You are on page 1of 80

Chương 4.

BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ


4.1. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN
Sơ đồ hệ thống cung cấp điện
Hệ thống phát bao gồm các
thành phần: Ắc qui, phần phát
điện, chỉnh lưu và điều chỉnh
điện áp.

Tiết chế vi mạch nhỏ gọn


được lắp liền trên máy phát,
ngoài chức năng điều áp nó
còn báo một số hư hỏng bằng
cách điều khiển đèn báo nạp.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.1. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN
Sơ đồ hệ thống cung cấp điện
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.1.1. BDKT và sửa chữa hệ ắc quy
4.1.1.1. Hư hỏng ắc qui
- Các tấm cực, mất khả năng trao đổi điện tử và ion tạo nên các phản ứng hóa học, bình điện
không đảm bảo khả năng tích điện ở điện áp quy định;

- Bong tróc các lớp bột chì và ô xít chì trên xương của bản cực, gây nên chạm mạch bên trong
của các ngăn bình điện, mất điện áp tích điện của các ngăn, điện áp không đủ để thực hiện khả
năng khởi động động cơ;

- Nồng độ dung dịch không đảm bảo đúng quy định, nếu nồng độ dung dịch quá cao gây nên
nóng các tấm cực khi phóng, nạp, tăng nhiệt độ bình điện và làm cong vênh tấm cực, nếu nồng độ
quá thấp dẫn tới giảm khả năng trao đổi điện tử và ion, giảm khả năng tích điện, suy giảm điện áp
nạp cho bình điện;
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.1.1.1. Hư hỏng ắc qui
- Cong vênh tấm cực do va chạm hay nạp điện ở nhiệt độ cao hơn 50 0C, dẫn tới chạm mạch
bên trong các tấm cực của bình điện;

- Thiếu dung dịch điện phân do quá trình bốc hơi nước làm tiêu hao dung dịch;

- Bị rỉ các đầu cọc bình điện làm tăng điện trở ngoài;

- Các hư hỏng cơ học khác như mòn gẫy các đầu cực bình điện, vỡ nứt vỏ bình, ... các hư hỏng
này có thể nhận biết thông qua quan sát bên ngoài.

- Ắc quy tự phóng điện, ắc quy không sử dụng nhưng tự nó mất điện. Ắc quy tốt có bản cách
ly bằng gỗ thì 24 giờ tự phóng điện 0,5%; bằng nhựa1,1% dung lượng.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.1.1.2. Kiểm tra, BDKT và sửa chữa ắc qui
a. Xem xét bên ngoài
Xem xét bên ngoài ắc qui thường bao gồm các việc:
+ Quan sát kết cấu tổng thể ắc qui để kết luận về tính bền vững, độ nguyên vẹn của vỏ bình,
các đầu cực, lỗ thông hơi (Vỏ bình có bị rạn nứt, rò rỉ không. Các đầu cực có sạch và vững chắc
không. Ký hiệu cực tính thế nào).
+ Mối ghép nối giữa các cực đã đảm bảo tin cậy
chưa. Lỗ thông hơi và các lỗ, nút kiểm tra khác
phải thoả mãn về yêu cầu kỹ thuật.

+ Xác định rõ cực tính, dung lượng, điện áp,


phạm vi sử dụng của ắc qui (đọc trên nhãn và
các ký hi ệu đã có sẵn trên nắp hoặc vỏ bình ắc
qui).
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.1.1.2. BDKT, kiểm tra và sửa chữa ắc qui
b. Kiểm tra đầu cáp và các cực của ắc qui
- Quan sát xem các đầu cáp bình điện có bị lỏng hoặc bị ôxy hóa không;
- Kiểm tra xem các cực của ắc quy có bị mòn không;
- Kiểm tra vết nứt hoặc gãy của cáp nối. Thay cáp nối nếu cần thiết;
- Kiểm tra các cọc bình và axit bẩn
bám trên nắp bình. Làm sạch các cọc
bình và nắp bình bằng nước sạch. Dùng
vật thích hợp loại bỏ các hoen gỉ cứng
bám trên cọc bình;
- Kiểm tra cọc bình có đủ cứng hay
không và cáp nối có lỏng không.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.1.1.2. BDKT, kiểm tra và sửa chữa ắc qui
c. Kiểm tra tỷ trọng dung dịch điện phân và mức dung dịch điện phân
- Tháo các nắp thông hơi trên bình ra và kiểm tra mức dung dịch trong bình. Bổ sung nước vào
các ngăn nếu thấy cần để đủ mức quy định.
Cho phép bổ sung nhiều nước nhưng không được bổ sung axit vào. Chỉ nên sử dụng nước cất
và không được sử dụng nước máy vì sẽ làm giảm tác dụng của bình;
- Kiểm tra mắt chỉ thị. Mắt đỏ nghĩa
là bình phóng rất yếu hoặc dung dịch
bị cạn. Mức dung dịch sẽ còn đủ và
bình chỉ sạc được 25% nếu có một ít
màu xanh nhạt.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.1.1.2. BDKT, kiểm tra và sửa chữa ắc qui
c. Kiểm tra tỷ trọng dung dịch điện phân và mức dung dịch điện phân
- Đưa đầu hút của tỷ trọng kế vào trong bình ắc quy qua lỗ trên nắp bình;
- Dùng tay bóp bóng cao su để hút dung dịch điện phân vào ống thủy tinh của tỷ trọng kế;
- Nhấc tỷ trọng kế lên quan sát số liệu rồi so sánh với giá trị tiêu chuẩn;
- Tỷ trọng dung dịch của bình khi đã nạp no ở 200C:
+ Mùa hè: (1,25- 1,27)g/cm3;
+ Mùa đông: (1,28-1,29) g/cm3
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.1.1.2. BDKT, kiểm tra và sửa chữa ắc qui
d. Kiểm tra khả năng phóng điện của ắc quy bằng máy test dòng
Nối cáp màu đỏ của máy vào cọc dương bình,cáp màu đen của máy test vào cọc âm bình. Sau
đo nhấn nút test trong khoảng (2÷3) giây.
- Quan sát kim chỉ thị phải nằm trong
vùng màu xanh (bình tốt);
- Nếu nằm trong vùng màu vàng nghĩa
là bình yếu có thể sạc lại và dùng tiếp
(dù sạc lại thì vẫn không đầy điện và
dòng phóng luôn không cao),
- Nếu kim trong vùng màu đỏ thì phải
thay bình.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.1.1.2. BDKT, kiểm tra và sửa chữa ắc qui
e. Kiểm tra qua đồng hồ báo nạp điện
Trên bảng tablo của ô tô thường có đồng hồ báo nạp, sử dụng đồng hồ báo nạp làm dấu hiệu để
xem xét chất lượng của hệ thống cung cấp.

Khi động cơ làm việc ở số vòng quay thấp, đèn báo nạp sáng (đồng hồ chỉ thị ở dưới vạch nạp
điện). Khi tăng số vòng quay động cơ điện áp máy phát lớn hơn so với điện áp ắc qui, đèn báo
nạp tắt (kim trên đồng hồ chỉ thị dịch chuyển và vượt qua vạch báo nạp). Giá trị báo nạp thường
vượt cao hơn giá trị điện áp ắc qui (10 ÷ 15)% .

Nếu đèn báo nạp luôn luôn sáng chứng tỏ bộ điều chỉnh điện áp không làm việc hay điện áp
máy phát quá thấp.

Nếu đèn báo nạp không sáng chứng tỏ đèn báo bị hỏng, dây nối bị đứt, các chỗ nối bị hở, bình
điện quá yếu hay bị chai cúng, bộ điều chỉnh điện bị sai lệch vị trí.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.1.1.2. BDKT, kiểm tra và sửa chữa ắc qui
f. Nạp điện ắc quy
Các ắc quy dùng trên ô tô thường được nạp thường xuyên khi xe chạy nhờ dòng điện nạp từ
máy phát. Tuy nhiên, khi bảo dưỡng, kiểm tra ắc quy nếu thấy điện áp ắc quy thấp hơn 12V thì
cần tháo xuống nạp điện bằng thiết bị nạp ở xưởng.
Trước khi nạp điện, cần kiểm tra và bổ sung dung dịch điện phân đủ cho ắc quy (đối với loại
aquy thông thường).
Có hai phương pháp nạp điện cho ắc quy là nạp với điện áp không đổi và nạp với cường độ
dòng điện nạp không đổi.
Phương pháp nạp với dòng điện không đổi được sử dụng phổ biến hơn. Điện áp của thiết bị
nạp đặt giữa hai cực của ắc quy thường là 14,4 V và không được cao hơn (áp dụng cho bình ắc
quy 12V) và nạp trong khoảng 7 giờ đối với bình ắc quy hết điện.
Phương pháp nạp với cường độ dòng điện không đổi thường được thực hiện với cường độ dòng
điện nạp bằng 1/10 dung lượng ampe giờ, hoặc bằng 1/16 dung lượng phút của ắc quy với thời
gian 10 – 12 giờ áp dụng cho ắc quy hết điện.
Việc đặt chế độ và thông số điện áp hoặc dòng điện nạp được thực hiện trên thiết bị nạp.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.1.1.2. BDKT, kiểm tra và sửa chữa ắc qui
f. Kiểm tra điện áp ắc qui
- Kiểm tra khả năng phóng điện của ắc qui bằng phóng điện kế (gồm một vôn kế 3V và một điện
trở phụ tải có trị số xác định đấu song song với vôn kế);
- Đặt hai đầu mũi đo của phóng điện kế vào hai cọc cực của một ngăn ắc quy. Theo dõi vôn kể
trong thời gian 3÷5 giây:
+ Vôn kế chỉ ổn định ở 1,7÷1,75V thì chứng tỏ ngăn ắc qui đó tốt, nếu vôn kế chỉ trong
khoảng 1,5÷1,7V thì chứng tỏ ắc qui cần phải nạp lại.

+ Nếu vôn kế chỉ dưới 1,5 V là ắc qui đã bị hỏng.

+ Nếu điện áp giảm nhanh thì ắc qui có chỗ tiếp xúc


không tốt (mối hàn ở các cọc cực ắc qui không chắc
hoặc tấm cực bị sunfat hoá).
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.1.2. BDKT và sửa chữa máy phát điện
Cấu tạo máy phát điện
Máy phát điện xoay chiều là nguồn năng lượng chính
trên ô tô, có nhiệm vụ cung cấp điện cho các phụ tải và
nạp điện cho ắc qui trên ô tô.

Nguồn điện phải đảm bảo một hiệu điện áp ổn định


ở mọi chế độ phụ tải và thích ứng với mọi điều kiện
môi trường làm việc.

Rotor ồm hai má cực từ có nam châm hình móng


ngựa bọc ngoài cuộn dây phần cảm lắp trên một trục,
có hai vành bằng than góp điện và cách điện với trục.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.1.2. BDKT và sửa chữa máy phát điện
Cấu tạo máy phát điện
Khi có dòng điện kích thích đi vào trong cuộn dây thì hai
má cực từ trở thành nam châm điện, nam châm điện có từ cực
N - B xen kẻ nhau.

Stator gồm một khối cực từ làm bằng nhiều lá thép non
ghép lại có nhiều rãnh chứa cuộn dây phần ứng.
Cuộn dây phần ứng gồm có ba pha đặt lệch nhau một góc
120 độ và nối nhau hình sao - hình tam giác.

Bộ chỉnh lưu có nhiệm vụ biến dòng điện xoay


chiều của máy phát thành một chiều.
Thường sử dụng diode silic để chỉnh lưu, bộ chỉnh
lưu thông thường dùng 6 diode, các diode được lắp
trên tấm tản nhiệt làm bằng hợp kim nhôm.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.1.2.1. Những hư hỏng thường gặp
Khi máy phát điện xoay chiều có chế độ làm việc không bình thường thì phải xem xét kỹ hiện
tượng để phán đoán vị trí hư hỏng rồi từ đó mới tiến hành kiểm tra cụ thể để khắc phục máy phát
điện.
a. Máy phát điện bị nóng quá mức qui định
Do máy làm việc ở chế độ quá tải hoặc bộ phận làm mát có sự cố: cách kiểm tra và giải
quyết như đối với máy phát điện một chiều.
Ngoài ra phải kiểm tra xem các diode chỉnh lưu có bị chập không, nếu thấy diode nào bị chập
cần thay thế ngay.

Dây cuốn phần ứng hoặc dây cuốn kích từ phát nóng:
Dùng đồng hồ đo điện trở (ôm kế) để kiểm tra từng bối dây, so sánh các kết quả xem có bối
dây nào bị chạm chập hay không hoặc chạm mát hay không, phát hiện ra sự cố ở bối dây nào thì
chọn cách xử lý.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.1.2.1. Những hư hỏng thường gặp
b. Điện áp phát ra không ổn định
- Đứt hoặc tiếp xúc không tốt trong mạch kích từ;

- Ngắn mạch giữa các vòng dây trong bối dây phần ứng;

- Diode chỉnh lưu của một pha nào đó đã bị hỏng tình trạng đứt mạch;

- Chổi than tiếp xúc không tốt do bị ôxy hóa hoặc bị dính dầu ở các vòng tiếp xúc, vòng tiếp xúc
bị mòn không đều, chổi than bị kênh, lực căng lò xo trên chổi than bị kém.
Những hiện tượng này làm cho điện trở trong mạch kích thích tăng lên, do đó cường độ của
dòng kích thích sẽ giảm xuống và công suất phát ra của máy bị giảm xuống.

- Rotor chạm vào cực của stator.


Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.1.2.1. Những hư hỏng thường gặp
c. Máy phát không phát ra điện
- Đầu nối dây từ bộ chỉnh lưu tới đầu vào của bộ chia điện bị hở;

- Cuộn dây kích thích bị hở mạch hoặc bị đứt ở bên trong;

- Cuộn dây phần ứng bị chạm mass hoặc bộ chỉnh lưu đã bị hỏng không còn tác dụng chỉnh lưu
để đưa dòng điện một chiều đến bộ chia điện và mạch ngoài của máy phát.

d. Máy phát không nạp điện cho ắc qui


- Dòng tiếp xúc bị bẩn, đứt đầu dây cuộn kích thích, chổi than bị kênh. Nếu chổi than bị kênh thì
lấy chổi ra và lau bụi.

- Đứt hoặc tiếp xúc xấu trong mạch điện khắc phục bằng cách thay dây dẫn bị hư hoặc làm sạch
chỗ tiếp xúc.

- Máy phát có pha hoặc cuộn dây kích thích bị đứt phải tháo ra để sửa. Trường hợp chập mạch
cuộn dây kích thích với mass thì tách mass của bộ ắc qui hoặc bộ đánh lửa ra và tìm chỗ chập.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.1.2.1. Những hư hỏng thường gặp
e. Máy phát không phát đủ công suất
Do đai truyền đứt hoặc chập mạch cuộn dây pha của stator, hư hỏng một trong các của bộ
chỉnh lưu, đứt mạch một trong các ống dây của cuộn dây kích thích cần kiểm tra cuộn dây stator,
bộ chỉnh lưu, cuộn dây kích thích.

f. Máy phát khi quay có tiếng kêu


Do cổ trượt và đai truyền lắp quá căng, hỏng ổ bi, không đủ lượng mỡ trong ổ bi, chỗ lắp ghép
ổ bi bị mòn, rotor chạm vào cực của stator.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.1.2.2. Kiểm tra, BDKT và sửa chữa máy phát
a. Kiểm tra chẩn đoán phần cơ khí
*) Kiểm tra tổng quát:
Kiểm tra nắp trước và nắp sau xem có biến dạng, nứt mẻ không, ren đầu trục rotor có bị chờn
không.

*) Kiểm tra rotor:


- Dùng panme để đo độ côn méo của vành trượt, độ côn
méo cho phép phải nhỏ hơn 0,05mm;

- Kiểm tra độ lỏng vòng ngoài ổ bi với vỏ như máy phát


một chiều;

- Kiểm tra độ lỏng vòng trong ổ bi với trục, nếu có thì


hàn đắp rồi gia công lại;

- Ổ bi bị rơ thì thay mới.


Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.1.2.2. Kiểm tra, BDKT và sửa chữa máy phát
a. Kiểm tra chẩn đoán phần cơ khí
*) Kiểm tra chổi than:
- Kiểm tra sự tiếp xúc của chổi than với vành trượt,
nếu thấy tiếp xúc không tốt thì hàn lại;

- Kiểm tra chiều dài chổi than yêu cầu phải nhỏ hơn
hoặc bằng 1/2 chiều dài nguyên thuỷ.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.1.2.2. Kiểm tra, BDKT và sửa chữa máy phát
b. Kiểm tra phần điện
*) Kiểm tra phần ứng stator:
- Kiểm tra sự cách mát: Dùng bóng đèn hoặc đồng hồ ôm để
kiểm tra. Một đầu que dò đặt vào vỏ, một đầu đặt vào một trong
ba đầu dây pha. Biểu hiện kết quả kiểm tra???

Nếu đèn sáng hoặc kim đồng hồ báo là cuộn stator chạm
mát. Ta lần lượt kiểm tra xem cuộn nào bị chạm mát bằng cách
tách đầu dây chung.

- Kiểm tra sự thông mạch cuộn stator: Dùng đèn hoặc đồng hồ
để kiểm tra, ta lần lượt đặt que dò vào các đầu dây pha. Biểu
hiện kết quả kiểm tra???
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.1.2.2. Kiểm tra, BDKT và sửa chữa máy phát
b. Kiểm tra phần điện
- Kiểm tra sự chạm chập: Dùng đồng hồ ôm lần lượt đo giá trị
điện trở như hình trên của hai cuộn dây.
Nếu điện trơ nhỏ hơn qui định là có sự chạm chập giữa các
pha với nhau hoặc cuộn dây trong một pha.
Nếu không có giá trị qui định ta so sánh giá trị ở ba lần đo
UAB, UAC, UBC. Nếu bằng nhau là tốt, hoặc nếu có chạm chập ít
thì ta tẩm vecni cách điện, nếu nhiều thì cuốn lại.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.1.2.2. Kiểm tra, BDKT và sửa chữa máy phát
b. Kiểm tra phần điện
*) Kiểm tra rotor phần cảm:
- Kiểm tra sự cách mát cuộn dây: Dùng bóng đèn hoặc ôm kế
để kiểm tra một đầu que dò đặt vào vành trượt, một đầu đặt
vào trục. Biểu hiện kết quả đo???

- Kiểm tra sự thông mạch cuộn dây: Dùng bóng đèn hoặc
đồng hồ ôm để kiểm tra, Biểu hiện kết quả đo???

- Kiểm tra sự chạm chập: Kiểm tra như trên nhưng điện trở
nhỏ hơn qui định là cuộn dây bị chạm chập.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.1.2.2. Kiểm tra, BDKT và sửa chữa máy phát
b. Kiểm tra phần điện
*) Kiểm tra diode:
- Dùng bóng đèn và nguồn điện ắc qui để kiểm tra: Như
hình vẽ, ở hình a phân cực thuận thì đèn sáng. Hình b phân
cực nghịch thì đèn không sáng. Chứng tỏ diode còn tốt.

- Dùng đồng hồ ôm để kiểm tra: Kiểm tra diode cực âm


Để kiểm tra, ta đo điện trở giữa đầu E (mass) và các
điểm P1 đến P4.
Nếu đồng hồ ôm chỉ ở vị trí như hình vẽ thì diode còn
tốt.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.2. BDKT và sửa chữa hệ thống khởi động
Cấu tạo hệ thống khởi động

Sơ đồ cấu tạo hệ thống khởi động

Cấu tạo máy khởi động

Khớp 1 chiều
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.2.1. Hư hỏng hệ thống khởi động
Nguyên nhân của sự cố khởi
động do phần điện (VD: công tắc bị
hỏng), hay là do phần cơ (cung cấp
sai nhiên liệu, hay là hỏng răng bánh
đà). Triệu chứng đặc trưng của sự cố
khi khởi động bao gồm:
- Động cơ không quay;
- Động cơ quay chậm;
- Máy khởi động quay nhưng động
cơ không quay;
- Máy khởi động không cài khớp
hoặc không nhả dứt khoát.

Đối với từng sự cố cần phân tích


đánh giá và đưa ra phương pháp phù
hơp.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.2.1.1. Động cơ không thể quay
- Ắc quy chết;

- Cầu chì cháy;

- Liên kết, mối nối bị lỏng;

- Hỏng công tắc từ, rơ le, công tắc ngắt an toàn, khớp ly hợp;

- Sự cố phần điện trong động cơ;

- Sự cố trong hệ thống chống chộm.


Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.2.1.2. Động cơ bắt đầu quay quá chậm
- Ắc quy yếu;

- Lỏng hay mòn liên kết, mối nối;

- Hỏng động cơ khởi động;

- Động cơ hay máy khởi động có sự cố về phần điện;

- Chốt bộ phận khởi động chạy.


Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.2.1.3. Hỏng bánh răng hay vành răng bánh đà
- Hỏng cần đẩy hay công tắc từ;

- Hỏng công tắc máy hay mạch điều khiển;

- Khóa đánh lửa kẹt.

4.2.1.4. Máy khởi động quay nhưng động cơ không quay


- Khớp ly hợp bị hỏng;

- Mòn hay hỏng bánh răng gài hay vành răng bánh đà;

- Máy khởi động không gài khớp hay nhả không dứt khoát;

- Hỏng công tắc từ;

- Mòn hỏng bánh răng gài hay vành răng bánh đà.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.2.2. Kiểm tra, BDKT và sửa chữa hệ thống khởi động
4.2.2.1. Kiểm tra ắc quy
a. Kiểm tra ắc quy bên ngoài
Như khiểm tra trong hệ thống cũng cấp điện.

b. Kiểm tra độ sụt áp của ắc qui khi khởi động


Thực hiện theo các bước sau:
- Bật khoá điện đón vị trí START và tiến hành đo điện áp giữa
các cực của ắc quy;
- Điện áp tiêu chuẩn: 9.6 V hoặc cao hơn;
- Nếu điện áp đo được thấp hơn 9.6 V thì phải thay thế ắc quy.

Dây cáp motor: Kiểm tra tình trạng và các mối nối cáp. Lớp
cách điện không được bị hở, hỏng, mối nối cần sạch và không
gỉ.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.2.2.2. Mạch điều khiển bộ khởi động
Kiểm tra sự hoạt động của công tắc máy. Dòng điện cần phải cung cấp cho công tắc từ
khi công tắc ở vị trí ‘’on’’ và khớp ly hợp hay công tắc đề số 0 đóng.
Chi tiết hư hỏng ngăn cản sự quay có thể định vị bằng công tắc điều khiển từ xa và một
đoạn cáp nối. Sử dụng phương pháp chuẩn đoán, sử dụng ôm kế để tìm ra mạch gặp sự cố.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.2.2.2. Kiểm tra hệ thống khởi động
a. Kiểm tra dòng điện
Kiểm tra cường độ dòng điện máy khởi động cung cấp nhanh, đầy đủ thông tin về hệ
thống khởi động. Với máy kiểm tra Sun VAT-40 kiểm tra được điện áp khởi động của ắc
qui.
Quy chuẩn cường độ dòng điện là 130 ÷ 150 A cho
động cơ 4 xylanh và 175A cho động cơ 6 xylanh.
Điện áp khoảng từ 9,6 ÷ 11V. Chỉ sử dụng để kiểm
tra đối với động cơ ở nhiệt độ làm việc.

Kết quả kiểm tra:


- Cường độ dòng điện cao và tốc độ khởi động chậm
thì máy khởi động bị hỏng.
- Tốc độ khởi động chậm với dòng điện thấp nhưng
điện áp khởi động cao là do điện trở cao trong mạch
khởi động.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.2.2.2. Kiểm tra hệ thống khởi động
b. Mạch động cơ điện (phía cách điện)
- Nối đầu đỏ dây vôn kế tới cực dương của ắc qui,
đen tới cực C của công tắc từ.
- Tắt nút đề máy nên động cơ không thể khởi
động trong quá trình kiểm tra.

- Quay động cơ và quan sát vôn kế.


+ Nhỏ hơn 0,5V thì điện trở chấp nhận được,
+ Nếu lớn hơn 0,5V thì điện trở quá cao. Nguyên
nhân có thể là do cáp điện hỏng, mối nối lỏng,…
hoặc là hỏng công tắc từ.

- Nếu đã chỉ ra điện trở cao, vạch ra nguyên nhân.


Chấp nhận điện áp sụt qua công tắc là 0,3V, qua
cáp là 0,2V và 0V qua mối nối cáp.
Thay thế nếu không đạt yêu cầu.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.2.2.2. Kiểm tra hệ thống khởi động
c.Kiểm tra điện áp ở cực 30
- Bật khoá điện đón vị trí START tiến hành đo điện
áp giữa cực 30 và điểm tiếp mát.

+ Điện áp tiêu chuẩn: 8.0 V hoặc cao hơn

+ Nếu điện áp thấp hơn 8.0 V, thì phải sửa chữa


hoặc thay thế cáp của máy khởi động.

- Vị trí và kiểu dáng của cực 30 có thể khác nhau


tuỳ theo loại motor khởi động nên phải kiểm tra và
xác định đúng cực này theo tài liệu h­ướng dẫn sửa
chữa.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.2.2.2. Kiểm tra hệ thống khởi động
d. Kiểm tra điện áp cực 50
Bật khoá điện đến vị trí START, tiến hành đo
điện áp giữa cực 50 của máy khởi động với điểm
tiếp mát.
+ Điện áp tiêu chuẩn 8.0 V hoặc cao hơn.
+ Nếu điện áp thấp hơn 8.0 V phải kiểm tra cầu
chì, khoá điện, công tắc khởi động số trung gian,
relay máy khởi động, relay khởi động ly
hợp,...ngay lúc đó. Tham khảo sơ đồ mạch điện,
sửa chữa hoặc thay thế các chi tiết hỏng hóc.

- Máy khởi động của xe có công tắc khởi động ly


hợp không hoạt động trừ khi bàn đạp ly hợp được
đạp hết hành trình.
- Trong các xe có hệ thống chống trộm, nếu hệ thống bị kích hoạt thì máy khởi động sẽ không
hoạt động, vì relay của máy khởi động ở trạng thái ngắt ngay cả khi khoá điện ở vị trí START.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.2.2.2. Kiểm tra hệ thống khởi động
e. Công tắc đánh lửa và khoá
Với công tắc đánh lửa nên kiểm tra phần cơ cũng như phần điện. Cần chắc chắn rằng công tắc
hoạt động êm dịu, nhẹ nhàng, chuẩn và không bị ràng buộc.

Kiểm tra sự hao mòn hay mạt kim loại của khoá đánh lửa, đó là nguyên nhân gây nên kẹt công
tắc ở vị trí khởi động(”start”).

Nếu có nghi ngờ phần điện gặp sự cố cần tháo dời ắc qui, kiểm tra sự hoạt động thích hợp và
tính liên tục bằng ôm kế.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.2.2.2. Kiểm tra hệ thống khởi động
f. Rơle khởi động
Kiểm tra tính liên tục: Sử dụng ôm kế, kiểm tra
tính liên tục giữa cực 1 và 3, và tính không liên tục
giữa cực 2 và 4.

Thay rơ le nếu tính liên tục không được chỉ rõ.

Kiểm tra sự hoạt động: Gắn điện áp vào hai cực 1


và 3 và kiểm tra tính liên tục giữa cực 2 và 4. Thay
rơ le nếu sự hoạt động đó không rõ ràng.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.2.2.2. Kiểm tra hệ thống khởi động
g. Thử động cơ trên giá
Nếu hệ thống tự chẩn đoán ô tô báo bộ khởi động có lỗi, cần tháo ra để kiểm tra và thay thế.
- Luôn tháo cực âm ắc qui ra trước khi tháo động cơ khởi động;
- Mỗi lần thử cần hoàn tất trong vòng từ 3-5 giây để tránh cháy cuộn dây;
- Tham khảo những tài liệu thích hợp để có những phương pháp kiểm tra.
*) Kiểm tra cuộn hút
- Ngắt nối dây cuộn kích từ với cực “C”;
- Nối ắc qui tới công tắc từ… bản dương nối với cực “50”, bản âm nối với
cực “C” và vỏ;
Khớp bánh răng chủ động dịch chuyển ra ngoài, nếu không, cần thay công
tắc khởi động.

*) Kiểm tra cuộn giữ


- Với khớp bánh răng chủ động ở ngoài, ngắt nối giữa bản cực âm và
cực”C”;
- Nếu khớp bánh răng chuyển động vào trong thì phải thay thế công tắc
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.2.2.2. Kiểm tra hệ thống khởi động
g. Thử động cơ trên giá
*) Kiểm tra sự hồi vị của khớp bánh răng
- Cắt nối dây dẫn giữa vỏ và bản cực âm.
- Khớp bánh răng phải hồi vị vào trong. Nếu không, cần thay thế công tắc từ.

*) Kiểm tra sự vận hành không tải


- Nối bản âm ắc qui với cuộn giữ, bản dương với ampe kế;
- Nối bản âm ampe kế với cực “30” và cực “50”;
- Bộ khởi động cần phải quay êm dịu với khớp bánh răng di chuyển ra ngoài, ampe kế
phải đọc giá trị xác định.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.3. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA
Cấu tạo hệ thống đánh lửa
Hệ thống có nhiệm vụ biến dòng
một chiều hạ áp 12V thành xung
điện cao áp 12kV ÷ 24kV và tạo ra
tia lửa điện trên bugi để đốt cháy
hỗn hợp không khí - xăng trong
xylanh ở cuối kỳ nén.

Các chi tiết chính bao gồm:


bugi, bộ chia điện, cảm biến đánh
lửa, cuộn đánh lửa, IC đánh lửa,
ECU động cơ.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.3. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA
4.3.1. Các hư hỏng hệ thống đánh lửa
*) Động cơ khó khởi động hoặc khởi động không được:
- Thời điểm đánh lửa sai;
- Cuộn đánh lửa cao áp hỏng;
- Hộp đánh lửa hỏng;
- Bugi hỏng;
- Dây dẫn bộ đánh lửa bị đứt, tuột.

*) Vòng quay không tải kém, dễ chết máy:


- Bugi hỏng;
- Giắc nối bộ đánh lửa hỏng, tiếp xúc kém;
- Thời điểm đánh lửa sớm, sai.

*) Động cơ dễ chết máy khi tăng tốc:


- Bugi hỏng hoặc bẩn;
- Giắc nối bộ đánh lửa bị hỏng, tiếp xúc kém
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.3.1. Các hư hỏng hệ thống đánh lửa
*) Động cơ làm việc kém:
- Góc đánh lửa sai;
- Dây cao áp hỏng;
- Biến áp đánh lửa hỏng;
- Các mối nối không chặt;
- Dò điện cao áp.

*) Động cơ giảm công suất khi chạy toàn tải:


- Một số bugi yếu hay hỏng do mòn, chất lượng tia lửa điện không ổn định;
- Thời điểm đặt lửa quá sớm hay quá muộn;
- Bộ tự động điều chỉnh góc đánh lửa không làm việc tốt;
- Rơ lỏng bộ cảm biến đánh lửa;
- Rơ lỏng các linh kiện của ECU.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.3.1. Các hư hỏng hệ thống đánh lửa
*) Động cơ bị kích nổ:
- Thời điểm đặt lửa quá sớm;
- Bộ tự động điều chỉnh góc đánh lửa sai lệch vị trí;
- Rơ lỏng bộ cảm biến đánh lửa.

*) Động cơ bị quá nóng:


- Thời điểm đặt lửa quá muộn;
- Bộ tự động điều chỉnh góc đánh lủa sai lệch vị trí;

*) Chẩn đoán hệ thống đánh lửa:


- Sử dụng thiết bị oscilloscop;
- Dùng máy chẩn đoán.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.3.2. Kiểm tra, BDKT và sửa chữa hệ thống đánh lửa
4.3.2.1. Kiểm tra, BDKT và sửa chữa bugi
- Nếu các điện cực của bugi bị mòn, chảy, cháy, kết muội than, biến
dạng nhiều hoặc lớp sứ cách điện bao quanh điện cực giữa bị sứt
mẻ, cần phải thay bugi mới. Tuy nhiên, cần tìm nguyên nhân để
khắc phục; nếu không sau khi thay bugi mới lại bị hỏng rất nhanh.

- Kiểm tra điện cực: Dùng ôm kế đo điện trở cách điện.


Yêu cầu: Điện trở tiêu chuẩn là trên 10MΩ.

- Kiểm tra khe hở điện cực của bugi


+ Khe hở điện cực lớn nhất cho bugi cũ là 1,3 mm;
+ Khe hở điện cực cho bugi mới là 1,0÷1,1 mm;
+ Khi điều chỉnh khe hở điện cực bugi mới, chỉ bẻ cong phần
dưới của điện cực tiếp mát, không được chạm vào đầu cực.
Khi thay bugi mới cần thay đúng loại bugi yêu cầu của động cơ và cần kiểm tra khe hở yêu cầu
trước khi lắp đặt vào động cơ.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.3.2.1. Kiểm tra, BDKT và sửa chữa bugi
- Thử đánh lửa
Lắp bugi vào cuộn dây đánh lửa và nối giắc của cuộn đánh lửa, ngắt 4 giắc nối của vòi phun,
tiếp mát cho bugi. Sau đó tiến hành khởi động động cơ. Quan sát đánh lửa tại cực của bugi.

+ Nếu tia lửa dài, mập, màu xanh ổn định là tốt. Nếu tia lửa mảnh (nhỏ) là do điện áp đánh lửa
thấp, nến có nhiều muội than, tiếp điểm sơ cấp bẩn hay quá lớn, tụ điện kém;

+ Nếu tia lửa mảnh và tia không ổn định là do khoảng cách chân bugi lớn, chân bugi mòn, buồng
đốt có nhiều dầu, chân bugi dính nhiều muội than;

- Nếu tia lửa màu đỏ yếu là do điện áp đánh lửa thấp, tiếp điểm sơ cấp bẩn hay quá lớn, tụ điện
kém.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.3.2.2. Kiểm tra, BDKT và sửa chữa bobin
- Lau sạch biến áp và kiểm tra hiện tượng nứt vỡ thân và các lỗ cắm dây cao áp, nếu có hiện
tượng nứt vỡ phải thay biến áp mới.
- Dùng ôm kế để đo điện trở của các cuôn dây để kiểm tra xem dây có bị nứt hoặc chập mạch
không.
+ Nếu điện trở giữa hai đầu cuộn dây vô cùng lớn là cuộn dây bị đứt.
+ Nếu điện trở nhỏ hơn so với số liệu kỹ thuật yêu cầu là có hiện tượng chập mạch của các
vòng dây trong các cuộn dây. Cần tham khảo số liệu cụ thể của từng động cơ để kiểm tra. Thông
thường, điện trở của các cuộn dây sơ cấp chỉ khoảng 1-3 , còn điện trở của các cuộn thứ cấp có
thể từ 6-30 k .

- Kiểm tra cuộn dây sơ cấp của biến áp đánh lửa thông qua kiểm tra cường độ dòng điện qua nó
bằng ampe kế khi nối mạch điện sơ cấp vớ nguồn điện ắc quy.

- Để kiểm tra sự làm việc của biến áp, có thể kiểm tra tia lửa điện cao áp mà biến áp tạo ra bằng
cách kiểm tra như đã nói ở trên nếu biết tình trạng của các bộ phận khác của hệ thống là bình
thường.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.3.2.3. Kiểm tra, BDKT và sửa chữa bộ chia điện
a. Nắp bộ chia điện
- Kiểm tra nắp chia điện và con quay chia điện: Tháo nắp bộ chia điện và con quay, làm sạch và
kiểm tra hiện tượng nứt, mòn hoặc cháy của chúng.
Nắp chia điện yêu cầu phải sạch, bóng loáng, không nứt hoặc xước, vấu chia điện không bị
cháy, lỗ cắm dây cấp phải nguyên vẹn không bị sứt mẻ.
Các vết xước sẽ tích tụ cặn bẩn và làm lọt điện từ cực giữa đến các vấu chia điện và giữa các
vấu chia điện. Nếu có vết xước lớn không làm sạch được hoặc nứt thì phải thay mới.

- Các bộ phận và chi tiết khác của bộ điện như cơ cấu tự động điều chỉnh góc đánh lửa sớm theo
tốc độ kiểu ly tâm, cơ cấu điều chỉnh góc đánh lửa sớm theo tải kiểu chân không, trục, bạc, bánh
răng, các chốt, thanh kéo và lò xo… được tháo kiểm tra để sửa chữa hoặc thay thế khi phát hiện
có hỏng hóc hoặc khi đại tu bộ chia điện.
Việc kiểm tra các chi tiết này được thực hiện như các chi tiết này được thực hiện như các chi
tiết thông thường khác.
Khi lắp các chi tiết của bộ chia điện, chú ý bôi dầu hoặc mỡ bôi trơn các chốt, bạc và các bề
mặt có ma sát khác.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.3.2.3. Kiểm tra, BDKT và sửa chữa bộ chia điện
a. Nắp bộ chia điện
- Quan sát nắp nếu thấy có vết dạn nứt, vỡ thì phải thay mới;
- Kiểm tra dò điện giữa lỗ cắm dây cao áp chính với các lỗ xung quanh:
+ Cắm dây cao áp chính vào lỗ trung tâm của nắp;
+ Tháo các dây cao áp khỏi bugi, đầu kia vẫn được cắm vào nắp bộ
chia điện;
+ Để các đầu dây đó cách nắp máy (5÷ 6) mm;
+ Mở khoá điện, dùng tuốc nơ vít đóng mở tiếp điểm vài lần. Nếu
có tia lửa điện cao áp ở dây nào thì chứng tỏ lỗ cắm dây cao áp chính
với lỗ cắm đó bị hỏng. Khi đó ta phải thay nắp bộ chia điện mới.

- Kiểm tra dò điện giữa các lỗ bugi.


+ Cắm dây cao áp chính vào một lỗ xung quanh và cắm hai dây cao áp của bugi vào hai bên,
cho hai đầu dây kia cách mát khoảng 5÷ 6 mm;
+ Mở khoá điện, dùng tuốc nơ vít đóng mở tiếp điểm, nếu đầu dây nào có tia lửa điện thì
chứng tỏ hai lỗ bugi đó bị dò điện.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.3.2.3. Kiểm tra, BDKT và sửa chữa bộ chia điện
b. Đầu chia điện
- Kiểm tra dò điện:
+ Tháo đầu chia điện ra đặt ngược lên nắp máy;
+ Đặt đầu dây cao áp chính cách đầu chia điện (7 ÷ 8) mm;
+ Mở khoá điện, dùng tuốc nơvít đóng mở tiếp điểm, nếu đầu dây có tia lửa điện thì chứng tỏ
đầu chia điện bị dạn nứt, dò điện. Khi đó cần thay con quay mới.

- Kiểm tra đầu điện cực có bị ăn mòn, hỏng bề mặt tiếp xúc không, nếu hư hỏng lớn thì phải
thay mới. Chú ý không được dũa, đánh bóng đầu điện cực của con quay.
c. Cam chia điện
- Cam chia điện phải được lắp vừa khít với đầu trục chia điện;
- Nếu bạc của cam quá mòn, dơ lỏng khi lắp với đầu trục chia điện
thì phải thay mới.
d. Mâm chia điện
Dùng tay xoay nhẹ mâm tiếp điểm động thấy nhẹ thì còn tốt. Nếu
dơ lỏng hoặc nặng, kẹt thỡ thay mới.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.3.2.4. Kiểm tra ECU
- Kiểm tra thông mạch, chạm mát ECU: Đưa 2 đầu que dò lỗi vào các chân cắm của các đầu dây
tới khi 2 đầu que dò chạm vào dầu cuối các dây đẻ kiểm tra thông mạch chạm mát bằng đồng hồ
vạn năng.
- Kiểm tra thông mạch:
+ Đặt đồng hồ vạn năng ở thang đô điện trở;
+ Đưa hai đầu que dò tới 2 đầu dây:
Nếu đồng hồ hiển thị giá trị điện trở chắng tỏ hai đầu dây
thông mạch.
Ngược lại chứng tỏ dây đã bị đứt và tiến hành thay dây mới.
- Kiểm tra chạm mát:
+ Đặt đồng hồ vạn năng ở thang đo điện trở;
+ Đặt một đầu que dò chạm đầu dây một que dò cho chạm mát.
Nếu đồng hồ chỉ giá trị điện trở chứng tỏ dây đó đã chạm mát
cà tiến hành thay dây mới. Ngược lại thì dây đó không chạm mát.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.3.2.5. Kiểm tra các cảm biến
- Kiểm tra cảm biến vị trí trục cam: Đo điện trở giữa các
cực G+ và G-.
Nếu điện trở không như tiêu chuẩn, phải thay thế
cảm biến.

- Kiểm tra cảm biến vị trí trục khuỷu: Đo điện trở giữa
các cực NE+ và NE-.
- Nếu điện trở không như tiêu chuẩn, hãy thay thế cảm
biến.

- Kiểm tra các rơ le, cầu chì xem có bị đứt không. Nếu
đứt ta tiến hành thay mới;

- Kiểm tra thời điểm đánh lửa.


Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.3.2.5. Kiểm tra các cảm biến
- Kiểm tra khe hở cảm biến điện từ: Quay vấu trên rotor nằm chính
diện với mặt đầu cuộn dây cảm biến rồi dùng thước lá bằng vật liệu
dẫn từ như đồng, nhôm hoặc inox đưa vào khe để kiểm tra.
- Khe hở yêu cầu là 0,2 mm.
- Điều chỉnh:
+ Nới lỏng vít giữ thân cuộn dây cảm biến;
+ Đưa dưỡng 0,2 mm vào khe hở cần kiểm
tra rồi đẩy cuộn dây ép nhẹ lên dưỡng sao cho
khi kéo dưỡng cảm thấy có ma sát nhẹ rồi xiết vít
giữ.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.3.2.5. Kiểm tra các cảm biến
- Kiểm tra cuộn dây của cảm biến đánh lửa kiểu cảm ứng điện từ: Dùng ôm kế kiểm tra điện trở
của cuộn dây và sự cách điện của cuộn dây với mát trên thân bộ chia điện:
+ Rút phích cắm của cuộn dây cảm biến khỏi môđun đánh lửa;
+ Dùng ôm kế đo điện trở giữa hai đầu dây của cảm biến khỏi môđun đánh lửa;
+ Dùng ôm kế đo điện trở giữa hai đầu dây cảm biến, điện trở đo được phải ổn định và có trị
số nằm trong phạm vi cho phép (theo tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo).
Cuộn dây của cảm biến, điện trở do được phải ổn định và có trị số
nằm trong phạm vi cho phép theo tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo.
VD: cuộn dây cảm biến của động cơ Ford có điện trở 400-1000,
của động cơ GM có điện trở 500-1500 .

Điện trở giữa một trong hai đầu dây và mát trên thân bộ chia điện
phải bằng vô hạn.
Nếu cuộn dây cảm biến không đạt được tiêu chuẩn kiểm tra quy
định, cần thay cuộn dây cảm biến mới.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.3.2.5. Kiểm tra các cảm biến
- Kiểm tra cảm biến kiểu hiệu ứng hall:
+ Đấu dây nguồn của cảm biến với nguồn điện ắc quy, dây tín hiệu với vôn kế, dây âm với cực
âm ắc quy và cực câm vôn kế.
+ Đưa một thước lá hoặc một dưỡng phẳng bằng thép vào khe hở giữa hai tấm cực của cảm
biến, khi đó ôm kế cần chỉ một trị số điện áp khoảng 0,5V.
Nếu không có tín hiệu gì là cảm biến hỏng, cần phải thay cảm biến mới.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA
Sơ đồ và cấu tạo hệ thống điều hòa
A. Máy nén;
B. Bộ ngưng tụ (giàn nóng);

C. Bình lọc;
D. Van giãn nở;
E. Van xả phía cao áp;
F. Van giãn nở;
G. Bộ bốc hơi (giàn lạnh);
I. Bộ tiêu âm;
H.Van xả phía thấp áp;

1. Sự nén;
2. Sự ngưng tụ;
3. Sự giãn nở;
4. Sự bốc hơi.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA
Sơ đồ và cấu tạo hệ thống điều hòa
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.4.1. Các dạng hư hỏng
a. Bật điều hòa nhưng không thấy mát hoặc mát rất yếu
Nguyên nhân:
Do bộ lọc gió của hệ thống điều hòa đã bị tắc. Trong quá trình sử dụng bụi bẩn dần dần bám
vào lưới lọc, nhiều quá sẽ kết tảng dày khiến cho gió bị quẩn trong dàn lạnh mà không vào được
ca bin xe.
Với các loại xe đã qua sử dụng lâu năm thì nguyên nhân có thể phức tạp hơn thế rất nhiều. Đó
có thể là: do dây đai dẫn động lốc máy lạnh bị trùng và trượt, hệ thống có thể bị hao ga do các
đường ống bị lão hóa, rò rỉ hoặc các gioăng bị hở...

b. Hệ thống vẫn làm việc bình thường, có mát nhưng không sâu
Nguyên nhân:
- Do xảy ra các sự cố như trường hợp thứ nhất nhưng ở mức độ nhẹ;
- Dàn nóng và dàn lạnh bị bẩn: Dàn nóng bẩn sẽ tỏa nhiệt kém làm giảm hiệu quả làm mát của
dung môi (ga), còn dàn lạnh bị bẩn sẽ khiến không khí lạnh không lan tỏa được ra xung quanh để
lùa vào khoang xe.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.4.1. Các dạng hư hỏng
c. Hệ thống sau khi được bảo dưỡng và bổ sung thêm ga thì hầu như bị tê liệt và không mát
Nguyên nhân:
Thông thường, áp suất trong hệ thống máy lạnh được điều chỉnh ở mức độ nhất định. Quá trình
bổ sung ga không chuẩn sẽ không thể kiểm soát được chính xác thông số áp suất ga.
Trên nhiều dòng xe, nếu ga bị nạp quá nhiều, van an toàn sẽ tự động xả hết ga để bảo vệ hệ
thống. Mất hoàn toàn áp suất, lốc điều hòa sẽ ngừng hoạt động.

d. Hệ thống điều hòa làm việc bình thường nhưng có mùi khó chịu
Nguyên nhân: Nguyên nhân của tình trạng này gồm cả khách quan và chủ quan.
- Nguyên nhân khách quan là do hệ thống thông gió mát vào trong khoang xe (gồm dàn lạnh, lưới
lọc gió, quạt gió, các cửa gió và cảm biến nhiệt độ dàn lạnh) đã bị bẩn hoặc bị trục trặc.

- Nguyên nhân chủ quan có thể là người dùng xe để ca bin bị bẩn lâu ngày với các tạp chất như
mồ hôi, rác, mùi thuốc lá, mùi nước hoa, mùi thức ăn… bám cặn trong các ngóc ngách của nội
thất xe. Khi máy lạnh hoạt động và lùa gió vào cabin, các tạp chất đó sẽ thừa cơ bốc ra.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.4.2. Kiểm tra, BDKT và sửa chữa hệ thống ĐHKK
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.4.2. Kiểm tra, BDKT và sửa chữa hệ thống ĐHKK
4.4.2.1. Kiểm tra hệ thống ĐHKK
a. Kiểm tra sơ bộ
- Kiểm tra bảng điều khiển: Cho các cần gạt và công tắc
trên bản điều khiển hoạt động. Kiểm tra sự chuyển động
nhẹ nhàng của các cửa.

- Kiểm tra độ tin cậy hoạt động của các chức năng điều hòa
không khí ô tô: Đặc biệt, kiểm tra một cách kĩ lưỡng tốc độ
không tải so với giá trị tiêu chuẩn.

- Kiểm tra chất lượng môi chất: Bằng cách qua sát trên mắt
ga. Lượng môi chất là đúng khi không thấy bọt và môi chất
trở nên trong khi tốc độ động cơ tăng lên.
- Kiểm tra sức căng dây đai: Kiểm tra vết nứt và mức hư hỏng của
dây đai, kiểm tra sức căng dây đai cả khi sức căng đúng.
Sử dụng thiết bị đo sức căng dây đai để kiểm tra.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.4.2.1. Kiểm tra hệ thống ĐHKK
b. Kiểm tra nhanh hệ thống ga
Để kiểm tra nhanh chỉ cần sờ tay vào ống dẫn ga, nếu thấy ấm ở đường cao áp và mát ở đường
thấp áp là được.
Đường ống cao áp thường có đường kính nhỏ hơn đường kính của ống thấp áp nên có thể phân
biệt được.
Nếu máy nén chạy mà nhiệt độ đường ống cao áp, thấp áp không khác nhau nhiều thì có thể
không đủ hoặc không có ga trong hệ thống, cần kiểm tra thêm để bổ sung ga nếu cần.

Khởi động cho động cơ chạy ở 1500 vòng/phút và đặt mức làm lạnh ở mức lạnh nhất, sau 5
phút thì dùng nhiệt kế đo nhiệt độ không gian làm lạnh và nhiệt độ khí lạnh thổi ra ở giàn lạnh.
Nếu nhiệt độ thổi ra từ giàn lạnh cao. Không đảm bảo quy định, cần kiểm tra kỹ toàn hệ thống
để xác định hư hỏng.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.4.2.1. Kiểm tra hệ thống ĐHKK
c. Kiểm tra áp suất ga (chất làm lạnh)
Có thể kiểm tra áp suất môi chất làm lạnh phía đường thấp áp và phía đường cao áp bằng cách
dùng hai áp kế và ống nối nối mỗi áp kế với một van kiểm tra phía đường thấp áp hoặc cao áp.
Khởi động động cơ cho chạy ổn định với tốc độ 1500 vòng/phút và đặt ở chế độ lạnh cực đại
sau 15 – 10 phút rồi đọc các giá trị áp suất chỉ thị trên đồng hồ.
So sánh các giá trị áp suất kiểm tra với số liệu kỹ thuật, nếu không đáp ứng yêu cầu, phải kiểm
tra thêm các bộ phận liên quan để xử lý.
Trong các xưởng sửa chữa, người ta
thường dùng bộ đầu nối vạn năng là một
cụm van và áp kế vừa để phục vụ thông
rửa, nạp ga, vừa để kiểm tra áp suất hệ
thống.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.4.2.1. Kiểm tra hệ thống ĐHKK
c. Kiểm tra áp suất ga (chất làm lạnh)
- Trước khi nối cụm áp kế với các van kiểm tra của hệ thống, cần đóng các van của các cụm áp kế
(van 1, van 2, bình nạp ga, và bơm chân không);

- Sau khi động cơ chạy ổn định, để kiểm


tra áp suất môi chất làm lạnh ở đường thấp
áp, mở van áp kế tương ứng với đầu nối;

- Đọc kết quả rồi đóng van lại, sau đó


chuyển sang kiểm tra áp suất môi chất phía
đường cao áp theo cách tương tự.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.4.2.1. Kiểm tra hệ thống ĐHKK
d. Rút ga (chất lạnh) khỏi hệ thống điều hòa không khí
Chất làm lạnh thường được hòa trộn với một loại dầu chuyên dùng để dễ lưu thông trong hệ
thống điều hòa không khí.
Khi cần thay ga hoặc rút ga ra khỏi hệ thống để sửa chữa, phải dùng thiết bị chuyên dùng gồm
một bình chứa ga và bơm chân không.
Với động cơ không hoạt động, dùng bộ van nối với hệ thống như trên sơ đồ, nối ống nối giữa
cụm van với bơm chân không của thiết bị rút ga, mở tất cả các van rồi cho bơm chân không hoạt
động.
Bơm sẽ hút môi chất làm lạnh của hệ thống đưa vào bình chứa, ở đây ga và dầu (môi chất)
được tách riêng.
Thực hiện hút cho tới khi trong hệ thống có độ chân không thì tắt bơm, chờ 5 phút nếu áp suất
dương suất hiện trong hệ thống rồi lại bơm tiếp đế khi có độ chân không thì dừng lại.
Nếu độ chân không duy trì ít nhất 2 phút rồi là môi chất làm lạnh được hút ra hết.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.4.2.1. Kiểm tra hệ thống ĐHKK
e. Bổ sung dầu cho hệ thống
Việc bổ sung hoặc nạp dầu cho hệ thống được thực hiện sau khi rút ga khỏi hệ thống để sửa
chữa và trước khi tạo chân không cho hệ thống để nạp ga, hoặc sau khi thay một bộ phận nào đó
của hệ thống.
Loại dầu và lượng dầu được nạp vào hệ thống phải đúng yêu cầu, nếu không có tài liệu về
lượng dầu cần nạp cho hệ thống thì cần nạp đúng bằng lượng dầu hút ra trước khi sửa chữa hệ
thống.
Thông thường các hệ thống máy lạnh trên xe chứa tổng cộng khoảng 240 cc dầu. Nếu thay máy
nén hoặc một bộ phận nào đó của hệ thống thì bổ sung lượng dầu bằng lượng dầu nằm trong bộ
phận tháo ra để thay thế.
Việc nạp hoặc bổ sung dầu được thực hiện bằng cách rót trực tiếp dầu vào hệ thống rồi vặn
chặt đầu nối lại.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.4.2.1. Kiểm tra hệ thống ĐHKK
f. Nạp ga
Tổng lượng ga cần nạp cho hệ thống được quy định cụ thể trong sổ tay của hệ thống đó hoặc
ghi trên nhãn mác cùng tính năng kỹ thuật dán trên máy.
Phương pháp nạp ga khá đơn giản,
các bình ga thường có áp suất cao nên
chỉ cần nối ống dẫn từ bình ga vào van
phía đường thấp áp của hệ thống là ga
sẽ tự động đi vào hệ thống vì trong hệ
thống đang có độ chân không.

Khi nạp đặt bình ga lên bàn cân, nối


ống nạp ga vào hệ thống rồi cho động
cơ chạy, khi nào bình ga giảm đi trọng
lượng bằng lượng ga yêu cầu nạp thì
khóa bình ga lại.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.4.2.1. Kiểm tra hệ thống ĐHKK
g. Kiểm tra điều kiện làm việc của máy nén, kiểm tra khe hở ly lợp từ
Một số nguyên nhân dẫn đến hỏng lốc nén mà người sử dụng hay gặp phải:
- Nạp ga lạnh giả, không đúng chủng loại, chất lượng, lẫn lộn nhiều loại ga khác nhau...
- Máy nén luôn làm việc ở chế độ tải lớn: Dàn nóng (giàn ngưng) bẩn; Quạt giải nhiệt giàn nóng
hỏng hoặc sau khi sửa chữa,thay thế quạt không đúng chủng loại, không đúng thông số kỹ thuật,
sai chiều quay...; hệ thống điều hòa hoạt động trong thời gian dài ở tình trạng bị thiếu ga; van tiết
lưu không đúng chủng loại hoặc hiệu chỉnh không đúng kỹ thuật; giàn lạnh bẩn; đường dẫn ga,
pin lọc ga bị nghẽn do bẩn.
- Lượng dầu bôi trơn cho máy nén thiếu: không đủ lượng dầu cần thiết để bôi trơn lốc nén do hệ
thống điều hòa hoạt động lâu ở trạng thái bị thiếu ga; khi nạp mới ga nhiều lần nhưng không bổ
sung dầu bôi trơn hoặc bổ sung không đủ lượng dầu cần thiết;
- Dầu bôi trơn không đảm bảo tính năng kỷ thật: dùng sai loại dầu; dầu bị biến chất (không thay
dầu theo định kỳ, nạp ga lạnh giả làm cho dầu bị biến chất- mất khả năng bôi trơn...).
- Máy nén không được làm mát tốt: Hệ thống điều hòa hoạt động trong thời gian dài trong tình
trạng bị thiếu ga.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.4.2.1. Kiểm tra hệ thống ĐHKK
g. Kiểm tra điều kiện làm việc của máy nén, kiểm tra khe hở ly lợp từ
- Ly hợp đầu máy nén bị trược: Mặt bích hít bị mòn hoặc cong vênh hoặc căng chỉnh sai sau khi
sửa chữa, ly hợp từ không đủ lực hút do bị lảo hóa hay điện áp cung cấp không đủ.
- Bi đầu lốc nén bị hỏng: Không được bảo dưởng thay thế hoặc bảo dưởng sử dụng mở bôi trơn
không đúng chủng loại.
- Hệ thống điền khiển máy lạnh bị hư hỏng; mất khả năng tự động ngắt lốc khi gặp sự cố kỷ thuật.
- Hệ thống lạnh không được bảo dưởng kỹ thuật theo đúng định kỳ.
- Thay lốc nén nhưng không kiểm ta, xử lý nguyên nhân gây ra hỏng lốc trước đó.
- Kiểm tra hoạt động ly hợp từ khi bật công tắc A/C.
Để kiểm tra ly hợp từ, nối cự âm ac quy vào vỏ máy nén, và cấp cực dương vào chân giắc nối.
Nếu bạn nghe âm thanh hoạt động của ly hợp từ, thì nó bình thường.
Tiếp theo kiểm tra khe hở của ly hợp từ bằng thước lá. Theo tiêu chuẩn trong cẩm nang sửa
chữa.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.4.2.2. BDKT và sửa chữa hệ thống ĐHKK
a. Bảo dưỡng máy nén
- Cứ sau 6.000 giờ thì phải đại tu máy một lần. Dù máy ít chạy thì 01 năm cũng phải đại tu 01 lần.
- Các máy dừng lâu ngày, trước khi chạy lại phải tiến hành kiểm tra.
Công tác bảo dưỡng và sửa chữa bao gồm:
+ Kiểm tra độ kín và tình trạng của các van xả van hút máy nén.
+ Kiểm tra bên trong máy nén, tình trạng dầu, các chi tiết máy có bị hoen rỉ, lau chùi các chi
tiết. Trong các kỳ đại tu cần phải tháo các chi tiết, lau chùi và thay dầu mỡ.
+ Kiểm tra dầu bên trong cacte qua cửa quan sát dầu. Nếu thấy có bột kim loại màu vàng, cặn
bẩn thì phải kiểm tra nguyên nhân. Có nhiều nguyên nhân do bẩn trên đường hút, do mài mòn các
chi tiết máy
+ Kiểm mức độ mài mòn của các thiết bị như trục khuỷu, các đệm kín, vòng bạc, pittông, vòng
găng, thanh truyền vv. so với kích thước tiêu Chẩn. Mỗi chi tiết yêu cầu độ mòn tối đa khác nhau.
Khi độ mòn vượt qúa mức cho phép thì phải thay thế cái mới.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.4.2.2. BDKT và sửa chữa hệ thống ĐHKK
a. Bảo dưỡng máy nén
+ Thử tác động của các thiết bị điều khiển HP, OP, WP, LP và bộ phận cấp dầu
+ Lau chùi vệ sinh bộ lọc hút máy nén.
+ Đối với bộ lọc hút: Kiểm tra xem lưới có bị tắc, bị rách hay không. Sau đó sử dụng các hoá chất
chuyên dụng để lau rửa lưới lọc.

+ Đối với bộ lọc tinh cần kiểm tra xem bộ lọc có xoay nhẹ nhàng không. Nếu cặn bẫn bám giữa
các miếng gạt thì sử dụng miếng thép mỏng như dao lam để gạt cặn bẩn. Sau đó chùi sạch bên
trong. Sau khi chùi xong thổi hơi nén từ trong ra để làm sạch bộ lọc.

+ Kiểm tra hệ thống nước giải nhiệt.


+ Vệ sinh bên trong mô tơ: Trong quá trình làm việc không khí được hút vào giải nhiệt cuộn dây
mô tơ và cuốn theo bụi khá nhiều, bụi đó lâu ngày tích tụ trở thành lớp cách nhiệt ảnh hưởng giải
nhiệt cuộn dây.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.4.2.2. BDKT và sửa chữa hệ thống ĐHKK
a. Bảo dưỡng máy nén
+ Bảo dưỡng định kỳ: Theo quy định cứ sau 72 đến 100 giờ làm việc đầu tiên phải tiến hành thay
dầu máy nén. Trong 5 lần đầu tiên phải tiến hành thay dầu hoàn toàn, bằng cách mở nắp bên tháo
sạch dầu, dùng giẻ sạch thấm hết dầu bên trong các te, vệ sinh sạch sẽ và châm dầu mới vào với
số lượng đầy đủ.

+ Kiểm tra dự phòng: Cứ sau 3 tháng phải mở và kiểm tra các chi tiết quan trọng của máy như:
xilanh, piston, tay quay thanh truyền, clắppe, nắp bít vv...

+ Phá cặn áo nước làm mát: Nếu trên áo nước làm mát bị đóng cáu cặn nhiều thì phải tiến hành xả
bỏ cặn bằng cách dùng hổn hợp axit clohidric 25%, 15% và rửa lại bằng 12 giờ sau đó rửa sạch
bằng dung dịch NaOH 10 ngâm 8 nước sạch.

+ Tiến hành cân chỉnh và căng lại dây đai của mô tơ khi thấy lỏng. Công việc này tiến hành kiểm
tra hàng tuần.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.5. CHẨN ĐOÁN HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE
4.5.1. Đặc điểm sai hỏng của các hệ thống điện thân xe
a. Bật công tắc nhưng đèn không sáng (Đèn cốt- pha, đèn xin đường, xương mù, …)
- Ắc qui hết điện;
- Công tắc hỏng;
- Dây điện bị đứt;
- Bóng điện hỏng;
- Đứt cầu chì;
- Hỏng rơ le ( nếu có rơ le).
b. Bật công tắc một bóng đèn không sáng, các bóng còn lại sáng
- Bóng đèn đó hỏng;
- Dây nối đến bóng đèn đó bị đứt, mối nối, giắc nối bị oxy hoá không tiếp xúc;
- Không tiếp mát hoặc dây nối mát bị đứt;
- Nếu có cầu chì riêng thì cầu chì bị đứt.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.5.1. Đặc điểm sai hỏng của các hệ thống điện thân xe
c. Các thiết bị báo như am pe kế, đồng hồ báo xăng, đồng hồ báo áp suất dầu… không hoạt động
hoặc báo không chính xác.
- Thiết bị bị hư hỏng, kiểm tra thiết bị;
- Dây dẫn bị đứt, không tiếp mát hoặc tiếp mát kém;
- Các đâu nối bị oxy hoá dẫn điện kém;
- Ắc qui hết điện.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.5.2. Kiểm tra BDKT và sửa chữa hệ thống điện thân xe
§ Ìn pha cèt § Ìn b¸ o pha
a. Hệ thống chiếu sáng R¬ le ®Ìn pha cèt LO
15A Head (LH)
HI
§ Ìn hËu
c¹ nh

15A Head (RH) HI

LO
R¬ le ®Ìn hËu
15A FUSE TAIL

A2 A13 A14 A12 A3 E0

H E HF HU HL

FLASH
OFF

TAIL LOW

HEAD HIGH

C¤ NG T¾C Tæ NG A11 C¤ NG T¾C Cè T PHA A9


Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.5.2. Kiểm tra BDKT và sửa chữa hệ thống điện thân xe
a. Hệ thống chiếu sáng
Kiểm tra mạch chiếu sáng:
- Kiểm tra hai cầu chì bên trái và bên phải của đèn pha cốt ở hộp rơ le và cầu chì trong khoang
máy của xe;
- Kiểm tra cầu chì của đèn hậu, đèn soi sáng biển số, đèn soi sáng bảng táp lô;
- Kiểm tra rơ le đèn pha cốt ở hộp rơ le và cầu chì trong khoang động cơ và rơ le đèn hậu, đèn soi
sáng biển số, đèn soi sáng bảng táp lô;

Dùng đồng hồ vạn năng, bật nấc x10Ω và


đặt 2 que vào hai giắc nhỏ của rơ le để đo trị
số điện trở cuộn dây.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.5.2. Kiểm tra BDKT và sửa chữa hệ thống điện thân xe
b. Hệ thống gạt nước mưa M« t¬
g¹ t nuí c
*) Hư hỏng:
+ Khi công tắc dạng cam bị hỏng: Nếu tiếp P2
M
M« t¬
rña kÝ
nh
điểm P3 bị hỏng trong khi mô tơ gạt nước đang P1
P3
hoạt động thì tiếp điểm P1 sẽ không được nối
M

+1 +2 S E
với tiếp điểm P3 khi tắt công tắc gạt nước. +B W

Kết quả là mô tơ gạt nước sẽ không được M¹ ch ®iÖn


cã tranzito

phanh hãm bằng điện và mô tơ gạt nước A

không thể dừng ở vị trí xác định. B

EW
Tr1
+ Khi dây nối giữa cực 4 của công tắc gạt
nước và mô tơ gạt nước bị đứt: tấm gạt sẽ r ñ a kÝ
nh

không về vị trí dừng mà nó dừng ngay lập tức cao


t h Êp /g ¹ t s u ¬ n g

ở vị trí tắt công tắc. g i¸ n ®o ¹ n


t ¾t o f f

c « n g t ¾c
®iÒu c h Ø
nh
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.5.2. Kiểm tra BDKT và sửa chữa hệ thống điện thân xe
b. Hệ thống gạt nước mưa
*) Hư hỏng:
- Hỏng mô tơ gạt nước: tốc độ gạt nước mưa không đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật quy định.

- Có sự rối loạn trong quá trình điều khiển quá trình gạt nước.
Ví dụ: Điều chỉnh gạt nước ở chế độ tốc độ gạt nước thấp nhưng do chập mạch điện hoặc rối
loạn điều khiển mà gạt nước lại chạy ở chế độ tốc độ gạt nước cao.

- Hỏng điều khiển mô tơ gạt mưa: Điều khiển mô tơ gạt nước chết làm toàn bộ hệ thống gạt mưa
không thể hoạt động được.

- Trong quá trình hoạt động có thể rách lưỡi chổi quét hoặc làm mòn chổi quét do đó cần kiểm tra
định kỳ để có thể thay đúng lúc chổi gạt mưa (lưỡi gạt) để tăng hiệu quả làm việc đồng thời
không làm ảnh hưởng tới kính chắn gió.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.5.2. Kiểm tra BDKT và sửa chữa hệ thống điện thân xe
b. Hệ thống gạt nước mưa
*) Kiểm tra:
- Khi công tắc dạng cam bị hỏng:
+ Kiểm tra các tiếp điểm trong mô tơ gạt nước nếu thấy hỏng cần thay thế ngay. Biểu hiện
của nó ra bên ngoài là mô tơ gạt nước không thể dừng ở vị trí xác định mà nó sẽ tiếp tục quay;
+ Kiểm tra các dây nối giữa các cực của công tắc gạt nước, nếu đứt cần nối lại. Được biểu
hiện ra bên ngoài của hiện tượng đứt dây nối là tấm gạt sẽ không về vị trí dừng mà nó dừng ngay
lập tức tại vị trí bị đứt dây trong quá trình hoạt động.

- Nếu số lần gạt nước mưa của hệ thống/phút không đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật thì cần kiểm
tra mô tơ gạt mưa hoặc điều khiển mô tơ gạt mưa bị hỏng;
- Cần kiểm tra hệ thống điện điều khiển mô tơ gạt mưa hoặc điều khiển mô tơ gạt mưa đặc biệt sự
tiếp xúc của công tắc điều khiển đối với các cực nếu có sự rối loạn trong quá trình điều khiển;
- Xác định chính xác nếu hỏng điều khiển mô tơ gạt mưa thì cần thay thế;
- Nếu lưỡi gạt rách hoặc mòn thì cần thay thế. Thường xuyên kiểm tra bình chứa nước rửa kính,
nếu thiếu phải bổ xung ngay.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.5.2. Kiểm tra BDKT và sửa chữa hệ thống
điện thân xe
c. Hệ thống nâng hạ kính
- Sai hỏng: Thông thường cầu chì bị đứt;
- Nguyên nhân:
+ Do chạm chập hoặc cửa kính bị kẹt.
+ Cửa kính lên chậm nguyên nhân do: Các ổ
giắc, công tắc bị oxy hóa làm cho khả năng dẫn
điện kém; Mô tơ hoạt động kém; Các khâu khớp
bị kẹt.
- Kiểm tra:
+ Kiểm tra cầu chì (POWER CB) và cầu chì
(GAUGE).
Nếu cầu chì (POWER CB) khi đo không
thông mạch thì tháo ra ấn tiếp điểm xuống, trước
khi đó phải kiểm tra nguyên nhân tại sao cầu chì
này nhẩy.
Chương 4. BDKT VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
4.5.2. Kiểm tra BDKT và sửa chữa hệ thống
điện thân xe
c. Hệ thống nâng hạ kính
Còn cầu chì GAUGE chảy thì thay thế đúng
trị số đo điện ghi trên nắp hộp rơ le và cầu chì;

- Kiểm tra điện áp tại cực 12 của công tắc chính


khi kính hoạt động.
Yêu cầu: Điện áp đo được sụt so với điện áp
nguồn không được lớn hơn 0,5V. Nếu độ sụt áp
lớn hơn kiểm tra bảo dưỡng các ổ giắc phía trước
công tắc;
- Kiểm tra điện áp tại cực 2 công tắc chính, khi
công tắc chính ở vị trí UP ( lên)
Nếu có độ sụt áp lớn phải kiểm tra bảo dưỡng
công tắc chính, đồng thời làm tương tự ở các công
tắc phụ.

You might also like