You are on page 1of 22

THÁNG 5

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2019


ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

NỘI DUNG CHÍNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO LỜI BÁC

Tư tưởng

Theo dòng lịch sử

Kỹ năng
Thanh niên

Câu chuyện
dưới cờ

Bài hát
Thanh niên

Những bài học cảm động về tấm gương đạo đức của Bác Hồ
trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Sinh thời, Bác Hồ thường căn dặn mọi người phải thực hành tiết kiệm;
tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiền bạc; phải tiết kiệm từ cái to đến cái
nhỏ, không xa xỉ, hoang phí, không bừa bãi, phô trương hình thức. Bác Hồ đã sống
cả cuộc đời thanh bạch từ ăn, ở đến phương tiện sử dụng phục vụ công việc hàng
ngày, để tiết kiệm thời gian, Bác dạy: “Từ Chủ tịch Chính phủ cho đến người chạy
giấy, người quét dọn trong một cơ quan nhỏ, đều là những người ăn lương của dân,
làm việc cho dân... làm việc phải đến đúng giờ, chớ đến trễ về sớm... Phải nhớ
rằng: Dân đã lấy tiền mồ hôi nước mắt để trả lương cho ta trong những giờ đó. Ai
lười biếng tức là lừa gạt dân”.
Nhà ở của Bác chỉ là một ngôi nhà sàn gỗ lợp ngói, trên gác có hai
phòng, mỗi phòng hơn 10m2, vậy mà Bác đề nghị để đồng chí Phạm Văn Đồng sử
dụng một phòng, để khỏi lãng phí.

1 Tài liệu
THÁNG 5
2019 SINH HOẠT CHI ĐOÀN
Một Tổng biên tập nước ngoài được Bác tiếp tại nơi đó đã kể lại:
“Chúng tôi được dẫn vào tầng dưới ngôi nhà sàn của Bác Hồ. Chúng tôi đợi
Người ở đấy. Tôi còn kịp lướt nhìn mọi thứ được xếp đặt trong phòng khách
của Người. Gọi là phòng khách của vị Nguyên thủ quốc gia mà thật vô cùng
giản dị, có lẽ không khác những gian nhà của nông dân Việt Nam mà tôi có
dịp tới. Trong gian phòng này có lẽ chỉ có bộ bàn ghế mây được coi là nổi
bật”.
Bữa ăn của Bác như bữa ăn của mọi nhà: Bát canh, quả cà, con cá kho,
hoặc lát thịt kho. Bác luôn nghĩ đến người nghèo “lúc chúng ta nâng bát cơm
ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi đề nghị với
đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước, cứ 10 ngày nhịn ăn 1 bữa, mỗi
tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa 1 bơ) để cứu dân nghèo”.
Trong sinh hoạt đời thường, Bác Hồ còn chỉ thị cho những người phục
vụ: Vá khăn mặt cho Bác, vá áo lót cho Bác, vá chiếu nằm cho Bác. Có lần,
khi tất rách chưa kịp vá, anh em đưa đôi mới để Bác dùng. Bác cầm đôi tất
xoay chỗ rách vào bên trong người Bác, rồi cười: Đấy có trông thấy rách nữa
đâu...
Mùa đông, Bác Hồ có một cái áo bông của đồng bào biếu. Bác dùng
nhiều năm, mền bông xẹp xuống không ấm nữa. Nhưng không ai dám nghĩ
đến việc xin Bác bỏ mền bông đi, chỉ nghĩ đến việc thay vỏ ngoài. Vì dùng mãi
vỏ áo đã đứt chỉ ở khuỷ tay và ở cổ. Bác bảo mạng nó lại. Nó rách ở vai thì
Bác bảo vá vai, đến khi nó rách lần 2, đồng chí phục vụ xin cho thay vỏ ngoài,
Bác bảo: Này chú ạ, Chủ tịch Đảng, Chủ tịch Nước mặc áo vá vai thế này là
cái phúc của dân đấy, đừng bỏ cái phúc đó đi. Bác mặc bộ quần áo ka ki đã
sờn cổ, sờn tay, xin được thay bộ khác, Bác bảo: “Nếu thi sang thì thua, thi
tiết kiệm thì thắng”. Bác mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của đất nước,
của dân không phải thay. Xưởng may X biếu Bác bộ quần áo ka ki mới; Bác
nhận, nhưng rồi Bác lại gửi lại xưởng may để làm phần thưởng thi đua.
Bác tiết kiệm đến cái nhỏ như tờ giấy: “Giấy bút, vật liệu đều tốn tiền
của Chính phủ, tức là của dân; ta cần phải tiết kiệm. Nếu một miếng giấy nhỏ
đủ viết, thì chớ dùng một tờ to. Một cái phong bì có thể dùng hai ba lần”. Và
Bác đã làm để mọi người bắt chước là hàng ngày các văn bản Bác đều viết ở
mặt sau của bản tin Thông tấn xã Việt Nam; còn phong bì Bác đều dùng lại
phong bì của các nơi gửi tới đến 2, 3 lần. Làm được những việc nhỏ thì sẽ
thành cái to như Bác đã chỉ rõ: “Nơi nào cũng tiết kiệm một chút, thì trong
một năm đỡ được hàng vạn tấn giấy, tức là hàng triệu đồng bạc.

2 Tài liệu
THÁNG 5
2019 SINH HOẠT CHI ĐOÀN
Nhờ tiết kiệm... mà lợi cho dân rất nhiều”. Bác Hồ thường nói rằng: “Người ta ai
cũng muốn ăn ngon, mặc đẹp, nhưng phải đúng thời, đúng hoàn cảnh. Trong lúc
Nhân dân còn khó khăn, một người nào đó muốn sống hưởng ăn ngon, mặc đẹp
thì không có đạo đức”.
Những điều cụ thể trên đây về cuộc sống giản dị, tiết kiệm của Bác. Mọi người
chúng ta đều hiểu sâu sắc rằng: Bác Hồ sống khắc khổ, tiết kiệm, thanh bạch
trong đời sống, chỉ vì Bác toàn tâm, toàn ý đấu tranh cho cuộc sống của toàn
dân. Đời sống vật chất càng giản dị thì càng phù hợp với đời sống tâm hồn
phong phú, với những tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất của Bác. Đó
là cuộc sống thật sự văn minh mà Bác Hồ đã nêu gương sáng.
Thực hiện tốt lời dạy của Bác, mỗi người chúng ta cần cố gắng, nỗ lực hết mình
để chăm lo hạnh phúc của Nhân dân, ra sức phấn đấu học tập, rèn luyện noi
gương theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để thực sự là những người cán bộ,
đảng viên chân chính, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phụng sự Nhân dân, xứng
đáng là người lãnh đạo, người đày tớ thật trung thành của Nhân dân, như Di chúc
của Bác Hồ kính yêu đã dạy.
Nguồn: Trang tin điện tử Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về trọng dụng trí thức


và những gợi mở cho hôm nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trí thức và khi giữ cương vị là người đứng đầu đất
nước, Người rất quan tâm đến trí thức và vấn đề trí thức. Tư tưởng về trí thức
của Hồ Chí Minh đã được hình thành ngay từ khi Người còn hoạt động ở nước
ngoài và được thể hiện rõ nhất sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhất là
trong việc thành lập các Chính phủ lúc bấy giờ. Từ tư tưởng trọng dụng trí thức,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quy tụ xung quanh mình rất nhiều những trí thức nổi
tiếng toàn tâm, toàn ý vì đất nước và nhân dân. Thực hiện tư tưởng trọng dụng trí
thức của Hồ Chí Minh, những năm gần đây, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có
nhiều chủ trương, chính sách nhằm thu hút và trọng dụng đội ngũ này.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức và trọng dụng trí thức
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình trí thức. Thân sinh của Người
là cụ Nguyễn Sinh Sắc, đỗ Phó bảng năm Tân Sửu niên hiệu Thành Thái thứ 13
(năm 1901). Bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là một trí thức vì Người đã
từng học Trường Quốc học Huế; khi ra đi tìm đường cứu nước, ở Pháp, Người đã
viết thư xin vào học Trường Thuộc địa của Pháp. Sau này, Người cũng đã từng
là nghiên cứu sinh ở Trường Đại học Phương Đông của Quốc tế Cộng sản.

3 Tài liệu
THÁNG 5
2019 SINH HOẠT CHI ĐOÀN
Mặc dù con đường học tập bị dang dở do yêu cầu của hoạt động cách
mạng, song xét về mọi khía cạnh và theo những quan niệm hiện nay về trí thức,
thì Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trí thức với đúng nghĩa của từ này. Có lẽ vì vậy
mà ngay từ khi còn hoạt động ở nước ngoài cho đến khi về nước lãnh đạo cách
mạng Việt Nam, Người luôn luôn quan tâm đến vấn đề trí thức và trọng dụng trí
thức.
Ngay khi nước nhà mới giành được độc lập, để tìm người tài đức ra gánh
vác việc nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài Nhân tài và kiến quốc đăng trên
báo Cứu quốc ngày 14-11-1945, với quan điểm: “Kiến thiết cần có nhân tài.
Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo
phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển càng thêm
nhiều”(1). Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, mặc dù trong bối cảnh đất
nước đứng trước vô vàn khó khăn, thách thức của những công việc cần kíp giải
quyết sau ngày độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nghĩ đến việc mời các chuyên
gia, các nhà khoa học người Việt Nam và cả nước ngoài về Việt Nam cộng tác,
làm việc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra nguyên lý cần có cho sự phát triển của
đất nước sau khi giành được độc lập, trong cuộc trả lời phỏng vấn của nhà báo
nước ngoài: “Chúng tôi cần có tư bản, trí thức và lao động... chúng tôi rất hoan
nghênh tư bản Pháp và tư bản các nước cộng tác thật thà với chúng tôi”(2). Cũng
trong cuộc trả lời nhà báo nước ngoài này, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:
“Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc. Ở nước khác như thế, ở Việt Nam
càng như thế. Chứng thực là trong cuộc kháng chiến cứu quốc này, những người
trí thức Việt Nam đã chung một phần quan trọng. Một số thì trực tiếp tham gia
vào công việc kháng chiến, hy sinh cực khổ, chen vai thích cánh với bộ đội nhân
dân. Một số thì hăng hái hoạt động giúp đỡ ở ngoài”(3).
Ngày 20-11-1946, trong tình thế “nước sôi lửa bỏng” của đất nước khi
thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, trên báo Cứu quốc số
411 đã đăng Thông lệnh Tìm người tài đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nước
nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong số 20 triệu đồng
bào chắc không thiếu người có tài có đức. E vì Chính phủ nghe không đến, thấy
không khắp, đến nỗi những bực tài đức không thể xuất thân. Khuyết điểm đó tôi
xin thừa nhận. Nay muốn sửa điều đó, và trọng dụng những kẻ hiền năng, các địa
phương phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức, có thể làm được những
việc ích nước lợi dân, thì phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết. Báo cáo phải
nói rõ: tên tuổi, nghề nghiệp, tài năng, nguyện vọng và chỗ ở của người đó. Hạn
trong một tháng, các cơ quan địa phương phải báo cáo cho đủ”(4).

4 Tài liệu
THÁNG 5
2019 SINH HOẠT CHI ĐOÀN
Phát biểu trong buổi khai mạc lớp chỉnh huấn cán bộ đảng, dân, chính ở cơ
quan trung ương ngày 6-2-1953, khi có những ý kiến cho rằng Chính phủ không
trọng dụng trí thức, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải thích rõ rằng đó là thành kiến
không đúng và Người cho rằng có một số anh em trí thức cũng hiểu như vậy.
Theo Người, suy nghĩ đó chưa đúng đắn, những đảng cách mạng càng cần trí
thức vì: “muốn phát triển văn hóa thì phải cần thầy giáo, muốn phát triển sức
khỏe của nhân dân thì phải cần thầy thuốc, muốn phát triển kỹ nghệ phải cần các
kỹ sư,...”(5). Tuy nhiên, Người cũng khẳng định trí thức đáng trọng phải là trí
thức “hết lòng phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”(6).
Mặc dù rất tôn trọng và đánh giá cao vai trò của trí thức, nhưng Chủ tịch
Hồ Chí Minh là một nhà thực hành và lấy hiệu quả công việc cụ thể làm thước
đo, nên Người đề cao và đánh giá những trí thức thực học, thực nghiệp, tức là
người có những đóng góp thiết thực, cụ thể cho đất nước, cho nhân dân và cho
xã hội bằng những sáng kiến, công trình. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”,
Người khẳng định: “Trí thức là hiểu biết... Một người học xong đại học, có thể
gọi là trí thức. Song y không biết cày ruộng, không biết làm công, không biết
đánh giặc, không biết làm nhiều việc khác. Nói tóm lại: công việc thực tế, y
không biết gì cả. Thế là y chỉ có trí thức một nửa. Trí thức của y là trí thức học
sách, chưa phải trí thức hoàn toàn. Y muốn thành một người trí thức hoàn toàn,
thì phải biết đem cái trí thức đó áp dụng vào thực tế”(7).
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định việc dùng nhân tài không nên quá
khắt khe, miễn họ có lòng trung thành với Tổ quốc, không phản bội lại quyền lợi
nhân dân là có thể dùng được. Người cho rằng những người “tài to ta dùng làm
việc to, tài nhỏ ta cắt làm việc nhỏ, ai có năng lực về việc gì, ta đặt ngay vào việc
ấy”(8). Người còn căn dặn có rất nhiều nhân tài ngoài Đảng và chúng ta không
được bỏ rơi họ, xa cách họ. Chúng ta phải thật thà đoàn kết với họ, nâng đỡ họ.
Phải thân thiết với họ, gần gũi họ, đem tài năng của họ giúp ích vào công cuộc
kháng chiến cứu nước.
Tư tưởng trọng dụng nhân tài, trọng dụng trí thức của Hồ Chí Minh được
thể hiện rõ nét nhất trong bản Chương trình của Mặt trận Việt Minh. Theo đó,
Việt Nam độc lập đồng minh: “Chủ trương liên hiệp hết thảy các tầng lớp nhân
dân không phân biệt tôn giáo, đảng phái, xu hướng chính trị nào, giai cấp nào,
đoàn kết chiến đấu để đánh đuổi Pháp - Nhật giành quyền độc lập cho xứ sở...
Sau khi đánh đuổi được đế quốc Pháp, Nhật, sẽ thành lập một chính phủ nhân
dân của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”(9). Đã có rất nhiều những câu chuyện
sống động nổi tiếng trong việc thu phục trí thức của Chủ tịch Hồ Chí Minh trở
thành những bài học cho mai sau.

5 Tài liệu
THÁNG 5
2019 SINH HOẠT CHI ĐOÀN
Ngay sau khi vua Bảo Đại thoái vị, ông đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh
mời làm cố vấn tối cao của Chính phủ, được giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội
tại đơn vị bầu cử tỉnh Thanh Hóa và được chỉ định là thành viên Ban Soạn thảo
Hiến pháp khóa I.
Chúng ta đều biết, Bảo Đại đã học hầu hết các trường ở Pháp, trong đó có
Trường Khoa học Chính trị. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời cụ Huỳnh Thúc
Kháng - một vị trí thức nổi tiếng, mặc dù năm ấy đã 70 tuổi, từng đậu Giải
nguyên kỳ thi hương năm Canh Tý (1900) và được xưng tụng là một trong Tứ
tuyệt của đất Quảng Nam xưa, một con người mà chức vụ không thể lung lay, uy
dũng không thể khuất phục, tiền bạc không thể mua chuộc, ra làm việc cho
Chính phủ. Sau hai lần mời, cụ Huỳnh đã nhận lời ra Hà Nội nhưng ra “để xem
Hồ Chí Minh làm như thế nào rồi sẽ trở về”. Khi ra Hà Nội, trước sức hút của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ Huỳnh đã ở lại nhận lời làm Bộ trưởng Nội vụ. Trong
buổi trình diện các thành viên Chính phủ trước Quốc hội ngày 2-3-1946, Chủ
tịch Chính phủ Hồ Chí Minh đã dành những lời lẽ tốt đẹp nhất để giới thiệu về
cụ Huỳnh trước Quốc hội. Khi lên đường thăm Pháp năm 1946, dù có rất nhiều
những người thân tín, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định trao Quyền
Chủ tịch nước cho cụ Huỳnh. Khi trao cho cụ Huỳnh làm Quyền Chủ tịch nước,
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng không dặn gì, vì vậy, khi tiễn Người ở sân bay Gia
Lâm sang Pháp, cụ Huỳnh đã hỏi Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cụ đi dài ngày như
vậy, việc nước bộn bề giao cho tôi mà cụ không dặn lại điều gì tôi cũng thấy lo
lo. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trả lời cụ Huỳnh: Xin Cụ ở nhà hãy “Dĩ bất biến
ứng vạn biến”. Trong bối cảnh “nước sôi lửa bỏng” và Chủ tịch Hồ Chí Minh đi
Pháp dài ngày như vậy, Quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng đã hoàn thành
xuất sắc trọng trách mà Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng và giao phó. Điều này
không chỉ thể hiện sự tôn trọng, tin tưởng của Hồ Chí Minh đối với những trí
thức lớn luôn toàn tâm, toàn ý vì đất nước, dân tộc và nhân dân mà còn khắc họa
rõ nét nhất tư tưởng Hồ Chí Minh về sử dụng trí thức: Đã dùng thì phải tin, phải
tin mới dùng.
Tư tưởng này sau đó cũng đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trong
trường hợp Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông trước hết là một trí thức vì đã từng
làm Báo Tiếng Dân ở Huế với cụ Huỳnh, ông là giáo sư sử học Trường Thăng
Long. Khi nhận nhiệm vụ Tổng tư lệnh và đi chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại
tướng Võ Nguyên Giáp có hỏi Chủ tịch Hồ Chí Minh về cách ứng xử khi gặp
vấn đề khó khăn và đã được trả lời: Chú là tướng ở ngoài mặt trận, “Tướng quân
tại ngoại”, nghĩa là được trao quyền quyết định tuyệt đối.

6 Tài liệu
THÁNG 5
2019 SINH HOẠT CHI ĐOÀN
Vì sự tin tưởng tuyệt đối này từ Chủ tịch Hồ Chí Minh nên Đại tướng Võ
Nguyên Giáp đã có một quyết định lịch sử mà sau này ông gọi là quyết định khó
khăn nhất trong đời cầm quân của ông: Kéo pháo ra chuẩn bị lại rồi mới kéo vào,
gắn với chuyển từ phương châm Đánh nhanh thắng nhanh sang Đánh chắc tiến
chắc, qua đó tiết kiệm biết bao xương máu của chiến sĩ, bảo đảm cho chiến thắng
cuối cùng.
Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, rất nhiều quan lại, trí thức của triều
đình phong kiến đi theo cách mạng, như các vị Bùi Bằng Đoàn (Thượng thư Bộ
Hình triều Nguyễn); Phan Kế Toại (Khâm sai đại thần Bắc Bộ của Chính phủ
Trần Trọng Kim); Phạm Khắc Hòe (Đổng lý Ngự tiền đức vua Bảo Đại); Tham
tri Đặng Văn Hướng; Vi Văn Định (cựu Tổng đốc Thái Bình); Hồ Đắc Điềm
(cựu Tổng đốc Hà Đông); cụ Ưng Úy, thành viên hoàng tộc Nhà Nguyễn, thuộc
hàng cha chú vua Khải Định; nhà Hán học nổi tiếng Bùi Kỷ; Phan Anh (Tổng
trưởng Thanh niên Chính phủ Trần Trọng Kim)... Khi Ủy ban Dân tộc giải
phóng tự cải tổ thành Chính phủ Lâm thời, ngoài những thành viên của Việt
Minh, còn có những bộ trưởng là người không phải là đảng viên Đảng Cộng sản
Đông Dương, như Bộ trưởng Thanh niên Dương Đức Hiền (Đảng Dân chủ), Bộ
trưởng Bộ Quốc dân Kinh tế Nguyễn Mạnh Hà (một người công giáo không
đảng phái), Bộ trưởng Bộ Giao thông Công chính Đào Trọng Kim (không đảng
phái), Bộ trưởng Bộ Cứu tế Xã hội Nguyễn Văn Tố (không đảng phái)...
Trong Chính phủ Liên hiệp kháng chiến được lập ra ngày 2-3-1946, những
đảng viên cao cấp của Đảng Cộng sản Đông Dương đã tự rút lui để nhường lại
các ghế bộ trưởng cho các thành viên các chính đảng khác, cho các nhân sĩ, trí
thức nổi tiếng vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc. Việt Minh chỉ nắm 4 ghế là Chủ
tịch Chính phủ Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Giáo dục Đặng Thai Mai, Bộ trưởng Tài
chính Lê Văn Hiến và Chủ tịch Kháng chiến Ủy viên hội Võ Nguyên Giáp. Còn
lại tất cả các chức vụ khác đều do các nhân sĩ trí thức hoặc của các chính đảng
khác nắm, như Phó Chủ tịch Chính phủ Nguyễn Hải Thần (Việt Cách), cụ Huỳnh
Thúc Kháng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nhân sĩ không đảng phái); Bộ trưởng Bộ
Ngoại giao Nguyễn Tường Tam (nhà văn Nhất Linh, Việt Quốc)... Quốc hội
cũng thành lập Cố vấn đoàn do Cố vấn tối cao Vĩnh Thụy (tức cựu hoàng Bảo
Đại) đảm nhiệm và Giám mục Lê Hữu Từ là thành viên.
Ngay sau Cách mạng Tháng Tám 1945, theo đề nghị của Bộ trưởng Nội
vụ, sau khi tham khảo ý kiến nhiều nhân sĩ, trí thức, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
thành lập Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết (gồm 50 thành viên là các trí
thức, nhân sĩ nổi tiếng, các bộ trưởng và thứ trưởng) để nghiên cứu một kế hoạch
kiến thiết quốc gia và dự thảo những đề án kiến thiết đệ trình lên Chính phủ.

7 Tài liệu
THÁNG 5
2019 SINH HOẠT CHI ĐOÀN
Rất nhiều các trí thức Tây học nổi tiếng đã từ bỏ cuộc sống giàu sang, phú
quý nơi trời Tây hoặc hoàn cảnh sung sướng trong nước để tham gia kháng
chiến, kiến quốc, như Trần Đại Nghĩa, Võ Đình Quỳnh, Võ Quý Huân, Trần Hữu
Tước, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng,
Nguyễn Văn Huyên, linh mục Phạm Bá Trực, cụ Cao Triều Phát...
Quốc hội khóa I của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được bầu ra ngày
6-1-1946 có rất nhiều các vị đại biểu là những trí thức nổi tiếng. Khi ấy, Hà Nội
có 7 đại biểu, ngoài Chủ tịch Hồ Chí Minh, 6 người khác còn lại đều là các trí
thức nổi tiếng: Hoàng Văn Đức, Vũ Đình Hòe, Trần Duy Hưng, Nguyễn Văn
Luyện, Nguyễn Thị Thục Viên, Chu Bá Phượng. Thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn
có 5 đại biểu cũng gồm những nhân sĩ, trí thức: Huỳnh Văn Tiểng, Lý Chính
Thắng, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Văn Trấn, Hoàng Đôn Văn. Ngoài ra, còn hàng
loạt các tên tuổi trí thức nổi tiếng khác, như Lê Trung Đình (Thái Nguyên);
Dương Đức Hiền, Nguyễn Huy Tưởng (Bắc Ninh); Đào Trọng Kim, Khuất Duy
Tiến (Sơn Tây); Cù Huy Cận, Đỗ Đức Dục, Nguyễn Đỗ Cung, Bùi Bằng Đoàn,
Hoàng Minh Giám, Hoàng Tích Trí (Hà Đông); Ngô Xuân Diệu (nhà thơ Xuân
Diệu - Hải Dương); Bồ Xuân Luật, Nguyễn Mạnh Hà (Hưng Yên); Y Ngông Niê
Kdăm (Đắk Lắk); Huỳnh Tấn Phát (Mỹ Tho); Phạm Văn Bạch (Bến Tre);
Nguyễn Văn Hưởng (Long Xuyên); Trần Công Tường (Gò Công); Cao Triều
Phát (Bạc Liêu)... Có thể khẳng định rằng, mặc dù khi người Pháp đô hộ, phần
đông dân số Việt Nam mù chữ và mới chỉ thoát mù sau Bình dân học vụ của
Chính phủ mới, nhưng Quốc hội khóa I đã quy tụ được đông đảo giới trí thức
trong cả nước.
Nhận thức và chủ trương của Đảng ta về trí thức
Tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức được Đảng Cộng sản Việt Nam cụ thể
hóa thành những chủ trương, đường lối trong những giai đoạn khác nhau.
Năm 1930, khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập đã thông qua
Chánh cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt của Đảng, đây là những bản Cương
lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam và thể hiện rõ nhất tư tưởng của Hồ
Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, về quy tụ trí thức. Sách lược vắn tắt của Đảng
đã ghi rõ: “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh
Niên, Tân Việt, v.v. để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Còn đối với bọn phú
nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì
phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập”(10).

8 Tài liệu
THÁNG 5
2019 SINH HOẠT CHI ĐOÀN
Trước Đại hội II của Đảng năm 1951, mặc dù quan niệm về trí thức đã có
sự thay đổi căn bản, nhất là từ khi Nguyễn Ái Quốc về nước và thành lập Mặt
trận Việt Minh với tư tưởng đại đoàn kết dân tộc rộng rãi được ghi rõ trong
Chương trình của Việt Minh; thế nhưng, để thay đổi một nhận thức đã ăn sâu,
bám rễ trong nhiều đảng viên không phải dễ dàng. Có lẽ vì vậy mà trước Đại hội
II, Đảng ta vẫn xếp thợ thuyền và nông dân là hai lực lượng chính của cách mạng
Đông Dương. Những khúc mắc, xung đột giữa các cán bộ là trí thức và các nhà
cách mạng xuất thân từ giới thợ thuyền đã có lúc đến mức gay gắt. Có lẽ vì vậy
mà năm 1947, mặc dù trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Pháp đang ở thời
kỳ gay go quyết liệt nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm nổi tiếng Sửa
đổi lối làm việc để chấn chỉnh tư tưởng, nhận thức lệch lạc, nhất là trong vấn đề
trí thức, trong đó có đoạn: “rất nhiều nhân tài ngoài Đảng. Chúng ta phải thật thà
đoàn kết với họ, nâng đỡ họ. Phải thân thiết với họ, gần gũi họ, đem tài năng của
họ giúp ích vào công cuộc kháng chiến cứu nước. Chúng ta phải tẩy sạch các
bệnh kiêu ngạo, bệnh hẹp hòi, bệnh bao biện”. Đến Đại hội II của Đảng, vấn đề
trí thức dần dần được gỡ ra, khi xác định trí thức là: “bạn đồng minh có thể tin
cậy”.
Sau đó, quan điểm của Đảng về trí thức đã dần dần thay đổi theo hướng
đánh giá đúng đắn vị trí, vai trò của trí thức qua Đại hội III (năm 1960), Đại hội
IV (năm 1976), Đại hội V (năm 1982). Điều này cũng có cơ sở thực tế là qua
thời gian, đội ngũ trí thức được đào tạo dưới sự lãnh đạo của Đảng đã từng bước
trưởng thành, cả về chất và lượng, cả về tư tưởng chính trị. Đại hội VI của Đảng
(năm 1986) mở ra thời kỳ đổi mới đất nước toàn diện, vì vậy, vấn đề trí thức đã
dần dần được nhìn nhận sáng tỏ hơn. Đại hội định ra đường lối đổi mới toàn
diện, thì vấn đề trí thức được thực sự mở ra với những điểm sáng mới. Văn kiện
Đại hội VI của Đảng xác định: “Phá bỏ những quan niệm hẹp hòi, không thấy
tầng lớp trí thức ngày nay là những người lao động xã hội chủ nghĩa, được Đảng
giáo dục và lãnh đạo, ngày càng gắn bó chặt chẽ với công nhân và nông
dân”(11). Đại hội VI cũng chính thức cam kết bảo đảm quyền tự do sáng tạo của
trí thức: “Điều quan trọng nhất là bảo đảm quyền tự do sáng tạo. Đánh giá đúng
năng lực và tạo điều kiện cho năng lực được sử dụng đúng và phát triển”(12).
Sự nhìn nhận với tư cách là Đảng lãnh đạo về vấn đề trí thức Việt Nam đã
được thể hiện với tư duy mới trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (Cương lĩnh năm 1991): “Đào tạo, bồi dưỡng và
phát huy mọi tiềm năng của đội ngũ trí thức để tạo nguồn lực trí tuệ và nhân tài
cho đất nước”(13).

9 Tài liệu
THÁNG 5
2019 SINH HOẠT CHI ĐOÀN
Năm 2008, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số
27-NQ/TW, ngày 06-8-2008, “Về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, trong đó khẳng định: “Trí thức
Việt Nam là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng kinh
tế tri thức, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc,
sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và chất lượng hoạt
động của hệ thống chính trị. Đầu tư xây dựng đội ngũ trí thức là đầu tư cho phát
triển bền vững”(14).
Cùng với những quan điểm, chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi
cho đội ngũ trí thức trong nước, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ
trương, chính sách để thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài. Nghị quyết
số 36-NQ/TW, ngày 26-3-2004, của Bộ Chính trị về “Công tác đối với người
Việt Nam ở nước ngoài” quy định: “Có hình thức thích hợp tổ chức thu thập ý
kiến của đồng bào ở nước ngoài trước khi ban hành các văn bản pháp quy, chính
sách có liên quan nhiều tới người Việt Nam ở nước ngoài. Hoàn chỉnh và xây
dựng mới hệ thống chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, phát huy sự đóng
góp của trí thức kiều bào vào công cuộc phát triển đất nước. Xây dựng chế độ
đãi ngộ thỏa đáng đối với những chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước
ngoài có trình độ chuyên môn cao, có khả năng tư vấn về quản lý, điều hành,
chuyển giao công nghệ, kỹ thuật cao cho đất nước, góp phần phát triển nền văn
hóa, nghệ thuật của nước nhà. Xây dựng và hoàn thiện các chính sách tạo thuận
lợi và khuyến khích các ngành, các trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ,
văn hóa nghệ thuật, giáo dục - đào tạo, y tế, thể dục thể thao, các cơ sở sản xuất,
dịch vụ... ở trong nước mở rộng hợp tác, thu hút, sử dụng chuyên gia, trí thức
người Việt Nam ở nước ngoài tham gia công việc ở trong nước, làm việc cho các
chương trình, dự án hợp tác đa phương và song phương của Việt Nam với nước
ngoài hoặc trong các tổ chức quốc tế có chỉ tiêu dành cho người Việt Nam và tư
vấn trong các quan hệ giữa Việt Nam với đối tác nước ngoài”(15).
Sau khi tổng kết thực hiện Nghị quyết này, ngày 19-5-2015, Bộ Chính trị
Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 45-CT/TW “Về tiếp tục đẩy
mạnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X về công tác
đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới” tiếp tục khẳng định
nhất quán quan điểm tập hợp, tạo điều kiện thuận lợi để trí thức người Việt Nam
ở nước ngoài cùng đóng góp tài trí xây dựng đất nước.

10 Tài liệu
THÁNG 5
2019 SINH HOẠT CHI ĐOÀN
Chỉ thị nêu rõ: “Thường xuyên tổ chức cho người Việt Nam ở nước ngoài
đóng góp ý kiến và tham gia vào các sự kiện chính trị - xã hội lớn của đất nước.
Rà soát, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách và pháp luật tạo hành lang pháp
lý thuận lợi để người Việt Nam ở nước ngoài về đầu tư, sản xuất kinh doanh, góp
phần vào thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ từ các nước vào Việt Nam và
thúc đẩy xuất khẩu, hỗ trợ đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài. Có chính sách thu
hút, sử dụng chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là trong các
lĩnh vực thiết yếu, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc”(16).
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng đội ngũ trí thức Việt
Nam hiện nay
Thực tiễn phát triển của thế giới đã chứng minh rằng, không phải tài
nguyên thiên nhiên mà tri thức mới là nguồn của cải giá trị nhất thúc đẩy sự phát
triển của xã hội. Trong bối cảnh hiện nay, khi thế giới đang bước vào cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư, vai trò của tri thức và vị trí của đội ngũ trí thức vẫn
sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của đất nước. Để tập
hợp, phát huy vai trò của đội ngũ trí thức theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong công
cuộc xây dựng đất nước hiện nay, đòi hỏi sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước và từ
chính tầng lớp trí thức. Ở đây chúng tôi chỉ xin đề xuất một số giải pháp từ phía
chủ thể, tức từ phía Đảng và Nhà nước.
Một là, quán triệt đầy đủ, sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng
viên, nhất là những người đứng đầu, những người giữ trọng trách cao trong bộ
máy của Đảng và Nhà nước để thấm nhuần quan điểm sử dụng người tài, quan
điểm về sử dụng trí thức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong Học tập và làm theo
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hiện nay, cần lựa chọn, biên soạn và
quy định toàn quốc triển khai chuyên đề về nội dung này. Các cơ quan của Đảng,
Nhà nước cần chân thành lắng nghe các ý kiến phản biện của các trí thức về các
vấn đề quốc kế dân sinh, miễn không phản bội, đi ngược lại quyền lợi tối thượng
của quốc gia, dân tộc. Củng cố, phát triển, đổi mới nội dung, phương thức hoạt
động của các tổ chức thành viên Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt
Nam, Liên hiệp các hội văn học, nghệ thuật Việt Nam từ Trung ương đến địa
phương, tạo môi trường thật sự dân chủ, lành mạnh phát huy năng lực sáng tạo
và nâng cao phẩm chất đạo đức của đội ngũ trí thức.

11 Tài liệu
THÁNG 5
2019 SINH HOẠT CHI ĐOÀN
Hai là, các cơ quan nhà nước các cấp cần phải cụ thể hóa nhanh chóng đưa
các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về trí thức vào cuộc sống,
như Kết luận số 86-KL/TW, ngày 24-01-2014, của Bộ Chính trị, Về chính sách
thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ;
Quyết định số 418/QĐ-TTg, ngày 11-4-2012, của Thủ tướng Chính phủ, Phê
duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 - 2020...
Nghiên cứu, ban hành các quy định bảo đảm môi trường dân chủ và tự do học
thuật. Sửa đổi, quy định các tiêu chí cụ thể để tuyển chọn, đánh giá, sử dụng đội
ngũ trí thức; tôn vinh xứng đáng các trí thức có đóng góp thiết thực cho cộng
đồng, xã hội.
Ba là, đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ trí thức. Trao quyền
tự chủ cho các cơ sở giáo dục, đào tạo trong công tác đào tạo để họ tự chịu trách
nhiệm về uy tín và sản phẩm của mình. Siết chặt công tác đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ;
nghiên cứu tiến tới giao quyền cho các cơ sở giáo dục và đào tạo trong việc
phong học hàm giáo sư, phó giáo sư, để cho xã hội tự đánh giá chất lượng giáo
sư, phó giáo sư của các trường; tiến tới xóa bỏ việc coi các học hàm này có giá
trị suốt đời. Nhà nước cần đầu tư ngân sách, tuyển chọn nhiều hơn nữa học sinh,
sinh viên và cả thạc sĩ, tiến sĩ gửi đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài. Chú trọng
hoàn thiện cơ chế, chính sách để đội ngũ trí thức phát triển bằng chính phẩm
chất, tài năng; sống được bằng nghề; được trả công xứng đáng từ sáng tạo và
đóng góp của mình.
Bốn là, thu hút và trọng dụng trí thức là người Việt Nam ở nước ngoài.
Hiện nay, người Việt Nam hiện đang sinh sống ở gần 100 quốc gia và vùng lãnh
thổ trên thế giới. Trong số người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài, có khoảng
hơn 400.000 người có trình độ cao, trong đó có tới hơn 6.000 tiến sĩ và hàng
trăm trí thức tên tuổi được đánh giá cao. Rất nhiều trí thức người Việt ở nước
ngoài hiện rất tâm huyết và mong muốn đóng góp cho đất nước. Vì vậy, các cơ
quan có trách nhiệm cần nhanh chóng cụ thể hóa, sửa đổi các chính sách để tạo
điều kiện thuận lợi thu hút đội ngũ trí thức người Việt Nam ở nước ngoài, như
các chính sách về quốc tịch, nhà ở, đặc biệt là môi trường làm việc...
Năm là, mở các diễn đàn để lắng nghe trí thức góp ý, tránh thành kiến,
chụp mũ. Ngày 28-7-2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thành lập Tổ tư
vấn kinh tế của Thủ tướng bao gồm 15 thành viên, với nhiệm vụ tư vấn cho Thủ
tướng các vấn đề về phát triển kinh tế. Các thành viên Tổ tư vấn, ngoài các
chuyên gia kinh tế hàng đầu trong nước còn có 5 thành viên là các chuyên gia
kinh tế từ các nước Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Xin-ga-po. Đây có thể xem là hình thức
quy tụ trí thức để lắng nghe ý kiến tư vấn.

12 Tài liệu
THÁNG 5
2019 SINH HOẠT CHI ĐOÀN
Tuy nhiên, các thành viên Tổ tư vấn kinh tế này chủ yếu tư vấn về các vấn
đề phát triển kinh tế. Đất nước Việt Nam hôm nay cần phát triển kinh tế nhưng
cũng cần chấn hưng các mặt văn hóa - xã hội và tất cả các lĩnh vực khác. Vì vậy,
Đảng và Nhà nước cần thành lập một Hội đồng quốc gia để tư vấn cho Đảng,
Nhà nước về mọi lĩnh vực. Tất nhiên, Hội đồng này không phải là một cơ quan
quyền lực mà là cơ quan tư vấn. Hội đồng này, theo chúng tôi, ít nhất phải từ 50
thành viên trở lên và nhiều nhất không quá 100 thành viên. Thành viên của Hội
đồng phải là những trí thức nổi tiếng là người Việt Nam ở trong và ngoài nước
không phân biệt dân tộc, tôn giáo, trong Đảng hay ngoài Đảng./.
---------------------------------------------

(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t. 4, tr.
114
(2), (3) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 184
(4) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 504
(5), (6) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 8, tr. 53
(7) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 275
(8) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 43
(9) Văn kiện Đảng toàn tập: Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000, t. 7, tr. 149 -
150
(10) Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, 1998, t. 2, tr. 4
(11), (12) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Sự thật, Hà Nội,
1987, tr. 115
(13) Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991, tr. 15
(14) Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr. 90 - 91
(15) Các nghị quyết của Trung ương Đảng 2001 - 2004 (Sách phục vụ thảo luận
các dự thảo văn kiện Đại hội X), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr. 358 -
359
(16) Các nghị quyết của Trung ương Đảng 2011 - 2015, Nxb. Chính trị quốc gia
- Sự thật, Hà Nội 2016, tr. 447 - 448
Nguồn: http://www.tapchicongsan.org.vn

13 Tài liệu
THÁNG 5
2019 SINH HOẠT CHI ĐOÀN
Những ngày đáng nhớ trong tháng 5:
----------
-Những ngày đáng nhớ trong tháng 5:
- Ngày 01/5/1886: Kỷ niệm Ngày quốc tế Lao động
- Ngày 07/5/1954: Kỷ niệm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ
- Ngày 09/5/1945: Kỷ niệm Ngày Chiến thắng chủ nghĩa Phát –xít
- Ngày 15/5/1941: Kỷ niệm Ngày Thành lập Đội thiếu niên tiền phong
Hồ Chí Minh
- Ngày 19/5/1890: Kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
-Kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Bác (1969 - 2019)
- Ngày 19/5/1941: Kỷ niệm Ngày thành lập mặt trận Việt Minh

14 Tài liệu
THÁNG 5
2019 SINH HOẠT CHI ĐOÀN
07/5/1954: Chiến thắng Điện Biên Phủ
Điện Biên Phủ là một thung lũng lòng chảo rộng lớn ở phía Tây vùng rừng
núi phía Bắc. Đây là một căn cứ quân sự rất thuận lợi. Thực dân Pháp đã lấy căn
cứ này chiến lược cơ động.
Trong chiến dịch Thu Đông năm 1953 – 1954, lực lượng địch tại tập đoàn
cứ điểm Điện Biên Phủ bao gồm 17 tiểu đoàn bộ binh và lính dù, 3 tiểu đoàn
công binh, 1 đại đội xe tăng, 1 đại đội xe vận tải có khoảng 200 chiếc và một phi
đội không quân thường trực 14 chiếc. Số quân lính địch là 16.200 tên, chúng bố
trí 49 cứ điểm thành 8 cụm, mỗi cụm là một hệ thống hoả lực nhiều tầng. 8 cụm
cứ điểm chia làm 3 phân khu, phân khu trung tâm gồm 2/3 lực lương ở ngay giữa
Mườn Thanh. Sau 5 ngày chiến đấu ta đã tiêu diệt gọn 2 cứ điểm kiên cố vào bậc
nhất là Him Lam va Độc Lập, sau đó làm tan rã thêm 1 tiểu đoàn địch và tiêu
diệt tiểu đoàn Bản Kéo, ta diệt và bắt sống 2.000 tên địch, 26 máy bay bị phá
huỷ, mở thông cửa vào trung tâm tập đoàn cứ điểm, uy hiếp sân bay Mường
Thanh.
17h30’ ngày 30/4/1954, ta mở đợt tấn công thứ 2. Cuộc chiến trên đồi A1
diễn ra hết sức gay go, ác liệt. Hai bên giằng co từng tất đất. Đến ngày 4/4 mỗi
bên chiếm giữ 1 nửa đồi A1.
Đánh vào khu Đông ta diệt 2.500 tên địch, chiếm lĩnh phần lớn các cao
điểm. Quân đội viễn chinh Pháp đã tập trung hầu hết máy bay chiến đấu, máy
bay vận tải ở Đông Dương cho mặt trận. Đế quốc Mỹ chi viện cho thực dân Pháp
gần 100 máy bay oanh tạc chiến đấu và gần 50 máy bay vận tải đồng thời tổ
chức diễn tập “đổ bộ ào ạt vào Đông Dương”.
Đêm 01/5/1954 ta mở đợt tấn công thứ 3, quân ta đánh chiếm các cứ điểm
còn lại phía Đông và phía Tây, bẻ gãy cuộc phản kích của địch. Đêm 03/5/1954,
bộ đội ta chỉ cách sở chỉ huy của địch 300m.
15 Tài liệu
THÁNG 5
2019 SINH HOẠT CHI ĐOÀN
Sau 56 ngày đêm chiến đấu cực kỳ anh dũng, chiến dịch lịch sử Điện Biên
Phủ đã toàn thắng. Ta tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch, bắn rơi và phá huỷ
62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, kho xăng, đạn dược, quân trang quân dụng.
Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến chống
Pháp xâm lược. “Đã được ghi vào lịch sử như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống
Đa ở thế kỷ 20 và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi, đột phá
thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc” (Lê Duẩn).

15/5/1941: Ngày thành lập Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

Từ năm 1925, sau khi sáng lập ra Việt Nam Thanh Niên cách mạng đồng
chí hội - tiền thân của Đảng, Bác Hồ đã chỉ thị về nước, lựa chọn một số thanh
niên ưu tú đưa ra nước ngoài đào tạo. Trong số 8 thanh thiếu niên lúc đó được
Bác Hồ đích thân dạy dỗ có Lý Tự Trọng. Sau này anh đã hi sinh vì sự nghiệp
cách mạng. Khi sáng lập ra tổ chức Đoàn, Đảng đã giao trách nhiệm lịch sử cho
Đoàn trực tiếp phụ trách chỉ đạo các tổ chức thiếu niên, nhi đồng.
Nghị quyết đại hội Đảng Cộng Sản Đông Dương lần I (Tháng 01/1935)
ghi rõ: “Đoàn phụ trách tổ chức Hồng nhi đoàn, chỗ nào có chi bộ, Đoàn phải lập
ra Hồng nhi đoàn, những đoàn viên dưới 16 tuổi nhất luận phải đưa qua Hồng
nhi đoàn”.
Ngày 08/02/1941 sau nhiều năm bôn ba ở nước ngoài, Bác Hồ đã về nước
trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tháng 5/1941 hội nghị Ban chấp hành
Trung Ương Đảng lần thứ 8 đã họp và ra nghị quyết quan trọng đến vận mệnh
nước nhà. Hội nghị đã chủ trương thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng
minh gọi tắt là Việt Minh bao gồm nhiều tổ chức yêu nước.
Ngày 15/5/1942, theo chỉ đạo của Đảng, tổ chức Đội Thiếu Niên Tiền
Phong và Đội Nhi Đồng cứu quốc đã được thành lập tại vùng Pắc Pó (Cao Bằng)
do Đoàn Thanh Niên Cứu Quốc (nay là Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí
Minh) trực tiếp phụ trách. Ngày 15/5/1941 đã được ban chấp hành Trung Ương
Đảng đồng ý lấy ngày chính thức thành lập Đội.
Từ ngày thành lập đến nay, Đội đã qua nhiều lần đổi tên. Sự kiện đổi tên
có ý nghĩa nhất là sau khi Chủ Tịch Hồ Chí Minh qua đời, thiếu nhi cả nước, ban
chấp hành Trung Ương Đảng trong phiên họp ngày 30/1/1970 đã cho phép Đoàn
thanh niên, Đội thiếu niên được mang tên Bác.

16 Tài liệu
THÁNG 5
2019 SINH HOẠT CHI ĐOÀN
19/5/1890: Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh tên thật là Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc và nhiều bí
danh khác (19/5/1890 - 02/9/1969), là lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân và
dân tộc Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc; người sáng lập Đảng Cộng sản
Việt Nam, Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, các lực lượng vũ trang nhân
dân Việt Nam và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; chiến sĩ lỗi lạc của phong
trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc thế kỉ 20; danh nhân văn
hoá thế giới. Quê Người ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Người sinh ra trong gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên trong thời kì phong trào
cứu nước sôi nổi và học trường Quốc học Huế, rồi làm giáo viên tiểu học.
Tháng 6/1911, Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp tàu buôn đô đốc Latusơ
Tơrêvin (Latouche Tréville) của Pháp, rời Việt Nam tìm đường cứu nước, qua
Pháp, Hoa Kì, Anh; cuối 1917, trở lại Pháp; gia nhập Đảng Xã hội Pháp (1919).
Thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, với tên Nguyễn Ái
Quốc, gửi đến Hội nghị Vecxay (Versailles) bản Yêu sách đòi Chính phủ Pháp
thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và bình đẳng của nhân dân Việt Nam (1919).
Năm 1920, tại Đại hội Tua (Tours) của Đảng Xã hội Pháp, bỏ phiếu tán thành
gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Tham
gia thành lập Hội Liên hiệp Thuộc địa (1921); xuất bản báo “Le Paria” “Người
cùng khổ” ở Pháp (1922). Năm 1923, được bầu vào Ban Chấp hành Quốc tế
Nông dân. Năm 1924, tham dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản; cán bộ Ban phương
Đông của Quốc tế Cộng sản. Năm 1925, tại Trung Quốc, tham gia thành lập Hội
Liên hiệp các dân tộc bị áp bức; thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng
Đồng chí Hội ở Quảng Châu với tổ chức nòng cốt là Cộng sản đoàn, đào tạo cán
bộ và truyền bá chủ nghĩa Mac - Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam; xuất bản tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925),
báo “Thanh niên” (1926), “Đường kách mệnh”(1927).
Đầu 1930, chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam,
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, quyết định chính cương, điều lệ, sách lược
vắn tắt của Đảng. Tháng 6.1931, bị đế quốc Anh bắt giam tại Hồng Kông (Hong
Kong), được trả lại tự do (1933). Mùa xuân 1934, sang Liên Xô, vào học Trường
Đại học Lênin, rồi làm nghiên cứu sinh ở Viện Nghiên cứu các vấn đề Dân tộc
và Thuộc địa của Quốc tế Cộng sản tại Matxcơva. Năm 1935, tham gia Đại hội
VII Quốc tế cộng sản với tư cách đại biểu tư vấn. Tháng 9.1938, rời Viện Nghiên
cứu các vấn đề Dân tộc và Thuộc địa để về nước.

17 Tài liệu
THÁNG 5
2019 SINH HOẠT CHI ĐOÀN
Ngày 28/1/1941, Hồ Chí Minh về Cao Bằng; chủ trì Hội nghị VIII của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) - hội nghị
quyết định đường lối giải phóng dân tộc Việt Nam, thành lập Việt Nam Độc lập
Đồng minh (tức Mặt trận Việt Minh). Năm 1942, bị chính quyền của Tưởng Giới
Thạch bắt giam ở nhiều nhà tù của tỉnh Quảng Tây; trong hoàn cảnh đó, Hồ Chí
Minh đã viết tập thơ “Nhật kí trong tù”. Lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải
phóng quân (12/1944), xây dựng căn cứ địa Việt Bắc. Chủ trì Hội nghị toàn quốc
của Đảng (13 – 15/8/1945) và Đại hội Quốc dân Tân Trào (16 – 17/8/1945) tại
Sơn Dương, Tuyên Quang, quyết định tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong
cả nước; được Đại hội Quốc dân bầu làm chủ tịch Uỷ ban Dân tộc Giải phóng
Việt Nam (tức Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà).
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Hồ Chí Minh đọc
Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - nhà nước
dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Đại biểu Quốc hội khoá I, II, III và
được Quốc hội liên tục bầu làm chủ tịch nước (3/1946 – 9/1969). Từ 2/1951 đến
9/1969, chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khoá II,
III).
Hồ Chí Minh là linh hồn của cuộc Kháng chiến chống thực dân Pháp,
Kháng chiến chống Mĩ cứu nước và sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam. Các tác phẩm, các bài viết được in thành bộ sách “Hồ Chí Minh toàn
tập” (gồm 12 tập). Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện
và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả sự vận
dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mac - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước
ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn
hoá nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải
phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại
đoàn kết dân tộc gắn liền với đoàn kết quốc tế; về quyền làm chủ của nhân dân,
xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây
dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn hoá, không ngừng
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần
kiệm liêm chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời
sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ đảng viên vừa là người
lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Tư tưởng Hồ Chí
Minh soi sáng cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh
thần to lớn của Đảng và dân tộc ta.

18 Tài liệu
THÁNG 5
2019 SINH HOẠT CHI ĐOÀN
Cuộc đời Hồ Chí Minh là tấm gương chói lọi về chủ nghĩa anh hùng cách
mạng, về tinh thần độc lập tự chủ, sáng tạo, lòng yêu dân thắm thiết, gắn bó với
nhân dân; về tinh thần đoàn kết, về đạo đức giản dị, khiêm tốn, cần kiệm liêm
chính, chí công vô tư. Hồ Chí Minh là nhà cách mạng, nhà tư tưởng vĩ đại của
dân tộc Việt Nam; là một vĩ nhân được UNESCO phong danh hiệu “Anh hùng
giải phóng dân tộc, nhà văn hoá lớn”. Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta một di
sản vô cùng quý báu. Đó là “Thời đại Hồ Chí Minh, thời đại rực rỡ nhất trong
lịch sử quang vinh của dân tộc. Đó là kỉ nguyên độc lập tự do của Tổ quốc, kỉ
nguyên chủ nghĩa xã hội ở nước ta”, “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước
ta đã sinh ra Hồ Chủ Tịch, người Anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã
làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta” (Điếu văn của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng). Hồ Chí Minh sống mãi trong sự nghiệp của dân
tộc ta./.
Nguồn: lichsuvietnam.vn

19 Tài liệu
THÁNG 5
2019 SINH HOẠT CHI ĐOÀN
PHƯƠNG PHÁP
TỔ CHỨC BUỔI SINH HOẠT CHI ĐOÀN

1 – Ổn định tổ chức lớp :


2 – Giới thiệu bài mới :
3 – Hướng dẫn thảo luận :
* Yêu cầu : Học viên phải trình bày được những yêu cầu sau :
1 – Những quy định về sinh hoạt chi đoàn :
– Khái niệm :
– Các loại hình sinh hoạt chi đoàn : Sinh hoạt thường kỳ, Sinh hoạt theo
chủ điểm, Sinh hoạt theo chuyên đề, Sinh hoạt bất thường :
– Như thế nào là buổi sinh hoạt Đoàn có chất lượng ?
2 - Một số điểm ban chấp hành chi đoàn cần chú ý khi tiến hành tổ
chức sinh hoạt chi đoàn :
– Tập hợp tối đa những điều kiện làm tăng thêm xúc cảm tốt cho Đoàn
viên trong buổi sinh hoạt :
– Yêu cầu về nội dung sinh hoạt :
– Cần khích lệ để phát huy tất cả đoàn viên được nói lên chính kiến của
mình, được tham gia điều hành trong sinh hoạt và hoạt động.
3 - Công tác chuẩn bị và tiến hành sinh hoạt chi đoàn :
– Công tác chuẩn bị :
– Tiến hành sinh hoạt :

20 Tài liệu
THÁNG 5
2019 SINH HOẠT CHI ĐOÀN
I – NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ SINH HOẠT CHI ĐOÀN :
1 – Khái niệm :
Sinh hoạt chi đoàn (hình thức sinh hoạt tập thể) là hoạt động cơ bản của
hoạt động Đoàn , nhằm thông báo hoặc thảo luận những vấn đề có liên quan đến
toàn thể Đoàn viên (chính trị, thời sự văn hóa, khoa học kỹ thuật, ngiệp vụ
chuyên môn, …)
Sinh hoạt chi Đoàn để phát huy tinh thần dân chủ, chủ động sáng tạo của
mỗi đoàn viên trong việc tham gia bàn bạc, quyết định mọi công tác của chi
Đoàn.
Vì vậy, muốn cho Đoàn viên hứng thú trong buổi sinh hoạt Đoàn thi vai
trò của Ban chấp hành chi đoàn rất quan trọng, Ban chấp hành là nhân tố quyết
định trực tiếp đến chất lượng của buổi sinh hoạt.
2 – Các loại hình sinh hoạt chi đoàn :
a – Sinh hoạt thường kỳ : Là sinh hoạt chi đoàn được quy định trong một
thời gian nhất định trong tháng của chi đoàn.
b – Sinh hoạt theo chủ điểm : Trong năm có các ngày lễ, ngày kỷ niệm
của đất nước. Dựa vào những sự kiện đó để xây dựng nội dung sinh hoạt giúp
cho Đoàn viên hiểu biết và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, niềm tự
hào vinh dự và trách nhiệm của mình.
c – Sinh hoạt theo chuyên đề : Là buổi sinh hoạt được quy định trong kế
hoạch tháng hoặc năm của chi đoàn. Nhằm giải quyết một số vấn đề lớn được
toàn thể đoàn viên quan tâm như : Vấn đề đạo đức lối sống, nếp sống, giúp và
bồi dưỡng cho Đoàn viên ưu tú trưởng thành đứng vào hàng ngũ của tổ chức
Đảng.
d – Sinh hoạt bất thường : Là buổi sinh hoạt nhằm giải quyết những
công việc đột xuất của Đoàn không nằm trong kế hoạch.
+ Ví dụ : Cần triển khai kế hoạch hoạt động giao lưu, kết nghĩa với đơn vị
bạn; ủng hộ đồng bào bị lũ lụt,…
3 – Buổi sinh hoạt Đoàn có chất lượng ?
- Có nhiều đoàn viên, thanh niên tham gia phát biểu, tham gia vui chơi và
làm việc một cách hào hứng.
- Đoàn viên thanh niên có thêm những hiểu biết mới và thể hiện được khả
năng của mình trong mọi hoạt động.

21 Tài liệu
THÁNG 5
2019 SINH HOẠT CHI ĐOÀN
Tháng năm nhớ Bác
Lời: Tân Việt
Nhạc: Thanh Bình

Nghìn thu dân tộc nhớ ơn Người


Vất vã bôn ba khắp mọi nơi tìm kiếm tự do cho Tổ Quốc
Như một vầng dương luôn ngời sáng.
Bác đã hi sinh cả cuộc đời cho dân tộc mình mãi mãi tự do
Hai cuộc trường chinh chúng con luôn có Bác
Tiếp bước cha ông gìn giữ quê hương.
“Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”
Tiếng Bác trầm vang giữa nắng hồng...
Ngày hai tháng chín Ba Đình còn ghi mãi
lời Bác năm nào vang vọng khắp núi sông.
Ôi Bác Hồ ơi nhớ Bác nhiều, nước non ơn Bác biết bao nhiêu
Tháng năm ngày hạ mùa sen nở nhắc nhở cháu con những sớm chiều.
Ôi Bác Hồ ơi nhớ Bác nhiều, nước non ơn Bác biết bao nhiêu
Di chúc ân tình người để lại chúng con ghi nhớ mãi muôn đời.

22 Tài liệu
THÁNG 5
2019 SINH HOẠT CHI ĐOÀN

You might also like