You are on page 1of 32

BỆNH CÒI XƯƠNG DO

THIẾU VITAMIN D

GV. PHẠM THỊ THÚY HỒNG


MỤC TIÊU HỌC TẬP

1. Vai trò của VIT D đối với cơ thể

2. Nêu được các nhóm yếu tố nguy cơ đối với


bệnh thiếu vitamin D.

3. Trình bày được các triệu chứng lâm sàng và


điều trị bệnh.
ĐẠI CƯƠNG
• Còi xương là một bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3
tuổi, đặc biệt là các trẻ từ 3 tháng đến 18 tháng,
đây là lứa tuổi hệ xương đang phát triển mạnh.
Nam = nữ
• Hậu quả của bệnh còi xương thiếu vitamin D:
– Tình trạng hạ canci máu ở trẻ dưới 6 tháng
tuổi.
– Tình trạng biến dạng xương, giãm trọng lượng
cơ thể và chậm phát triển thể chất và vận động
ở trẻ dưới 3 tuổi.
Nguồn cung cấp vitamin D:
- Nguồn nội sinh: là nguồn
chính và chủ yếu, 80% do ánh
sáng mặt trời chiếu vào da
chuyển chất tiền Vitamin D
thành Vitamin D vào máu sử
dụng.
- Nguồn ngoại sinh: 20% được
cung cấp từ thức ăn:
- Động vật: thịt, cá, trứng, sữa.
- Thực vật: nấm, đậu.
VAI TRÒ CỦA VITAMIN D

• Điều hòa việc tổng hợp protein gắn Canci ở tế


bào biểu mô ruột
• Tăng hấp thu Canci và Phospho tại ruột
• Tái hấp thu Canci và Phospho tại thận

• Tăng gắn canci và Phospho vào xương→ cần


thiết cho việc tạo xương
• Tăng huy động Phospho và Canci từ xương trong
trường hợp thiếu Canci
Khi thiếu Vitamin D
• Giảm calci máu
• Khi calci máu giảm sẽ kích thích cơ thể tăng
tiết hormon cận giáp trạng
• Giảm phospho máu làm cho trẻ có các biểu
hiện rối loạn chức năng hệ thần kinh như kích
thích và ra nhiều mồ hôi.
• Tăng cường vận chuyển calci từ xương vào
máu gây loãng xương.
NGUYÊN NHÂN THIẾU VIT D
Chủ yếu do thiếu ánh sáng mặt trời:
• Phong tục tập quán sai lầm: kiêng nắng, kiêng
ăn
• Thành phố công nghiệp phát triển: nhiều nhà cao
tầng, nhiều khói bụi làm ảnh hưởng đến sự
xuyên của tia cực tím
Ngòai ra: Lượng vitamin D trong sữa mẹ ít do
đó nếu trẻ không được tắm nắng, dễ mắc bệnh
còi xương
• Ăn bột quá sớm, thức ăn không đảm bảo số
lượng và chất lượng
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ

Do cơ Do ăn
địa uống

Thiếu ás
Mặt trời
• Cơ thể trẻ nhận được Do ăn uống
VIT D từ sữa mẹ và
các loại thức ăn như
gan, sữa, trứng…các
loại rau quả có tiền
VIT D được hấp thu ở
ruột. Vì vậy trẻ dễ bị
thiếu VITD nếu:
• Mẹ thiếu sữa hoặc
cai sữa sớm,
• Ăn bổ sung không
đúng số lượng và
chất lượng
Thiếu ánh sáng mặt trời
• Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào da sẽ chuyển
tiền VITD sẵn có ở chất nhờn của da chuyển
thành VITD hấp thu vào máu
• Không cho trẻ ra ngoài trời nhất là những
tháng đầu sau sanh
• Nhà cửa chật chội, ẩm thấp nếu thiếu ánh sáng
mặt trời
Do cơ địa
• Trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi hệ xương đang
phát triển mạnh
• Trẻ bụ bẩm nhu cầu VITD hằng ngày lớn hơn
lượng cung cấp vào
• Trẻ đẻ non, sinh đôi, nhẹ cân
• Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như lỵ, sởi,
viêm phổi, rối loạn tiêu hóa kéo dài…
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

Còi xương bào thai

3 thể
Còi xương sớm ở trẻ < 6 tháng

Thể cổ điển ở trẻ > 6 tháng


Còi xương bào thai
• Thường gặp ở trẻ sinh non, sinh
đôi, sinh ba.
• Thóp rộng 4 – 5 cm, rảnh nổi hai
thóp trước, thóp sau 2 – 3 cm,
các mảnh xương sọ rời do bờ rìa
chưa được vôi hóa. Nắn họp sọ
có những chỗ mềm, ấn lõm được
gọi là dấu nhuyễn sọ.
• Hạ máu.
• Thể nặng gây ngừng thở, thể nhẹ
gây ọc sữa, nấc cụt sau bú , đi
“tướt”
Còi xương sớm ở trẻ < 6 tháng
• Hạ máu: tăng kích thích thần kinh - cơ.
• Dễ bị giật mình khi ngủ: khóc giận dữ kéo dài
kèm co thắt thanh quản gây khàn tiếng, ngạt thở,
tím tái đôi khi ngừng thở.
• Khi thở có tiếng rít do mềm sụn thanh quản gây
co thắt dạ dày làm cho trẻ nôn, co thắt cơ hoành
làm cho trẻ nấc cụt, co thắt ruột và bàng quang
làm cho trẻ són phân và nước tiểu.
• Khi sốt dễ bị co giật và có từng cơn tăng nhịp
tim, nhịp thở.
• Biến dạng xương:
– Hộp sọ bị bẹp theo tư thế nằm
(có thể chỉnh lại trước 3 tháng
tuổi)
– Các mảnh xương sọ chưa liền.
– Bướu ở trán và ở đỉnh (do não
phát triển nhanh)
– Răng hô.
• Giảm trương lực cơ và thiếu
máu.
Thể cổ điển ở trẻ > 6 tháng
(nhiều nhất ở trẻ 6 – 18 tháng)
• Biến dạng xương:
– Ở ngực hình chuỗi hạt sườn,
rãnh Harrisson, xương ức nhô ra
phía trước “ức gà”.
– Cột sống bị gù vẹo do sai tư thế.
– Khung chậu hẹp.
– Xương chi dưới cong hình chữ
O hoặc X.
– Xương chi trên cong hình cáng
giá.
• Chiều cao của trẻ giảm,
hạn chế chức năng hô hấp,
thay đổi dáng đi có thể duy
trì vĩnh viễn.
• Giảm trương lực cơ:
– Trẻ chậm phát triển về
vận động.
– Bụng phình to.
– Rốn lồi.
– Teo cơ.
• Thiếu máu (thiếu sắt) kèm theo gan lách to vừa ở trẻ
nhũ nhi.
• Thiếu máu còi xương, suy dinh dưỡng thường được
kết hợp với nhau.
 Cận lâm sàng:
– máu giảm.
– Phospho máu giảm ở giai đoạn cuối.
– X-quang đầu xương cổ tay, cổ chân to bè và bị
khoét hình đáy chén.
TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG

• XN máu: HC, Hb và calci máu giảm


• XQ: xương cổ tay, cổ chân bị khoét nham
nhở (giống như loãng xương ở phụ nữ
mãn kinh)
BIẾN CHỨNG

• Nhiễm trùng phổi, viêm phổi, viêm phế quản


• Co giật do hạ calci máu nhiều
• Ngộ độc VITD
• Để lại hậu quả lâu dài: biến dạng lồng ngực,
gù cột sống, chân vòng kiềng, khung chậu
hẹp
CHẨN ĐOÁN
Chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng.
Những biểu hiện sớm của bệnh:
• Cơn khóc co thắt
• Nấc cụt
• Tiêu, tiểu nhiều lần
• Chậm phát triển vận động
ĐIỀU TRỊ
Giáo dục cho bà mẹ nuôi con theo khoa học:
• Bú sữa mẹ
• Ăn dặm đúng cách, cải thiện dinh dưỡng: cho
thực phẩm giàu vitamin D như dầu cá (3 thìa
trà dầu cá cung cấp 3000 UI vitamin D), bơ,
gan, lòng đỏ trứng, sữa có bổ sung vitamin D.
• Tắm nắng mỗi ngày
Điều trị đặc hiệu:
Còi xương thể cổ điển: Liều điều trị được chỉ định dựa vào
hình ảnh X quang dầu xương dài(xương cổ tay hoặc cổ chân)
• Nếu đầu xương bị khoét hình đáy chén sẽ chỉ định
dùng vitamin D 5000 đv/ngày uống x 2-3 tuần chụp
X-quang lại
• Nếu phục hồi, chuyển sang liều phòng bệnh: 400
đv/ngày đến tuổi biết đi.
• Nếu còn hình ảnh khoét xương: tiếp tục liều điều trị
thêm 2 tuần chụp Xquang lại vẫn còn hình ảnh
khoét xương có thể do rối loạn chuyển hóa.
• Kết hợp thêm chế độ ăn giàu chất đạm và đủ các
chất, không cần thêm thuốc có Canci
Còi xương sớm: cho cả vitamin D và Canci
• Vitamin D: 1500-2000 đv/ngày x 3-4 tuần, sau
đó 400 đv/ngày liên tục cho đến tuổi biết đi
không cần kiểm tra xương như trong thể cổ
điển
• Nếu Canci của máu mẹ giảm: Canci 2g/ngày
cho đến khi Canci máu trở về .
• Nếu Canci máu của trẻ giảm : Canci 0,5gr/
ngày cho đến khi Canci máu trở về .
Còi xương bào thai:

• Cũng điều trị như thể sớm nhưng cần chú ý


tình trạng hạ Canci máu có thể rất nặng trong
những ngày đầu sau sanh. Cần kiểm tra Canci
máu của mẹ và điều trị như trên
PHÒNG BỆNH
Đối với mẹ

• Khuyên các bà mẹ bỏ tập quán sợ nắng, sợ gió.


• Thời kỳ mang thai phải ăn uống đầy đủ, không
kiêng cữ trước và sau sanh.
• Cả mẹ và con nên ra ngoài tắm nắng vào buổi
sáng, thời gian 20 – 30 phút.
• Hướng dẫn người mẹ cách nuôi con theo khoa
học.
• Hướng dẫn người mẹ nhận biết dấu hiệu của
bệnh còi xương và tác hại của bệnh để điều trị
sớm tránh ảnh hưởng về sau.
• Phụ nữ đang mang thai nếu không có điều kiện
tiếp xúc ánh nắng mặt trời 2 tháng cuối của
thai kỳ uống thêm Vitamin D 1.000 – 1.200
UI/ ngày.
Đối với con

• Cho trẻ bú mẹ sớm sau sanh.


• Không nên cai sữa trước 18 tháng.
• Cho trẻ tắm nắng khoảng 20 – 30 phút, để da
trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
• Chế độ ăn đúng theo lứa tuổi.
• Cải thiện môi trường sống, nhà cửa rộng rãi,
đủ ánh sáng.
• Trẻ có nguy cơ mắc bệnh cần cho trẻ uống
vitamin D dự phòng 400 đv/ ngày từ khi trẻ
được 1 tháng – 1 năm.
• Trẻ sinh non, yếu uống 1.000đv/ ngày trong 2-
3 tháng đầu, sau đó cho uống như trẻ đủ tháng.
Xin chân thành cảm ơn!

You might also like