You are on page 1of 81

Cách thức triển khai Dạy học phân hóa

80 cách dạy học phân hóa có thể triển khai trong suốt chương trình học
và ở các Giai đoạn có ý nghĩa quan trọng.
Tác giả: Mike Gershon – mikegershon@hotmail.com – với sự hỗ trợ của Ruth Sandler và www.geoffpetty.com
Cung cấp từ khóa

Ngôn ngữ có ý nghĩa quan trọng đối với việc


học. Từ khóa là các từ chủ đạo thuộc chủ đề
mà giáo viên giảng dạy. Dạy học phân hóa có
thể được triển khai bằng cách:

Cung cấp • Cung cấp cho học sinh danh sách các từ
khóa.
từ khóa • Cung cấp danh sách các từ khóa đi kèm với
định nghĩa.

• Cung cấp danh sách các từ khóa đi kèm với


ví dụ cụ thể khi đặt các từ đó trong câu.
Sử dụng ngôn ngữ đơn giản
Ngôn ngữ mà giáo viên sử dụng càng phức tạp bao
nhiêu thì khả năng nắm bắt của học sinh trong lớp
nói chung càng thấp bấy nhiêu.

Hãy triển khai dạy học phân hóa bằng cách đơn giản
hóa ngôn ngữ mà mình sử dụng.

Giáo viên cần xem xét các bối cảnh khác nhau khi
triển khai dạy học phân hóa:

• Khi nói với cả lớp.


• Khi nói với từng cá nhân học sinh.
• Khi viết nhận xét.
• Trong các slide trình chiếu bằng PowerPoint hoặc
trên bảng tương tác.
• Trong tài liệu phát ra cho học sinh.

Đơn giản hóa không có nghĩa là diễn giải sao cho mọi
thứ trở nên đơn giản đến mức ngô nghê mà là khiến
chúng rõ ràng, tường minh, dễ tiếp thu hơn.
Giới thiệu từ khóa một cách trực quan

Học sinh sẽ dễ dàng nắm bắt các từ khóa


nếu được tiếp cận với chúng một cách trực
quan trong môi trường lớp học. Giáo viên
Giới thiệu có thể giới thiệu các từ khóa theo 5 cách
sau:
từ khóa • Từ khóa đi kèm với định nghĩa.

một cách •

Từ khóa đi kèm với hình ảnh minh họa.
Từ khóa được đặt trong câu.
• Từ khóa được liệt kê trong bảng có
trực quan chứa các từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
• Yêu cầu học sinh tạo tranh ảnh từ các
từ khóa cho sẵn và trưng bày thành
phẩm ngay tại lớp.
Sử dụng hình ảnh minh họa

Việc sử dụng hình ảnh minh họa

Hình ảnh •…. giúp tất cả học sinh dễ dàng nắm


bắt hơn.

Áp dụng dạy học phân hóa bằng


cách đưa hình ảnh vào.

Hình ảnh •…. Sử dụng Google Hình ảnh để tìm


kiếm nhanh hơn.

Điểm cộng: Khi chèn thêm hình

Hình ảnh •…. ảnh, số lượng chữ sẽ bị giới hạn


(càng nhiều chữ càng rối).
Sử dụng từ khóa khi thảo luận

Trước khi yêu cầu học sinh đưa các từ vừa


học vào bài viết của mình, giáo viên nên
khuyến khích các em sử dụng những từ đó
trong khi thảo luận.

Sử dụng từ Như vậy, học sinh sẽ dần làm quen được


với ý nghĩa của từ và cách sử dụng từ.
khóa khi Các lỗi gặp phải khi nói dễ sửa hơn là các lỗi

thảo luận gặp phải khi viết.

Việc mắc các lỗi khi nói cũng khiến học sinh
bớt xẩu hổ hơn (vì lời nói là thoáng qua).
Nêu ví dụ

Nêu ví dụ là cách hiệu quả để triển khai


dạy học phân hóa.
Giải thích
Thông qua ví dụ, mọi thứ đều trở nên cụ
thể, rõ ràng hơn. Ví dụ là sợi dây kết nối
giữa các sự vật trừu tượng (từ ngữ, khái
niệm, nội dung kiến thức) với những thứ
Ví dụ 1 đi liền với chúng.

Ví dụ có thể phản ánh kinh nghiệm, cách


sử dụng và ngữ cảnh sử dụng từ.

Ví dụ 2 Bất kể giáo viên đưa ra ví dụ như thế nào


thì đều giúp học sinh hiểu vấn đề sâu hơn.
Cung cấp ngữ cảnh sử dụng từ

Cung cấp Giáo viên cần đối chiếu với slide “Nêu ví dụ”.

Một từ có thể mang nhiều ý nghĩa khi được


ngữ cảnh đặt vào các ngữ cảnh khác nhau. Hiểu được
ngữ cảnh sử dụng từ, học sinh sẽ nắm bắt dễ
sử dụng từ dàng hơn, từ đó định hình được bối cảnh lớn
mà từ được sử dụng.
Giới thiệu từ trái nghĩa

Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa trái


ngược nhau. Ví dụ:

Trái nghĩa với “lớn” là “nhỏ”.


Trái nghĩa với “trắng” là “đen”.
Trái nghĩa với “nhanh” là “chậm”.

Khi giới thiệu từ mới cho học sinh, giáo viên


nên kết hợp giới thiệu cả các từ trái nghĩa.

Điều này sẽ học sinh hiểu sâu hơn về nghĩa


của từ.

Nếu có thể, giáo viên nên sử dụng các từ trái


nghĩa đơn giản, quen thuộc với học sinh.
Làm mẫu đoạn hội thoại

Giáo viên yêu cầu học sinh cùng mình làm


mẫu một đoạn hội thoại trước lớp. Đoạn
hội thoại này có thể nằm trong phần hỏi
đáp hoặc phần thảo luận mà cả lớp cùng
tham gia.

Làm mẫu Với đoạn hội thoại này, giáo viên cần làm
mẫu để học sinh biết cách sử dụng từ và

đoạn hội thoại các thuật ngữ chuyên ngành cũng như áp
dụng các nội dung kiến thức vừa học.

Nên chọn học sinh tự tin để làm mẫu.

Sau khi làm mẫu, giáo viên yêu cầu cả lớp


cùng thực hiện.
Giới thiệu từ mới

Giáo viên có thể bố trí một “góc từ mới”


trong lớp và chỉ định một học sinh bất kỳ
Quan hệ làm nhiệm vụ xác định các từ mới có trong
nhân quả bài. Nên tạo điều kiện để nhiều em có cơ
hội đảm đương vai trò này.

Với “góc từ mới”, giáo viên có thể dùng


Thiên vị những mẩu giấy ghim lên tường hoặc sử
dụng một tấm bảng trắng hay bảng ghim
gỗ ép, hoặc đơn giản là in các từ mới ra
giấy và lấy đất sét dính lên bảng.
Tổng hợp
chất
Trao danh hiệu “Bậc thầy sử dụng từ điển”

Giáo viên có thể trao danh hiệu “Bậc thầy


sử dụng từ điển” cho một số học sinh

Trao danh trong lớp và trao luân phiên mỗi tuần hoặc
mỗi kỳ.

hiệu Bố trí vài cuốn từ điển ở khu vực gần bục


giảng và yêu cầu các “bậc thầy” nhanh
“Bậc thầy chóng tra cứu nghĩa mỗi khi có từ mới xuất
hiện và giải thích lại cho các bạn trong

sử dụng nhóm.

Mỗi “bậc thầy” chịu trách nhiệm quản lý


từ điển” một nhóm, như vậy tất cả các học sinh
mang danh hiệu này đều có cơ hội giải
thích nghĩa của từ mới mà mình tra được,
đồng thời những học sinh còn lại đều
được mở mang kiến thức.
Giải thích yêu cầu/đề bài
Giáo viên cần giải thích yêu cầu/đề bài sao cho
học sinh cảm thấy dễ hiểu nhất và đảm bảo rằng:

• Hướng dẫn rõ ràng, đơn giản, được trình bày


cụ thể trên bảng.
• Hướng dẫn đi kèm với hình ảnh minh họa phù
hợp.
• Giải thích bằng lời đi kèm với ví dụ làm mẫu.

Ngoài ra, giáo viên cũng có thể:

• Đề nghị học sinh đã hiểu yêu cầu/đề bài giải


thích lại cho cả lớp.
• Cho học sinh xem sản phẩm hoàn thiện của
khóa trước để các em hình dung ra kết quả
cuối cùng.
• Liệt kê các bước cần thực hiện trên bảng hoặc
trong tài liệu phát ra, sau đó yêu cầu học sinh
thực hiện từng bước một.
Sắp xếp chỗ ngồi

Giáo viên có thể triển khai dạy học phân hóa


thông qua việc sắp xếp chỗ ngồi cho học
sinh, cụ thể:

• Xếp các học sinh có năng lực không


Sắp xếp tương đồng ngồi cạnh nhau.

chỗ ngồi • Đảm bảo các học sinh được xếp ngồi
cạnh nhau sẽ có tác động tích cực lẫn
nhau.

• Bố trí học sinh ngồi theo nhóm (cạnh


nhau hoặc gần nhau) để khi làm việc
nhóm được thuận tiện.

• Xếp học sinh có kỹ năng nhất định ngồi


cạnh học sinh cần bồi dưỡng kỹ năng đó.
Đặt học sinh vào “ghế nóng”

Học sinh ngồi vào “ghế nóng” nếu:

• Bị gọi lên bảng trả lời câu hỏi.

• Xung phong lên bảng trả lời câu hỏi.

Việc đặt học sinh vào “ghế nóng” cũng là


hình thức triển khai dạy học phân hóa. Học
sinh ngồi bên dưới có thể học được từ câu
trả lời của bạn, đồng thời động não đặt
câu hỏi để thử thách bạn. Theo đó, học
sinh ở bất kể trình độ nào cũng có thể thu
được lợi ích từ hoạt động học tập này.
Để học sinh trực tiếp đứng lớp

Giáo viên nên tạo cơ hội để học sinh trực


tiếp đứng lớp. Sau đây là một số gợi ý:

• Yêu cầu một nhóm học sinh thuyết


Để học sinh trình hoặc giới thiệu một phần nội dung
bài học trước lớp.
trực tiếp • Chọn ra những em có vốn hiểu biết

đứng lớp phong phú về chủ đề mà giáo viên đang


giảng dạy để đưa vào các nhóm và dẫn
dắt các hoạt động mà nhóm có thể
chuẩn bị trước.

• Yêu cầu một số học sinh đã có trải


nghiệm cá nhân liên quan đến chủ đề
đứng lên giới thiệu cho các bạn trong
lớp (ví dụ: chủ đề tôn giáo).
Hoạt động “Sứ giả học tập”

“Sứ giả học tập” là hoạt động yêu cầu tất cả học sinh
cùng tiến hành nghiên cứu. Sau khi nghiên cứu xong,
một số học sinh sẽ đứng ra trình bày những gì đã tìm
hiểu được cho các bạn còn lại. Các bước cụ thể như
sau:

• Chia lớp thành các nhóm.

• Giao cho mỗi nhóm một chủ đề nghiên cứu.

• Yêu cầu mỗi nhóm cử ra một người đại diện trình


bày cho các nhóm khác về chủ đề đã tìm hiểu.

• Khi đã trình bày xong, các sứ giả trở về nhóm của


mình.

• Các nhóm giới thiệu cho sứ giả những thông tin


mà nhóm mình vừa thu nhận được.
Truy vấn biện chứng

Socrates là triết gia Hy Lạp cổ đại, được biết đến qua


các bài viết của Plato. Ông khuyến khích mọi người
tham gia các cuộc tranh biện mang tính triết lý, thách
thức các lập luận được đưa ra cùng với những khái
niệm và giả định được xây dựng trên cơ sở lập luận đó.

Truy vấn Trong môi trường lớp học, phương pháp truy vấn biện
chứng đòi hỏi giáo viên và học sinh cùng trình bày quan

biện chứng điểm của mình về một chủ đề nhất định.

Giáo viên sẽ đặt câu hỏi và đưa ra các “phản ví dụ”


nhằm cải thiện chất lượng lập luận của học sinh và
khuyến khích các em áp dụng tư duy phản biện để tự
đánh giá ý kiến cá nhân của mìn.

Giáo viên có thể thực hiện hoạt động này với 1-2 học
sinh và yêu cầu các em còn lại chăm chú lắng nghe. Đây
cũng được coi là hoạt động dạy học phân hóa hiệu quả.
Xác định chỉ số tự tin
Giáo viên cho học sinh tự đánh giá mức độ tự
tin của mình về chủ đề được đưa ra và tiến
hành ghép cặp học sinh tự tin với học sinh kém
tự tin hơn.

Giáo viên có thể ngồi riêng với những học sinh


Mức tự tin kém tự tin nhất (đây là đối tượng cần được hỗ
cao trợ nhiều nhất).

Mức tự tin Gợi ý các cách để học sinh tự đánh giá mức độ
thấp tự tin của mình:

• Giơ ngón tay cái lên/xuống/sang ngang.


• Di chuyển đến các góc khác nhau trong lớp.
• Giơ thẻ màu đỏ/vàng/xanh.
• Sử dụng thẻ tổng kết bài học (yêu cầu học
sinh viết tên lên thẻ).
• Trao đổi trực tiếp với giáo viên (cách này sẽ
mất nhiều thời gian hơn).
Góc chuyên gia

Giáo viên hỏi xem học sinh nào cảm thấy


mình hoàn toàn tự tin về chủ đề đang được
học.

Khi đã chọn ra được gương mặt phù hợp,


Góc giáo viên yêu cầu em học sinh đó di chuyển
ra một góc có kê bàn ghế đầy đủ (1 ghế cho

chuyên gia em đó ngồi, 1 ghế cho người cần tư vấn).

Tiếp đó, học sinh nào có băn khoăn hay thắc


mắc gì sẽ tìm đến Góc chuyên gia để được
hỗ trợ.

Giáo viên cũng có thể bố trí 2-3 Góc chuyên


gia trong lớp.
Hỗ trợ lẫn nhau

Giáo viên có thể yêu cầu những học sinh


làm xong trước đi lại quanh lớp, hỗ trợ các
bạn chưa hoàn thành.

Càng nhiều em hoàn thành yêu cầu/bài


tập thì đội ngũ hỗ trợ càng đông đảo.

Cứ như vậy, sẽ có đến một nửa số học sinh


hỗ trợ nửa lớp còn lại.

Cho phép học sinh mang theo phần bài


làm của mình để tiện hỗ trợ.
Trả lời mẫu

Đưa ra câu trả lời mẫu để học sinh biết


được giáo viên hoặc cán bộ chấm thi kỳ
vọng những gì.

Lợi ích của việc đưa ra câu trả lời mẫu:

Trả lời mẫu • Xóa bỏ cảm giác mơ hồ, giúp học sinh
hiểu rõ yêu cầu/đề bài và tự tin thực
hiện/trả lời.

• Khiến học sinh định hình được mình


cần phải làm như thế nào/trả lời ra sao.
Photo các bài làm tốt

Giáo viên cần duy trì thói quen photo các


bài làm tốt của học sinh trong suốt năm
học.

Cần giữ lại các bài làm này và cho học sinh
các khóa sau xem để học hỏi.

Một bài làm tốt có các tính chất sau đây:

• Sáng tạo
• Phản ánh tư duy khác biệt
• Đạt điểm cao hoặc điểm tối đa
• Trả lời/đáp ứng trọn vẹn câu hỏi/yêu
cầu đưa ra
• Cung cấp cái nhìn sâu sắc
Phân hóa dựa trên kết quả đầu ra

Giáo viên cần ra đề bài/yêu cầu cho


phép học sinh tiếp cận bằng nhiều cách.
Nói cách khác, học sinh có thể trả lời/
thực hiện tùy theo trình độ của mình và
đều có được niềm vui trong học tập.

Các đề bài/yêu cầu như vậy sẽ cho ra


Phân hóa kết quả mang tính phân hóa.

dựa trên Hướng dẫn: Giáo viên ra đề bài/yêu cầu


sao cho cả lớp đều có thể thực hiện,

kết quả đầu ra đồng thời cho phép học sinh thể hiện
tốt năng lực của mình.

Cần tránh các dạng bài chỉ có một đáp


án đúng duy nhất. Giáo viên nên cố
gắng tạo không gian để học sinh thỏa
sức vẫy vùng.
Tổ chức hoạt động mang tính mở

Hoạt động mang tính mở là hoạt động mà giáo


viên chỉ cung cấp định hướng và tạo điều kiện
để học sinh tự thực hiện theo cách của mình.
Ví dụ:

• ‘Đây là các đầu việc mà các em phải hoàn


thành. Các em có thể tùy ý thực hiện theo
cách mình muốn, miễn sao trình bày được
kết quả cho thầy/cô.’

• Nêu câu hỏi hoặc câu khẳng định và yêu cầu


học sinh trình bày quan điểm của mình (có
thể đưa gợi ý khi cần.

• Nêu kết quả cần đạt của bài học và khuyến


khích học sinh tự tìm cách để thu được kết
quả đó (cần hỗ trợ các học sinh yếu).
Tận dụng kiến thức có sẵn

Cần khai thác và tận dụng vốn kiến thức có


sẵn.

Một khi làm tốt điều này, giáo viên sẽ nắm bắt
được học sinh đang đứng ở đâu, đồng thời học

Tận dụng sinh cũng có thể liên hệ kiến thức mới với
những gì đã biết.

kiến thức Nếu có thể, giáo viên nên khai thác vốn kiến
thức có sẵn của học sinh ngay khi bắt đầu bài

có sẵn
học để không khí trong lớp được thoải mái
hơn, đồng thời tạo thế chủ động cho mình.

Điều này cũng cần thiết khi giáo viên giới thiệu
kiến thức mới vì như vậy học sinh sẽ nắm bắt
được những kiến thức đó đặt trong bối cảnh
như thế nào.
Tổ chức hoạt động phân cấp

Hoạt động phân cấp đặt học sinh vào các


tình huống thử thách với độ khó tăng dần.

Giáo viên cần chủ động đưa vào tiết học các
yêu cầu/bài tập có độ phức tạp tăng dần
hoặc đòi hỏi học sinh phải tư duy sâu hơn.

Không nhất thiết mọi học sinh đều phải đạt


đến cấp độ cao nhất. Tuy nhiên, cần động
viên các em liên tục cố gắng và dừng lại tìm
cách giải quyết mỗi khi gặp vấn đề.

Có thể thiết kế hoạt động phân cấp dựa trên


Thang Bloom (Tham khảo các tài liệu về
Bloom Buster để biết cách thực hiện).
Đưa ra nhiều phương án

Cùng một yêu cầu/bài tập nhưng giáo viên có


thể đưa ra nhiều phương án để học sinh lựa
chọn. Ví dụ:

Đưa ra Yêu cầu học sinh trả lời 2 câu hỏi theo một
trong cách hình thức dưới đây:

nhiều •

Viết bài luận
Thiết kế truyện tranh
phương án •

Vẽ tranh
Sáng tác thơ
• Sáng tác tiểu phẩm
• Chuẩn bị một bài phát biểu nêu rõ quan
điểm cá nhân
• Sáng tác bài hát
Đưa ra nhiều lựa chọn

Giáo viên ra một loạt câu hỏi/yêu cầu và cho


học sinh lựa chọn. Giáo viên có thể chủ
động sắp xếp chúng theo trật tự dựa vào độ
khó dễ hoặc giao nhiệm vụ này cho học sinh.

Việc sắp xếp theo thứ tự giúp học sinh xác


định được mức độ khó dễ của câu hỏi/yêu
cầu mà giáo viên đưa ra. Nhiều học sinh sẽ
có xu hướng lựa chọn các câu hỏi/yêu cầu
thấp hơn khả năng của mình.
Giao bài tập mở rộng

Giáo viên cần chuẩn bị câu hỏi/bài tập mở


Giao rộng cho những học sinh hoàn thành sớm.

bài tập Các câu hỏi/bài tập mở rộng cần dựa trên
thang Bloom và có độ khó tăng dần.

mở rộng Giáo viên cũng có thể giao câu hỏi/bài tập


mở rộng dưới dạng yêu cầu học sinh phân
tích các khái niệm.
Bức tường kỳ diệu

Đây là một kỹ thuật dạy học phân hóa hiệu quả.


Các bước cụ thể như sau:

??? ???
• Bố trí một “Bức tường kỳ diệu” trong lớp.
Có thể dùng phấn vẽ hình các viên gạch lên
trên nền giấy đen cho giống một bức tường.

• Trong trường hợp giáo viên không có đủ thời

??? ??? gian để trả lời hết các câu hỏi của học sinh,
những câu chưa có lời giải đáp sẽ được viết
lên trên giấy nhớ và dán lên “Bức tường kỳ
diệu”.

??? • Khi học sinh đã hoàn thành yêu cầu/bài tập


được giao, giáo viên cho các em nhặt ra một
câu hỏi có trên “Bức tường kỳ diệu” và trả lời
theo cặp hoặc tự viết ra giấy câu trả lời của
mình.
Làm việc nhóm

Làm việc nhóm cho phép học sinh trao đổi


với nhau và chia sẻ kiến thức hiểu biết về
chủ đề đang được bàn đến.

Hoạt động này giúp tất cả thành viên trong


nhóm gia tăng vốn hiểu biết thông qua
Làm việc thảo luận và làm việc chung.

nhóm Giáo viên cần cân nhắc kỹ cách tổ chức các


nhóm, tốt nhất là nên ghép những học
sinh có năng lực không tương đồng vào
cùng một nhóm.

Bên cạnh đó, giáo viên có thể phân nhiệm


vụ cụ thể cho từng thành viên để mỗi em
biết được mình cần làm gì.
Làm việc theo cặp

Làm việc theo cặp cho phép học sinh thảo


luận câu hỏi/đề bài cùng nhau, qua đó gia
tăng vốn hiểu biết của bản thân.

Giáo viên có thể ghép cặp học sinh có sự


chênh lệch về năng lực để các em hỗ trợ
lẫn nhau.

Ngoài ra, giáo viên cũng có thể ghép hai


học sinh yếu thành cặp để trực tiếp hỗ trợ
các em, giúp các em cùng tiến bộ.
Thảo luận

Thảo luận giúp học sinh học tập tốt hơn.


Thông qua thảo luận, học sinh có thể:

• Khám phá một chủ đề, đào sâu về một


quan điểm, ý kiến và lắng nghe người
khác chia sẻ suy nghĩ.
• Biết cách trình bày quan điểm, đồng
thời hình thành và gọt giũa ý kiến cá
Thảo luận •
nhân trong quá trình thảo luận.
Không ngại mắc lỗi, biết cách giải thích
sao cho rõ ràng (phần này khó hơn khi
làm bài viết).
• Phát triển kỹ năng trình bày bằng lời nói
(không phải học sinh nào cũng có kỹ
năng viết tốt).
• Có được nền tảng cần thiết để trình bày
ý tưởng tốt hơn trên giấy.
Trải nghiệm cá nhân

Giáo viên có thể tận dụng trải nghiệm cá


nhân của học sinh để giúp các em học tập
tốt hơn theo 3 cách sau đây:
Phát triển
hơn nữa • Đưa vào bài giảng các câu hỏi/bài tập
yêu cầu học sinh ôn lại trải nghiệm của
bản thân.
Nội dung mới • Chỉ ra mối liên hệ giữa các chủ đề được
đề cập trong bài với trải nghiệm đời
sống thường ngày.
Trải nghiệm
cá nhân • Tìm hiểu về trải nghiệm của học sinh,
đưa các trải nghiệm đó vào bài học để
làm rõ nội dung cần truyền đạt và giúp
học sinh dễ dàng liên hệ với bản thân
mình.
Học tập chủ động theo tốc độ của bản thân

Nếu có thể, giáo viên nên thiết kế các bài


giảng hoặc một số phần của bài giảng sao cho
học sinh có thể chủ động học tập theo tốc độ
Học tập của mình. Gợi ý:

chủ động • Sử dụng bài tập mở rộng, hoạt động phân


cấp, phương án và lựa chọn đa dạng, hoạt

theo tốc
động mang tính mở (tất cả đều được giới
thiệu trong tài liệu này).

độ của • Chuẩn bị nhiều phiếu bài tập để phát thêm


cho những học sinh hoàn thành sớm.

bản thân • Liệt kê những thứ học sinh cần làm, cần cố
gắng thực hiện và được khuyến khích thực
hiện; tạo điều kiện để học sinh chủ động
hoàn thành các đầu việc này theo tốc độ
của bản thân.
Xếp thẻ

Đây là một hoạt động hữu ích, yêu cầu học


sinh phân loại, sắp xếp và kết nối các thông
tin tương ứng.

Các thông tin này hiển hiện ngay trên thẻ


và có thể dễ dàng tiếp cận. Một số học
sinh sẽ cảm thấy khó khăn khi phải xử lý
toàn bộ thông tin trong đầu mà không có
thứ gì hữu hình hỗ trợ.

Thẻ cần phải cứng cáp để dùng được từ


năm này qua năm khác.
Kết nối, phân loại và sắp xếp thông tin

Hoạt động kết nối, phân loai và sắp xếp


thông tin đều rất hữu ích vì chúng phục vụ

Kết nối, mọi đối tượng học sinh.

Ngoài ra, các hoạt động này kích thích


phân loại nhiều cấp độ tư duy khác nhau. Ví dụ, học
sinh giỏi có thể lý giải cặn kẽ cách thức sắp

và sắp xếp
xếp thông tin, trong khi đó học sinh yếu
hơn sẽ chọn cách nêu trải nghiệm cá nhân
hoặc so sánh.

thông tin Cả ba loại hoạt động kể trên đều gắn với


quá trình cụ thể, chẳng hạn như xếp thẻ,
viết nội dung ra giấy hoặc sắp xếp lại trật
tự các từ.
Tổ chức nhóm nhỏ

Giáo viên có thể ghép 2-3 học sinh bất kì thành nhóm để thảo
luận ngắn về một chủ đề. Bằng cách này, ngay cả những học
sinh dè dặt nhất cũng phải lên tiếng bày tỏ quan điểm trước cả
nhóm.

Việc tổ chức nhóm nhỏ mang lại hiệu quả đáng kể. 10 cặp cùng
hoạt động sẽ khiến không khí lớp học sôi động hơn nhiều so
với việc một người nói trước một nhóm gồm 20 thành viên.

Bên cạnh đó, việc phân nhóm như vậy cũng dễ dàng hướng sự
tập trung của học sinh vào chủ đề đang được bàn đến và kích
thích suy nghĩ của các em.

Ví dụ, giáo viên có thể nói “Đầu tiên, cả lớp hãy dành ra 5 phút
để suy nghĩ về phản ứng của các em ngay khi được tiếp cận với
các bài đọc của buổi hội thảo tuần này. 5 phút bắt đầu!”

Nguồn: http://
www.brookes.ac.uk/services/ocsd/teachingnews/archive/autu
mn04/tipsbuzz.html
Mô tả ngắn gọn kết quả cần đạt

Giáo viên cung cấp cho học sinh bản mô tả


ngắn gọn các kết quả cần đạt. Bản mô tả
này cần tạo điều kiện để học sinh phát huy
Mô tả tính sáng tạo và không nên giới hạn ở nội
dung bài học.
ngắn Ví dụ, giáo viên có thể đặt mục tiêu cho

gọn kết một tiết học Lịch sử như sau:

“Em hãy cho thấy phản ứng của người dân


quả cần các nước châu Âu trước chủ nghĩa đế quốc
Pháp dưới thời vua Napoleon.
đạt Liệt kê cả phản ứng tức thời lẫn các phản
ứng về sau này cùng với những hành động
kéo theo (nếu có)”.
Phiếu bài tập

5 cách giáo viên có thể triển khai dạy học phân


hóa thông qua phiếu bài tập:
Phiếu Phiếu Phiếu
bài tập A bài tập B bài tập C • Chuẩn bị sẵn nhiều phiếu bài tập dành cho
học sinh thuộc các trình độ khác nhau.
• Sử dụng nhiều phiếu bài tập theo như mô
hình dạy học đã đề cập ở mục “Học tập chủ
động theo tốc độ của bản thân”.
• Thiết kế các phiếu bài tập với độ khó tăng
dần, tạo điều kiện để học sinh làm hết khả
năng của mình.
• Thiết kế các phiếu bài tập có chứa câu
hỏi/yêu cầu mở.
• Thiết kế các phiếu bài tập với nhiều phương
án hoặc lựa chọn (xem thêm ở mục “Đưa ra
nhiều phương án” và “Đưa ra nhiều lựa
chọn”).
Khách thăm

Tiếp khách thăm là một cách triển khai dạy


học phân hóa hiệu quả bởi những lý do sau:

• Tính tương tác cao.

Khách
• Có yếu tố bất ngờ.
• Mang đến sự thay đổi cho thói quen
thường ngày.
thăm • Khiến việc học tập trở nên thú vị hơn.
• Tạo sự khác biệt trong môi trường lớp học.

Giáo viên có thể cho học sinh chuẩn bị trước


nhằm:
• Giúp học sinh thu được nhiều lợi ích nhất.
• Tìm ra hướng phát triển dựa trên việc ghi
lại quá trình học tập của học sinh.
Cho học sinh thuyết trình

Giáo viên chia lớp thành các nhóm và giao


cho mỗi nhóm một chủ đề nghiên cứu
hoặc câu hỏi.

Giáo viên cần cung cấp các nguồn tài liệu


thích hợp và yêu cầu mỗi nhóm thuyết
trình trước cả lớp.

Để phần thuyết trình trở nên lôi cuốn hơn,


có thể đề ra một số quy định như sau:

• Không chăm chăm đọc chữ trên slide.


• Phát tài liệu cho người nghe.
• Có phần tiểu phẩm.
• Có trò chơi hoặc hoạt động tương tác.
• Có câu hỏi thảo luận (người thuyết
trình dẫn dắt phần thảo luận).
Học qua tình huống

Học qua tình huống là phương pháp hiệu


quả, giúp học sinh hiểu được các khái
niệm trừu tượng thông qua ví dụ cụ thể.

Học qua Tình huống cho thấy các khái niệm, phạm
trù và ý kiến được thể hiện ra sao trong

tình huống thực tế cuộc sống, cụ thể hóa những kiến


thức mà giáo viên truyền thụ tới học sinh.

Giáo viên có thể tham khảo nhiều tình


huống trong sách giáo khoa, trên các trang
web giáo dục, qua báo chí hoặc tự sáng
tạo ra tình huống của riêng mình và dùng
đi dùng lại từ năm này qua năm khác.
Học qua khám phá
“Học qua khám phá là phương pháp dạy
học truy vấn. Học sinh học tập tốt nhất khi
tự mình khám phá kiến thức và mối quan
hệ giữa vạn vật”.

Nguồn:
http://www.learning-theories.com/discover
y-learning-bruner.html

Giáo viên có thể khuyến khích học sinh học


qua khám phá bằng cách:

• Tổ chức hoạt động nhóm.


• Cung cấp một phần thông tin và để học
sinh tự mày mò, khám phá phần còn lại.
• Giao nhiệm vụ độc lập cho học sinh
(VD: nghiên cứu) hoặc cung cấp bản mô
tả ngắn gọn kết quả cần đạt.
• Cho học sinh trực tiếp làm thí nghiệm.
• Cho học sinh thực hiện nghiên cứu.
Tổ chức thí nghiệm

Lợi ích của thí nghiệm:

• Có tính thực tế cao.

Tổ chức • Giúp học sinh học qua khám phá


(tham khảo slide trước).

thí nghiệm • Thú vị, thu hút sự quan tâm chú ý của
học sinh.

• Cho phép học sinh chủ động dẫn dắt


việc học tập của bản thân.

• Thúc đẩy học sinh sử dụng lập luận và


phương pháp khoa học.
Sử dụng bộ câu hỏi

?
???????? ?
Giáo viên có thể sử dụng bộ câu hỏi để
nắm bắt được năng lực, trình độ của học
sinh. Các câu hỏi có thể:

????????? • Trừu tượng hoặc rõ ràng.

????????? • Có hoặc không mang tính dẫn dắt.

?????????
• Có hoặc không mang tính cá nhân.

?????????
• Chung chung hoặc cụ thể.

??
• Liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới
việc học

Ngoài ra, còn nhiều phương án khác được


đề cập trong các slide tiếp theo.
Chuẩn bị sẵn câu hỏi

Giáo viên cần chuẩn bị sẵn một loạt các câu hỏi
liên quan tới chủ đề đang giảng dạy và phù hợp
với đối tượng học sinh.

Chuẩn bị Nếu cần, giáo viên có thể ghi lại các câu hỏi ra

sẵn
giấy để sau này dùng lại.

Trong trường hợp không có đủ thời gian chuẩn bị,


câu hỏi hãy đặt câu hỏi ngay trên lớp dựa vào các phạm
trù kiến thức và các dạng câu hỏi gợi ý, như vậy
mới tránh lặp lại những câu đã hỏi trước đó hoặc
không có tác dụng hỗ trợ việc học tập của học
sinh. Xem thêm các slide khác có trong tài liệu này
để biết được một số dạng câu hỏi và phạm trù
hữu ích.
Biện luận

Giáo viên yêu cầu học sinh biện luận quan


điểm của mình. Có thể cho học sinh thảo
Luận luận theo cặp trước khi trình bày, như vậy
điểm 1 sẽ dễ dàng hơn.

Luận Học sinh nào cũng có thể bảo vệ quan


điểm 2 điểm của mình, tuy nhiên điểm khác biệt
nằm ở tính thuyết phục của lập luận.
Luận
Thông qua việc khuyến khích học sinh bảo
điểm 3 vệ quan điểm của mình, giáo viên đã giúp
các em phát triển kỹ năng lập luận, một kỹ
năng không thể thiếu trong mọi quá trình
học tập.
Câu hỏi mở/đóng

Giáo viên cần xác định rõ khi nào nên sử dụng câu
hỏi mở/đóng.

Câu hỏi mở tạo điều kiện để học sinh suy luận,


bày tỏ quan điểm và tư duy sâu về chủ đề đang

Câu hỏi được bàn đến.

Trong khi đó, câu hỏi đóng chỉ đơn giản là xem
mở/ học sinh có đoán đúng câu trả lời hay không.

đóng Lưu ý: Giáo viên cần thêm cụm từ “Theo em” khi
đặt câu hỏi. Ví dụ:

Dân chủ là gì?


 Theo em, dân chủ là gì?

Rõ ràng, câu hỏi thứ hai mở ra nhiều không gian


hơn để học sinh tư duy và thảo luận.
Làm rõ thông tin

?
???????? ?
Giáo viên cần đặt các câu hỏi nhằm làm rõ
thông tin và khuyến khích học sinh hỏi
những câu tương tự.

????????? Câu hỏi dạng này giúp loại bỏ những điều

?????????
còn mơ hồ vì người được hỏi phải giải
thích các khía cạnh chưa rõ.

?????????
Một số câu hỏi nhằm làm rõ thông tin:

?????????
• Cụ thể ý em là gì?
• Em có thể cho thầy/cô một ví dụ

??
không?
• Nó sẽ hoạt động ra sao?
• Em có thể giải thích thêm lần nữa được
không?
• Em muốn so sánh nó với điều gì?
Đặt câu hỏi mang tính thử thách
Giáo viên nên đặt các câu hỏi thách thức óc suy
nghĩ của những học sinh thuộc top đầu lớp. Đó
có thể là:

• Câu hỏi đánh giá (nhận định, nhận xét, phê


bình, bảo vệ ý kiến).
Đặt câu hỏi • Câu hỏi sáng tạo (lập kế hoạch, hợp nhất, tự
mang tính tạo ra sản phẩm).

thử thách • Câu hỏi so sánh (So với cái khác thì sao? Sự
khác biệt là gì? Tương tự với cái nào và tại
sao?).

• Câu hỏi vĩ mô (mang tính triết lý, tình huống


giả sử, câu hỏi khai thác giá trị bản thân).

• Câu hỏi tương tự như đề kiểm tra.


Khuyến khích học sinh đặt câu hỏi

?
???????? ?
Giáo viên cần khuyến khích học sinh chủ
động đặt câu hỏi. Lợi ích của việc này đó là:

?????????
• Học sinh có thể đặt câu hỏi tùy theo
trình độ của bản thân.

?????????
• Học sinh có thể lắng nghe câu hỏi từ các
bạn.

????????? • Học sinh có thể xem cách giáo viên trả

?????????
lời câu hỏi.

• Giáo viên có thể xác định được các khía

??
cạnh mà học sinh quan tâm.

• Học sinh có thể thu nhận nhiều thông tin


bổ ích qua câu trả lời của giáo viên.
Chuẩn bị một loạt câu hỏi

Giáo viên cần chuẩn bị sẵn một loạt câu


hỏi cho cả lớp hoặc cho đối tượng học sinh
cụ thể. Các câu hỏi này:
Chuẩn bị • Có độ thử thách tăng dần.

một loạt
• Tạo điều kiện để học sinh tư duy toàn
diện.
• Khuyến khích học sinh tư duy cùng một
câu hỏi vấn đề theo nhiều cách khác nhau.

Khi chuẩn bị trước các câu hỏi, giáo viên sẽ


dễ dàng thu hút sự tập trung của học sinh
và định hướng việc học tập của các em.
Dành thời gian cho học sinh suy nghĩ

Thời gian
Câu hỏi
suy nghĩ Giáo viên đặt câu hỏi, sau đó dành thời
gian để học sinh suy nghĩ.

Như vậy, mọi học sinh đều có thể tiếp cận


Thời gian Thời gian câu hỏi và những em học tốt sẽ có thời
suy nghĩ suy nghĩ gian phát triển câu trả lời của mình.

Câu
trả lời
Đặt câu hỏi cho cá nhân học sinh

Dạy học phân hóa thể hiện ở việc giáo viên


dành thời gian cho cá nhân học sinh.

Lý tưởng nhất, giáo viên nên đặt các câu

Đặt câu hỏi hỏi khác nhau cho các đối tượng học sinh
khác nhau để tìm hiểu vốn kiến thức, trải
nghiệm và trình độ của các em.
cho cá nhân Giáo viên cần:
học sinh • Tạo cơ hội làm việc riêng với các cá
nhân học sinh.
• Điều chỉnh câu hỏi sao cho phù hợp với
đối tượng học sinh.
• Tương tác với học sinh bằng cách đặt
thêm nhiều câu hỏi.
Chủ động đặt câu hỏi cho đối tượng quan tâm

????????? ?
Giáo viên không nên đợi học sinh giơ tay phát biểu
vì chủ yếu các em tự tin mới tham gia thảo luận.

?????????
Thay vào đó, giáo viên cần chủ động đặt câu hỏi cho
những đối tượng mình quan tâm, có thể là trong các

?????????
tình huống thảo luận trước lớp hoặc khi học sinh
hoạt động theo nhóm/cặp.

?????????
Hãy tự hỏi mục đích của mình khi đặt câu hỏi là gì:

?????????
• Để thúc đẩy việc học tập của học sinh?
• Để loại bỏ những quan niệm sai lầm?
• Để khuyến khích học sinh vận dụng óc suy luận?

??
Hay vì mục đích nào khác?

Hãy dựa vào đó để xây dựng câu hỏi cho học sinh và
xác định cacs đối tượng phù hợp.
Giao yêu cầu/bài tập đa dạng

Giáo viên cần giao các yêu cầu/bài tập đa


dạng để đem đến nhiều cơ hội học tập cho

Giao
học sinh, tránh trường hợp học sinh cảm thấy
nhàm chán với cách tiếp cận lặp đi lặp lại.

yêu cầu/ Có thể giao nhiều yêu cầu/bài tập:

bài tập • Trong phạm vi một tiết học.


• Trong phạm vi một chương.

đa dạng
• Trong cả năm học.

Giáo viên nên xây dựng các dạng yêu cầu/bài


tập cho riêng mình và bám sát vào đó, hoặc
tùy vào tình huống mà ra đề bài để thử
nghiệm các cách tiếp cận khác nhau.
Giao yêu cầu/bài tập đa dạng II

Để biết các yêu cầu/bài tập mình giao đã


đa dạng hay chưa, giáo viên có thể nhìn
vào những kết quả cần đạt đề ra cho học
sinh. Quá trình này hơi ngược một chút.

Khi chuẩn bị cho một tiết học hoặc một


chương, hãy xác định rõ học sinh cần đạt
được kết quả gì và dựa vào đó để thiết kế
các hoạt động.
Thang Bloom mở rộng

Giáo viên cần dựa vào Thang Bloom để xây dựng


câu hỏi và bài tập mở rộng. Dưới đây là các kỹ
năng thuộc 3 cấp độ cao nhất:

Thang
Phân tích: Phân tích, Đánh giá, Phân loại, So
sánh, Tương phản, Phân biệt, Tìm hiểu, Thử
nghiệm, Khám phá, Đào sâu, Đặt câu hỏi,
Bloom Nghiên cứu, Kiểm tra.

mở rộng Tổng hợp: Kết hợp, Xây dựng, Sáng Tạo, Thiết
kế, Đưa ra giả thuyết, Tích hợp, Hợp nhất, Tổ
chức, Lập kế hoạch, Đề xuất, Tổng hợp.

Đánh giá: Đánh giá, Tranh luận, Phê bình, Bảo


vệ, Kiểm tra, Cho điểm, Biện luận, Xếp hạng,
Thẩm định, Định giá.
Đánh giá và Sáng tạo

Khi xây dựng câu hỏi và bài tập mở rộng,


giáo viên cần chú trọng vào khía cạnh
Đánh giá và Sáng tạo.
Đánh
Đây là các kỹ năng thuộc cấp độ cao nhất
giá trên thang Bloom, đòi hỏi học sinh phải
nắm rất chắc nội dung kiến thức.

Nếu muốn đưa vào các hoạt động phân


cấp hoặc yêu cầu/bài tập đa dạng (tham
khảo các slide có trong tài liệu này), giáo
viên hãy kết lại bài giảng bằng các hoạt
Sáng tạo động thách thức khả năng đánh giá và
sáng tạo của học sinh.

Lưu ý: Câu hỏi và bài tập mở rộng cần có


độ khó tăng dần theo tiến trình bài giảng.
Xây dựng câu hỏi dựa trên Thang Bloom

Giáo viên cần dựa trên Thang Bloom để xây dựng câu hỏi cho các tiết học.
Dưới đây là các kỹ năng thuộc cả 6 cấp độ:

Biết: Sắp xếp, Định nghĩa, Mô tả, Liệt kê, Đối Phân tích: Phân tích, Đánh giá, Phân loại, So
sánh, Ghi nhớ, Đặt tên, Xếp theo thứ tự, sánh, Tương phản, Phân biệt, Tìm hiểu, Thử
Trích dẫn, Nhận biết, Nhớ lại, Nhắc lại, Tái nghiệm, Khám phá, Đào sâu, Đặt câu hỏi,
hiện, Lưu giữ. Nghiên cứu, Kiểm tra.

Tổng hợp: Kết hợp, Xây dựng, Sáng Tạo,


Hiểu: Đặc tả, Phân loại, Hoàn thành, Mô tả, Thiết kế, Đưa ra giả thuyết, Tích hợp, Hợp
Thảo luận, Thiết lập, Giải thích, Diễn đạt, nhất, Tổ chức, Lập kế hoạch, Đề xuất, Tổng
Xác định, Minh họa, Nhận biết, Báo cáo, hợp.
Liên hệ, Sắp xếp, Thông hiểu.

Đánh giá: Đánh giá, Tranh luận, Phê bình,


Vận dụng: Áp dụng, Tính toán, Lựa chọn, Bảo vệ, Kiểm tra, Cho điểm, Biện luận, Xếp
Thể hiện, Kịch hóa, Ứng dụng, Thực hiện, hạng, Thẩm định, Định giá.
Diễn giải, Thực hành, Nhập vai, Phác thảo,
Giải quyết, Đề xuất.
Học sinh thuộc top đầu, giữa và cuối lớp

Khi dạy một lớp mà học sinh có trình độ


khác nhau, giáo viên thường chọn mốc ở
Đầu giữa, nghĩa là chọn cách giảng sao cho hầu
hết học sinh trong lớp đều tiếp thu được
kiến thức. Đây là điều không thể tránh
khỏi.

Giữa Tuy nhiên, đôi khi trong giờ học, giáo viên
cũng nên chủ động hướng tới các đối
tượng thuộc top đầu và cuối lớp.

Có thể giới thiệu bằng một câu như sau


Cuối “Có thể các em đã biết rồi nhưng thầy/cô
muốn làm rõ thêm” hoặc “Phần tiếp theo
hơi khó một chút nhưng rất đáng để các
em thử sức đấy”.
Đánh giá phục vụ học tập
Giáo viên có thể áp dụng phương pháp Đánh giá
phục vụ học tập để triển khai dạy học phân hóa.

Phương pháp này giúp xác định trình độ, năng lực
của học sinh và chỉ ra hướng giải quyết nhằm thu

Đánh giá hẹp sự chênh lệch.

Hãy khai thác các thông tin liên quan và sử dụng


phục vụ chúng để lên kế hoạch bài giảng tốt hơn. Chú ý tận
dụng kết quả tự đánh giá lẫn đánh giá chéo.
học tập Xem thêm các ý tưởng Đánh giá phục vụ học tập
tại đây:

http://www.tes.co.uk/teaching-resource/Assessment-For-Learnin
g-Toolkit-6020165/

http://www.tes.co.uk/teaching-resource/Peer-and-Self-Assessme
nt-Guide-6024930/

http://www.tes.co.uk/teaching-resource/The-Whole-Class-Feedb
ack-Guide-6057595/
Khung hỗ trợ quá trình Nghe và Ghi chép

Giáo viên có thể xây dựng Khung hỗ trợ


dành cho những học sinh gặp khó khăn
trong việc ghi chép.

Chủ đề Chủ đề Chủ đề Đó có thể là một phiếu phát tay được


chia làm nhiều phần, mỗi phần đều bắt
1 2 3 đầu bằng một câu hỏi, câu khẳng định
hoặc một phạm trù kiến thức.

Các phần được liệt kê sẵn sàng giúp


học sinh dễ dàng sắp xếp thông tin thu
nhận được theo đúng thứ tự, giảm áp
lực lên quá trình tư duy và tạo điều
kiện để các em tập trung hoàn toàn vào
nghe và viết.

Về bản chất, Khung hỗ trợ này làm đỡ


một phần việc cho học sinh, qua đó
đảm bảo hiệu quả học tập.
Làm mẫu

Làm mẫu nghĩa là giáo viên minh họa cách


thực hiện cho cả lớp hoặc cho đối tượng học
sinh cụ thể.

Làm mẫu Giáo viên có thể làm mẫu bằng hành động
cử chỉ, bằng văn bản (vẽ mẫu một bảng và
điền các thông tin cần thiết) hoặc bằng lời
nói (thảo luận mẫu với một học sinh, sau đó
chia cả lớp thành các cặp để tự thảo luận).
Phiếu liệt kê các bước

1) … Giáo viên cần cung cấp cho học sinh


Phiếu liệt kê các bước cần thực hiện. Khi
đối chiếu với phiếu này, học sinh có thể
biết được mình đang ở đâu và những
việc còn lại phải làm là gì.

2) … Phiếu này đặc biệt giúp ích khi học sinh


làm bài tập viết. Ngoài việc biết được
mình đang ở đâu và cần phải làm gì tiếp
theo, học sinh cũng nắm bắt được mình

3) …
nên tổ chức bài viết theo hướng nào.
Hướng dẫn kết cấu bài viết

Giáo viên cần hướng dẫn rõ ràng để học sinh


biết được mình cần tổ chức bài viết theo kết
cấu như thế nào.
Ví dụ:

Hướng dẫn Đoạn 1 – Giới thiệu

Đoạn 2 – Lập luận bảo vệ quan điểm (1)


kết cấu bài Đoạn 3 – Lập luận bảo vệ quan điểm (2)

viết Đoạn 4 – Lập luận phản đối quan điểm trái


chiều (1)
Đoạn 5 – Lập luận phản đối quan điểm trái
chiều (2)

Đoạn 6 – Kết luận

Phần hướng dẫn có thể chung chung hoặc cụ


thể, miễn là phù hợp với đối tượng học sinh.
Gợi ý các cụm từ mở đầu câu

Giáo viên nên gợi ý cho học sinh các cụm từ mở


đầu câu để các em dễ dàng bắt nhịp vào bài viết.
Gợi ý:

• Viết sẵn các cụm từ này lên slide PowerPoint


hoặc lên bảng tương tác.
Một vế của lập luận…
• Dán các cụm từ này xung quanh lớp học.
• Liệt kê ra một tờ giấy hoặc một cuốn sổ nhỏ.
• Cùng cả lớp điểm qua một vài cụm từ trước khi
triển khai hoạt động.
• Yêu cầu một vài học sinh đọc to phần mở đầu
các câu đã viết.
Khung hỗ trợ quá trình Viết

Tương tự như Khung hỗ trợ quá trình


Nghe và Ghi chép (tham khảo slide trước),
khung này cũng làm đỡ cho học sinh một
số phần việc để các em có thể tập trung
Khung hoàn toàn vào bài viết.

hỗ trợ Khung này có kết cấu rất chặt chẽ, mỗi


phần đều có gợi ý đi kèm (cụm từ mở đầu

quá trình câu, nội dung cần truyền tải), tương tự


như Hướng dẫn kết cấu bài viết.

Viết Giáo viên có thể xây dựng Khung hỗ trợ


cho từng thể loại bài viết (Tập làm văn,
Báo cáo, Tóm tắt, v.v…) và sử dụng trong
các tiết dạy của mình cũng như trong các
giai đoạn có ý nghĩa quan trọng.
Tài liệu khung

Tài liệu khung là tài liệu phát cho học sinh


tham khảo và sử dụng.
A) Giáo viên có thể xây dựng tài liệu khung
tương ứng với các bài tập viết, yêu cầu làm
việc nhóm, nghiên cứu, v.v…

B) Học sinh cần hỗ trợ càng nhiều thì tài liệu


càng chi tiết.

Giáo viên cần cung cấp hướng dẫn chi tiết


cho một số học sinh và tạo điều kiện để
C) các em lựa chọn phương án phù hợp với
mình.
Giấy nháp

Giấy nháp là công cụ hỗ trợ tư duy, giúp


mở rộng trí nhớ của con người.

Khi viết các thông tin ra giấy nháp, ta


không cần phải giữ chúng lại trong đầu.
Giấy Như vậy, ta có thể dễ dàng sử dụng thông
tin theo cách mình muốn, đồng thời trí
nháp nhớ ngắn hạn cũng được giải phóng,
nhường chỗ cho những thứ khác quan
trọng hơn.

Giáo viên cần khuyến khích học sinh sử


dụng giấy nháp, bên cạnh việc giải thích
tác dụng và hướng dẫn cách làm.
Gạch đầu dòng và Bảng

Gạch đầu dòng và Bảng là cách thức tổ


chức thông tin hiệu quả, khiến mọi việc trở
nên dễ dàng hơn.

Bản thân tài liệu này sử dụng rất nhiều


gạch đầu dòng nhằm mục đích đơn giản
hóa thông tin.

Bảng cho phép ta sắp xếp dữ liệu theo


từng nhóm.

Học sinh nên được khuyến khích sử dụng


gạch đầu dòng và bảng để có những bài
viết chất lượng hơn.
Giao bài tập viết mang tính cá nhân

Giao bài tập viết mang tính cá nhân là một


cách triển khai dạy học phân hóa vì mỗi

Giao bài
học sinh lại có cách tiếp cận riêng.

Giáo viên cần áp dụng các kỹ thuật,


tập viết phương pháp đã đề cập trong tài liệu này
để hỗ trợ học sinh.

mang tính Trước khi giao bài, giáo viên cần triển khai

cá nhân
hoạt động phù hợp để học sinh bắt nhịp
tốt hơn và có thời gian suy nghĩ về chủ đề
cũng như sắp xếp ý tưởng.
Thử thách học sinh

Giáo viên có thể thử thách khả


năng của học sinh thông qua bộ
công cụ sau đây:

http://www.tes.co.uk/teaching-r
esource/Challenge-Toolkit-60633
18/
Sử dụng phương tiện truyền thông đa dạng

Sử dụng phương tiện truyền thông đa


dạng trong tiết học hoặc chương cũng là
một cách triển khai dạy học phân hóa.
Sử dụng Học sinh sẽ chăm chú hơn và có nhiều cơ

phương hội tiếp cận nội dung hơn.

tiện truyền
Các phương tiện truyền thông bao gồm:

• Video
thông đa •

Bài hát
Phim hoạt hình

dạng •

Trò chơi điện tử
Bài báo
• Câu chuyện
• Tài liệu phát tay
• Slide
Tổ chức các “Khu hoạt náo”
Cách thực hiện như sau:

• Bố trí các khu hoạt náo quanh lớp học.

• Cung cấp tài liệu và/hoặc giao nhiệm vụ cho


từng khu.

• Đảm bảo tính đa dạng của các tài liệu và


nhiệm vụ. Ví dụ: Đó có thể là một tình
huống, một video được trình chiếu trên
laptop hay bài tập xếp thẻ, tài liệu phát tay,
trò chơi hoặc bài báo.

• Chia học sinh thành các nhóm, mỗi nhóm


chịu trách nhiệm quản lý một khu hoạt náo.

• Xoay vòng các nhóm sau khoảng thời gian


định sẵn, đảm bảo mỗi nhóm tới tham quan
tất cả các khu còn lại.
Đưa câu chuyện vào bài giảng

Các câu chuyện giúp ta hiểu hơn về thế


Đưa câu giới và dễ dàng tiếp cận với những vấn đề
phức tạp.

chuyện vào Giáo viên nên đưa các câu chuyện vào bài
giảng và yêu cầu học sinh tự sáng tác câu
bài giảng chuyện của riêng mình dựa trên những gì
đã học.
Tìm hiểu về bạn bè

Cách thực hiện như sau:

• Giới thiệu chủ đề.

• Yêu cầu học sinh tìm hiểu về các quan


điểm và trải nghiệm sống của bạn bè.

• Đề nghị học sinh xây dựng các câu hỏi


xoay quanh chủ đề (5-10 câu hỏi, tùy
vào giới hạn thời gian).

• Cho học sinh tiến hành hỏi đáp.

• Yêu cầu học sinh báo cáo kết quả sau


khi hoàn thành.
Trò chuyện cùng học sinh

Giáo viên nên đặt mục tiêu trò chuyện với


càng nhiều học sinh mỗi tiết học càng tốt.
Trò Bằng cách này, giáo viên có thể xác định

chuyện được hầu hết học sinh của mình đang ở


đâu và hỗ trợ các em còn yếu.

cùng Đương nhiên việc này không phải lúc nào


cũng có thể thực hiện, đặc biệt là với các
học sinh lớp khó quản. Trong trường hợp này, giáo
viên cần cố gắng triển khai vài tiết học một
lần (mỗi hôm có thể gọi một vài em lên
bảng).
Đưa yếu tố hài hước vào bài giảng

Cốc Đó?

Cốc Gọi
Yếu tố hài hước sẽ tạo động lực và giúp học
sinh tham gia sâu hơn vào bài học.
Cốc Ai Vì vậy, giáo viên cần cố gắng gây cười khi có
thể. Nên tìm các mẩu chuyện vui trên mạng
và đừng ngần ngại kể chuyện cười về chính
bản thân mình.

You might also like