You are on page 1of 30

CO GIẬT Ở TRẺ EM

Định nghĩa
Co giật là trạng thái rối loạn tạm thời thần
kinh, thường gặp ở trẻ em, trong đó gặp
nhiều nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.
Là triệu trứng thường gặp trong các rối loạn
của hệ thần kinh.
Chia làm hai nhóm: co giật nguyên nhân và
co giật không có nguyên nhân.
Nguyên nhân

Co giật có nguyên nhân

Có sốt Không sốt


Có sốt
Nhiễm trùng hệ thần
kinh trung ương: viêm
não, áp xe não, sốt rét
thể não...
Lỵ, viêm dạ dày ruột.
Co giật do sốt cao gặp
trong viêm phổi, viêm
tai giữa...
Đặc điểm lâm sàng của co giật do sốt cao

 Co giật do sốt cao ( lành tính)


 Hay gặp ở trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng đến 6 tuổi
 Cơn co giật xảy ra ở trẻ sốt cao trên 39°C
 Co giật toàn thân
Thời gian mỗi cơn co giật dưới 10 phút
Số cơn co giật tái phát trong 1 ngày dưới 4 lần
Tiền sử bệnh không có gì đặc biệt
Thăm khám hệ thần kinh bình thường
Dịch não tuỷ bình thường
Điện não đồ ngoài cơn bình thường
 Co giật do sốt cao phức tạp
◦ Gặp ở trẻ trong bất kì độ tuổi nào
◦ Cơn co giật xảy ra ở trẻ sốt dưới 39°C
◦ Cơn co giật có thể lan toả hoặc cục bộ
◦ Thời gian mỗi cơn co giật thường kéo dài trên 15 phút
◦ Số cơn co giật tái phát trên 1 ngày nhiều hơn 5 lần
◦ Tiền sử bệnh không bình thường

Yếu tố gia đình có yếu tố động kinh


Thăm khám hệ thần kinh bất thường
Dịch não tuỷ bệnh lý
Điện não đồ ngoài cơn bất thường
Không sốt
Tại hệ thần kinh Ngoài hệ thần kinh
trung ương trung ương
 Chấn thương đầu:  Rối loạn chuyển
xuất huyết nọi sọ, hóa: tăng hay hạ
đụng dập não. đường huyết, thiếu
 Xuật huyết não – Vitamin B1, B6.
màng não: thiếu  Rối loạn điện giải.
Vitamin K, rối loạn  Ngộ độc: phospho
đông máu, vỡ dị hữu cơ, thuốc diệt
dạng mạch máu não. chuột, kháng
 Thiếu Oxy não. Histamin...
 U não.  Tăng huyết áp.
Co giật không có nguyên nhân
Cơn co giật tái phát
không có nguyên nhân
có thể là do động kinh.
Có hai loại động kinh:
◦ Động kinh toàn thể.
◦ Động kinh cục bộ.
Co giật trong động kinh có
các đặc điểm sau:
Co giật xảy ra đột ngột và ngắn.
Các cơn co giật lặp đi lặp lại nhiều lần.
Trong cơn co giật thường kèm theo các rối loạn
chức năng thần kinh (tiêu, tiểu trong cơn co giật).
Sau cơn co giật bệnh nhi không nhớ những gì
vừa xảy ra.
Tiếp cận chẩn đoán
1. Hỏi bệnh sử.
2. Hỏi tiền sử.
3. Khám lâm sàng.
4. Cận lâm sàng.
Hỏi bệnh sử
- Hỏi về cơn giật:
◦ Lần đầu hay tái phát.
◦ Kiểu giật.
◦ Ý thức trong cơn, nhớ sự việc sau cơn.
◦ Rối loạn tri giác sau cơn.
◦ Cơn cục bộ hay toàn thể.
◦ Thời gian co giật.
◦ Số lần co giật trong đợt bệnh.
Nếu cơn tái phát và không có nguyên nhân kích
gợi gợi ý động kinh cần chú ý thêm:
◦ Tiền triệu: đau, lo sợ…
◦ Thời điểm xảy ra cơn giật: thức hay ngủ, thời
điểm trong ngày.
◦ Có rối loạn hệ thần kinh tự chủ: vã mồ hôi,
chảy nước bọt…
◦ Biểu hiện sau cơn: tỉnh, rối loạn tri giác, ngủ,
dấu thần kinh khu trú…
◦ Có yếu tố thúc đẩy hay kích thích cơn giật.
◦ Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến nguyên
nhân kích gợi:
◦ Sốt.
◦ Ói mửa, nhức đầu.
◦ Chấn thương đầu.
◦ Tiêu chảy, tiêu đàm máu.
◦ Dấu yếu liệt…
Hỏi tiền sử
◦ Cơn giật từ trước.
◦ Tiền căn sản khoa.
◦ Tiền căn co giật do sốt.
◦ Bệnh lý thần kinh có trước.
◦ Tiền căn chấn thương.
◦ Tiền căn dùng thuốc chống động kinh.
◦ Bệnh chuyển hóa.
◦ Tiền căn gia đình.
Khám lâm sàng
◦ Đánh giá tri giác: tỉnh, đừ, lơ mơ, mê sảng…
◦ Đánh giá sinh hiệu.
◦ Tìm dấu hiệu gợi ý nguyên nhân:
◦ Dấu màng não: cứng gáy, Kernig, Brudzinski, thóp phồng.
◦ Dấu xuất huyết: thiếu máu ở nhũ nhi và sơ sinh.
◦ Dấu thần kinh định vị.
◦ Dấu chấn thương: bầm máu, rách da…
◦ Khám da: phù, vàng da, xuất huyết da…
◦ Khám đáy mắt: phù gai…
◦ Mùi hôi từ người hoặc hơi thở.
◦ Khám tổng quát.
Cận lâm sàng
◦ Xét nghiệm:
◦ Đường huyết.
◦ Ion đồ.
◦ Chức năng gan thận.
◦ Công thức máu, đông máu, CRP.
◦ Cấy máu, phân, nước tiểu, KST sốt rét…
◦ Chẩn đoán hình ảnh não:
◦ Siêu âm não xuyên thóp.
◦ CT scan não.
◦ MRI (magnetic resonance imaging).
◦ Chọc dò dịch não tủy:
◦ Trẻ dưới 12 tháng tuổi có sốt và cơn giật
đầu tiên .
◦ Trẻ trên 12 tháng tuổi có sốt và cơn co giật
phức tạp .
◦ Trẻ có sốt và co giật nhưng đã dùng kháng
sinh tĩnh mạch trước đó.
◦ Trẻ có rối loạn trị giác kéo dài hoặc không
tỉnh sau co giật 30 phút và chưa cho thuốc
an thần.
◦ Điện não đồ (EEG: electroencephalography)
Xử trí cơn giật
- Các cơn co giật thường ngắn kéo dài 1-3
phút, tự giới hạn và không cần điều trị.
- Bắt đầu điều trị khi:
 Cơn kéo dài hơn 5 phút
 Không ước lượng được thời gian co giật
 Cơn kéo dài hơn những cơn trước
 Cơn ngắn nhưng xảy ra thành chuỗi liên tiếp
Xử trí cơn giật
1. Đảm bảo thông khí và theo dõi sinh hiệu.
2. Lập đường truyền tĩnh mạch.
3. Điều trị cắt cơn.
4. Điều trị theo nguyên nhân.
1. Đảm bảo thông khí và theo dõi sinh hiệu

◦ Thông đường thở: hút đàm, chất nôn, đặt


trẻ nằm nghiêng, không nên cố nạy hàm
trẻ.
◦ Thở oxy giúp cung cấp oxy tối ưu.
◦ Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, độ bão hòa
oxy, điện tim (nếu có thể).
2. Lập đường truyền tĩnh mạch

Khó khăn.
Cần thiết cho việc điều trị.
3. Điều trị cắt cơn
a. Điều trị khởi đầu:
◦ Lorazepam 0,05-0,1mg/kg/liều (tối đa 4mg), pha
loãng gấp đôi với NaCl 0,9% hoặc G5%, tiêm
TM chậm > 2 phút, có thể lập lại 1 liều sau 5-10
phút. Tác dụng kéo dài và ít tai biến tuần hoàn
hô hấp hơn Diazepam.
◦ Diazepam: 0,2-0,3mg/kg/liều (tối đa 5mg ở trẻ ≤
5 tuổi và 10mg ở trẻ > 5 tuổi), tiêm chậm <
1mg/phút, có thể lập lại 1 lần sau 5-10 phút.
Nếu không lập được đường truyền:
◦ Midazolam: 0,1-0,2mg/kg/liều tiêm bắp hoặc
◦ Diazepam: 0,5mg/kg/liều bơm qua hậu môn, tối đa
10mg, có thể lập lại 1 lần sau 5-10 phút. Không nên
dùng Diazepam tiêm bắp vì thời gian khởi phát tác
dụng lâu và hấp thu không ổn định.
◦ Nếu không có đường tĩnh mạch có thể xem xét chích
qua xương.
b. Điều trị duy trì và co giật không đáp ứng
◦ Phenytoin (Fosphenytoin).
◦ Phenobarbital.
◦ Midazolam.
4. Điều trị theo nguyên nhân
a. Hạ đường huyết
◦ Cho đường khi nghi ngờ co giật do hạ
đường huyết hoặc khi Dextrostix < 80mg.
◦ Trẻ lớn: G30% 2ml/kg hay G10% 5ml/kg
TM.
◦ Trẻ sơ sinh: G10% 2ml/kg TM.
◦ Duy trì G10% 3-5ml/kg/giờ.
b. Sốt cao:
◦ Đặt trẻ tư thế thoải mái, thông đường hô hấp.
◦ Cởi hết quần áo trẻ.
◦ Lau mát: đắp khăn ướt với nước ấm 36-37 độ C
lên vùng có mạch máu lớn và diện tích rộng
(nách, bẹn, thân, lưng, đùi, trán), đổi khăn thường
xuyên, lau khoảng 15-30 phút.
◦ Kết hợp dùng thuốc hạ nhiệt qua hậu môn:
Paracetamol 10-20mg/kg/lần, có thể lập lại sau 4-
6 giờ.
◦ Điều trị nguyên nhân gây sốt.
Giáo dục sức khỏe
Hướng dẫn cha mẹ xử trí tại nhà khi
trẻ có cơn co giật
Nhờ người giúp đỡ nếu chỉ có một mình.
Đặt trẻ nằm ngửa và nghiêng đầu sang một bên
hoặc nằm nghiêng, cho trẻ nằm nơi rộng rãi, an
toàn và thoáng khí.
Nới lỏng cổ áo và dây thắt lưng.
Kê gối hoặc khăn cuộn tròn dưới vai trẻ.
Không nên cho bất cứ
thứ gì vào miệng trẻ (kể
cả thuốc hạ sốt), nếu trẻ
có sốt nên nhét thuốc hạ
sốt qua hậu môn
Không cố gắng nạy răng khi trẻ nghiến hoặc cắn
răng.
Hạn chế kích thích và không kiềm chế cơn co
giật như ghì đè trẻ trong khi trẻ đang lên cơn co
giật.
Trẻ có thể lú lẫn hoặc buồn ngủ khi cơn co giật
đã qua nên cần được che chở và được yên tĩnh
(không nên lay gọi hay đánh thức trẻ).
Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khám ngay
sau cơn co giật.

You might also like