You are on page 1of 204

Vật lý Đại cương 1 – EPN1095

Cơ học và Nhiệt động lực học

Nguyễn Thế Hiện

Điện thoại: 0913 505 436


E-mail: thehien@vnu.edu.vn;
ngthehien@gmail.com

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 1


Vật lý Đại cương (Vật lý I - EPN 1095)
Cơ học và Nhiệt động lực học

Giảng viên: PGS TS Nguyễn Thế Hiện


Điện thoại: 0913 505436,
E-mail: thehien@vnu.edu.vn
Tài liệu: Fundamentals of Physics,
D. Halliday,R. Resnick, J. Walker, 9th Ed.,
John Wiley & Son Publisher.
Physics for Scientists & Engineers, 8th Ed.,
Raymond A. Serway and John W. Jewett, Junior
Brooks⁄Cole Cengage Learning, 2010.
Cơ sở của Vật lý,
David Halliday, Robert Resnick, Jearl Walker,
(Ngô Quốc Quýnh, Đào Kim Ngọc dịch) ,
NXB Giáo dục 1993.
Vật lý Đại cương, Trần Ngọc Hợi và Phạm Văn Thiều
NXB Giáo dục, 2009

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 2


Cơ học
Vật lý Đại cương 1 - Lecture 2

Lực và Chuyển động cơ học


Nội dung
1. Cơ học
2. Khái niệm Lực
3. Chuyển động
4. Năng lượng

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 3


Cơ học
Vật lý Đại cương 1 - Lecture 2
Mục tiêu của chương
 Hiểu được tầm quan trọng có tính cơ sở, nền tảng và phương
pháp luận của Cơ học trong Vật lý học cũng như trong mọi
lĩnh vực khác của khoa học, công nghệ và đời sống.
 Nắm vững, hiểu thấu đáo và áp dụng thành thạo các khái
niệm và phương pháp tiếp cận miêu tả và lý giải các chuyển
động cơ học.
 Nắm vững định nghĩa, ý nghĩa các đại lương vật lý, các khái
niệm và phương pháp để miêu tả, diễn giải và phân tích, đánh
giá các dạng chuyển động đặc trưng trong tự nhiên và thực
tiễn đời sống.
 Áp dụng thành thạo các hiểu biết đó để phân tích các vấn đề
cơ học, giải quyết các bài toán cơ học và chuyển động cơ học.

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 4


Cơ học
Vật lý Đại cương 1 - Lecture 2
Nhập đề về Cơ học

 Các lĩnh vực của Vật lý


– Cơ học
– Nhiệt động lực học
– Điện và Từ học
– Quang học
– Vật lý Hiện đại

Tại sao Cơ học lại là lĩnh vực vật lý được xếp đầu tiên,
được học trước các phần khác

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 5


Vật lý Đại cương (Vật lý 1 - PHY1100)
Bài giảng Cơ học – Lecture 3
Động lực học – Kinetics
Nội dung
 Các vấn đề chung về Động lực và Động lực học
 Khái niệm về Lực
 Các Định luật của Newton về chuyển động
 Ứng dụng: Lực và Chuyển động
 Lực và Chuyển động trong các
Hệ Quy chiếu Phi Quán tính

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 6


Mục tiêu của chương
 Nắm vững khái niệm và phương pháp của Động lực học
và động học; khái niệm và định nghĩa các loại hệ quy
chiếu, ý nghĩa Vật lý và tầm quan trọng chúng trong việc
thiết lập các Định luật Newton về chuyển động.
 Nắm vững, hiểu thấu đáo và áp dụng thành thạo các
Định luật Newton cho các chuyển động cơ học và hệ quả
của các định luật này.
 Nắm vững và thấu hiểu sự xuất hiện các lực ảo (lực ma
sát và các lực tương tự như lực quán tính, lực Coriolis)
qua việc xem xét các chuyển động trong các hệ phi quán
tính và ứng dụng các khái niệm này để giải thích các hiện
tượng vật lý trong tự nhiên và kỹ thuật.
 Áp dụng thành thạo các hiểu biết đó để phân tích các vấn
đề cơ học cụ thể và giải các bài toán về chuyển động và
động lực học.
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 7
Cơ học
Các lĩnh vực của Cơ học
Có ba lĩnh vực trong cơ học cổ điển là:
 “Động học - kinematics“: Xem xét các chuyển động
mà không hề quan tâm đến hoàn cảnh gây ra chuyển
động hay nguyên nhân của nó.
 “Tĩnh lực - statics" : Nghiên cứu trạng thái cân bằng và
quan hệ của nó với các lực.
 “Động lực - kinetics": Nghiên cứu chuyển động trong
quan hệ của nó với các lực.

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 8


Nhập đề về Cơ học
 Cơ học là lĩnh vực nghiên cứu về các vật thể trong
chuyển động. Đó là một hệ thống các định luật Vật lý
miêu tả chuyển động của các vật thể dưới tác dụng của
một hệ thống các lực (chuyển động của các vật thể vĩ mô:
từ chuyển động thẳng, chuyển động xiên, chuyển động
quay, chuyển động tuần hoàn [dao động, sóng] cho đến
chuyển động của các bộ phận trong các máy móc; chuyển
động của các vật thể như: tàu vũ trụ, các hành tinh, các
vì sao và các thiên hà; chuyển động dòng của các chất khí
và chất lỏng).
 Việc nghiên cứu chuyển động của các vật thể là một việc
có từ thời cổ đại, nó đặc trưng cơ học cổ điển như là lĩnh
vực lâu đời nhất và rộng lớn nhất của khoa học,
engineering và công nghệ.
 Cơ học đem lại những kết quả cực kỳ chính xác trong các
nghiên cứu về các vật thể lớn với tốc độ không tiệm cân
gần đến tốc độ ánhVậtsáng.
2022 – Nguyễn Thế Hiện lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 9
Nhập đề về Cơ học
Có hai phần chính của Cơ học:
 Động học (Kinematics) = Miêu tả các vật thể chuyển động
như thế nào; Đặc tả tất cả các dạng chuyển động.
 Động lực học (Kinetics) = Làm sáng tỏ tại sao các vật
chuyển động:
–Đưa vào khái niệm Lực.
–Ba Định luật của Newton giải thích nguyên nhân của chuyển động.
–Các loại lực khác nhau chi phối các dạng chuyển động như thế nào.
Trong cách tiếp cận của các bài giảng này ta xem xét động
học trong động lực học. Phương pháp là Lý tưởng hóa đối
tượng (vật thể) để khái quát hóa thành quy luật.
Đầu tiên, xem xét các chất điểm lý tưởng (không có
kích thước). Về sau, xem xét các vật thể có kích
thước, các lưu chất.
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 10
Nhập đề về Cơ học
Các lĩnh vực của Cơ học
 Động học (Kinematics): Miêu tả chuyển động (Hình
học của chuyển động).
 Động lực học (Kinetics – Dynamics): Nguồn gốc
(Nguyên nhân) của chuyển động; Mối liên hệ giữa lực
(động lực) và chuyển động.
 Cơ học vật rắn (Mechanics of the Rigid Bodies)
 Dao động cơ học và Sóng (Mechanical Vibrations
and Waves)
 Cơ học Lưu chất (Mechanics of Fluids - Fluid
Mechanics)
Chủ đề của Cơ học là
Các Định luật của Newton về Chuyển động!!!
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 11
Nhập đề về Cơ học
Quan điểm xa xưa (sai lầm - của Artistotles…):
– Trạng thái “tự nhiên” của một vật là đứng yên.
– Cần có một lực để giữ cho vật chuyển động.
– Khi rơi tự do vật nặng hơn sẽ rơi nhanh hơn vật nhẹ…
– Không thể chấp nhận trong Thế kỷ 21 !!!
Quan điểm đúng (Galileo - 1620 và Newton - 1670):
– Một vật đang ở trạng thái chuyển động thẳng đều hay
đang ở trạng thái đứng yên là điều tự nhiên và hoàn
toàn như nhau.
– Thí nghiệm: Nếu không có một lực tác dụng lên một vật
đang chuyển động đều trên đường thẳng, vật sẽ tiếp tục
chuyển động với chính tốc độ đó trên đường thẳng đó!

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 12


Nhập đề về Cơ học
– Hiện nay, vẫn còn những nhầm lẫn về tác dụng
của lực trong chuyển động !!!
– Do đó một giáo sư Vật lý ở Mỹ đã nói:

“If I succeed in having you overcome the wrong ancient


misconception & understand the correct view of this,
A MAJOR GOAL of the COURSE WILL HAVE BEEN
ACHIEVED!”

“Nếu tôi thành công trong việc làm cho các em khắc
phục được quan niêm sai này và hiểu được quan điểm
đúng về nó,
MỤC TIÊU LỚN CỦA KHÓA HỌC ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC !”

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 13


Nhập đề về Cơ học
Galileo Galilei: đặt nền móng
cho các định luật của Newton

Đồ thị biểu diễn số liệu


thực nghiệm

2021 – Nguyễn Thế Hiện


2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 14
Nhập đề về Cơ học
Galileo Galilei đã thực hiện các công việc đặt
nền móng cho các định luật của Newton gồm:
‒ Đề xuất và chứng minh các quy tắc toán học
trừu tượng về chuyển động của các vật thể.
‒ Chứng minh các vật với khối lượng khác nhau
khi được thả từ cùng một độ cao thì rơi với gia tốc,
tốc độ như nhau, chạm đất vào cùng một thời điểm
(thí nghiệm trên tháp nghiêng PISA).
‒ Làm các thí nghiệm định lượng về chuyển động có gia
tốc của các quả cầu lăn trên các mặt phẳng nghiêng.
‒ Xây dựng lý thuyết về chuyển động có gia tốc.
February 15, 1564, Pisa January 8, 1642, Arcetri,

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 15


Nhập đề về Cơ học
Isaa Newton:
Phát triển trên cơ sở các công trình
của Galileo Galilei
Đề xuất Ba Định luật Newton đồng thời

Philosophiae Naturalis Principa Mathematica


Sir Isaac Newton “Các nguyên lý Toán học của Vật lý”
1642-1727
“Mathematical Principle of Physics”
 Trình bày Cơ học bằng toán học chính xác một cách khoa
học xác trong Philosophiæ Naturalis Principia Mathematica.
 Xây dựng các nguyên lý bảo toàn động lượng thẳng và
moment động lượng.
 Đề xuất và trình bày Định luật về hấp dẫn vạn năng chính
xác cả về khoa học và toán học.
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 16
Nhập đề về Cơ học

Sir
Isaac Newton

Newton sinh vào đúng năm mà Galileo qua đời!


 Phát triển học thuyết trên nền tảng công trình của Galileo, đề xuất
ba định luật về chuyển động: Định luật quán tính, Định luật gia tốc
và Định luật về tác động tương hỗ (quy nạp từ các phát hiện của
Galileo – không diễn giải!), trình bày các định luật bảo toàn động
lượng và momen động lượng.
 Phát triển Toán học tính toán (Calculus), Lý thuyết Vật lý.
 Đề xuất và xử lý bằng Toán học chính xác Định luật Vạn năng về
Hấp dẫn và nhiều đóng góp khác.
 Tất cả ba định luật áp dụng đồng thời.
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 17
Nhập đề về Cơ học

Newton và Einstein
với Trường Hấp dẫn
Albert Einstein Isaac Newton
1879 - 1955 1642 - 1727

Việc kết hợp các định luật của Newton về chuyển động và
về lực hấp dẫn là sự miêu tả Cơ học Cổ điển một cách
hoàn thiện và chính xác nhất. Newton đã chứng minh rằng
các định luật này áp dụng được một cách hoàn hảo, từ sự
chuyển động của tất cả mọi vật thể và sự kiện hàng ngày
cho tới các vật thể vũ trụ. Đặc biệt, Newton đã giải thích
được bằng lý thuyết các định luật của Kepler về sự chuyển
động của các hành tinh (trong Hệ Mặt Trời).
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 18
Nhập đề về Cơ học
Einstein:
Định luật II của Newton không hoàn toàn đúng
nhưng vẫn sử dụng được!
Newton:
 “Thời gian tuyệt đối, xác thực và toán học tự nó và
từ bản chất của nó trôi đi một cách… không liên
quan đến một cái gì ở bên ngoài…”
 Không gian tuyệt đối trong bản chất tự nhiên của
nó, không liên quan đến cái gì bên ngoài, luôn giống
nhau và bất động.’
Einstein: Thuyết tương đối hẹp (1905)
Các Định luật của Newton không đúng cho chuyển
động với tốc độ ở gần tốc độ ánh sáng.
Albert Einstein Einstein: Thuyết tương đối phổ quát (1915)
(1879 – 1955)
Các Định luật của Newton không đúng về không gian
và thời gian – Không gian 4D (trong không-thời gian)
bị cong khi có sự hiện diện của khối lượng.

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 19


Định luật Newton về Hấp dẫn:
Có thể đo Hằng số Hấp dẫn của Newton? Henry
Henry Cavendish: G-Whiz! Cavendish
(1731–1810)

Thí nghiệm của Cavendish đã đo được


G = 6.67x10–11 N∙m2/kg2. Đây cũng là lần đầu tiên
trực tiếp khẳng định Định luật “tỷ lệ nghịch với
bình phương khoảng cách”: G là hằng số tỷ lệ.
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 20
Nhập đề về Cơ học
Thế giới Tự nhiên…
Feynman:
Lectures on Physics, Vol 1, Ch.1:
“Nếu như trong một thảm họa nào đó mà
tất cả tri thức khoa học sẽ bị hủy hoại để
chỉ còn một câu truyền sang cho thế hệ sinh
vật sống kế tiếp … thì tôi (Feynman)
tin đó phải là: Giả thuyết Nguyên tử…

Tất cả mọi vật đều cấu tạo từ các nguyên tử – các


hạt vô cùng nhỏ bé – dịch chuyển qua lại trong một
chuyển động vĩnh cửu, hút nhau khi xa nhau nhưng
đẩy nhau khi bị ép lại gần nhau”.
Feynman cũng là người đề xuất Khoa học và Công
nghệ Nano (Bài giảng năm 1959: “Còn rất nhiều
không gian ở dưới đáy”).
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 21
Cơ học cổ điển là gì?
“… Cơ học duy lý sẽ là khoa học về chuyển động cho dù đó
là do một loại lực nào gây ra, và về các lực cần có để sản sinh
ra bất cứ chuyển động nào… và do đó tôi đề xuất công trình
này như là những nguyên lý toán học của triết học, vì toàn bộ
gánh nặng của triết học hình như là ở chỗ - từ các hiện tượng
chuyển động mà nghiên cứu các lực của (trong) tự nhiên, và
từ các lực này mà minh họa các hiện tượng khác…”
Newton’s Philosophiae Naturalis Principia Mathematica
Câu hỏi đặt ra là:
Nguyên nhân của chuyển động là gì
Gia tốc là do đâu mà có
Cơ học đưa ra câu trả lời các câu hỏi này!!!
Ta sẽ thấy các dạng chuyển động sẽ biểu hiện như thế nào
dưới tác dụng của các loại lực trong tự nhiên!
Cơ học: CÁC ĐỊNH LUẬT NEWTON VỀ CHUYỂN ĐỘNG

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 22


Quan niệm, Khái niệm về Lực

Từ thời cổ đại
Tay đòn

Điểm tựa
Người ta nâng hòn đá bằng
một dòn bẩy
Con người cũng đã biết đến các loại lực
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 23
Lực từ Tự nhiên

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 24


Các loại lực đã biết
“Contact” forces Lực “kéo” Lực “đẩy”
“Pulling” forces

Lực “tiếp xúc” “Pushing”


forces

Lực của “Trường lực”


Lực tầm xa (long-range forces)
- tác dụng qua không gian (trường lực)
Trường hấp dẫn

Điện trường Từ trường

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 25


Lực ma sát - The Friction Force
Sức kháng cự mà người ta cảm Hướng dự
định cho
nhận được khi cho hay bắt đầu vật trượt

cho một vật trượt trên một bề Ffr

mặt sẽ được gọi là Lực ma sát.

Lực (sức) căng - Tension Force


Một sợi dây trong
trường hợp này
được coi là không
2T có khối lượng và
không bị giãn.
Khi một sợi dây được cột vào một vật và
kéo thì sợi dây kéo vật với một lực T Ròng rọc ở dây
hướng ra khỏi vật và dọc theo sợi dây. được coi là không
khối lượng và
không có ma sát.
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 26
Khái niệm: Lực
Đo cường độ của lực: Lực kế - Cân Lò so

Cân lò so

Cộng các lực theo


nguyên tắc cộng vector
Lực là một vector, có cường độ và hướng.
Khi cộng các lực phải áp dụng cộng vector.
Lực: (đẩy hoặc kéo)
Lực là một thuộc tính có khả năng gây ra những biến
đổi vật lý trong chuyển động của một vật.
Lực là sự tương tác giữa các vật với nhau hay giữa
một vật với môi trường xung quanh, ký hiệu là F.
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 27
Mặt Trăng

Các loai Lực


Lực hấp dẫn
do Trái Đất
Lực hút tác dụng lên
Mặt Trăng

Lực hấp dẫn


Trái Đất
do Mặt Trăng tác
 Các lực tiếp xúc: dụng lên Trái Đất
lực sinh ra có sự tiếp xúc vật lý
 Các lực tác dụng qua khoảng cách
giữa các vật:
– Lực pháp tuyến. Lực của trường tương tác:
– Hấp dẫn – trọng lực (Gravity)
– Lực ma sát.
– Lực đàn hồi (của lò so, dây…) – Điện từ (Electromagnetic)
– Lực nén. – Lực tương tác hạt nhân mạnh
– Lực căng (Strong Nuclear Force)
 Cố kết các hạt hadron với nhau (Holds
Chỉ có lực điện, Nucleus Together)
lực từ trường – Lực tương tác yếu (Weak Nuclear
và trọng lực Force)
thuộc phạm vi  Quá trình phân rã (Decay Process)
nghiên cứu của
cơ học
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 28
Vật lý – Vật chất và Lực

Physics I

Học Vật lý: Bắt


đầu từ mỗi việc
làm hàng ngày!!!
Bản chất dự báo của Vật lý thật là hữu dụng nhưng sẽ
là nguy hiểm chết người nếu bỏ qua hay thậm chí chỉ
coi nhẹ nó !!!!
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 29
Vật chất trong tự nhiên
“Vật chất (matter) cấu tạo từ các nguyên tử“ –
Vật thể Vật lý (physical body): một vât bất kỳ
Chất bất kỳ Chất cụ thể: Nước

Rắn Lỏng Khí


Pha rắn
Băng-nước đá Nước
D = m/v
Pha lỏng Pha khí
Hơi nước
Các trạng thái (thể, pha) của Vật chất được phân biệt qua khoảng cách
giữa các nguyên tử và trật tự sắp xếp (xếp chặt) của chúng. Khối lượng
riêng giảm dần và khoảng cách giữa các phân tử tăng dần từ rắn qua lỏng
đến khí. Ở trạng thái rắn có thể có các cấu trúc khác nhau tùy theo sự xếp
chặt của các nguyên tử hình thành (tinh thể).
Một vật thể là một lượng vật chất trong một khoảng không gian xác định.
Cơ học lý tưởng hóa vật thể là một chất điểm. Các quy luật xác định được
là cho chất điểm và được khái quát hóa, quy nạp cho các vật thông thường
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 30
Giả thiết của Cơ học Cổ điển
và sự lý tưởng hóa
Quả bóng quay và có hình dạng phức tạp
a. Một quả bóng bầu
dục thực tế đang bay Trở kháng của
trong không khí không khí và gió
tác dụng lực lên Hướng
quả bóng chuyển động

Lực hấp dẫn tác dụng lên


quả bóng khi ở độ cao

Quả bóng bầu dục được coi là chất điểm


b. Mô hình lý tưởng hóa
quả bóng bầu dục Không có sức cản
thành chất điểm đang của không khí Hướng
chuyển động
bay trong không khí Lực hấp dẫn tác dụng
lên quả bóng không đổi
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 31
Quan niệm về Lực, Khái niệm Lực

Cái gì tác dụng lực làm cho chiếc xe ô-tô chạy?

Câu trả lời thường gặp nhất là động cơ của xe làm


cho xe chạy tiến lên phía trước.

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 32


Quan niệm về Lực, Khái niệm Lực
Các xe này có chạy được không?

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 33


Quan niệm về Lực, Khái niệm Lực
Các xe có chạy được không?

Xe lun sa?

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 34


Quan niệm về Lực, Khái niệm Lực
Chúng ta đều thấy động cơ rất mạnh sẽ quay tít các bánh
xe. Xe không tiến lên hay lùi lại chút nào, thậm chí còn chìm
sâu thêm trong bùn lầy. Tại sao vậy???
Lúc này cần phải
có lực ma sát.
Trên nền đất cứng,
lốp xe tác dụng lực
đẩy mặt đất về phía
sau nhờ vào ma sát Ma sát tĩnh
giữa nó và mặt đất.
Vận tốc của điểm trên
Theo Định luật 3 của Newton
lốp xe tiếp xúc với mặt
thì mặt đất tác dụng lực
đường bằng 0 (zero),
đẩy lên các lốp xe theo hướng
tính tương đối so với
ngược lại, tạo gia tốc đẩy chiếc
mặt đất.
xe về phía trước.
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 35
Quan niệm về Lực, Khái niệm Lực
Chúng ta đi được là nhờ đâu?
Tại điểm tiếp
Lưu ý Quan trọng về cặp lực trong xúc giữa mặt
Định luật III của Newton:  
đất và chân
người, vận
 Ký tự làm chỉ số dưới thứ nhất là FGP   FPG tốc tương đối
giữa hai vật
để chỉ đối tượng mà lực tác dụng G: ground (mặt đất) bằng 0 .
lên đó. P: Person (người)
Lực theo phương Lực theo

 Ký tự làm chỉ số dưới thứ hai là để nằm ngang do


chân người tác
phương nằm
ngang do mặt
đất tác dụng lên
chỉ nguồn sinh ra lực (hay chủ thể đất =-F
dụng lên mặt
chân người
GP
= FPG

tác dụng của lực). 


F

FPG
GP

Tất cả các cặp Lực – Phản lực luôn luôn tác dụng
trên các đối tượng (vật) khác nhau, chúng không
cân bằng nhau!!!

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 36


Khái niệm Lực – Lực và Chuyển động
Ứng dụng
các Định luật của Newton

Một vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động là ví


dụ cho Định luật nào của Newton???
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 37
Các khái niệm về chuyển động cơ học
 Chuyển động là sự thay đổi vị trí của vật trong không gian
theo thời gian
 Quan sát: gắn vật thể vào một hệ quy chiếu và đo sự thay
đổi vị trí tương đối của nó so với một hệ quy chiếu khác.
 Đặc trưng của chuyển động: độ dịch chuyển, vận tốc (tốc
độ và hướng dịch chuyển) và gia tốc theo thời gian.
 Vật không chuyển động: là vật đang bất động, đứng yên,
không di động, hay đang ở trạng thái dừng hay có vị trí
không đổi (vị trí bất biến) đối với thời gian.
 Lý tưởng hóa: vật thể chuyển động được coi là một
điểm hay còn gọi là chất điểm, với kích thước không gian
bằng 0, khối lượng bằng m và không bị biến dạng trước bất
cứ tác động cơ học nào.
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 38
Giả thiết của Cơ học Cổ điển
đề xuất từ các quan sát chung
1. Không gian phải là 3 chiều (3-D) và tuân theo hình học
Euclide, tức là vị trí của mỗi điểm trong không gian được
đặc trưng bằng ba số thực (x,y,z) và khoảng cách giữa
hai điểm được định nghĩa là:

r ( x, y , z )  x y z
2 2 2

2. Thời gian là một chiều (1-D) và đồng nhất (uniform).


3. Luôn tồn tại các cái gọi là hệ quy chiếu quán tính
(inertial frames of reference) với những thuộc tính sau:
 Tất cả các quy luật của tự nhiên đều như nhau trong
mọi hệ quy chiếu quán tính ở mọi thời điểm;
 Tất cả các hệ quy chiếu chuyển động tương đối so với
một hệ quy chiếu quán tính với vận tốc không đổi v
đều là các hệ quy chiếu quán tính.
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 39
Giả thiết của Cơ học Cổ điển
đề xuất từ các quan sát chung
4.Chuyển động của một hệ cơ học được xác định duy nhất
bởi trạng thái ban đầu của hệ, tức là bằng cách xác định
tọa độ và vận tốc của nó ở một thời điểm ban đầu nào đó.
5.Tọa độ và vận tốc của một hệ cơ học đều có thể đo đạc
được một cách đồng thời và về nguyên tắc không có giới
hạn về độ chính xác mà các đại lượng này được xác định
qua đo đạc.

Các giả thiết chung khác


 Các bề mặt không có ma sát.
 Khối lượng của các sợi dây bằng 0. Sức căng của nó như
nhau ở mọi điểm, lực mà nó tác dụng đặt trên vật liên
quan. Các sợi dây đều không bị giãn khi tác dụng lực.
 Ròng rọc không có ma sát và cũng không có khối lượng, nó
chỉ đơn giản làm thay đổi chiều của lực căng trên các dây.
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 40
Chuyển động tương đối
trong không gian một chiều
“Hệ quy chiếu B chuyển động với tốc độ không đổi so với
hệ quy chiếu A”
Đạo hàm của dịch chuyển
theo thời gian
  
vPA  vPB  vBA
Đạo hàm của vận tốc
theo thời gian
 
aPA  aPB

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 41


Chuyển động tương đối trong không gian hai chiều
Relative Motion in 2 Dimensions
Hai người quan sát nhìn vật thể P chuyển động từ các điểm
gốc của các hệ quy chiếu A và B, trong khi B chuyển động
tương đối so với A với tốc độ không đổi vba.
Vị trí của vật so với điểm gốc
  
rPA  rPB  rBA
Vận tốc = Đạo hàm theo thời gian
  
vPA  vPB  vBA
Gia tốc = Đạo hàm theo thời gian
 
aPA  aPB
Người quan sát ở các hệ quy chiếu khác nhau chuyển động với
tốc độ không đổi tương đối với nhau sẽ đo (cảm nhận) cùng
gia2022
tốc– Nguyễn
nhưThếnhau.
Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 42
Các khái niệm về chuyển động cơ học
Không gian và vị trí của vật thể ⃗ ⃗𝒋+𝟓 ⃗
𝒓⃗ =−𝟑 𝒊+𝟐 𝒌
Mỗi chất điểm hay vật thể đều chiếm một vị trí  
(2m) j
(5m)k
trong không gian, thể hiện bằng hệ trục tọa độ

(-3m)i

Véc-tơ r chỉ thị vị trí của chất điểm hay vật thể
(quả cầu màu xanh) trong không gian.
   
Vector định vị r  rx i  ry j  rz k 𝒓 =√ 𝒙 𝟐 + 𝒚 𝟐 + 𝒛 𝟐
Vector từ điểm gốc của hệ trục tọa độ quy chiếu) tới vị trí của chất điểm.
Khoảng Độ dịch chuyển - Displacement
cách
Độ Dịch chuyển: độ thay đổi ví trí không gian,
Đường đi hay quỹ đạo chuyển động là tập hợp
các vị trí trong không gian. Độ dài quãng đường
là khoảng cách mà vật đã vượt qua trong khoảng
Dịch chuyển thời gian quan sát.
Đường đã đi
      
Vector dịch chuyển: r  r2  r1 r  x i  y j  z k
Một chất điểm chuyển động trên một quỹ đạo (đường đi) sẽ
thực hiện một dịch chuyển.
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 43
Các khái niệm về chuyển động cơ học
Chuyển động theo các phương trong không gian độc lập với
nhau, đặc trưng qua phương trình chuyển động:
𝟏 𝟐
⃗ =⃗
𝒓 𝒓 ( 𝒕 ) =⃗ 𝒗 (𝒕 )∙ 𝒕+
𝒓 𝟎 +⃗ ⃗
𝒂 (𝒕 ) ∙ 𝒕 Tiếp tuyến
𝟐
𝟐

𝒅 𝒓 (𝒕) ⃗ ⃗ ( )
𝒅𝒗 𝒕 𝒅 𝒓 ⃗ (𝒕 )

𝒗 ( 𝒕 )= ,𝒂 ( 𝒕 )= =
𝒅𝒕 𝒅𝒕 𝒅𝒕
𝟐

Quỹ đạo

Vận tốc: tốc độ thay đổi vị trí  dv



không gian của chất điểm theo a dv
dt v+dv
thời gian.
Gia tốc: tốc độ thay đổi vận tốc dr v

của chất điểm theo thời gian cả về  dr
v
dt
độ lớn lẫn hướng. r r+dr

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 44


Tổng kết: Phương trình chuyển động
Equations of Motion
    2
r (t )  r0  v0  t  2  a  t
1

Các mối liên hệ giữa gia tốc a, vận tốc v và độ dịch chuyển
r được tổng kết như sau:
  
dr r , r 
 dt    v  dt
 d r
a 2
2
v , v
dt 
dv  
dt a  a  dt
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 45
Hệ Quy chiếu
Reference Frames
 Hệ Quy chiếu Quán tính (Như Newton đã định nghĩa)
≡ là một Hệ Quy chiếu (tức là một hệ trục tọa độ)
chuyển động với vận tốc không đổi (tức là chuyển động
không có gia tốc!) so với các “ngôi sao cố định”.
Rõ ràng đây là một sự lý tưởng hóa!
Như vậy, nói một cách chặt chẽ, các định luật
Newton’s chỉ đúng trong một hệ quy chiếu quán tính.
Hệ quy chiếu quán tính là một hệ (trục tọa độ) mà khi một
vật thể không chịu một tương tác lực nào (một tình huống
lý tưởng hóa) được quan sát từ đó thì nó sẽ xuất hiện hoặc
là trong trạng thái đứng yên hoặc là trong trạng thái
chuyển động đều trên một đường thẳng. Như vậy, hệ quy
chiếu được gọi là một hệ quy chiếu quán tính nếu như
các Định luật của Newton nghiệm đúng.
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 46
Các Định luật của Newton
ĐL Thứ nhất: Khi được nhìn từ một hệ quy chiếu quán
tính, một vật thể bất kỳ nếu không chịu một lực tác
dụng sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hay chuyển
động với vận tốc không đổi.
ĐL Thứ hai: gia tốc của một vật tỷ lệ thuận và có cùng
hướng với lực hiệu dụng (lực tổng hợp) tác dụng lên nó,
và tỷ lệ nghịch với khối lượng của nó. F = m∙a, trong đó
F là lực tổng hợp (hiệu dụng) tác dụng lên vật, m là khối
lượng của vật và a là gia tốc của nó.
ĐL Thứ ba: Khi một vật tác dụng một lực lên một vật khác,
thì vật kia đồng thời cũng tác dụng một lực có cùng cường
độ và ngược chiều với lực đó lên chính vật đó.
Cả ba định luật này tác dụng đồng thời (at one)
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 47
Hệ Quy chiếu Phi Quán tính
Non-Inertial Reference Frames
Một hệ quy chiếu được gia tốc so với một hệ
quy chiếu quán tính thì không phải là một hệ
quy chiếu quán tính. Nó là một hệ quy chiếu
phi quán tính.

Minh họa thực tế: một vật trong một chiếc


xe đang được gia tốc thì cũng được gia tốc
mà không cần một lực nào tác dụng lên nó.

Trái Đất đang tự quay xung quanh trục của


nó thì một cách chính xác nó không phải là
một hệ quy chiếu quán tính.  
Fnet  m  a
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 48
Ý nghĩa của các
Định luật của Newton
Đem lại nhận thức đúng đắn và cho phép thấu hiểu, lý giải
thấu đáo mọi hiện tượng trong tự nhiên:
 Bản chất của tự nhiên là chuyển động (vận động).
 Lực là sức mạnh tương tác giữa các vật thể trong tự nhiên
cũng như với môi trường, nó là nguyên nhân làm thay đổi
trạng thái chuyển động của các vật.
 Hiểu được các quy luật chi phối sự vân động và các hiện
tượng trong tự nhiên từ những diễn tiến trên Trái Đất đến
những sự kiện trong Vũ Trụ.
 Mọi sự vật, sự việc diễn tiến trong tự nhiên đều tuân theo
quy luật: có nguyên nhân có kết quả, có tác động qua lại
và đều dựa trên các quá trình vận động của vật chất
(Luật nhân quả thậm chí được áp dụng cho cả các quá
trình sống, quá trình và hiện tượng xã hội).
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 49
Ứng dụng các Định luật Newton
Lực và Chuyển động
Trạng thái cân bằng các lực tác dụng – Tĩnh lực
(Tổng hợp lực tác dụng lên vật thể bằng 0 và vật
không bị biến dạng)
Các Định luật Newton:
 Hệ quy chiếu quán tính
 F = m∙a
 Fa= Fc

Vật bị biến dạng khi có lực tác dụng:


• Các tính chất cơ học của Vật liệu (độ chịu lực,
độ cứng, ứng suất, độ đàn hồi, độ dẻo v.v…)
• Xem xét riêng (liên quan đến cấu trúc vật liệu)

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 50


Ứng dụng các Định luật Newton
Lực và Chuyển động
 Khi một vật đứng yên hay chuyển động với
vận tốc không đổi thì nó sẽ ở trạng thái
cân bằng (về lực), Định luật I có hiệu lực.
 Nếu các lực tác dụng có vẻ không cân
bằng thì vật sẽ có gia tốc và áp dụng Định
luật II. Giản đồ vật thể tự do
Free Body Diagram - FBD
 Phải xác định đầy đủ tất cả các lực đang tác dụng
lên vật thể.

Fx 0
 Lựa chọn hệ tọa độ phù hợp. F 0 
 Phân tích các lực thành phần. 
Fy 0
 Nếu giản đồ lực không đúng, kết quả tìm được sẽ sai.
 Một vật thể nào đó, ở trạng thái đứng yên hoặc chuyển
động đều sẽ được gọi là trong trạng thái cân bằng về lực.
 Lực tổng hợp (Hợp lực) tác dụng lên vật thể bằng 0.
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 51
Giản đồ Vật thể Tự do (FBD)
Free Body Diagrams (FBD)
 Giản đồ FBD khác với hình ảnh tưởng tượng của chúng
ta về vấn đề cần giải quyết. Trong FBD, chúng ta cô lập
vật mà ta quan tâm bằng cách vẽ nó là một điểm riêng
biệt. Sau đó, chỉ vẽ lên vật (điểm) này các lực tác dụng
trực tiếp lên đó. Không đưa vào FBD các lực mà vật
cô lập này sẽ sinh ra. Phải đưa cả quy ước về chiều
(hướng tác dụng) của các lực vào FBD.
 FBD vẽ đúng có ý nghĩa cơ bản đảm bảo thành công
cho việc giải các bài toán liên quan đến các Định luật của
Newton về chuyển động.
 Khi chúng ta chỉ xem xét các lực tác dụng trực tiếp lên vật
thể thì có thể có một ngoại lực duy nhất tác dụng lên nó
và vì không có sự cân bằng nên vật thể ta quan tâm sẽ có
gia tốc theo Định luật II của Newton.

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 52


Giản đồ Vật thể Tự do (FBD):
Mặt phẳng nghiêng
FN

Fs

Fs

 Phải nhận diện được tất cả các lực tác dụng lên vật thể
được quan tâm xem xét.
 Từ đó có thể xây dựng được một giản đồ đặc biệt gọi là
Giản đồ Vật thể Tự do (FBD). Tất cả các vấn đề, bài
toán tĩnh lực hay động lực đều bắt đầu từ đây.
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 53
Ứng dụng của các Định luật Newton
Bài toán về cân bằng lực – Tĩnh lực
Các vật treo – Hanging Objects
Tìm sức căng của dây
treo vật thể trọng lượng θ1 θ2
100N như hình vẽ!

θ1 θ2 m

Các lực tác dụng trên các vật thể và


tương quan giữa chúng với nhau:
Sự cân bằng về lực.
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 54
Ứng dụng của các Định luật Newton
Trạng thái cân bằng của các vật
Các vật treo – Hanging Objects

T2sinθ2
T1sinθ1
θ1 θ2
T1cosθ1 T2cosθ2


∑ 𝑭 𝐱=𝟎=¿ –T1cosθ1 + T2cosθ2


∑ 𝑭 =𝟎=¿ T1cosθ1 + T2cosθ2 – m∙g
𝐲
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 55
Dây cáp treo Ròng rọc
 Chiều của lực dọc theo
chiều của dây cáp: F1
Ròng rọc lý tưởng | F1 | = | F2 |

F2
T
T = m∙g
m
FW,S = m∙g T
m∙g
Vì ay = 0 m T = m∙g
(hộp không chuyển động)
m∙g
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 56
Cân bằng và các Định luật Newton
 Khi tổng hợp lực tác dụng lên một vật
bằng 0, các lực tác dụng cân bằng
nhau. Đây là điều kiện cân bằng.

Cân bằng Lực tổng


hợp

Không
chuyển
động

Chuyển động
với tốc độ
Lực
và hướng
không đổi
Ma sát

Định luật II của Newton đòi hỏi:


Để một vật ở trạng thái cân bằng thì lực tổng hợp, tức là tổng
các lực tác dụng lên nó, phải bằng 0.
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 57
Cân bằng và các Định luật của Newton
 Khi tổng hợp lực tác dụng lên một vật bằng 0, các lực
thành phần tác dụng cân bằng lẫn nhau. Đây là điều kiện
cân bằng.
 Tính các lực tác dụng để cái thang không bị trượt đổ:

(a) Người thợ leo lên được một phần ba thang (thang sẽ trượt?).
(b) Giản đồ FBD cho hệ cơ người-thang.
(c) Lực tiếp xúc tại B là tổng hợp lực pháp tuyến và lực ma sát tĩnh.

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 58


Tính lực tổng hợp:
Giản đồ Vật thể Tự do (FDB)

Tính lực tổng


hợp từ bốn
lực đã cho

 Bốn người cùng kéo một hộp nặng 200 kg với các lực đã
cho trên hình.
 Hãy tính gia tốc của hộp.
1) Bạn cần xác định gia tốc.
2) Bạn được cho biết khối lượng và các lực tác dụng.
3) a = F/m.
4) F = -75N - 25N +45N +55N = 0 N, do đó a = 0.

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 59


2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 60
Chuyển động Lực và Cân bằng
tự do? Ví dụ minh họa
“Hệ - The System” Cây xúc xích salami treo

 
T T


mg
 
Fnet  m a
T  T  mg  0 Cân luôn luôn chỉ 108 newton
T  1
2 mg

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 61


Lực của Lò so – Lực Đàn hồi
– Force of a Spring
Cân bằng và Định luật Hooke
Lò so bị nén Lò so bị kéo dãn

Lực Lực
Do lò so tác dụng Do lò so tác dụng
Lò so thường được làm bằng một sợi dây kim loại hoặc chất
dẻo cuốn thành cuộn khi đó nó sinh lực khi bị kéo dãn hoặc
khi bị nén. Lực đó được gọi là lực lò so hay lực đàn hồi.
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 62
Lực của Lò so – Lực Đàn hồi
– Force of a Spring
Cân bằng và Định luật Hooke
Độ dài tự nhiên Lực tác dụng từ một lò so
luôn có hai đặc trưng
quan trọng:
 Lực luôn tác dụng theo
hướng đưa lò so về trạng
thái không bị ứng suất.
F=5N  Cường độ của lực tỷ lệ
thuận với khoảng độ dài
mà lò so bị kéo dãn hay
nén co lại.
F = 10 N
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 63
Lực của Lò so – Lực Đàn hồi
– Force of a Spring
Cân bằng và Định luật Hooke
Độ biến dạng của lò so
Độ dài tự nhiên
Lực tác dụng Fapp
Độ biến dạng (x) của
lò so được tính tương bằng về độ lớn và
đối so với độ dài tự ngược chiều
do của nó
với lực Fs tác dụng
lên lò so, và
Lò so bị nén
Fs = - Fapp = -k∙x

Lò so bị dãn
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 64
Hình dưới

Lực của Lò so
(a) Lò so ở trạng thái thường (không
bị kéo dãn).
(b) Lò so bị một người tác dụng một

Force of a Spring
lực Fp kéo dãn sang bên phải (chiều
dương). Lò so kéo lại một lực Fs
mà Fs =-kx.
(c) Người nén lò so lại (x < 0) thì lò
so đẩy ra với một lực Fs =-kx mà
 Xem xét một chiếc lò so lý tưởng trong đó Fs > 0 vì x < 0.

đặc trưng qua một hằng số đàn hồi k,


một đại lượng cho biết độ cứng của lò
so, tức là cho biết lò so “cứng” đền
mức nào.
 Định luật Hooke xác định lực tái tạo
của một lò so là:
Fs = -k∙x (Fs >0, x <0; Fs <0, x >0).

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 65


Lực của Lò so – Lực Đàn hồi
– Force of a Spring
Định luật Hooke: Lực tác dụng lên lò so tỷ lệ với khoảng
cách mà lò so bị kéo/nén từ vị trí cân bằng của nó.
FX = -k∙x, trong đó
–x là độ dịch chuyển từ vị trí cân bằng và
–k là hằng số tỷ lệ hay hệ số đàn hồi hay độ cứng.
Trạng thái hồi Trạng thái hồi phục
phục
relaxed position FX = -k∙x > 0
FX = 0
Trạng thái hồi phục x x0

FX = - k∙x < 0

2022 – Nguyễn Thế Hiện


x>0
Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 66
Định luật Hooke
Độ biến dạng: (m)
Lực (N) F = - k∙x
Hằng số lò so hay
Hệ số đàn hồi: N/m
Bài toán cho bạn

 Một chiếc lò so với k = 250 N/m bị kéo dãn ra


một cen-ti-mét.
 Lò so sinh lực bằng bao nhiêu?
 Lực đó tác dụng vào đâu?
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 67
Đo Hệ số đàn hồi của Lò so
Để đo hệ số đàn hồi của một
lò so, người ta treo lò so theo
phương thẳng đứng. Khi móc
một vật với khối lượng m vào
đầu phía dưới của lò so, nó sẽ
dãn ra một đoạn d.
Ở trạng thái cân bằng sau đó,
theo Định luật II của Newton
thì ∑Fy = 0.
Như vậy, m∙g – k∙d = 0,
m∙g = k∙d.
Nếu biết m, và đo được d, sẽ
xác định được k, với
 k = (m∙g/d) Ví dụ: d = 2.0 cm, m = 0.55 kg;
 k = 270 N/m.
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 68
Ví dụ: Đo giá trị k của một lò so
Treo lò so theo phương thẳng
đứng. Gắn một vật với khối
lượng m vào đầu dưới của lò
so. Lò so sẽ giãn ra một đoạn
d. Tại trạng thái cân bằng,
Định luật II của Newton cho
biết: ∑Fy = 0.
Như vậy, m∙g – k∙d = 0,
m∙g = k∙d.
Nếu biết m, và đo được d,
thì suy ra  k = (m∙g/d).
Ví dụ:
d = 2.0 cm, m = 0.55 kg
 k = 270 N/m
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 69
Lực do lò so
tác dụng lên vật hình khối
Lực lò so Fs biến đổi theo vị trí x x > 0, Fs < 0 
của khối gia trọng, tương đối so
với vị trí cân bằng tại x = 0.
x = 0, Fs = 0 
Lực này bằng Fs = -k∙x , trong
đó k là hệ số đàn hồi của lò so
và k > 0. x < 0, Fs > 0 
Chuyển động của một vật dưới
tác dụng của lực đàn hồi (lực
của lò so) này là một chuyển Fs (x) vs. x 
động đặc biệt, gọi là dao động
điều hòa, sẽ được nghiên cứu
trong một chương riêng.

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 70


Cân bằng và Định luật Hooke

Lực phục hồi từ một bức Bề mặt ban Lực phản


đầu của xạ của bức
tường luôn luôn có cường bức tường tường
độ chính xác bằng và có
chiều ngược với lực tác
dụng vào nó. Nó là lực của
bức tường nhằm phục hồi
trạng thái bị biến dạng do Bề mặt biến dạng
ngoại lực gây ra. của bức tường
đã được phóng đại lên với hệ số lớn

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 71


Ứng dụng các Định luật Newton
Lực và Chuyển động
Chuyển động dưới tác dụng  Ma sát (Friction)
của các lực khi không có lực – Ma sát tĩnh
ma sát – Ma sát động
 Chuyển động dưới tác dụng  Mặt phẳng nghiêng/nằm
của lực không đổi ngang có ma sát.
⁻ Mặt phẳng nghiêng  Chuyển động trong các hệ
⁻ Rơi tự do
⁻ Ném xiên
quy chiếu phi quán tính:
– Lực quán tính và lực ảo
 Chuyển động tròn đều: – Lực quán tính trong chuyển
– Lực hướng tâm động cong
– Vòng cua nghiêng và phẳng – Chuyển động trên hệ quy
– Đường cong đỉnh đồi chiếu quay
– Vòng trên vòng
 Các loại lực cản
– Con lắc côn
– Bánh xe đu quay Ferris – Vận tốc cuối cùng
– Đường lượn của máy bay
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 72
Cân bằng và các Định luật Newton
Không cân bằng
Gia tốc gây ra từ Rơi tự do
lựcGia tốchợp
tổng gây ra từ
lực tổng hợp
Gia
Giatốc
tốc

Lực tổng hợp Lực tổng = trọng lượng


hợp

Trong nhiều bài toán thường có nhiều lực tác dụng đồng
thời lên một vật thể trong các mặt phẳng khác nhau.
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 73
Ứng dụng các Định luật Newton
Lực và Chuyển động
Xe đâm vào cây và dừng lại:
Định luật III và Định luật II của
Newton: Động lượng của xe tác dụng
lực lên cây; Cây tác dụng phản lực lên
xe và gây một gia tốc theo chiều ngược
lại làm thay đổi tốc độ của xe tới 0.

Thiết kế các phương tiện giao thông


hiệu suất cao cơ bản dựa trên Định luật
II của Newton.
Để đạt được gia tốc cao nhất nhà thiết
kế xe đua (mô-tô, ô-tô F1) nhẹ nhất có
thể được (dùng khối lượng tối thiểu),
dùng động cơ mạnh nhất có thể (đạt
lực đẩy tối đa)
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 74
Ứng dụng của các Định luật Newton
Application of Newton’s Laws

Các cấu hình hình học của


các loại lực khác nhau
và Chuyển động liên quan
Chuyển động dưới tác dụng của lực không đổi
(xem xét trường hợp lý tưởng: không có ma sát)

Ba Định luật Newton:


 Hệ quy chiếu quán tính
 F = m∙a
 Fa= Fc

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 75


Lực hút – Attraction Forces
 Newton đã xác định được: aMT /g = 0.000278
và thấy rằng RE2/R2 = 0.000273 Mặt Trăng

Lực hấp dẫn


do Trái Đất tác
dụng lên
Lực hút Mặt Trăng
aMT g

Lực hấp dẫn


Trái Đất
do Mặt Trăng tác
R RE dụng lên Trái Đất

 Đây chính là cảm hứng để Newton đề xuất Định luật


Hấp dẫn Vạn năng: |FMm |= G∙M∙m /R2
với G = 6.67 x 10 -11
m3∙kg-1∙s-2

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 76


Lực hút hấp dẫn
Độ lớn của lực hút hấp dẫn F12 do một vật thể có khối
lượng m2 tác dụng lên một vật thể có khối lượng m1
cách nó một khoảng R12 được tính bằng biểu thức sau:
 m1  m2
F12  G m1 m2
R122 F12 F21

R12

Hướng của lực hút hấp dẫn F12 là hướng về các vật
hấp dẫn và phương của nó nằm trên đường nối khối
tâm của hai vật.

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 77


Lực hút – Attraction Forces
 Ở các vị trí gần bề mặt Trái Đất:
– R12 = RE
• R12 sẽ không thay đổi nhiều, nếu vật ở gần
bề mặt Trái Đất.
• Do RE >> h cho nên R12 = RE + h ≈ RE, tức là:

m

h Fg
=g
 Như vậy: |Fg| = m∙g = m∙a a = g
Mọi vật thể ở gần mặt đất, không phụ M
thuộc khối lượng của chúng, đều chịu giaRE
tốc g nêu ở trên.

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật


Vật lý
lý Đại
Đại cương
cương I - Cơ
Cơ –– Nhiệt
Nhiệt Lecture 3 78
Sự phụ thuộc độ cao của g
 Nếu một vật ở độ cao h, trên bề mặt
của Trái Đất, thì r sẽ thành RE + h.
Đặt lực hấp dẫn bằngmg :

G [(mME)/r 2]  mg
Sẽ cho ta:

 Điều này cho thấy g sẽ giảm khi độ cao tăng lên


 Khi r , thì trọng lượng của vật sẽ tiến tới 0 (zero)
 Ví dụ ở dưới: g trên Đỉnh Everest.

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 79


Sự phụ thuộc độ cao của g
GME Gia tốc rơi tự do ở
g những độ cao khác
RE  h 
2
nhau bên trên bề mặt
Gia tốc rơi tự do ở những địa điểm khác Trái Đất
nhau trên Trái Đất Độ cao h (km)

Địa điểm Độ cao


(m)

Lubbock, Texas:
Độ cao: h  3300 ft  1100 m
 g  9.798 m/s2
Đỉnh núi Everest:
Độ cao: h  8.8 km
 g  9.77Vậtm/s
2022 – Nguyễn Thế Hiện 2 I - Cơ – Nhiệt
lý Đại cương Lecture 3 80
Các Định luật Newton về Chuyển động
Rơi tự do trong khí quyển
Thời gian Khoảng cách rơi được Khoảng cách rơi được
của quả bóng golf (cm) của quả bóng bàn (cm)

Đồ thị biểu diễn số liệu thực


nghiệm

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 81


Các Định luật Newton về Chuyển động
Máy Atwood
Ứng dụng để đo gia tốc trọng trường g.
Vấn đề cho em:
Hãy tưởng tượng để giải thích xem em sẽ
thực hiện thí nghiệm này như thế nào, sai
T số của g sẽ có ở đâu?
T

a a 𝐹 x =0 𝐹 y =𝑚 ∙ 𝑎
𝑇 − 𝑚1 ∙ 𝑔=𝑚1 ∙ 𝑎
𝑇 − 𝑚2 ∙ 𝑔=𝑚 2 ∙ 𝑎
m1∙g m2∙g 𝟐 𝒎𝟏 ∙ 𝒎𝟐 𝒎𝟏 − 𝒎𝟐
𝑻= 𝒈 𝒂= 𝒈
𝒎𝟏+𝒎𝟐 𝒎𝟏+𝒎𝟐

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 82


Gia tốc của trường hấp dẫn
 Tất cả các vật thể rơi xuống Trái Đất đều chịu một gia tốc.
 Gia tốc do hấp dẫn bằng g = 9.8 m/s2.
 Gia tốc này phải do một lực gây ra và đó là lực hấp dẫn.

Lực hấp dẫn


 Gia tốc của khối lượng  Lực tác dụng lên vật khối được xác
m đang rơi là –g. định từ F = m∙a (tác động).
   Lực hấp dẫn này là:F = -m∙g.
ag
Cách nhìn Cách nhìn  
Động học Động lực học Fgrav  m  g

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 83


Khối lượng Hấp dẫn
và Khối lượng Quán tính
Isaac Newton in 1712
Đương lượng Cơ họcPrincipia Mathematica in 1687
Khối lượng quán tính (Newtonian Inertial Mass) theo
quan điểm Newton là khối lượng của một vật thể đo bằng
sự kháng cự của nó đối với gia tốc, điều đó có nghĩa là mỗi
vật có khối lượng đều có quán tính và có khả năng chống lại
tác dụng của một lực bên ngoài bắt nó phải thay đổi trạng
thái, tức là chống lại gia tốc mà ngoại lực áp đặt cho nó.

𝑭

𝑭 =𝒎 ∙ ⃗
𝒂 𝒎=

𝒂
Khối lượng hấp dẫn (Newtonian Gravitational Mass) theo quan
điểm Newton là khối lượng dựa trên ‘Định luật Newton về Hấp dẫn’. Ở
đây, giả sử ta có hai vật A và B với khối lượng hấp dẫn tương ứng MA và
MB, đăt cách nhau một khoảng RAB, thì mỗi vật tác dụng lên vật kia một
lực hấp dẫn với cường độ là: 𝑹^
𝐀𝐁
𝑭 𝐀𝐁 =− 𝑮 ∙ 𝑴 𝐀 ∙ 𝑴 𝐁
|𝑹 𝐀𝐁|
Trong
2022 –đó G Thế
Nguyễn là Hiện
hằng số hấp dẫn
Vật lývạn năng.
Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 84
Đương lượng Cơ học:
Nguyên lý Khối lượng Tương đương
Theo Định luật Hấp dẫn Vạn năng thì khối lượng hấp dẫn
được định nghĩa là thuộc tính của vật chất có thể tạo ra và
đáp ứng lại các lực hấp dẫn.
M Em M Em M Em
Khi độ cao H của W  G  G  G
r2 ( RE  H ) 2 RE 2
vật thể với khối
lượng m trên ME
W  (G 2 )m  mg
mặt đất đủ nhỏ RE
(nhỏ hơn nhiều ME
so với RE) g  G 2  9.8 m/s 2
RE

Theo Định luật II của Newton thì khối lượng quán tính được
định nghĩa là một thuộc tính của vật chất kháng cự lại những thay
đổi về trạng thái chuyển động, hay một cách tương đương, đó là
quán tính của các vật thể.
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 85
Đương lượng Cơ học:
Nguyên lý Khối lượng Tương đương
Phát biểu theo cách khác: Nếu g là độ lớn gia tốc tại một
vị trí trong trường hấp dẫn, thì lực hấp dẫn lên một vật thể
với khối lượng hấp dẫn M sẽ là:
F  M g
Đây là cơ sở để xác định khối lượng của các vật thể bằng
cách cân. Hệ quả quan trọng nhất của nguyên lý tương
đương này áp dụng cho các vật thể rơi tự do.
Giả sử ta có một vật với khối lượng quán tính m và khối
lượng hấp dẫn M. Nếu chỉ có duy nhất một lực tác dụng lên
vật rơi xuất phát từ trường hấp dẫn g thì kết hợp Định luật
II của Newton và Định luật Hấp dẫn Vạn năng, ta sẽ thu
được biểu thức cho gia tốc a như sau: M
a g
Từ các biểu thức: F = M∙g; F = m∙a, ta có: m
Như vậy, tỷ số giữa M và m sẽ là một hằng số k và k  1.
Với nhiều thí nghiệm khác nhau, sai số tới khoảng 10-12
là lớn nhất, tức là khối lượng quán tính và khối lượng
hấp dẫn có thể coi là một.
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 86
Lực Hấp dẫn
 Lực hấp dẫn là lực tương tác qua lại giữa hai vật thể có
khối lượng ở gần nhau và được miêu tả bằng định luật
hấp dẫn văn nặng.  m1  m2
Fg  G
r2

Trọng lượng
 Độ lớn của lực tác dụng lên vật có khối lượng m ở gần bề
mặt Trái Đất được gọi là trọng lượng W của vật đó.
– Fg = m∙g là trường hợp đặc biệt của Định luật II.
– Cân là phép so sánh trọng lượng của các vật thể với trọng
lượng của chuẩn khối lượng. Như vậy, cân là để xác định
khối lượng của các vật thể.
 g cũng có thể xác định được bằng Định luật Hấp dẫn.
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 87
Trọng lượng và khối lượng
Cân có tay đòn dài bằng nhau dùng
xác định khối lượng của một vật
bằng cách so sánh trọng lượng của
nó với một trọng lượng đã biết.

 Mối liên hệ khối lượng – trọng lượng: ⃗


𝑾 =𝒎∙ ⃗
𝒈
 Mối liên hệ này không thay đổi khi vật
rơi hay đứng yên.
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 88
Trọng lượng và Khối lượng
 Khối lượng (Mass) – Một khái niệm (thuật ngữ) dùng
để định lượng/đo độ lớn của quán tính của các vật.
– Có đơn vị là kg theo hệ đơn vị SI.
– Là lượng của một chất.
– Là đại lượng thể hiện lượng vật chất.
– Là đại lượng vô hướng.
 Trọng lượng (Weight) – Là một lực tác dụng lên một
vật dưới ảnh hưởng của trường hấp dẫn của Trái Đất.
– Là đại lượng véc-tơ.   
FG  m  g  m  g  k
 Mật độ (Density) – Là lượng chất trong một đơn vị thể
tích (còn gọi là khối lượng riêng).

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 89


Nhầm lẫn về trọng lượng – False Weight
 Gia tốc theo phương thẳng đứng có  Định luật II của Newton về gia tốc:
thể làm thay đổi trọng lượng. F = m∙a, tổng hợp lực tác dụng lên
 Lực pháp tuyến lên mặt sàn nhà mặt sàn là: F = -m∙g + FN.
chính là sự cảm nhận về trọng lượng  Giải để tìm FN ta có:
của con người.
-m∙g + FN = m∙a; FN = m∙a + m∙g
– Gia tốc xuống làm giảm trọng
lượng. FN = m∙(a + g);
– Gia tốc lên làm tăng trọng lượng.  Khối lượng xuất hiện trên cơ sở g:
 Khối lượng không bao giờ thay đổi. mapp = FN/g.
Trạng thái không trọng lượng –
Weightlessness
 Nếu thang máy gia tốc xuống với g, lực pháp tuyến sẽ
bằng 0: FN = m∙(g – a)=0.
 Người trên thang máy đang đi xuống nhanh sẽ cảm thấy
mình ‘không’ có trọng lượng.
 Một vật thể rơi tự do sẽ không có trọng lượng nhưng luôn
có khối lượng.
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 90
Trọng lượng – Weight
 Trọng lượng không phải là tính chất bất biến của vật thể.
 Trọng lượng phụ thuộc vào vị trí của vật thể trên Trái Đất
hay trong Vũ Trụ nói chung.

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 91


Ứng dụng các Định luật Newton
Lực và Chuyển động
Các vấn đề mặt phẳng nghiêng
Inclined Plane Problems
Có thể sử dụng hệ Trục tọa độ nghiêng để phân tích: Sẽ
có thể tiện lợi nhưng không cần thiết.
Bạn phải hiểu trường hợp Phải hiểu tốt các vấn đề
này
này để hiểu được trường
hợp có ma sát!!
FN
Theo các quy tắc hình học, F fr
g
đ ộn
hai góc ký hiệu θ đều có yể
n
giá trị như nhau! Ch
u Fa
Theo quy tắc lượng giác:
FG=m·g
FGx= FG∙sinθ = m∙g∙sinθ θ
F2022
Gy = F ·cos θ =
– Nguyễn Thế Hiện
G -m∙g∙cos θ
Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 92
Khối trọng trên mặt phẳng nghiêng
Trường hợp không có ma sát

m∙g∙sinθ

m∙g∙cosθ θ

m∙g

θ
Bài toán minh họa
m = 15.0 kg, q = 270
T từ sợi dây tác dụng lên khối trọng ?
FN từ mặt nghiêng tác dụng lên khối trọng?
Cắt dây thì khối trọng có gia tốc không?
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 93
Mặt phẳng nghiêng
(Không có ma sát)

Ví dụ minh họa

 m2 = 7 kg
 Các khối trọng sẽ chuyển
động về phía nào?
 Gia tốc bằng bao nhiêu?
Sức căng của sợi dây bằng
bao nhiêu?

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 94


Mặt phẳng nghiêng (có ma
sát)
Incline plane (friction)
Khối lượng cỡ độ lớn nào sẽ giữ các
khối này đứng yên? Nếu m2 = 10 kg,
hãy xác định gia tốc của hệ, biết
µS = 0.40 và µk = 0.30!

∑F = m∙a
x: m∙g∙sinθ – Ff = m∙a.
y: Fn - m∙g∙ cosθ = 0.
Ma sát: Ff = μk∙Fn
Lưu ý:  Fn = m∙g∙cosθ  m∙g
Lực pháp tuyến không lớn bằng
trọng lượng
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 95
Ví dụ minh họa – Example

Lực pháp tuyến thẳng góc FN có


bằng và ngược chiều với trọng
lượng không?
Chuyển động ném xiên

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 97


Chuyển động ném xiên
Projectile Motions
Chuyển động xiên dưới tác dụng của trọng lực
trong trường trọng lực:
Vật ném lên với vận tốc ban đầu: .

Tác dụng của trọng trường:


FGx= 0
FGy= -m∙g
  
v0  v0 x i  v0 y j
ax  0
  
ay   g v0  v0 x i  v0 y j
ay   g
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 98
Chuyển động ném xiên
Projectile Motions
Các phương trình
g miêu tả Chuyển động
  Ném xiên

v0  v0 x i  v 0 y j vx = v0x
vy = - v0y
y  y0  v0 y t  1 a t 2
x  x0  v0 x t  1 2 a x t 2 2 y

ay   g
x  x0  v0 cos  0 t
v0 y  v0 sin  0
ax  0
y  y0  v0 sin  0 t  1 g t 2
v x  v0 x  v0 cos  0 2

v y  v0 sin   g t

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 99


Quỹ đạo của chuyển động ném xiên
Trajectory of a Projectile
Quỹ đạo của hạt:
Particle Trajectory:
x  v0  cos  0  t
y  v0  sin  0  t  1
2 g  t 2

g  x2
y  tan  0  x 
2v0  cos  0 
2

Đường đi có dạng parabol


v0 y v0  cos  0
y  y0  v0  sin  0  t  1 g  t & v0 y  g  t ymax  0
2 t ymax  
2
g g
x  x0  R  2v0 x  t ymax
 v02 
v0  cos  0 2 2 sin  0  cos  0 R    sin 2 0
 2v0  sin  0  v0
g g  g 
Tầm xa ném xiên chỉ phụ thuộc vào tốc độ ban đầu và góc ném!
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 100
Chuyển động tròn đều
Uniform Circular Motion
Vật chuyển động đều trên quỹ đạo tròn:
- Độ lớn tốc độ trên quỹ đạo không đổi;
- Hướng chuyển động luôn thay đổi
theo từng điểm của quỹ đạo;
Vận tốc của vật luôn thay đổi,
đây là: chuyển động có gia tốc.
Đặc điểm của chuyển động tròn:
- Vector vậnr tốc luôn trùng với tiếp
tuyến của quỹ đạo tròn.
- Vector vận tốc luôn vuông góc với Gia tốc hướng tâm:
vector định vị. 𝟐

𝒗
- Gia tốc luôn nằm trên đường xuyên ⃗
𝒂𝐂 =
vr
tâm và hướng vào tâm của quỹ đạo.
𝒓
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 101
Chuyển động tròn đều
Gia tốc hướng tâm

xx

Xem xét biến đổi của vận


tốc Δv trong điều kiện
xx giới hạn: khoảng thời
gian Δt sẽ nhỏ vô cùng
và thu được a  aR có
xx hướng hướng vào tâm!
Quan sát các tam giác đồng dạng ta thấy
(Δv/v)≈(Δℓ/r), vì Δt  0, Δθ  0, A B.
Vì Δt  0, Δv   v & Δv có hướng hướng vào tâm
 a  aR hướng tâm, trùng với phương bán kính!
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 102
Dẫn giải Gia tốc Hướng tâm
Xem xét vận tốc ban đầu tại A và vận tốc cuối cùng tại B:
∆𝒗
Định nghĩa: 𝒂𝒄 = ∆ 𝒕 vf
B
Tam giác 𝒗 𝑺 S
= -vo
đồng dạng 𝒕 𝑹 Δv vo
𝟐 R
𝒗 𝒗∙ 𝑺 𝒗 ∙𝒗 𝒗 A
𝒂𝒄 = = = =
𝒕 𝑹∙ 𝒕 𝑹 𝑹
Gia tốc hướng tâm
và Lực hướng tâm:

v2 mv 2 𝒗
𝟐
𝒗
𝟐
ac  ; Fc  mac  𝒂𝒄 = 𝑭 𝒄=𝒎 ∙ 𝒂 𝒄=𝒎∙
R R 𝑹 𝑹
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 103
Các định luật của Newton
và chuyển động tròn
Lực hướng tâm - Centripetal Force
Gia tốc hướng tâm của Vật chuyển động với tốc độ không đổi
trên đường tròn
chuyển động tròn đều là:
ac = (v2/r)  v
Định luật Newton 1:
Phải có một lực tác dụng.
Định luật Newton 2:

Độ lớn:
m∙ac = m∙(v2/r)
Tại mọi điểm trên đường tròn, gia tốc
Hướng: Tổng hợp lực phải và tổng hợp lực có cùng hướng và luôn
theo phương bán kính hướng vào tâm của đường tròn
hướng vào tâm đường tròn.
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 104
Các định luật của Newton
và chuyển động tròn
 Đến thời điểm này, ta biết trong tự nhiên có các lực
Gravity, Normal, Tension, Friction.
 Lực gây ra gia tốc hướng tâm là Lực hướng tâm.
Hướng tâm chỉ là một vai trò mới của lực, gây ra
chuyển động tròn.
 Lực Ly tâm (hướng ra ngoài) là Quan niệm sai
 Lực tác dụng lên quả bóng ở đây luôn hướng vào trong,
không bao giờ hướng ra ngoài, đó là sức căng của sợi dây.

Khôn Thực tế
𝟐
g xảy luôn xảy
⃗ 𝒗
ra ra ∑ 𝑭 𝐂=𝒎 ∙ ⃗𝒂𝐂=𝒎 𝒓
Điểm
(a)
thả (b)
bóng

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 105
Chuyển động tròn theo cách nhìn khác
Bán kính của quỹ đạo tròn là r thì chu vi của
nó sẽ là c = 2r và diễn tiến của chuyển
động sẽ được xem xét trên chu vi đó. So với
một đường tham chiếu, chuyển động trên
quỹ đạo sẽ được miêu tả qua tốc độ quét
góc của một điểm trên quỹ đạo, tương tự
như là chuyển động quay quanh một điểm.
Các đại lượng đặc trưng cho chuyển
động tròn sẽ gồm:
2
Tốc độ góc:    2  f , đơn vị: rad/s.
T
2  t 2  r v2
   t v   r a  2 r
T T r
Với  là vector có hướng của tốc độ góc,
ta có: v  Ω  r a  Ω  v  Ω  (Ω  r )
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 106
Chuyển động tròn đều: Chu kỳ và Tần số
 Chuyển động tròn đều của một chất điểm
trên một quỹ đạo bán kính r (với tốc độ
không đổi v) có thể được miêu tả với các đại
lượng: Chu kỳ T & Tần số f như sau:
– Chu kỳ T  là thời gian cho một vòng quay
(thời gian chất điểm đi hết một vòng tròn),
thường được tính bằng giây (s – second).
T = (1/f)
– Tấn số f  số vòng quay trong một giây (rps).
 Chất điểm thực hiện chuyển động tròn đều với bán kính quỹ
đạo r (tốc độ không đổi v). Ta định nghĩa thêm một số đại
lượng theo chu kỳ và tần số như sau:
– Chu vi = khoảng cách dịch chuyển trên vòng tròn = 2πr
–  Tốc độ trên quỹ đạo: v = (2πr/T) = 2πr∙f
–  Gia tốc hướng tâm: ac = (v2/r) = (4π2r/T2)
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 107
Chuyển động trên quỹ đạo cong
 Những tính chất điển hình cho các chất điểm thực hiện
chuyển động tròn đều trên quỹ đạo với bán kính r (tốc độ
không đổi v = constant):
v : Tangent (tiếp tuyến) của quỹ đạo tròn (luôn luôn)!
a = ac: Gia tốc hướng tâm:
Theo phương xuyên tâm hướng
vào trong (luôn luôn)!
 ac  v luôn luôn và ac = (v2/r).
Þ Khái quát hóa:

Một vật thể chuyển động trên


một quỹ đạo cong bất kỳ sẽ
luôn luôn chịu một gia tốc
hướng vào tâm của quỹ đạo.
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 108
Gia tốc toàn phần
Total Acceleration

ÞKhái quát hóa (Generalization):

Þ Một vật thể chuyển động trên một quỹ đạo cong sẽ
luôn chịu một gia tốc hướng vào tâm của quỹ đạo và
gia tốc đó vuông góc với quỹ đạo chuyển động.

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 109
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 110
Phương trình Động học
trong không gian một chiều với gia tốc không đổi
Một vật chuyển động từ vị trí ban đầu x0, tại thời điểm t0 với
vận tốc v0, và gia tốc không đổi theo đường thẳng. Độ dịch
chuyển và vận tốc của vật thay đổi thế nào theo thời gian?
 Gia tốc trung bình trong thời gian t0 t : aav=a =(v-v0)/(t-t0)
v(t) = v0 + a(t-t0) (1)
Vận tốc trung bình trong thời gian t0 t:
vav=(x-x0)/(t-t0) = (v+v0)/2
x(t) = x0 + (t-t0)(v+v0)/2 (2)
 Từ Pt. (1) thay v vào Pt.(2), thu được:
x(t) = x0 + (t-t0)v0 + a/2(t-t0)2 (3)
Từ Pt. (1) thay (t-t0) trong Pt.(2), thu được:
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 111
Phương trình Động học v = v 2 2
+ 2a(x-x ) (4)
Ví dụ minh họa:

Quả bóng golf bay vào bẫy


cát với tốc độ 30.0 m/s.
Nhìn nó giống như một quả
trứng nướng vùi trong cát ở
độ sâu 3.00 cm. Gia tốc mà
quả bóng golf nhận được từ cát khi nó rơi vào đó là bao nhiêu?

vt = v0 – a∙t = 0 (1)
S = v0∙t – 1⁄2∙a∙t2 = 3,0 cm (2)
2a∙s = v02 , a = 15 000 m⁄s2.

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 112
Lực ma sát - The Friction Force
Sức kháng cự mà người ta cảm Hướng cho
nhận được khi cho hay bắt đầu vật trượt
cho một vật trượt trên một bề
Ffr
mặt sẽ được gọi là Lực ma sát.

FN

FA

Ff
Lực
Ma sát
mg

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 113
Lực ma sát - The Frictious Force
Ma sát lăn
Chuyển dịch một vật khi lăn dễ
𝑭 𝐟𝐫 =𝝁𝐤 ∙ 𝑭 𝐍 hơn khi trượt nó trên mặt đất.
Người tađịnh nghĩa hệ số ma sát
lăn là tỷ số giữa lực cần t hiết
Lực Ma sát

Ma sát theo phương nằm ngang để duy


Ma
sát động trì tốc độ đều trên một mặt
tĩnh phẳng và lực pháp tuyến do mặt
phẳng tác dụng. Giá trị thường
Lực tác gặp là 0.002 - 0.003 cho thép và
dụngKhông thép (tàu hỏa) hay 0.01 - 0.02
𝑭 𝐟𝐫 ≤ 𝝁𝐒 ∙ 𝑭chuyển
𝐍
Trượt cho lốp cau-su trên đường bê-
động tông. Đường sắt có hiệu quả
nhiên liệu cao hơn đường bộ.
Câu hỏi cho bạn:
Tại sao sau khi xe máy đã chạy với tốc độ đều mà bạn phải
vẫn phải giữ gas để máy nổ, tiêu thụ xăng, nghĩa là vẫn phải
có lực tác dụng lên xe? Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 114
2022 – Nguyễn Thế Hiện
Lực ma sát - The Frictious Force

Không có lực tác Có lực nhỏ tác dụng, Có lực mạnh tác dụng, Có lực mạnh tác dụng, hộp
dụng, hộp đứng yên. hộp vẫn đứng yên. hộp bắt đầu trượt. Lực trượt với vận tốc không đổi.
Không có lực ma sát: Không có lực ma sát: ma sát tính tác dụng: Lực ma sát động tác dụng:
FS =0 FS = µS·FN. FS = µk·FN.
FS < µS·FN.

Hộp đứng yên. Lực ma sát tĩnh Hộp chuyển động. Lực ma sát
bằng lực tác dụng: FS = Fa động về cơ bản không đổi.

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 115
Bài tập mẫu

Chuyển động
sẽ xảy ra

Xe trượt và
tải trọng

Đồng xu với khối lượng m m = 75 kg; Vận tốc không


ở góc q nghiêng, bắt đầu đổi; Bề mặt phẳng, mk = 0.10
trượt xuống khi đạt 13o. Hỏi ms? f = 42o; Hỏi T ?
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 116
Lực ma sát - The Frictious Force

Ở mức vi mô, ngay cả những bề mặt nhẵn trơn tru cũng có


xu
2022 –hướng giữ các mặtVậtbám
Nguyễn Thế Hiện dính
lý Đại cương I - Cơchặt
– Nhiệt với nhau. Lecture 3 117
Đo hệ số ma sát
Measuring coefficients of friction

m∙g∙sinθ
m∙g∙cosθ
θ

m∙g

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 118
Hệ số Ma sát – Coefficients of Friction

Bảng số liệu: Hệ số Ma sát


Hệ số ma Hệ số ma
Bề mặt trượt sát tĩnh μs sát động μK

Gỗ trên gỗ
Băng trên băng
Kim loại trên kim loại (có dầu bôi trơn)
Thép trên thép (không có dầu bôi trơn)
Cau su trên bê tông khô
Cau su trên bê tông ướt
Cau su trên bề mặt các vật rắn khác
Teflon trên Teflon trong không khí
Teflon trên thép trong không khí
Vòng bị thép có dầu, mỡ bôi trơn
Khớp xương hoạt dịch ở chân tay người

Các số
Đây là các giá trị gần đúng và chỉ được cung cấp dưới dạng liệuhướng.
định này đều là gần đúng
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 119
Nên đẩy hay kéo
chiếc xe trượt tuyết này?

hay 𝑭

𝑭𝐍
𝑭𝐍 𝑭
𝑭F 
𝐟𝐫fr=𝝁 FN𝐍
𝐤 ∙k𝑭

𝑭 𝐟𝐫
𝑭 𝐟𝐫
𝑭

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 120
Bài tập
F = 12 N
Cheerios Wheaties
F12  ?
fC  2 N fW  4 N

Cả hai hộp: Fnet  m  a


F  f total  mtotal  a
12 N  2.0 N  4.0 N   1.0 kg  3.0 kg  a
a  1.5 m s 2

F12  fW  mW a
Hộp màu xanh: F  4.0 N  3.0 kg 1.5 m  2
12 s

F12  8.5 N
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 121
Chuyển động trong
các Hệ Quy chiếu có Gia tốc

(Các Hệ Quy chiếu Phi Quán tính)

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 122
Chuyển động trong các
Hệ Quy chiếu có Gia tốc
(Hệ Quy chiếu Phi Quán tính)
Nhắc lại kết luận trước đây, cần nhớ rằng Các ĐL Newton về
mặt kỹ thuật chỉ áp dụng trong các Hệ quy chiếu quán tính
(tức là các hệ quy chiếu không có gia tốc). Chúng ta xem xét
một đoàn tàu chuyển động so với mặt đất với vận tốc không
đổi vtg về phía bên phải và một người đi trong toa tàu cũng
với vận tốc không đổi vpt so với tàu.
Các định luật của Newton
đúng trong trường hợp
vpt  vtg  vtg 
người đi trong toa tàu
chừng nào vận tốc vtg của
tàu so với mặt đất vẫn
không đổi (tức là khi nó không có gia tốc).
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 123
Chuyển động trong
Hệ quy chiếu có gia tốc (HQC Phi Quán tính)
 Nhưng, khi đoàn tàu được gia tốc so với mặt đất (tức là khi
vtg ≠ constant) & cùng lúc đó người trên tàu thực hiện một
thí nghiệm dịch chuyển, thì kết quả dường như là vi
phạm các định luật của Newton vì lúc đó các vật thể
(trên tàu) sẽ cùng chịu một gia tốc theo hướng ngược với
hướng của gia tốc của đoàn tàu.
 Gia tốc này (có vẻ như là)
không thể lý giải được vì nó vpt  vtg 
xuất hiện trong khi không hề
có lực nào tác dụng lên các vật!
 Một cách khác, người ta nói rằng vào thời điểm có gia tốc
đó, có một lực quán tính (inertial force) tác dụng để giữ các
vật trên tàu ở trạng thái cân bằng và lực đó phải bằng và
ngược chiều với gia tốc của đoàn tàu.
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 124
Ví dụ về Hệ quy chiếu phi quán tính
 Người quan sát trên hệ

𝒂 Người
quy chiếu quán tính khi quan
sát có
đứng yên bên ngoài xe sẽ quán
tính
cho rằng gia tốc đối với m
là do thành phần theo
phương ngang của lực .
 Người quan sát ở trên xe
Người quan sát phi
sẽ cho lực thực tế tác dụng quán tính
lên quả cầu bằng không và
sự lệch của dây ở phương ⃗
𝑭 𝐟𝐫
thẳng đứng là do có một
lực ảo xuất
hiện để cân bằng thành
phần theo phương ngang
của lực .
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 125
Chuyển động trong
Hệ Quy chiếu có gia tốc (HQC Phi quán tính)
Thảo luận tiếp
 Hệ Quy chiếu Quán tính (IRF):
– Là bất cứ khung tọa độ nào mà trong đó các ĐL Newton đúng!
– Là bất cứ hệ quy chiếu nào chuyển động đều (không bị gia
tốc) so với một khung “tuyệt đối - absolute” “ được cố định”
so với các vì sao.
 Theo định nghĩa, các Định luật của Newton chỉ đúng
trong các hệ quy chiếu quán tính! Điều này có nghĩa là:
∑F = m∙a sẽ không đúng trong một hệ quy chiếu
phi quán tính!
 Theo định nghĩa, (của Newton chẳng hạn) , “Lực” là cái
xuất hiện từ sự tương tác giữa các vật.

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 126
Các giả lực – Lực Ảo, Lực Biểu kiến
“Fictitious Forces”
 Giả thiết một người trên tàu đặt một vật phẳng mỏng trên
một bề mặt phẳng nằm ngang và không có ma sát. Như vậy,
không có lực nào theo phương nằm ngang tác dụng lên vật
này. Tàu được gia tốc về phía trước. Người đó sẽ nhìn thấy
vật phẳng đồng thời bị gia tốc theo phương nằm ngang
nhưng theo hướng ngược về phía sau. Điều này dường như
là vi phạm Các định luật Newton, vì không có lực nào
theo phương nằm ngang tác dụng lên vật (mà theo nguyên
tắc (theo ĐL Newton 2) thì gia tốc phải do lực gây ra).
 Điều này dường như vi phạm các ĐL Newton, nhưng thực ra
thì không, vì đoàn tàu không phải là một Hệ Quy chiếu
Quán tính, nó đang có gia tốc.
 Trên cơ sở thí nghiệm này, người làm thí nghiệm sẽ nói rằng
có một giả lực (lực ảo) tác dụng lên vật để cân bằng tác
dụng của gia tốc trên hệ.
2021 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 2 127
Các giả lực – Lực Ảo
“Fictitious Forces”
 Các lực Lực ảo
– Nếu chúng ta quả quyết rằng ĐL II của Newton đúng trong một
hệ quy chiếu phi quán tính thì để làm cho các phương trình
về lực có cùng đúng dạng như khi ở hệ quy chiếu quán tính,
chúng ta cần phải đưa vào các Lực ảo (Fictitious Forces –
lực biểu kiến) .
– Về mặt Kỹ thuật, đây chỉ là phép chuyển đổi trục tọa độ
từ hệ quy chiếu quán tính sang một hệ quy chiếu phi quán tính,
phải đưa thêm các số hạng ở bên phía có “m∙a” của phương
trình ∑F = m∙ainertial.
– Nếu ta muốn có các phương trình trong hệ quy chiếu phi quán
tính có dạng giống như các phương trình của Newton thì phải
chuyển các số hạng này sang phía “F” và chúng ta sẽ có dạng
∑“F” = m∙anoninertial mà trong đó “F” = F + các số hạng từ
sự chuyển đổi trục tọa độ  “các Giả lực (Lực ảo)”.
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 128
Ví dụ về Hệ quy chiếu phi quán tính
Hãy miêu tả và lý giải ⃗
𝒂 Người

cảm giác của bạn khi quan


sát có

ngồi trên toa xe này ở lúc quán


tính

nó khởi động hay dừng


lại, hoặc khi bạn sử dụng
thang máy:
 Đi lên các tầng cao.
Người quan sát phi
 Đi xuống mặt đất. quán tính

Ở các thời điểm thang


bắt đầu chạy và thang ⃗
𝑭 𝐟𝐫
chuẩn bị dừng!
Bạn có thật sự cần phải
đã đi thang máy mới có
câu trả lời cho câu hỏi
này không? Tại sao?
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 129
Trọng lượng thông thường
 Chúng ta xác định trọng lượng
bằng một cái cân mà cái cân thì đo
được lực pháp tuyến với: W = m∙g.
 Trọng lượng liên hệ với khối lượng
qua trường hấp dẫn g.

Trọng lượng bị gia tốc


 Thang máy chạy xuống với gia tốc 2.0
m/s2. Người trong thang có khối lượng 70
kg. Khối lượng tương ứng đọc trên cân là
bao nhiêu?
 Cộng tất cả các lực, lực toàn phần là
– ma = FN – mg. Đo đó: FN = m (g – a).
Suy ra: mapp = FN /g.
2022 – Nguyễn Thế Hiện
Như
Vật lý vậy:
Đại cương I - CơCân
– Nhiệt sẽ cho: 56 kg. Lecture 3 130
Trong lòng thang máy
(Hệ quy chiếu phi quán tính)
 Khi thang chuyển động lên
với vận tốc không đổi:

Cân sẽ đọc đúng trọng lượng

 Khi thang đi chậm lại:

Cân sẽ đọc trọng lượng


nhẹ hơn!

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 131
Bạn cân nặng như thế nào
trong một thang máy đang gia tốc
  
N  m g  m a

 
mg mg

 
N N

  
 
a  0; N  m g  W a  g; N  0
Fnet  m  a

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 132
Bài luyện tập trong lớp

m = 72.2 kg

Trọng lượng ảo với


a=0
a = + 3.20 m/s2
a = - 3.20 m/s2

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 133
Các Định luật của Newton
và Chuyển động tròn
Chuyển động tròn đều: Vật chuyển
động với tốc độ không đổi trên đường
Tròn, nhưng hướng của chuyển động luôn
luôn thay đổi. Như vậy: Vậ tốc của vật
chuyển động tròn đều luôn thay đổi, tức là
ở đây phải có một gia tốc:
Gia tốc hướng tâm của chuyển
động tròn đều là: ac = (v2/r)  v

Định luật Newton’s 1st:


Ở đây phải có một lực tác dụng.
Định luật Newton’s 2nd: ∑F = m∙a = m∙ac
Độ lớn: m∙ac = m∙(v2/r) ; Hướng: Tổng hợp lực phải theo
phương bán kính hướng vào tâm.
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 134
Chuyển động tròn đều
 Một vật thực hiện chuyển động tròn đều trên quỹ đạo với
bán kính r (tốc độ v không đổi) sẽ luôn chịu tác động của
một gia tốc, gọi là gia tốc hướng tâm: ac = (v2/r), ac  v
tại mọi nơi, mọi lúc!!!
ac luôn luôn hướng vào trong theo phương bán kính!
 Theo Định luật I của Newton: phải có một lực tác dụng.
 Theo Định luật II của Newton:
∑F = m∙a  Fr = m∙ac= m∙(v2/r).
Lực tổng hợp phải tác dụng dọc theo bán kính hướng vào trong.
 Lực đi vào chuyển động này theo Định luật II của Newton là Lực
hướng tâm Fr.
 Lưu ý rằng: Đây không phải là một loại lực mới nào cả. Nó có
thể là lực căng của dây, lực hấp dẫn trọng trường v.v... Đó là vế
phải của biểu thức ∑F = m∙a , không phải là vế trái! (Dạng của
m∙a, ở trên là dành cho chuyển động tròn)
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 135
Chuyển động đều trên Đường tròn

(tốc độ không đổi)


Vật chuyển động trên một
đường tròn, bán kính r, với
tốc độ v không đổi. Vận tốc là
véc-tơ tiếp tuyến với đường
tròn. Gia tốc hướng tâm:
a = ac là véc-tơ hướng theo ỉ
bán kính vào tâm của đường
tròn và ta có: Hướng của a:
luôn luôn là  ac  v .
đồng thời Cường độ gia tốc
là: ac = (v2/r).
Vật chiụ tác dụng của Lực
Hướng tâm FC = m∙aC.
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 136
Lực hướng tâm
Centripetal Force
 Lực ứng với gia tốc hướng tâm, hay nói cách khác là gây
ra gia tốc hướng tâm ac được gọi là Lực hướng tâm:
Centripetal Force (Center directed force).
 Đến thời điểm này, ta biết có các lực sau trong tự nhiên:
Friction, Gravity, Normal, Tension.
 Vậy chúng ta có thể xếp Lực hướng tâm này vào cùng
danh mục các lực này không? Tại sao?

 Lực gây ra ac không phải là một loại lực mới!


Nó là một vai trò mới đối với lực !!!

 Đó đơn giản là một hay nhiều Lực mà ta đã biết cùng


tác dụng trong vai trò của một lực gây ra chuyển
động tròn.
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 137
“Lực Ly tâm” Lực mà sợi dây
tác dụng lên
quả bóng
 Lực Ly tâm (hướng ra ngoài) là Lực do sợi dây
một Quan niệm sai tác dụng lên
Bàn tay
 Lực tác dụng lên quả bóng ở đây
luôn hướng vào trong, không bao
giờ hướng ra ngoài.
 Lực tác dụng là lực hướng tâm.

Không Xảy ra
xảy ra

(a) Điểm
thả (b)
bóng
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 138
Chuyển động tròn đều
 Vật chuyển động đều trên đường quỹ
đạo tròn luôn chịu gia tốc hướng tâm
𝟐
𝒗
𝒂𝒄 =
𝑹
 Như vậy có một lực hướng tâm tác
dụng lên vật, lực đó bằng:
𝟐
𝒗
𝑭 𝒄=𝒎 ∙ 𝒂 𝒄=𝒎∙
𝑹
 Không có lực tác dụng hướng ra ngoài
(tức là không có lực ly tâm, đó chỉ là
cảm nhận sai của người quan sát, thực
ra đó là cảm giác của quán tính).

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 139
Chuyển động tròn đều
Lực hướng tâm gia tốc một vật qua việc thay đổi
hướng của vận tốc mà không thay đổi tốc độ của vật.
𝟐
𝒗 Phải tác dụng một lực T lên quả
𝒂𝒄 =
𝑹 bóng khúc côn cầu để làm cho nó
  chuyển động tròn đều (chuyển động
Fnet  m a đều trên đường tròn).
𝟐
𝒗
𝑭 𝒄=𝑻 =𝒎∙ Nếu cắt đứt sợi dây thì quả bóng
𝑹sẽ bay ra theo hướng nào?

Cái gì tạo ra lực hướng tâm tác dụng lên Mặt Trăng để nó
thực hiện chuyển động đều quanh Trái Đất?
Bài tập Mẫu Minh họa
Nếu ms = 0.40; R = 2.1 m
thì tốc độ v tối thiểu người và ống trụ phải
có là bao nhiêu để người không bị rơi?

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 140
Xe chạy vòng tròn trên đường bằng

v
Fc

R
Lực tác dụng lên xe theo hướng nào?
Trả lời: Hướng vào tâm của đường cong

Lực này là lực của mặt đường tác dụng lên xe.
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 141
Xe chạy vòng tròn trên đường bằng

v
Fc

R
Có lực hướng ra ngoài tác dụng
lên xe hay không?

Trả lời: Không, nhưng xe tác dụng một phản lực hướng ra
ngoài lên trên mặt đường.

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 142
Các lực Biểu kiến – Frictious Forces
 Ví dụ đơn giản về Lực Ảo
Giả sử bạn đang ngồi trên chiếc xe chạy
vào đoạn đường cong (khúc cua) về bên
trái với tốc độ không đổi v.  Khi đó
luôn có một gia tốc hướng tâm lên
chiếc xe: ac = (v2/r), hướng vào tâm
của đường cong (với r = bán kính của
đường cong).
Điều này cũng có
nghĩa là có một
lực hướng tâm
Lực ma
sát tĩnh Lực
FC = m∙aC
Ảo
tác dụng để xe
chạy theo đường cong.
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 32 143
Các lực Biểu kiến – Frictious Forces

𝐹S Khi xe chạy trên một khúc cua trái thì ngồi trên
trên xe bạn sẽ cảm thấy bị một lực đẩy sang
bên phải và bạn gây ra một lực đẩy lên cánh cửa
xe. Thực tế thì lực từ cửa xe tác dụng lên cơ
thể bạn để bạn chuyển động theo xe và đó là lực

hướng tâm. Vậy nó từ đâu ra?
𝐹N
Đó chính là lực ma sát của mặt đường tác
dụng lên lốp xe.
⃗𝐹S Vây lực quán tính ở đây tác dụng như thế nào?
𝑚⃗ 𝒈 Lực quán tính như đã thấy ở các ví dụ trước:
Hướng theo phương tiếp tuyến của đường cong.
Lực ly tâm: Đây là lực kéo một vật chuyển động theo đường tròn
ra khỏi đường tròn đó. Nếu bạn đang cảm thấy có "lực ly tâm" đi
trên một bánh xe đu quay thì đối tượng tương tác là cái gì? Rõ ràng
là không thể xác định một vật thể khác bởi vì nó là một lực ảo, chỉ
xuất hiện khi bạn ở trong một hệ quy chiếu phi quán tính (Đó là
chiếc xe chuyển động với gia
2022 – Nguyễn Thế Hiện
tốc hướng tâm).
Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 144
Các lực Biểu kiến – Frictious Forces

𝐹S Người ngồi trên xe
“cảm thấy” có một lực
ảo đẩy mình dịch
chuyển về phía cửa xe
(tức là theo hướng tách
ra xa khỏi tâm của
m∙v2/r ở đây không phải là một lực,
⃗ nó không thể được đưa vào giản đô đường cong). Một sự
𝐹N
lực này. giải thích rất phổ biến
Giản đồ lực cho trường hợp này
đúng là phải như miêu tả ở hình vẽ
được ưa dùng cho rằng

𝐹S bên trái: Chỉ có lực ma sát tĩnh giữa ta cảm nhận một “Lực
𝑚⃗
𝒈
mặt đường và bánh xe tác dụng tạo Ly tâm” hướng ra bên
nên gia tốc hướng tâm
ngoài từ phía tâm của
đường cong.
Nhưng đây là một cách giải thích hoàn toàn SAI. Nếu
muốn gọi “Lực Ly tâm” trong trường hợp này thì cũng
chỉ là một ví dụ về một lực ảo, không có tác dụng gì.
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 145
Các lực Biểu kiến – Frictious Forces
Có ba lý do để không thể dùng “lực ly
tâm” để giải thích cho cảm giác này:
 Vật chuyển động liên tục trên quỹ
đạo cong của xe và vận tốc của xe
liên tục thay đổi về hướng chuyển
động mà không ở trạng thái cân bằng.
 Nếu có thêm một lực hướng ra ngoài
cân bằng với lực hướng vào trong, thì
lực tổng hợp thực sẽ bằng không và
vật sẽ vẫn chuyển động theo đường
thẳng chứ không phải đường tròn.
 Đại lượng liên quan ở đây không phải là một lực nó chỉ có vẻ
cho cảm giác tác dụng về phía bên của chiếc xe mà không
xuất hiện thực sự.
 Giả sử một vật trên xe bị rơi khỏi xe ở khúc cua thì nó sẽ rơi
như
2022 thếThếnào
– Nguyễn Hiện ? Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 146
Các lực Ảo - Fictitious “Forces”
 Ví dụ về Lực Ảo (tiếp)
Từ tầm nhìn của bạn thì trong hệ quy chiếu phi quán tính
của chiếc xe (tức là chính chiếc xe), có một lực ảo, theo Lực
hướng thoát ra từ trung tâm của đường cong và đẩy ảo
bạn về phía cửa xe.
Cách giải thích đúng: Trước khi chiếc xe bắt đầu đi
theo đường cong, thì nó (cùng với bạn) đang đi trên một
đường thẳng với vận tốc không đổi. Khi chiếc xe đi vào
đoạn đường cong thì theo Định luật Thứ Nhất của
Newton, cả xe và bạn sẽ trước hết có xu hướng giữ
nguyên chuyển động thẳng, trong khi xe có gia tốc
hướng tâm, tức là phải chịu tác dụng của một lực hướng
tâm. Như vậy, bạn chịu một lực thật (là lực ma sát – Lực
thật
friction force), hướng vào bên trong, tới tâm của đường
cong, tác dụng giữa bạn và ghế ngồi trên chiếc xe để giữ
bạn ngồi trên ghế. Cái ghế sẽ đẩy cơ thể bạn theo cua.
Các Định luật của Newton sẽ nói rằng bạn có xu hướng tiếp tục
chuyển động trên đường thẳng cho tới khi bạn tác dụng lực đẩy vào
cánh
2022 –cửa
Nguyễnxe.
Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 147
Đường nghiêng – Banked Roads
Mặt đường nghiêng tại các khúc cua:
 Tạo ra lực hướng tâm phù hợp để xe không bị trượt, đổ
lật trên các khúc cua.
 Sự chuyển động của các phương tiện không phụ thuộc
vào độ ma sát của mặt đường, lốp xe, hạn chế được sự
mòn, rách lốp xe trên đường.

Đường chạy thử xe ở


Untertürkheim của
Mercedes-Benz (CHLB
Đức): Xe bus dài 10.16 m
với động cơ OM 501 LA
V6 có công suất 300 kW
(408 hp) cho phép qua
được khúc cua gấp với
tốc độ 100 km/h.
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 148
Đường nghiêng – Banked Roads
Các mẫu xe 450 SL
và 450 SLC (chạy
trước) cùng với các
mẫu 450 SE và 450
SEL (chạy sau) của
Mercedes-Benz trên
đường chạy thử ở
Untertürkheim năm
1973.

2021 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 2 149
Đường nghiêng – Banked Roads

2021 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 2 150
Mặt đường
cong phải có
độ nghiêng
thiết kế phù
hợp,với tốc
độ cho phép

Trò chơi cảm nhận


cảm giác mạnh kích
thước phù hợp với
tốc độ quay.

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 151
Giản đồ Vật thể Tự do
Free-body Diagram (FBD)

Gia tốc a hướng vào tâm đường


Fn
x cong. Đặt trục x theo phương của
ac tức là theo phương nằm ngang
m∙g (từ trái sang phải).
q
Fn∙cosq
Fn Fn
q q + ac
Fn∙sinq
m∙g
q m∙g
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 152
Góc nghiêng tối ưu của mặt đường
Optimum Banking Angle
Fn∙cosq
Fn Fn
q

Fn∙sinq
m∙g q m∙g
𝟐
𝒗 𝒎∙𝒈
𝑭 𝐂=𝒎∙ 𝒂𝐂=𝒎∙ =𝑭 𝐍 ∙ sin q= sin q
𝑹 𝐜𝐨𝐬 q
𝒗𝟐
𝒎∙ =𝒈 ∙ 𝒕𝒂𝒏 q
𝑹
𝟐
Góc nghiêng tối ưu 𝒗
𝐭𝐚𝐧 q = =¿
của mặt đường q 𝒈∙ 𝑹
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 153
Đường cong: mặt đường nghiêng
Mối liên hệ giữa góc nghiêng của mặt đường, bán kníh
vòng cua của đường và tốc độ của xe trên khúc cua
N N∙cos N N∙cos
N
N∙cos

N∙sin N∙sin
Mặt F∙cos
A đường

x Mặt F∙sin
phẳng F∙sin F
ngang
mg

Trường hợp không tính đến ma sát giữa


mặt đường và lốp xe 2
𝑣
𝑁 ∙ sin 𝜃=𝑚 ∙ 𝑎 C =𝑚 ∙
𝑅𝑚 ∙ 𝑔
𝑁 ∙ c 𝑜𝑠 𝜃=𝑚∙𝑔 𝑁 = c 𝑜𝑠 𝜃
2 𝒗 𝐦𝐚𝐱 = √ 𝒈∙ 𝑹∙ 𝐭𝐚𝐧 𝜽
𝑣
tan 𝜃 = 𝒗 𝐦𝐚𝐱 = √ 𝒈 ∙ 𝑹
𝑔∙ 𝑅
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 154
Đường cong: mặt đường nghiêng
Mối liên hệ giữa góc nghiêng của mặt đường, bán kính
vòng cua của đường và tốc độ của xe trên khúc cua
N N∙cos N
N N∙cos
N∙cos

N∙sin N∙sin
Mặt F∙cos
A
đường
x Mặt phẳng F∙sin
ngang F
F∙sin
mg

Trường hợp có xem xét lực ma sát giữa


mặt đường và lốp xe 2
𝑣
𝑁 ∙ sin 𝜃 +𝜇 S ∙ 𝑁 ∙ c 𝑜𝑠 𝜃=𝑚 ∙
𝑅
𝑁 ∙ c 𝑜𝑠 𝜃 −𝜇 S ∙ 𝑁 ∙ 𝑠𝑖𝑛 𝜃=𝑚∙ 𝑔

𝒗 𝐦𝐚𝐱 = √ 𝒈 ∙ 𝑹 ∙ 𝝁𝐒
2022 – Nguyễn Thế Hiện
𝒗 𝐦𝐚𝐱 =
√ 𝒈 ∙ 𝑹 ( 𝐬𝐢𝐧 𝜽 +𝝁 𝑺 ∙ 𝒄𝒐𝒔 𝜽 )
( 𝒄𝒐𝒔 𝜽 − 𝝁𝑺 ∙ 𝒔𝒊𝒏Lecture
Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt 𝜽 ) 3 155
Xe chạy trên đường cong

Xe chạy với tốc độ không đổi khi


đi qua hai đoạn đường cong. Tại
chỗ nào xe sẽ dễ bị trượt nhất?
Tại sao?

Đường cong với bán kính nhỏ hơn


sẽ đòi hỏi lực hướng tâm lớn hơn
để cho xe chạy với tốc độ không
đổi trên đoạn đường cong.

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 156
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 156
Bài tập Mẫu Minh họa
Chiếc xe với khối lượng m = 1600 kg; chạy
với v = 20 m/s trên đường cua tròn với bán
kính R = 190 m. Hãy tìm giá trị của m để xe
có “nguy cơ bị trượt ra ngoài”!

Người ta không thể lúc nào cũng biết chính


xác và tin tưởng vào lực ma sát, do vậy mà
phải làm đường nghiêng ở các khúc cua
(BANK!). Với m là khối lượng của xe, tốc độ
cho phép v = 20 m/s trên đường cua với bán
kính khúc cua R = 190 m. Góc nghiêng q
bằng bao nhiêu sẽ làm cho ta không cần tính
đến độ ma sát nữa?
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 157
Chuyển động trên vòng tròn
thẳng đứng với tốc độ không đều
 Lực hấp dẫn tác dụng lên
vật một lực theo phương
tiếp tuyến. (Xem thành các
phần của Fg).
 Coi quả cầu là một hạt chịu
lực tổng hợp và chuyển
động trên một đường tròn
và chuyển động không đều

( )
𝟐
𝒗
𝑻 =𝒎∙ 𝒈 ∙ + 𝐜𝐨𝐬 𝜽
𝑹𝒈
 Có thể tính được lực căng
của sợi dây tại mỗi điểm.
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 158
Chuyển động trên một vòng tròn dựng
đứng dưới tác dụng của lực hấp dẫn

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 159
Chuyển động trên
vòng tròn dựng đứng
v 𝟐
mg Tổng hợp lực 𝒎∙𝒗
𝑭 𝐂=
T
hướng vào tâm 𝑹
R
Xem xét chuyển động tại
điểm đỉnh của vòng tròn:
v 𝒎∙𝒗 𝟐
𝒎 ∙ 𝒈+ 𝑻 =
𝑹
Ở đỉnh:

m∙g
+ 𝑻=
𝒎∙ 𝒗 𝟐
𝑹 (
−𝒎 ∙ 𝒈 )
T
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 160
Vòng tròn dựng đứng: Vật ở đáy
Vertical Circle: Mass at bottom
v 𝟐
Tổng hợp lực 𝒎∙𝒗
𝑭 𝐂=
hướng vào tâm 𝑹
R
T Xem xét chuyển động tại
điểm đáy của vòng tròn:
v 𝒎∙𝒗 𝟐

m∙g 𝑻 −𝒎∙ 𝒈=
𝑹
Ở đáy - At Bottom:

( )
𝟐
T 𝒎∙ 𝒗
+ 𝑻= +𝒎 ∙ 𝒈
𝑹
m∙g
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 161
Để tính cho chuyển động trên đường tròn
For Motion in Circle
Tại đỉnh:

( )
v 𝒎∙ 𝒗 𝟐

m∙g + 𝑻= −𝒎 ∙ 𝒈
𝑹
R T

Tại đáy:
v

( )
T 𝟐
𝒎∙ 𝒗
+ 𝑻= +𝒎 ∙ 𝒈
m∙g
𝑹

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 162
Ví dụ
r = 0.72 m; v = 4 m/s;
m = 0.3 kg.
 Dùng: ∑F = m∙ac
 Tại đỉnh vòng tròn:
Lực theo phương thẳng
đứng (hướng xuống là
chiều dương):
FT1 + m٠g = m٠(v2/r)
FT1 = 3.73 N
 Tại đáy vòng tròn:
Lực theo phương thẳng
đứng (hướng lên là chiều
dương):
FT2 - m٠g = m٠(v2/r) FT2 = 9.61 N
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 163
Bài luyện tập

 m = 0.150 kg
 r = 1.10 m
 Xác định tốc độ tối thiểu để
vật thể có thể chuyển động
liên tục trên vòng tròn này.
 Nếu tốc độ gấp hai lần tốc độ
tối thiểu này,hãy xác định sức
căng của sợi dây khi vật ở các
vị trí đỉnh và đáy.

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 164
Một quả cầu khối lượng m, được cột vào một sợi
dây với độ dài R. Nó quay tròn trong một vòng
tròn thẳng đứng quanh một điểm cố định 0. Hãy
tìm một biểu thức chung tính sức căngT của sợi
dây tại một điểm bất kỳ nào. Khi tốc độ của quả
cầu là v và góc mà sợi dây tạo với phương thẳng
đứng là θ. Các lực tác dụng ở đây là lực hấp dẫn,
Fg = m∙g, và lực căng của sợi dây T.
Giải đáp (Solution)
1. Phân tích phương trình tìm Fg thành các thành phần tiếp tuyến với
quỹ đạo thu được: Fgt = m∙g∙sinθ & vuông góc với đường đi,
Fgr = m∙g∙cosθ.
2. Áp dụng Định luật II của Newton tách bạch thành hai hướng
riêng: ∑Ft = m∙g∙sinθ = m∙at, và at, = m∙g∙sinθ;
∑Fr = T - m∙g∙cosθ = m∙ac = m∙(v2/R)
Như vậy:T = m∙g∙[v2/(R∙g) + cosθ]  Đây là biểu thức cần có!
3. Đánh giá giá trị củaT ở đỉnh (θ = 180°, cosθ = -1) & cả ở đáy: (θ=0,
cosθ=1) thì
T top = m∙g∙ [(
2022 – Nguyễn Thế Hiện
v top ) 2
/( R∙g ) - 1]; T bot = m∙g
Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt
[( v bot ) 2
/(R∙g) +Lecture
1] 3 165
Vòng trên vòng –
Giống như với dây, FN thay cho T

v Trên đỉnh:
mv 2
+ FN = - mg
R m∙g R

FN
v

Tại đáy:
FN = mv 2
+ mg
FN R
+
m∙g
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 166
Bánh xe trò chơi quay lên độ cao
The Ferris Wheel
m∙g - FN= m∙v2
Trên đỉnh: R
v FN
+ FN = m٠g - mv2

R
R m∙g

Tại đáy:
v
FN mv 2
+ FN =
R
+ mg
m∙g
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 167
Bài tập mẫu Diavolo và
chiếc xe
R = 2.7 m đạp của
Tốc độ nhỏ nhất phải anh

bằng bao nhiêu để


Diavolo có thể đạt tới
đỉnh của vòng lượn mà
vẫn bám sát vào bề
mặt đường băng?

Xe thoát khỏi mặt đường ở


tốc độ bao nhiêu?

 v2  Xe bắt đầu rời khỏi mặt đường


m g  FN  m 
 r  khi FN = 0.

vmax  g r vmax  9.8250  49.5 m s  178 km h  110 mi h

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 168
Con lắc côn
The Conical Pendulum
Con lắc côn cấu tạo từ một vật khối lượng m quay trong một
đường tròn nằm ngang với bán kính R ở một đầu của đoạn dây
chiều dài L.
T∙cosθ T
L q θ
h
T T∙sinθ
m٠g
R
Lưu ý: Thành phần hướng vào trong của lực căng
T∙sinθ cho biết cường độ lực hướng tâm cần thiết.
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 169
Góc q và vận tốc v :

T
T∙cosq
L θ θ
h
T T∙sinq
m∙g
R
m∙v2
T∙sinq = v2
Giải hai phương R
trình để tìm góc q tanθ = g∙R
T∙cosq = m∙g

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 170
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 170
Con lắc côn

SV hãy tự dẫn giải các


biểu thức này

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 171
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 172
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 173
Các lực phụ thuộc vận tốc
- Vận tốc cuối cùng

vt vận tốc cuối cùng

FD = D∙v2

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 174
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 174
Vị trí phụ thuộc thời gian
Không có lực cản của môi Không có lực cản của môi
trường, gia tốc không đổi trường, đồ thị dạng parabol

Với lực cản của môi


trường, gia tốc giảm
Với lực cản của môi trường,
đồ thị tiếp cận đường thẳng

Vận tốc phụ thuộc thời


gian Không có lực cản của môi
trường, vận tốc tăng liên tục

Với lực cản của môi trường,


vận tốc có giá trị tới hạn

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 175
Lực cản & Vận tốc cuối cùng
Lực cản được sinh ra khi một vật chuyển động trong một
môi trường có lưu chất (khí hay lỏng).

Đối với không khí: Fv  12 C    A  v 2  Fv
C = Hệ số cản Fv 
Fv
r = Mật độ không khí
A = Thiết diện ngang hiệu dụng
v = tốc độ tương đối

Đối với một vật rơi tự do trong không khí:


  
Fv  Fg  m  a
Vận tốc cuối cùng xuất hiện khi v 2 Fg
tăng đến tới giá trị mà Fv bằng Fg: vt 
C A
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 176
“Máy Ly tâm” - Centrifuge
Lực do chất
lỏng tác dụng Máy ly tâm hoạt động theo nguyên lý
quay rất nhanh. Điều này có nghĩa là
sẽ có lực hướng tâm rất mạnh tác
dụng. Hạt ở điểm A sẽ chạy trên một
đường thẳng ra ngoài trừ khi không có
lực hướng tâm này; thay vì như thế nó
dịch chuyển đến điểm B.
Hai vị trí của ống nghiệm quay trong
máy ly tâm (hình trên trái). Tại A, chấm
màu xanh thể hiện một đại phân tử
hoặc các hạt nào đó cần tách bằng lắng
đọng. Hạt có xu hướng đi theo đường
đứt nét, hướng về phía dưới của ống,
nhưng chất lỏng chống lại chuyển động
này bằng cách tác động một lực lên hạt
2022
như thể hiện tại điểm B.
Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 177
2021 ––Nguyễn
NguyễnThế
ThếHiện
Hiện
Chu trình vắt khô trên máy gặt
Khi quay vắt khô trên máy giặt thì nước được tách ra khỏi
quần áo vải theo cơ chế nào?
Hãy nghĩ kỹ trước khi trả lời…
Có phải lực hướng tâm đẩy nước
ra khỏi quần áo hay không?
Không. Thực ra đó là do không có
lực, làm cho nước thoát ra khỏi
quần áo qua các lỗ ở thành trống
tròn khi máy giặt quay.
Rotor của một máy siêu ly tâm
quay với tốc độ 50 000 rpm
(vòng/phút). Một hạt ở đỉnh của ống
nghiệm cách trục quay một khoảng
6.00 cm. Có thể tính gia tốc hướng
tâm của hạt đó theo “g ”.
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 178
Gia tốc trong Trường Hấp dẫn
(Trường Trọng lực)
Đo hằng số Hấp dẫn Trường Hấp dẫn đồng nhất và
Trường Hấp dẫn không đồng nhất

Do Trái Đất không có dạng hình cầu hoàn hảo và do sự phân


bố mật độ chất không đồng đều nên hằng số hấp dẫn ở gần
bề mặt Trai Đất không đồng đều. Đó là lý do tại sao gia tốc g
lại phụ thuộc vào vị trí trên Trái Đất.
Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 179
2022 – Nguyễn Thế Hiện
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 179
Ảnh hưởng của lực ảo “Ly tâm”
lên đại dương và Trái Đất
Bán kính của Trái Đất (Radius):
Xích đạo (Equatorial): 6,378.135 km
Cực (Polar): 6,356.750 km
Trung bình (Mean): 6,372.795 km
Không phải là đại dương tại Xích Đạo
sẽ sâu hơn ở Cực 20 km, mà chính Trái
Đất bị biến dạng méo dẹt ra!

Lực ly tâm do chuyển động quay của Trái Đất tác dụng theo
hướng ngược với lực hấp dẫn và làm giảm lực này. Tuy nhiên
nó rất nhỏ nên người ta thường bỏ qua. Để chính xác người
ta đưa một số hạng vào lực hấp dẫn (cuối cùng gọi là “Hấp
dẫn hiệu dụng”).
Lưu ý rằng nó phụ thuộc vào vĩ độ trên Trái Đất.
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 180
Trên cực Bắc Trọng lượng thực của vật khối lượng m
hoặc cực Nam: Lực đo được tác dụng lên vật khối lượng m
Trọng lượng Lực tổng hợp tác dụng lên vật khối lượng m
hiển thị bằng do chuyển động tự quay của
trọng lượng thực Trái Đất gây ra
Trọng lượng hiểnỞthị
haicủa
cựcvật
Bắc: =và Nam lực này
bằng không

Ra xa các điạ cực: do sự


quay quanh trục của Trái
Đất nên trọng lượng hiển thị
của vật không bằng trọng
lượng thực của nó.
Chuyển động quay quanh
trục của Trái Đất
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 181
Lực Ly tâm r = r sinq

r ×r
trên Trái Đất và g?
 q r
 Trái Đất tự quay: Lực ly tâm xuất   
Fcf  m  (  r )  
hiện tác dụng lên các vật trên bề
mặt Trái Đất.
 Hai lực tác dụng: lực hấp dẫn Fgrav
hướng vào trong và lực ly tâm Fcf
hướng ra ngoài, tạo nên lực hiệu
dụng Feff .
 Vật rơi không hướng vào chính tâm 
y (north)
của Trái Đất (trừ khi ở các Địa Cực
và trên Đường Xích Đạo) z (up)
 Lực hiệu dụng: q
P r
x (east)
Feff  Fgrav  Fcf  m  g o  m    R  sin   ρˆ
2
O
R

g  g o   2  R  sin   ρˆ .
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 182
Tác động của sự quay của Trái Đất lên g
Giả sử Trái Đất là một quả cầu hoàn hảo,
có thể xác định chuyển động tự quay quanh
mình của Trái Đất ảnh hưởng như thế nào
đến giá trị của g trên đường Xích Đạo so
với giá trị g tại các địa cực (Xem chiều
hướng vào tâm Trái Đất là chiều dương).
Định luật II của Newton:
∑F = m∙a = m∙g – W, với
W = m∙g – m∙a là “trọng lượng hiệu dụng”
Ở các địa cực, gia tốc hướng tâm bằng 0:
a = 0 W = m∙g.
Trên Xích Đạo, Gia tốc hướng tâm không triệt tiêu:
aR = [(v2)/(rE)], do đó W = m∙g ̶ m∙ [(v2)/(rE)] = m∙g
g = g - [(v2)/(rE)] = 0.037 m/s2
(v = (2πrE)/T = 4.64  102 m/s, T = 1 day = 8.64  104 s)
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 183
Gia tốc trong Trường Hấp dẫn
(Trường Trọng lực)
 Độ lớn của gia tốc hấp dẫn
g = 9.8 m/s2 (gần đúng!)
Gia tốc này phụ thuộc nhẹ vào vị trí trên Trái Đất, tùy
thuộc vào kinh tuyến và vĩ tuyến.
Bảng số liệu
Gia tốc do Trường Trọng lực tại các địa
điểm khác nhau trên Trái Đất

Vị trí Độ cao
(m)

Đường Xích Đạo


Cực Bắc củaTrái Đất
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 184
Ngoạ i trừ ở cá c địa cự c (Bắ c và Nam), trọ ng lượ ng
đọ c đượ c trên mộ t bà n câ n (hay câ n lò so) củ a
mộ t vậ t (gọ ị là trọng lượng hiển thị) nhỏ hơn lự c
hấ p dẫ n hú t tá c dụ ng lên vậ t (trọng lượng thật).
Lý do là ở chỗ có mộ t lự c tổ ng hợ p (lự c hiệu dụ ng)
tạ o ra gia tố c hướ ng tâ m khi mộ t vậ t ở trên bề mặ t
Trá i Đấ t cù ng quay quanh trụ c củ a nó . Để cho rõ
rang, hình minh họ a đã phó ng đạ i gó c giữ a cá c
vector trọ ng lự c thự c và trọ ng lự c hiển thị.

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 185
Lực (Hiệu ứng) Coriolis
;
( )
𝒗𝐞
𝒗 = 𝒗𝐧 ; 𝒗 =
𝒗𝐮
𝒗𝐞
𝒗𝐧
;
( )

( )
𝒗 𝒏 ∙ 𝐬𝐢𝐧 𝝋 − 𝒗 𝐮 ∙ 𝐜𝐨𝐬 𝝋
𝒂𝐂 =− 𝟐 𝛀 × 𝒗=𝟐 − 𝒗 𝐞 ∙ 𝐬𝐢𝐧 𝝋
𝒗 𝐞 ∙ 𝐜𝐨𝐬 𝝋
𝒂𝐂 =
( 𝒗𝐧
− 𝒗𝐞
𝒇
)
với 𝒇 =𝟐 𝝎 ∙ 𝐬𝐢𝐧 𝝋là thông số Coriolis
Biểu đồ biểu diễn các dòng khí chuyển đọng
quanh một khu vực áp suất thấp ở Bắc bán
cầu. Lực do chênh lệch áp suất được biểu
thị bằng các mũi tên màu xanh lam, gia tốc
Coriolis (luôn vuông góc với vận tốc) bằng
các mũi tên màu đỏ. Hình minh họa cho bài
báo “hiệu ứng Coriolis”.
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 186
Lực Coriolis và Hướng của nó
Lực Coriolis trong chuyển 1835: Gaspard-Gustave Coriolis (Pháp)
động tròn trên mặt phẳng

v

Fcor
Fcor v

Nhìn từ Hệ Quy chiếu Nhìn từ


Quán tính Hệ quy chiếu quay
C C
B B
 
A A

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 187
Lực (Hiệu ứng) Coriolis
Trong hệ quy chiếu quán tính (nửa hình phía
trên) quả cầu đen chuyển động trên một
đường thẳng. Tuy nhiên, người quan sát (ký
hiệu bằng điểm màu đỏ) đứng trên một hệ
quy chiếu quay/phi quán tính (nửa hình dưới)
sẽ nhìn thấy quả cầu đi theo một đường cong
do ảnh hưởng của Lực Coriolis và lực ly tâm
tác dụng trong hệ quy chiếu này.

Lực Coriolis cũng tác dụng trong chuyển


động trên một mặt phẳng, chẳng hạn
chuyển động của một quả cầu trên mặt
một chiếc đĩa tròn đang quay. Lực luôn
luôn tác dụng theo phương vuông góc
với chiều của vận tốc. Có thể kiểm tra
chiều của lực bằng quy tắc bàn tay phải.
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 188
Lực Coriolis và Hướng của nó
Tạ i thờ i điểm tf mà quả bó ng đến phía bên kia củ a
bà n quay, bạ n củ a bạ n đã khô ng cò n ở đó để bắ t nó .
Theo quan sá t viên này, quả bó ng đi theo mộ t
đườ ng thẳ ng, phù hợ p vớ i định luậ t Newton
Bạ n và ngườ i bạ n đứ ng ở rìa củ a mộ t bà n quay trò n.
Bạ n ném quả bó ng ở t = 0 theo hướ ng tớ i ngườ i bạ n.
(a)Hình ả nh nhìn từ trên cao do mộ t ngườ i quan sá t
trong hệ quy chiếu quá n tính gắ n vớ i Trá i Đấ t. Mặ t
đấ t đứ ng yên và bà n quay theo chiều kim đồ ng hồ .
(b)(b) Hình ả nh từ trên cao do mộ t ngườ i quan sá t
trong hệ quy chiếu quá n tính gắ n vớ i bà n quay. Bà n
quay có vẻ đứ ng yên đố i vớ i ngườ i quan sá t và mặ t
đấ t quay ngượ c chiều kim đồ ng hồ
Từ điểm nhìn củ a ngườ i bạ n, quả bó ng chạy lệch
sang mộ t bên trong khi nó di chuyển. Ngườ i bạ n phả i
đưa ra mộ t lự c hư cấ u (lự c ả o) để giả i thích sự sai
lệch này ro khỏ i đườ ng đi dự kiến củ a quả bó ng.
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 189
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 189
Lực và Hiệu ứng Coriolis
trong mặt phẳng
Tầm nhìn bàn quay theo mắt chim: Bàn
quay theo chiều kim đồng hồ.
Hai điểm nhìn được minh họa: điểm ngắm của
máy ảnh ở tâm quay quay theo băng chuyền
(hình trái) và điểm quan sát của người quan sát
quán tính (đứng yên) (hìnhphải). Cả hai người
quan sát tại bất kỳ thời điểm nào cũng đều
thấycùng khoảng cách của quả bóng đến tâm
bàn quay, nhưng thấy các hướng bay khác
nhau. Khoảng thời gian là 1/10 thời gian từ khi
khởi chạy đến khi bị trả lại.
Bàn đang quay ngược chiều kim đồng hồ.
Hình trái: một quả bóng được ném bởi người
ném ở vị trí 12:00 giờ và đi theo đường thẳng
đến tâm của bàn quay. Trong khi nó di chuyển,
người ném di chuyển trên vòng tròn theo
hướng ngược chiều kim đồng hồ.
Hình phải: Chuyển động của quả bóng như
được người ném nhìn thấy, lúc này vẫn ở vị trí
12:00 vì không có chuyển động quay từ điểm
nhìn của họ.
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 190
Lực
(Hiệu
ứng)
Coriolis

Kỷ niệm thời sinh viên của tôi:


Chiếc ghế quay nơi Giáo sư làm thí nghiệm khảo
sát sự xuất hiện và xác định cường đô lực Coriolis
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 191
Lực Coriolis trong các
Chuyển động trên Trái

Đất  r = r sinq

y (Bắc) P
z (lên cao)
q r
x (Đông)
q
P r
R O
O
 

Đường đi
thực tế   
v r
r
Đường đi r
     
dự kiến FC  2m    v Fcf  m  (  r )  
   q
aC  2  v

Khoảng cách mà điểm xuất phát


dịch chuyển trên Xích đạo trong
quá trình bay
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 192
Lực và Hiệu ứng Coriolis

Lực Coriolis
làm lệch
hướng
chuyển
động sang
phải trên
nửa Bắc
Bán cầu và
sang trái
trên nửa
Nam Bán
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt
cầu khi nhìn
Lecture 3 193
Lực Coriolis làm lệch
quỹ đạo chuyển động của các vật
Khi quan sát từ không gian,
viên đạn pháol 1 (bắn theo
hướng Bắc) và viên đạn pháo
2 (bắn theo hướng Nam) sẽ
phải chuyển động thẳng từ
nòng pháo và rơi xuống mặt
đất (như ta có thể dự đoán).
Tuy nhiên, quan sát từ mặt đất
thì lại thấy quả đạn 1 bay
leehcj sang phía Đông còn quả
đạn 2 lại lệch sang phía Tây so
với điểm đích bắn dự kiến.
Như vậy hiệu ứng phụ thuộc
vào hệ quy chiếu của người
quan sát.
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 194
Lực Coriolis – Coriolis Force
Các số hạng bổ sung trong các
phương trình động lượng theo các
phương x, y ở các vĩ độ  khác
nhau chuyển động trong phương
nằm ngang bị tác động mạnh hơn
nhiều là chuyển động theo
phương thẳng đứng)
Phương trình cho động lượng x :
-∙sin∙v = -F∙v
Phương trình cho động lượng y:
∙sin∙u = F∙u

F = ∙sinlà “Thông số Coriolis”.


Nó phụ thuộc vào vĩ độ (hình chiếu của chuyển động quay
toàn phần của Trái Đất lên đường thẳng đứng địa phương)
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 195
Foucault và
Con lắc Foucault (Phu-cô)
 Leon Foucault: 18/9/1819 – 11/02/1868, sáng
chế ra Con lắc Foucault (1851) chứng minh Trái Đất
tự quay quanh trục của nó.
 Ông đã xây dựng một con lắc cực lớn với một sợi
dây thép dài 220 feet = 67m và
một quả cầu thép nặng 62lb = 28kg
trong Toà nhà Panthéon ở Paris.
Mặt phẳng dao động của con lắc
xoay tròn theo chiều kim đồng hồ
là bằng chứng chứng tỏ Trái Đất
đang quay ngược chiều kim đồng
hồ ở phía dưới.
 Foucault và Charles Wheatstone,
đã làm thực nghiệm (1862) đo được
tốc độ ánh sáng là 298,000 km/s.
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 196
Con lắc Phu-cô - Foucault’s Pendulum
 Dưới đáy quả cầu của con lắc có một
chốt thẳng. Chốt này vẽ lên lớp cát ở
sàn nhà phía dưới con lắc lần lượt
những vạch lêch nhau tương ứng với
mỗi dao động của con lắc (xem các
hình bên).
 Đây là minh chứng thuyết phục cho
thấy rằng mặt đất dưới con lắc, tức là
Trái Đất đang quay ngược chiều kim
đồng hồ. Bàn cát ghi vết dao động của
 Ở vĩ tuyến của Paris, quỹ đạo của con Con lắc Foucault trong Panthéon

lắc sẽ quay đủ một vòng tròn theo


chiều kim đồng hồ trong 30 giờ; Ở Bán
cầu Nam nó sẽ quay ngược chiều kim
đồng hồ, trên Xích Đạo thì nó không
quay. Tại Nam Cực, các nhà khoa học
xác định chu kỳ quay đó là 24 giờ.
Con lắc Phu-cô - Foucault’s Pendulum

Foucault ở Pantheon, Paris

Khởi động Con lắc Foucault trong Tòa


nhà Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia
và Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia ở
Washington.
Dụng cụ này dùng để chứng minh rằng
Trái Đất tự quay quanh truc của nó.
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 198
Con lắc Phu-cô – Tòa nhà Pantheon

2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 199
Con lắc Phu-cô - Foucault’s Pendulum

Con lắc Foucault được trưng bày trong


Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Mỹ Smiths
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 200
Dao động của Con lắc
trên Trái Đất
 Một con lắc sẽ có vận tốc ở một vị trí
nhất định dao động trên một mặt
phẳng xác định.
Fcor
– Cần đo được độ dịch chuyển
từ điểm cân bằng của nó.
 Lực Coriolis làm cho con lắc dao
Fcor
động lệch khỏi mặt phẳng.
– Phải chọn một khung quy chiếu
dao đông wF với độ lệch tương

mr  F   mg eff  2m  r  m F    r   2m F  rF

   ứng.
     
   
rF  r   F  rF
     
   2m   F   r
mr  F   mg eff
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 201
Dao động của Con lắc Foucault
 Vector vận tốc quay hướng lên trên cao trong hệ
truc tọa độ định xứ trên đất.
– Liên hệ tới trạng thái    
   F   r  v2  cos   F e1
đồng vĩ tuyến.  
 v1  cos    F e2  v1  sin  e3
 Chọn chuyển động quay
tại chỗ để cân bằng sự  F   cos 
quay của Trái Đất.    
   F   r  v1  sin  e3
– Con lắc dao động trong
2 2 1 1 day
một mặt phẳng quay. TF   
F  cos  cos 
– Chuyển động quay này
thể hiện chuyển động
dịch chuyển trên quỹ đạo quanh Mặt Trời
của Trái Đất (precession).
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 202
Lực Coriolis trong các
Chuyển động trên Trái Đất
Bài toán:
Một đầu máy xe lửa nặng 80 tấn chạy với tốc độ 120 km/h
theo hướng Bắc – Nam. Lực Coriolis trong trường hợp này sẽ
tác dụng theo hướng nào và giá trị của nó băng bao nhiêu?

Đáp án:
Trái Đất quay theo hướng từ Tây sang Đông cho nên dưới tác
dụng của lực Coriolis, đầu máy bị đẩy về phía Tây nếu ở trên
Bắc Bán cầu (về phía Đông nếu ở trên Nam Bán cầu). Chu kỳ
quay của Trái Đất là T = 24h, nên lực Coriolis là:

Fc = 2m∙v∙ω = 4π∙m∙v/T
= (4π∙80∙103kg∙120∙103 m)/(24∙3600s∙3600s) = 388 N.
Lực này tác dụng lên mép đường ray ở giữa bánh sắt và ray.
2022 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 3 203
Cực Bắc
Coriolis effect
Hiệu ứng Coriolis

Hiệu ứng Coriolis làm lệch


Quỹ đạo
dự kiến
hướng quỹ đạo của các vật
Xích Đạo Đích
thể chuyển động phi quán
tính do chúng ta là người
Trái Đất luôn quay quan sát quay theo Trái Đất
Cực Bắc
cảm nhận.
Quỹ đạo dự kiến

Hiệu ứng Coriolis làm lệch


Quỹ đạo thực tế hướng chuyển động của các
vật thể (các khối nước, khối
không khí) sang phải khi ở
Độ lệch Coriolis

Xích Đạo Bắc Bán cầu và sang trái khi


Dịch chuyển của Đích
ở Nam Bán cầu.
Trái Đất luôn quay
2021 – Nguyễn Thế Hiện Vật lý Đại cương I - Cơ – Nhiệt Lecture 2 204

You might also like