You are on page 1of 8

I.

Đọc hiểu: ( 4 điểm)


Câu 1: + Nhận biết phương thức biểu đạt /Phương thức biểu đạt chính
• Chú ý: - nếu PTBĐ: trả lời phương thức chính + các phương thức kết
hơp.
- Ví dụ: Biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự
- Nếu hỏi PTBĐ chính: chỉ trả lời 1 phương thức
+ thể thơ: Đếm số tiếng/ số chữ trong các dòng thơ: Nếu số tiếng
trong các dòng không bằng nhau: là thể tự do/ nếu số tiếng bằng nhau thì
thể thơ gọi theo số tiếng của các dòng thơ đó ( ví dụ: thể thơ 4 chữ, 5
chữ, 6 chữ, 7 chữ, 8 chữ….)/ hoặc nếu các câu thơ tạo thành cặp 6/8 
thể lục bát
+ ngôi kể: - thứ nhất ( xưng “tôi”/ “chúng tôi”..)
Câu 2: Nhận biết biện pháp tu từ trong đoạn trích/ văn bản:
- Tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, liệt kê, nói quá,
nói giảm nói tránh, chơi chữ, điệp cấu trúc câu, đảo ngữ, tương phản,
đối, câu hỏi tu từ….
Câu 3: Hiểu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn trích/văn bản
- Muốn hiểu tác dụng của phép tu từ ta phải:
+ hiểu chức năng của phép tu từ đó
+ Đặt trong ngữ cảnh (đoạn trích/văn bản) được dẫn ở phần đọc hiểu
* Ví dụ: - phép tu từ điệp ngữ, điệp cấu trúc câu:
 chức năng: + nhấn mạnh, làm nổi bật, tô đậm, khẳng định….
+ Tạo nhịp điệu ( âm điệu/ nhạc điệu) cho câu văn, câu
thơ ( làm cho câu văn ,câu thơ thêm nhịp nhàng, hài hòa, cân đối 
kết hợp với ngữ cảnh để nêu tác dụng cụ thể.
+ Gây ấn tượng, tạo cảm xúc cho người đọc
- Phép tu từ so sánh, ẩn dụ, hoán dụ: để nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm,
tăng hiệu quả diễn đạt …
( Hoán dụ: hoán = thay, đổi gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên của
một sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi
cảm.. Ví dụ: Mồ hôi mà đổ xuống đồng  mồ hôi thay thế cho sức lao động
của người nông dân…. Lấy dấu hiệu để thay thế. Hoặc: Lưng còng đỡ
lấy lưng còng lưng còng người già lấy bộ phận thay thế cho cái toàn
bộ)
- Phép nhân hóa: chức năng: làm cho vật trở nên gần gũi với con người, có
hành động, tính cách, suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng… như con người
- Liệt kê: chức năng: Để diễn tả đầy đủ hơn, cụ thể, sâu sắc hơn…những
khía cạnh khác nhau của hiện tượng, sự việc, tư tưởng, tình cảm…, tăng
hiệu quả biểu đạt…
- Phép tương phản, đối: để làm nổi bật, khắc họa đậm nét hơn về một vấn
đề nào đó ….
- Nói giảm - Nói tránh: là một biện pháp biểu đạt một cách tế nhị, nhẹ
nhàng, giảm đi cảm giác ghê sợ, đau buồn, nặng nề trong lời nói hoặc trong
câu văn. Nói giảm nói tránh đôi khi thể hiện được sự tôn trọng giữa người
với người, nhận xét một cách tế nhị, có văn hóa.
 Chú ý: Khi nêu tác dụng tu từ không được nêu chung chung mà phải đặt
trong ngữ cảnh (đoạn trích/văn bản) để nêu cụ thể.
- Biện pháp nói quá
+ Biện pháp tu từ nói quá được hiểu là cách nói phóng đại mức độ, quy
mô, tính chất của một sự vật, sự việc hay hiện tượng có thật trong thực
tế. Nói quá không phải là nói khoác, nói quá là phóng đại sự vật, sự
việc ở mức độ lớn hơn nhưng vẫn đúng với sự thật, còn nói khoác là
nói sai hoàn toàn sự thật.
+ Nói quá là một biện pháp cường điệu giúp biểu đạt dễ dàng hơn
bản chất của đối tượng. Đồng thời góp phần tạo ấn tượng, tăng sức biểu
cảm cho lời nói, câu văn, gây ấn tượng cho người nghe, người đọc.
Dấu hiệu nhận biết biện pháp tu từ nói quá đó là sử dụng các từ ngữ
mang sẵn ý nghĩa phóng đại cụ thể như cực kỳ, vô kể, vô hạn, tuyệt
diệu, vô cùng ...; hoặc có thể sử dụng các thành ngữ như khỏe như voi,
đẹp như tiên ...
+ Phép nhân hóa: chức năng: làm cho vật trở nên gần gũi với con
người, có hành động, tính cách, suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng… như
con người
+ Liệt kê: chức năng: Để diễn tả đầy đủ hơn, cụ thể, sâu sắc hơn…
những khía cạnh khác nhau của hiện tượng, sự việc, tư tưởng, tình
cảm…, tăng hiệu quả biểu đạt…
- Phép đối: là cách sắp xếp đặt từ ngữ, cụm từ và câu ở vị trí cân xứng
nhau để tạo hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau.
+ Việc sử dụng phép đối, tác giả muốn tạo hiệu quả về sự giống nhau
hoặc trái ngược nhau nhằm gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài hòa
trong diễn đạt để hướng đến làm nổi bật một nội dung ý nghĩa nào đó.
 Chú ý: Khi nêu tác dụng tu từ không được nêu chung chung mà
phải đặt trong ngữ cảnh (đoạn trích/văn bản) để nêu cụ thể.
- Đảo ngữ: được hiểu đơn giản là việc thay đổi vị trí thông thường của
một từ, cụm từ trong câu nhưng không làm mất đi quan hệ cú pháp
vốn có. Việc thay đổi trật tụ kết cấu cú pháp trong câu thể hiện dụng ý
nghệ thuật của tác giả, đồng thời sẽ tạo ra sắc thái tu từ.
+ Việc sử dụng đảo ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh thể hiện cảm xúc
của người viết.
+ Ví dụ như câu thơ trong bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh
Quan:
"Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà."

You might also like