You are on page 1of 81

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CHƯƠNG III
PHÁP LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Văn bản pháp luật:


Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS),
Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015,
Và các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
A. PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
NỘI DUNG LUẬT DÂN SỰ

KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG VÀ


1. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG


CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ 2.

CÁC CHẾ ĐỊNH CỤ THỂ CỦA


3. PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
1. KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU
CHỈNH, PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH
CỦA LUẬT DÂN SỰ.

Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
1.1. KHÁI NIỆM LUẬT DÂN SỰ

Luật Dân sự Việt Nam là một ngành luật độc lập trong
hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm tổng thể các quy định
điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực tài
sản và một số quan hệ nhân thân nhằm thoả mãn nhu cầu vật
chất và tinh thần của cá nhân và tổ chức trên nguyên tắc bình
đẳng về mặt pháp lý, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu
trách nhiệm.
Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
1.2. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA
NGÀNH DÂN SỰ

Đối tượng
điều chỉnh
=> Đặc thù

Quan hệ Quan hệ tài


nhân thân sản

Quan hệ dân sự
Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
1.2.1 QUAN HỆ TÀI SẢN

Quan hệ tài sản là quan hệ giữa các chủ thể gắn với tài sản.

Cá nhân Tài sản Cá nhân

Cá nhân Tài sản Tổ chức

Tổ chức Tài sản Tổ chức

Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
VÍ DỤ

- Ông A và ông B thỏa thuận mua bán một máy vi


tính => Hợp đồng mua bán tài sản theo Điều 430
BLDS 2015.
- Ông C và bà D thỏa thuận chuyển nhượng 100m2
quyền sử dụng đất với số tiền 600 triệu đồng.

Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
1.2.2 QUAN HỆ NHÂN THÂN

Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa các chủ thể về những lợi ích
phi vật chất, không thể chuyển giao được vì nó gắn liền với
những cá nhân, tổ chức nhất định. Nó ghi nhận đặc tính riêng biệt
và sự đánh giá của xã hội đối với cá nhân hay tổ chức đó.

Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
1.3. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH

Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
Phương pháp
điều chỉnh

Phương pháp bình Phương pháp


đẳng, thỏa thuận tự định đoạt

VD: Khoản 1 Điều 433 VD: Khoản 1 Điều 36


BLDS 2015 BLDS 2015
Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
2. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ

2.1. Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
2.1. Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
Điều 3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt
đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên
cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều
cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải
được chủ thể khác tôn trọng.
3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình
một cách thiện chí, trung thực.
4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến
lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ dân sự.
Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
2.2. CHỦ THỂ QUAN HỆ
PHÁP LUẬT DÂN SỰ

CÁ NHÂN

PHÁP NHÂN

CHỦ THỂ KHÁC

Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
2.2.1. CÁ NHÂN

PHẢI CÓ 1 Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân


NĂNG LỰC
2 Năng lực hành vi dân sự của cá nhân
CHỦ THỂ:

Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
NĂNG LỰC PHÁP LUẬT
DÂN SỰ CỦA CÁ NHÂN

Là khả năng cá nhân có quyền và nghĩa


vụ dân sự

ĐIỀU 16
Mọi cá nhân: giống hay khác nhau?
BLDS

Có: sinh ra
Chấm dứt: chết

Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có bị hạn chế hay
không?
Điều 18. Không hạn chế năng lực pháp luật dân sự
của cá nhân
“Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn
chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan
quy định”
Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ
CỦA CÁ NHÂN

Là khả năng của cá nhân bằng


hành vi của mình xác lập, thực
hiện quyền và nghĩa vụ dân sự

Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
NĂNG LỰC HÀNH VI
DÂN SỰ CỦA CÁ NHÂN

Giống hay khác nhau


giữa mỗi cá nhân?
ĐIỀU 19
BLDS
Phụ thuộc mức độ nhận thức, làm chủ
hành vi của mỗi người: tuổi
Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC, KHẢ NĂNG
LÀM CHỦ HÀNH VI

Người thành niên:


- Từ đủ .............tuổi trở lên
Người chưa thành niên:
- Có NLHVDS đầy đủ
- Trừ các trường hợp: người mất - Là người chưa
năng lực hành vi dân sự, người đủ .....................tuổi
khó khăn trong nhận thức làm
- NLHVDS chưa đầy đủ (có
chủ hành vi, người hạn chế
năng lực hành vi dân sự (Điều 1 phần) (không đầy đủ).
22, 23, 24)
Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN (ĐIỀU 21)

Chưa đủ 6 tuổi: Giao dịch dân sự do người đại diện theo pháp
luật xác lập, thực hiện*

Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi: khi xác lập, thực hiện giao dịch
dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch
dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
Từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi: tự mình xác lập, thực hiện giao dịch
dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải
đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người
đại diện theo pháp luật đồng ý.
Năng lực hành
vi dân sự

Cơ bản Đặc biệt

Mất Người khó Hạn chế


năng khăn trong năng
Chưa
Đầy đủ lực nhận thức, lực
đầy đủ
hành vi làm chủ hành hành vi
dân sự vi dân sự

Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
Tâm thần hoặc bệnh khác
Mất năng
lực hành vi Nội dung
Dẫn đến không thể nhận
thức, làm chủ hành vi
dân sự

Điều 22
Người có quyền và lợi ích
BLDS liên quan, cơ quan hữu
quan yêu cầu.
Giao dịch dân sự của người
mất năng lực hành vi dân sự
phải do người đại diện theo Thủ tục: Toà án tuyên bố
pháp luật xác lập, thực hiện. (cơ sở giám định pháp y tâm
Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
thần)
Người thành
niên
Người có khó khăn Do thể chất/tinh
Nội dung
trong nhận thức, thần
Không đủ khả
làm chủ hành vi năng nhận thức
nhưng chưa đến
Điều 23 BLDS
mức mất
Toà án sẽ chỉ Thủ tục: Toà
Người này, Người có
định người án tuyên bố
giám hộ, xác quyền và lợi ích liên
(cơ sở giám
định quyền, quan, cơ quan hữu quan
nghĩa vụ của định pháp y
yêu cầu.
người giám hộ. tâm thần
Nghiện ma tuý/chất kích
Nội dung thích khác
Hạn chế

năng lực hành vi

dân sự Phá tán tài sản của gia đình

Điều 24 BLDS Thủ tục: Toà án


tuyên bố

Việc xác lập, thực hiện giao dịch phải Người có quyền và lợi ích
có sự đồng ý của người đại diện theo
liên quan, cơ quan hữu quan
pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ
nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật yêu cầu.
liên quan có quy định khác. Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
Bộ môn Lý luận Chính trị, Đại học Bách Khoa
2.2.2. PHÁP NHÂN (ĐIỀU 74)

Được thành lập theo quy định của BLDS, hoặc


luật khác có liên quan
Điều kiện tiên
Có cơ cấu tổ chức theo Điều 83 của BLDS
quyết trước
hết phải là tổ
Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác
chức
và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật
Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM một cách độc lập.
THÀNH LẬP, ĐĂNG KÝ PHÁP NHÂN ĐIỀU 82

• 1. Pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, pháp nhân
hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

• 2. Đăng ký pháp nhân bao gồm đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi
và đăng ký khác theo quy định của pháp luật.

• 3. Việc đăng ký pháp nhân phải được công bố công khai.

Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
CƠ CẤU CỦA PHÁP NHÂN ĐIỀU 83

• Điều 83. Cơ cấu tổ chức của pháp nhân

• 1. Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền


hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ
của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.

• 2. Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo
quy định của pháp luật.
Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
TÀI SẢN CỦA PHÁP NHÂN ĐIỀU 81

Điều 81. Tài sản của pháp nhân

• Tài sản của pháp nhân bao gồm vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập
viên, thành viên của pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân được
xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên
quan.

Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
• Điều 87. Trách nhiệm dân sự của pháp nhân
• 1. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ
dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.
• Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại
diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
• 2. Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách
nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của
pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật
có quy định khác.
• 3. Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân
đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật
có quy định khác.
Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
2.2.2. PHÁP NHÂN

Năng lực chủ thể của pháp nhân gồm: năng lực

pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự

Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
NLPLDS CỦA PHÁP NHÂN
• Điều 86. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân

1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các
quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ
trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động
thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.

3. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp
nhân.
Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
NLHVDS CỦA PHÁP NHÂN

- Là khả năng pháp nhân thông qua người đại diện theo
pháp luật của pháp nhân xác lập, thực hiện các quyền
dân sự và nghĩa vụ dân sự

Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
PHÂN LOẠI PHÁP NHÂN

- Pháp nhân thương mại


- Pháp nhân phi thương mại

Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
Điều 75. Pháp nhân thương mại
1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính
là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các
thành viên.
2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các
tổ chức kinh tế khác.
Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
Điều 76. Pháp nhân phi thương mại
1. Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm
kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các
thành viên.
2. Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang
nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã
hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội,
quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.
Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
LƯU Ý

Điều 84. Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân
1. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không
phải là pháp nhân.
2. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của
pháp nhân.
3. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân
giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân.

Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
LƯU Ý

- Chi nhánh, văn phòng đại diện


của Pháp nhân: không có tư
cách pháp nhân

Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
2.2.3. CHỦ THỂ KHÁC

CÁ NHÂN

PHÁP NHÂN

CHỦ THỂ KHÁC

Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
2.2.3. CHỦ THỂ KHÁC

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,


Cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương

Hộ gia đình, tổ hợp tác

Tổ chức khác không có tư cách pháp nhân

Bộ môn Lý luận Chính trị, Đại học Bách Khoa


2.3. KHÁI NIỆM TÀI SẢN

VẬT

TIỀN
TÀI SẢN
Điều 105
GIẤY TỜ CÓ GIÁ

QUYỀN TÀI SẢN

Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
PHÂN LOẠI TÀI SẢN

Tài sản hiện có và


Bất động sản và
tài sản hình thành Hoa lợi, lợi tức
động sản
trong tương lai

Tài sản có đăng ký quyền Tài sản tự do lưu thông;


sở hữu hoặc không có hạn chế lưu thông; cấm
đăng ký quyền sở hữu lưu thông
Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
PHÂN LOẠI VẬT

Vật chính và vật phụ; vật chia được và vật


không chia được; vật tiêu hao và vật không tiêu
hao; vật cùng loại và vật đặc định; vật đồng bộ.

Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
PHÂN BIỆT ĐỘNG SẢN VÀ
BẤT ĐỘNG SẢN

Đất đai

BẤT Nhà, công trình gắn liền với đất đai


ĐỘNG
SẢN Tài sản khác gắn liền với nhà, công trình
xây dựng, đất đai

Tài sản khác


Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
PHÂN BIỆT ĐỘNG SẢN VÀ BẤT ĐỘNG
SẢN

ĐỘNG SẢN
Là những tài sản không phải bất động sản

Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
2.4. GIAO DỊCH DÂN SỰ
ĐIỀU 116

Hợp đồng

Hành vi pháp lý đơn phương

Làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt


quyền và nghĩa vụ
Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù
hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm
của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao
dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc
bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông
điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi
là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng
văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy
định đó.
GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU

Không tuân thủ


Hệ quả: không làm phát sinh, thay
điều kiện có hiệu
đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
lực

Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
2.5. CHẾ ĐỊNH ĐẠI DIỆN

Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (người đại diện) nhân
danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (người
được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Gồm: đại diện theo pháp luật, đại diện theo ủy quyền

Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
2.6. THỜI HẠN, THỜI HIỆU

Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ


thời điểm này đến thời điểm khác.

Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc
thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể
theo điều kiện do luật quy định.

Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
3. NHỮNG CHẾ ĐỊNH CỤ THỂ
CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
3.1. QUYỀN ĐỐI VỚI TÀI SẢN

QUYỀN SỞ HỮU ĐỐI VỚI


1. TÀI SẢN

QUYỀN KHÁC ĐỐI VỚI


TÀI SẢN
2.
Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
54
3.1.1. QUYỀN SỞ HỮU ĐỐI VỚI TÀI SẢN

Khái niệm: Là các quyền năng cụ thể bao gồm quyền chiếm hữu,
sử dụng, định đoạt tài sản của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc
quyền sở hữu hợp pháp của mình.
Người
Quyền chiếm hữu
không phải
ĐIỀU chủ sở hữu
Quyền sử dụng có một số
158
quyền năng
Quyền định đoạt nhất định.
Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
Chủ sở hữu được thực hiện
mọi hành vi theo ý chí.

XÁC LẬP
Căn cứ xác lập quyền sở hữu,
QUYỀN SỞ quyền khác đối với tài sản
HỮU (Điều 161)
-Theo thỏa thuận của các bên;
-Theo quy định của pháp luật;
-Thời điểm tài sản được
chuyển giao.
Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
QUYỀN SỬ DỤNG

•Là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ
tài sản.
•Được sử dụng tài sản theo ý mình nhưng không được
gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của nhà
nước, công cộng, quyền và lợi ích của người khác. 57

Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
QUYỀN ĐỊNH ĐOẠT

Là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó.

Điều kiện định đoạt:


+ Có năng lực hành vi dân sự.
+ Nếu pháp luật có qui định về thủ tục định đoạt thì phải tuân theo thủ tục
đó.
+ Người không phải là chủ sở hữ chỉ có quyền định đoạt TS theo ủy
quyền của chủ sở hữu hoặc theo qui định pháp luật. 58

Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
QUYỀN CHIẾM HỮU

• Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, chi phối tài sản
một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tài sản của chủ sở hữu.

Không có căn
Có căn cứ pháp luật cứ pháp luật
(Chủ sở hữu…?) (Không phải
chủ)

Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
CHIẾM HỮU: CÓ CĂN CỨ PHÁP LUẬT KHÔNG? ĐIỀU 165

1. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là:


a) Chủ sở hữu C/Hữu TS; b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản
lý TS;
c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch
dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;
d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được
ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi
lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này,
quy định khác của pháp luật có liên quan; đ) Người phát hiện và giữ
gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện
theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên
quan; e) Trường hợp khác do pl quy định.
CHIẾM HỮU: NGAY TÌNH HAY KHÔNG?

Điều 180. Chiếm hữu ngay tình

Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để
tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.

Điều 181. Chiếm hữu không ngay tình

Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết
hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.

Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
3.1.2. CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU
• Sở hữu nhà nước: trước đây còn gọi là sở hữu toàn
dân.
• Sở hữu tập thể
• Sở hữu tư nhân
• Sở hữu chung: hợp nhất hoặc theo phần. 62

Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
*QUYỀN CỦA CHỦ SỞ HỮU TRONG VẤN ĐỀ
ĐÒI LẠI TÀI SẢN

Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
• Điều 166. Quyền đòi lại tài sản

1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có
quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài
sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm


hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.

Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
Điều 167. Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu
từ người chiếm hữu ngay tình
Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu
từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay
tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người
không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng
có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy
cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở
hữu.
Điều 168. Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất
động sản từ người chiếm hữu ngay tình
Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất
động sản từ người chiếm hữu ngay tình, trừ trường hợp quy định tại khoản
2BộĐiều 133 của Bộ luật này.
môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
• Điều 170. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại

• Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có
quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở
hữu, quyền khác đối với tài sản bồi thường thiệt hại.

Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
Không ngay tình Trả lại tài sản Vật rời
Chiếm hữu ngoài ý
bất hợp chí của
pháp Động sản Hợp đồng chủ
không phải không có (mất cắp,
Ngay tình đền bù lấy trộm)
(Chiếm hữu đăng ký
không có quyền sở
căn cứ pháp hữu Hợp đồng có
đền bù Vật rời
luật) Động sản theo ý
phải đăng chí của
ký & BĐS chủ

Không trả lại TS


Ngoại lệ Khoản 2 Đ133 *Theo TS. Nguyễn Hồ Bích Hằng
Khoản 2 Điều 133 BLDS 2015
Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại
cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một
giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ
vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó
không bị vô hiệu.
Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ
trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán
đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản
án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản
nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án,
quyết định bị hủy, sửa.
3.1.3. QUYỀN KHÁC ĐỐI VỚI TÀI SẢN

Điều 159:
1. Quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ,
chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác.

2. Quyền khác đối với tài sản bao gồm:

a) Quyền đối với bất động sản liền kề;

b) Quyền hưởng dụng;

c)BộQuyền bề mặt.
môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
3.2. NGHĨA VỤ DÂN SỰ

Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể phải chuyển giao vật,
chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc
không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ
thể khác.

Căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ

Đối tượng của nghĩa vụ: là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không
được thực hiện

Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
3.3. BẢO ĐẢM THỰC HIỆN
NGHĨA VỤ DÂN SỰ

Để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì các chủ thể dùng
một trong các biện pháp: cầm cố tài sản, thế chấp
tài sản, đặt cọc, kí cược, kí quỹ, bảo lãnh, tín chấp,
bảo lưu, cầm giữ và chế tài phạt vi phạm, bồi
thường thiệt hại,
Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
3.4. HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi
hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Điều kiện có hiệu lực tại Điều 117 BLDS.


Hình thức: lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể.

Trình tự xác lập, thực hiện hợp đồng :


- Đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
- Hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm giao kết.
3.5. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG

- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là loại
trách nhiệm bồi thường thiệt hại được hình thành giũa các
chủ thể bất kỳ mà trước đó không có quan hệ hợp đồng
hoặc tuy có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi gây thiệt hại
không xuất phát từ thực hiện hợp đồng.
Bộ môn Lý luận Chính trị, Đại học Bách Khoa
CĂN CỨ PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

(1) Có thiệt hại thực tế xảy ra.

(2) Có hành vi gây ra thiệt hại.

(3) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và


thiệt hại.

Lưu ý: yếu tố lỗi


Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
NGUYÊN TẮC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG

- Một là, nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời:


+ Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi
thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc,
phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần.
+ Nếu không thoả thuận được thì phải căn cứ từng loại thiệt hại
bao gồm những khoản nào và đã xảy ra là bao nhiêu, mức độ lỗi.

Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
NGUYÊN TẮC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG

- Hai là, nguyên tắc cho phép giảm mức bồi thường khi không có lỗi hoặc
lỗi vô ý gây thiệt hại. Người gây thiệt hại chỉ có thể được giảm mức bồi
thường khi có đủ hai điều kiện song song với nhau, sau đây:
(i). Do không có lỗi hoặc có lỗi vô ý mà gây thiệt hại;
(ii). Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của
người gây thiệt hại, có nghĩa là thiệt hại xảy ra mà họ có trách nhiệm bồi
thường so với hoàn cảnh kinh tế trước mắt của họ cũng như về lâu dài họ
không thể có khả năng bồi thường được toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đó.
Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
NGUYÊN TẮC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG

- Ba là, nguyên tắc thay đổi mức bồi thường khi không còn
phù hợp.
+ Bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu tòa án hoặc cơ quan nhà
nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường. Xuất phát
từ yếu tố kinh tế - xã hội,…

Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
NGUYÊN TẮC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG

- Bốn là, khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được
bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
+ Gây thiệt hại đến đâu bồi thường đến đó, nhưng trong nhiều trường hợp bên
bị thiệt hại lại là bên có phần lỗi dẫn đến thiệt hại => không được bồi thường.
+ Nếu cả hai bên đều có lỗi cố ý, nhưng thiệt hại mà bên bị thiệt hại gây ra cho
bên gây thiệt hại không đáng kể (có thiệt hại xảy ra nhưng không lớn), còn
thiệt hại mà bên gây ra thiệt hại cho bên bị thiệt hại tính toán được bằng con số
cụ thể….
Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
NGUYÊN TẮC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG

- Năm là, bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi
thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp
cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính
mình.

Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP
ĐỒNG

Các loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
- Trách nhiệm riêng rẽ
- Trách nhiệm liên đới: ứng với mức độ lỗi/hoặc ngang nhau.

Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP
ĐỒNG

Xác định thiệt hại được bồi thường:


Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm; Thiệt hại do sức khỏe bị xâm
phạm; Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm; Thiệt hại do danh dự,
nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm; Thiệt hại do thi thể bị xâm phạm;
Thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm

Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM

You might also like