You are on page 1of 24

Tiến trình văn học

Tuần 6:
Phương pháp sáng tác
văn chương Phục Hưng

NHÓM 8
1. Tìm hiểu điều kiện nảy sinh phương pháp
sáng tác văn chương cổ điển.
2. Đọc tác phẩm
2.1. Tóm tắt tác phẩm và hệ thống nhân vật
(trình bày theo sơ đồ tư duy)
2.2. Tìm ra đặc điểm các nguyên tắc sáng tác
của PPSTVC cổ điển qua 1 tác phẩm.
1. Tìm hiểu điều kiện nảy sinh
phương pháp sáng tác văn chương cổ điển.

1.1. Khái niệm


Chủ nghĩa cổ điển (Classicism) là khái niệm ra đời ở thế kỉ
XVIII, dùng để chỉ trào lưu văn học ra đời ở Pháp vào thế kỉ XVII.
Thuật ngữ Classicism bắt nguồn từ việc Aristote phân loại, phân
hạng các tác phẩm văn học để giảng dạy trong nhà trường (class),
thường là những sách hay, từ đó, hình thành nên quan niệm,
những tác phẩm được phân loại là những tác phẩm mẫu mực.
Trong tiếng Việt, hiểu theo nghĩa chiết tự, cổ là xưa, điển là sách
xưa, cổ điển là những tác phẩm ưu tú, vượt qua thử thách của
thời gian.
1.2. Điều kiện nảy sinh

a. Chế độ xã hội
- Giai cấp quý tộc phong kiến cát cứ vẫn thống trị nhưng phải dựa vào tư
sản.
- Giai cấp tư sản chưa đủ mạnh để lật đổ giai cấp phong kiến, nên tìm
cách dựa vào nhà nước phong kiến tập quyền để mở rộng kinh doanh.
- Vẫn có chế độ phong kiến cát cứ ( đất nước chia nhiều vùng, mỗi vùng
có một lãnh chúa).
- Giai cấp tư sản xây dựng nhà nước phong kiến tập quyền với thế quân
bình (thế cân bằng giữa hai lực lượng tư sản và quý tộc)
=> Chủ nghĩa cổ điển được hình thành trong điều kiện này ( một nửa của
phong kiến, một nửa của tư sản).
1.2. Điều kiện nảy sinh
b. Ý thức xã hội
 Khoa học:
+ Triết học Descartes nêu cao vai trò của lí trí, đề xướng triết học duy lí ảnh
hưởng mạnh mẽ đến văn học:
“Tôi tư duy tức là tôi tồn tại”
 Nghệ thuật:
- Descartes cũng rất quan tâm đến việc bảo vệ xu thế hòa hoãn, xu thế cân
bằng
- Gassendi chống lại duy lí luận của Descartes, bác bỏ triết học kinh viện duy
tâm thời Trung cổ. Ông đề xướng cảm giác luận duy vật, chủ trương con người
có thể nhờ cảm giác để nhận thức thế giới.
 Đạo đức: Đạo đức của giai cấp thống trị (giai cấp phong kiến) là chuẩn mực.
1.2. Điều kiện nảy sinh
c. Thành tựu nghệ thuật được kế thừa từ quá khứ
- Các nhà văn Cổ điển chủ nghĩa còn đề cao việc học tập cổ đại: lấy nghệ
thuật cổ đại làm mẫu mực, tiếp thu hình thức hài hoà, cấu trúc chặt chẽ của
nghệ thuật cổ đại, sử dụng lại một số đề tài cổ đại. Nguyên tắc tam duy nhất
( hành động, về thời gian và về địa điểm) bắt nguồn từ đó.
- Sự phát triển của thể loại văn học: Boa-lô bắt chước và tìm ra ba loại: kịch,
truyện, thơ.
- Hài kịch Hy Lạp cổ có: Arisxtophan, truyện ngụ ngôn có Eroup.
+ Hài kịch chủ nghĩa cổ điển có Molie, truyện ngụ ngôn chủ nghĩa cổ điển có
Laphongten.
- Có 1 loại sử thi anh hùng ca- thể loại duy nhất chủ nghĩa cổ điển không học
được do ngôn ngữ, hoàn cảnh lịch sử
2. Đọc tác phẩm
2.1. Tóm tắt tác phẩm và hệ thống nhân vật
(trình bày theo sơ đồ tư duy)

 Tóm tắt “Trưởng giả học làm sang” (Mô-li-e)


Vở kịch xảy ra tại Pari. Lão Giuốc-đanh nhờ bố mẹ có cửa hiệu
buôn bán lớn cạnh cửa ô Xanh Inôxang mà trở nên giàu có.
Khao khát muốn trở thành nhà quý tộc, lão kiếm hai tên hầu
nhưng chẳng biết sai bảo chúng làm gì. Là người "hiểu biết tồi",
"nói năng quàng xiên về tất cả mọi chuyện", lão mời thày dạy
nhạc, thầy dạy múa về dạy cho lão. Để ra dáng nhà quý phái, lão
phải mặc bộ áo dài để nghe nhạc.
Hàng tuần Giuốc-đanh đều tổ chức một buổi hòa nhạc tại nhà vì
lão được biết những người sang trọng đều làm như vậy. Lão còn nhờ
thầy dạy nhạc dạy cách thức chào mời để chuẩn bị đón bà hầu tước
Đôrimen. Mải chuyện dông dài, chưa học được gì thì thầy dạy kiếm
đến. Sau đó, thầy triết học cũng tới. Giuốc-đanh tha thiết mong thầy
dạy cho môn chính tả vì lão muốn viết bức thư cho một bà quý phái.
Bác phó may mang tới cho Giuốc-đanh bộ lễ phục may hoa ngược, khiến
lão tức giận. Nhưng khi nghe bác ta nói những người quý tộc đều mặc như
vậy, lão tỏ vẻ rất hài lòng. Lão muốn ra phố nhưng diện bộ quần áo mới
cùng với đám quân hầu của mình. Bà Giuốc-đanh ngạc nhiên trước những
trò hề của chồng, tìm mọi cách can ngăn nhưng đều vô ích.
Biết Giuốc-đanh hợm hĩnh muốn được giới thiệu với giới thượng lưu,
gã quý tộc bá tước Đôrâng lợi dụng lão, thả sức vay tiền để tiêu xài vung
phí. Cũng vì muốn kết thân với nữ hầu tước Đôrimen (hiện là tình nhân
của Đôrăng), Giuốc-đanh đã nhờ gã bá tước "bợm già" môi giới. Lão đã
bỏ ra rất nhiều tiền mua quà tặng và tổ chức những cuộc vui tai nhà
mong làm đẹp lòng Đôrimen. Song gã bá tước gian ngoan, quỷ quyệt đã
khiến nữ hầu tước hiểu rằng chính gã bỏ tiền chiêu đãi và mua những quà
tặng đắt tiền cho bà.
Mộng trở thành quý tộc làm cho Juôcđanh trở nên mê muội.
Lão ngăn cản không cho Luy-xin, con gái yêu quý của mình lấy
Clê-ông chỉ vì chàng không phải là quý tộc. Lão dự định phải
kiếm bằng được một chàng rể thuộc giới thượng lưu. Biết
cuồng vọng của Giuốc-đanh, Côviên, đày tớ của Clê-ông sắp
đặt trò phong tước Mamamusi (Maxnamouchi) cao quý của
Thổ Nhi Kỳ cho lão để lão bằng lòng gả Luy-xin cho Clê-ông
đóng giả hoàng tử Thổ Nhĩ Kỳ.
 Hệ thống nhân vật trong vở kịch “Trưởng giả học làm sang”

Một thương gia giàu có nhưng ngu ngốc, hợm hĩnh, và ảo


Ông Giuốc-đanh tưởng về đẳng cấp. Ông khao khát được gia nhập giới quý tộc và
sẵn sàng trả giá đắt cho điều đó.

Con gái của ông Giuốc-đanh. Cô thông minh, xinh đẹp, và có


Cô Luy-xin trái tim nhân hậu. Luy-xin yêu Clê-ông và phản đối việc cha ép gả
cô cho quý tộc Đôrâng.

Một thanh niên quý tộc nghèo nhưng có học thức và phẩm
Clê-ông
chất tốt đẹp. Clê-ông yêu Luy-xin và được cô đáp lại.
 Hệ thống nhân vật trong vở kịch “Trưởng giả học làm sang”

Bác phó may và Những kẻ tham lam và xảo quyệt, lợi dụng sự hám danh của
những thợ phụ ông Giuốc-đanh để moi tiền của ông.

Một gã quý tộc rởm đời, ăn bám, và lừa đảo. Hắn lợi dụng
Quý tộc Đôrâng
lòng tin của ông Giuốc-đanh để vay tiền và chiếm đoạt tài sản.

Bao gồm Nicole, Covielle, và các gia nhân khác. Họ đóng vai
Gia nhân trò phụ họa, góp phần làm rõ tính cách và hành động của các
nhân vật chính.
2. Đọc tác phẩm
2.2. Tìm ra đặc điểm các nguyên tắc sáng
tác của PPSTVC cổ điển qua 1 tác phẩm.

a. Đề cao lí tính


- Vì thể hiện lòng khâm phục và yêu mến lí trí vạn năng của con người,
luôn dành sự ưu tiên cho vấn đề tư tưởng nên văn học cổ điển luôn xảy
ra mâu thuẫn không thể điều hòa được giữa lí trí và dục vọng, giữa tình
cảm cá nhân và nhiệm vụ chung cao cả. Mâu thuẫn đó thường được giải
quyết theo hướng buộc cá nhân phải phục tùng tập thể, tình cảm phải
được hi sinh cho những quyết định lí tính. Từ đó, những nhân vật nào
hành động theo lí trí và theo tiêu chuẩn đạo đức phong kiến thì được
ngợi ca, cho dù đôi khi vinh quang ấy phải trả bằng một cái giá rất đắt.
a. Đề cao lí tính

- Qua tác phẩm “Trưởng giả học làm sang” của Môlie thấy được hình
ảnh nhân vật ông Giuốc-đanh là một người ngu dốt, ngờ nghệch háo danh
và vô cùng lố bịch. Đấy nên ông rất giỏi giữ lí trí, và lí trí của ông chính là
ham muốn học đòi làm sang.
- Không có một điều gì có thể làm suy chuyển lí trí ông ham muốn học
đòi làm sang , cố chấp cả khi bị lừa để đổi lấy được sự sang, sĩ diện của
mình. Thể hiện qua những lời đối thoại của ông Giuốc-đanh với thợ may
với hai hành động chính là khi ông nhận lễ phục và mặc lễ phục.
b. Mô phỏng tự nhiên
- Nguyên tắc mô phỏng tự nhiên có từ thời văn học cổ Hy - La, được các nhà văn
học cổ điển trân trọng và phát triển. Theo họ, tự nhiên sẽ làm thỏa mãn lí trí
con người và đảm bảo giá trị nghệ thuật của văn học, vì vậy văn học cần xác
định đối tượng của nó là tự nhiên chứ không phải là những gì trí tưởng tượng
hoang đường bày đặt ra.

- Chủ nghĩa cổ điển khai thác nội tâm con người luôn đặt lý trí lên hàng đầu
nguyên tắc mô phỏng tự nhiên khuyến khích nhà văn nghiên cứu vẻ đẹp trong
đời sống tâm hồn xây dựng những tính cách điển hình.
b. Mô phỏng tự nhiên

- Trong “ Trưởng giả học làm sang” của Molie, yếu tố cổ điển được thể hiện qua
việc miêu tả những hành động, tính cách của nhân vật, miêu tả một cách chân
thực cuộc sống. Khi xây dựng nhân vật Giuốc-đanh, Molie đi sâu làm bộc lộ
những nét lố bịch của nhân vật, đưa nhân vật trở thành điển hình của người
háo danh, chỉ vì quá ham muốn học làm sang nên mất khôn, ngờ nghệch và trở
nên nực cười.
b. Mô phỏng tự nhiên
- Những hành động tạo nên điểm nhấn, trước tiên là cảnh ông Giuốc-đanh
nhận lễ phục:
+ Tỉnh táo nhận ra việc phó may ăn bớt vài, lợi dụng kiếm chác nhưng khi
phó may bịa ra lí lẽ rằng người quý tộc đều mặc vậy ⇒ Thuận ý liền tin ngay.
+ Phát hiện ra phó may ăn bớt vải của mình nhưng khi phó may khen vải
đẹp nên gạn lại một chiếc áo để mặc ⇒ Không hề giận nữa
⇒ Tình huống kịch bất ngờ, thú vị
⇒ Chỉ vì quá ham muốn học làm sang nên mất khôn, ngờ nghệch
⇒ Trở nên nực cười
b. Mô phỏng tự nhiên
- Hành động tiếp theo Giuốc-đanh mặc lễ phục
+ Những tên thợ phục mặc lễ phục cho ông, ông đi đi lại lại phô cái áo mới,
đều bước theo điệu nhạc thật chẳng khác nào chú hề
+ Những lời đối thoại của ông Giuốc- đanh với bọn thợ phụ, chúng gọi ông là
“ông lớn”, “cụ lớn” rồi “đức ông” để moi tiền
+ Ông vô cùng thích thú và không hề tiếc túi tiền của mình để cho chúng
⇒ Nhân vật ông Giuốc- đanh mê muội, ngu dốt, ngờ nghệch, chỉ vì thói đòi
học làm sang nên đã bị lợi dụng.
=>> Tính cách háo danh, tìm mọi cách quý tộc hóa bản thân một cách mù
quáng.
c. Mô phỏng cổ đại

- Do mô phỏng cổ đại nên văn học cổ điển thừa hưởng sự quan


tâm đến hình thức và chân lí về cái đẹp trong văn học cổ đại.
Điều đó giúp cho văn chương cổ điển giữ được tính chất trong
sáng, giản dị, hài hoà, cân đối. Đó là một thành tựu đáng ghi
nhận của văn học cổ điển Pháp.
c. Mô phỏng cổ đại

- Đối với Molie, ông từng cho rằng: “Khi anh vẽ người, anh phải theo tự
nhiên (…). Nếu không làm cho người nghe nhận ra được con người của
thời đại mình, thì anh chẳng làm được gì hết” (Phê bình “Trường học làm
vợ”). Những hài kịch của ông đả kích mạnh mẽ vào những thói xấu của giai
cấp quý tộc, tăng lữ lãn tư sản của xã hội Pháp lúc bấy giờ và bản thân ông
được coi là người đặt nền móng cho chủ nghĩa hiện thực sau này. Nhờ đó,
văn học cổ điển vẫn mang ý nghĩa thời đại.
- Trong “Trưởng giả học làm sang”, cốt truyện hài kịch cũng dựa theo
cốt truyện của các tác phẩm cổ đại. Từ bản tính, tính cách cho đến đề tài,
thể loại, biện pháp nghệ thuật… đều được chủ trương mô phỏng người
xưa, nhất là phải tuân theo quy tắc đã được người xưa tổng kết.
d. Tính quy phạm chặt chẽ
Đây là một nền văn học có tính quy phạm chặt chẽ trong việc lựa chọn
cũng như đánh giá đề tài, nhân vật và thể loại.
- Về đề tài, văn học cổ điển ưa chuộng những đề tài lớn lao, liên quan đến vận
mệnh của dòng dõi, dân tộc và quốc gia hơn là những đề tài liên quan đến số
phận của một tính cách, cá nhân nào đó.
Trong hài kịch “Trưởng giả học làm sang”, Molie chế giễu những nhà tư
bản, những kẻ giàu mới nổi nhưng do ít học nên rỗng tuếch lại hay khoe mẽ,
bệnh này thường có ở nhà giàu, kẻ có tiền.
d. Tính quy phạm chặt chẽ
- Về nhân vật, văn học cổ điển không dành ưu tiên cho đẳng cấp thứ ba.
Những nhân vật trung tâm thường là những ông hoàng, bà chúa, những
tướng tá thuộc giới quý tộc.
Nhân vật trong tác phẩm là những gã trọc phú học đòi quý tộc một
cách ngu ngốc, ngô nghê, kệch cỡm, những tên quý tộc kiểu cách rởm đời,
giả dối, xảo trá, tham lam. Môlie đặt niềm tin ở thế hệ trẻ (Luyxin, Clêông),
những người có hiểu biết, giàu lòng nhân ái.
- Về thể loại, kịch được xem là thể loại hợp khẩu vị nhất vì nó phản ánh xung
đột lí trí và tình cảm, cá nhân và xã hội tạp trung nhất.
“Trưởng giả học làm sang” là một vở hài kịch nổi bật, mang đậm đặc sự
hài hước và sắc sảo
THANK
YOU

You might also like