toán tổng hợp tiền lương


(7) Khi ứng trước tiền lương hoặc thực trả tiền lương, tiền công cho CNV và
người lao động của DN:
Nợ TK 334.1, 334.8
Có TK 111, 112, …
(8) Trường hợp DN trả lương hoặc thưởng cho CNV và người lao động bằng
sản phẩm, hàng hóa (kế toán phản ánh DT không bao gồm thuế GTGT) (song
song phải phản ánh GVHB Nợ 632/Có 155,156):
Nợ TK 334.1, 334.8
Có TK 511
Có TK 333.11

Những vấn đề chung Kế toán chi tiết Kế toán tổng hợp


3.3. Kế toán tổng hợp

* Kế toán tổng hợp tiền lương


(9) Đối với các khoản phải trả khác như tiền ăn ca, tiền nhà, tiền điện thoại,
học phí, thẻ hội viên,…, kế toán ghi:
- Khi xác định được số phải trả cho CNV và người lao động của DN:
Nợ TK 622,623,627,641,642
Có TK 334.1, 334.8
- Khi thanh toán các khoản này cho CNV và người lao động:
Nợ TK 334.1, 334.8
Có TK 111, 112, …

Những vấn đề chung Kế toán chi tiết Kế toán tổng hợp


3.3. Kế toán tổng hợp

* Kế toán tổng hợp các khoản trích theo lương


- Tài khoản:
Nợ TK 338 Có
Dư đầu kỳ: xxx
- Số BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đã - Trích BHXH, BHYT, BHTN,
nộp cho cơ quan quản lý quỹ BHXH, KPCĐ vào CP SXKD hoặc khấu trừ
BHYT, BHTN, KPCĐ vào lương của người lao động
- Số KPCĐ đã chi tại đơn vị - Các khoản thanh toán với CNV về
- tiền nhà, tiền điện, nước ở tập thể
- KPCĐ vượt chi được cấp bù
- Số BHXH đã chi trả CNV khi được
cơ quan BHXH thanh toán
Tổng PS Nợ Tổng PS Có
Dư cuối kỳ: xxx

Những vấn đề chung Kế toán chi tiết Kế toán tổng hợp


3.3. Kế toán tổng hợp

* Kế toán tổng hợp các khoản trích theo lương


- TK này có thể có số dư bên Nợ phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số
tiền đã trả, đã nộp lớn hơn số phải trả, phải nộp hoặc số BHXH đã chi trả
CNV nhưng chưa được cơ quan quản lý quỹ BHXH thanh toán và KPCĐ vượt
chi chưa được cấp bù
- Các tài khoản theo khoản trích theo lương:
+ TK 338.2: Kinh phí công đoàn
+ TK 338.3: Bảo hiểm xã hội
+ TK 338.4: Bảo hiểm y tế
+ TK 338.6: Bảo hiểm thất nghiệp

Những vấn đề chung Kế toán chi tiết Kế toán tổng hợp


3.3. Kế toán tổng hợp

* Kế toán tổng hợp các khoản trích theo lương


- Phương pháp hạch toán:
(1) Khi trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tính vào chi phí và khấu trừ vào
lương của người lao động:
Nợ TK 622, 623, 627, 641, 642 - Số tính vào CP SXKD
Nợ TK 334 - Số khấu trừ vào lương của NLĐ
Có TK 338.2, 338.3, 338.4, 338.6
(2) KPCĐ chi vượt được cấp bù, khi nhận được tiền:
Nợ TK 111, 112
Có TK 338.2

Những vấn đề chung Kế toán chi tiết Kế toán tổng hợp


3.3. Kế toán tổng hợp

* Kế toán tổng hợp các khoản trích theo lương


(3) Nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ cho các cơ quan quản lý quỹ:
Nợ TK 338.2, 338.3, 338.4, 338.6
Có TK 111, 112, ...
(4) BHXH phải trả cho CNV khi ốm đau, thai sản:
Nợ TK 338.3
Có TK 334
(5) Chi tiêu KPCĐ tại đơn vị:
Nợ TK 338.2
Có TK 111, 112, ...

Những vấn đề chung Kế toán chi tiết Kế toán tổng hợp

You might also like