You are on page 1of 4

ĐẠI HỌC MỞ BÁN CÔNG TP.

HCM
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
------------------
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
QUẢN TRỊ HỌC

Môn học cung cấp cho người học những nguyên lý và kỹ thuật cần được thực hiện khi con người
kết hợp với nhau thành các tổ chức để hoàn thành những mục tiêu chung. Các nguyên lý và kỹ thuật
đó được trình bày trong bốn lĩnh vực hoạt động cơ bản: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra.

Số đơn vị học trình: 3

Hình thức giảng dạy chính của môn học: giảng lý thuyết trên lớp kết hợp hướng dẫn thảo luận
nhóm theo tình huống.

Giáo trình – Tài liệu:


1. Samuel C. Certo, Modern Management, 9th edition, Australia: Pearson Prentice Hall, 2003.
2. Gareth R. Jones and Jennifer M. George, Essentials of Contemporary Management, New
York: Mc Graw Hill, 2003.

NỘI DUNG MÔN HỌC:

PHẦN I: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ

CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẢN TRỊ VÀ QUẢN TRỊ HỌC

1. Khái niệm quản trị.


1.1. Định nghĩa quản trị.
1.2. Các chức năng quản trị.
2. Ý nghĩa của hoạt động quản trị: Gia tăng hiệu quả.
3. Tính phổ biến của quản trị.
4. Quản trị học: Khoa học và Nghệ thuật quản trị.

Kiến thức cốt lõi cần nắm vững:


Định nghĩa quản trị, khái niệm hiệu quả, các chức năng quản trị, tính phổ biến của hoạt động
quản trị, khoa học và nghệ thuật quản trị.

CHƯƠNG 2: NHÀ QUẢN TRỊ

1. Định nghĩa Nhà quản trị.


2. Các cấp bậc của Nhà quản trị.
3. Vai trò của Nhà quản trị.
4. Yêu cầu về kiến thức và kỹ năng của các nhà quản trị.
5. Đặc điểm cá nhân của Nhà quản trị.
6. Sự khác nhau giữa Nhà quản trị và Doanh nhân.
7. Những thách đố trong thời đại hiện nay cho các Nhà quản trị.

Kiến thức cốt lõi cần nắm vững: Cấp bậc, vai trò, kiến thức và kỹ năng của các nhà quản trị.

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CÁC LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ HIỆN ĐẠI


1. Lý thuyết quản trị thuộc phong trào quản trị khoa học của Taylor.
2. Lý thuyết cổ điển về quản trị.
3. Lý thuyết Quản trị Khoa học.
4. Lý thuyết Quản trị Hành chánh.
5. Lý thuyết Tâm lý xã hội về Quản trị.
6. Lý thuyết Định lượng về Quản trị.
7. Những phát triển mới trong lý thuyết quản trị.

Kiến thức cốt lõi cần nắm vững: Những nội dung chính của các lý thuyết quản trị hiện đại.

PHẦN II: CÁC CHỨC NĂNG QUẢN TRỊ

CHƯƠNG 4: HOẠCH ĐỊNH


1. Khái niệm.
2. Tiến trình Hoạch định.
3. Phân loại Kế hoạch.
4. Quản trị theo mục tiêu (MBO).

Kiến thức cốt lõi cần nắm vững: Ý nghĩa của hoạch định và các giải đoán của tiến trình hoạch
định.

CHƯƠNG 5: TỔ CHỨC

1. Khái niệm về chức năng tổ chức trong quản trị.


2. Những vấn đề cơ bản của tổ chức.
2.1. Tầm hạn quản trị.
2.2. Quyền hành trong quản trị.
2.3. Phân cấp quản trị.
3. Xây dựng bộ máy tổ chức.
3.1. Cơ sở để xây dựng bộ máy tổ chức.
3.2. Các phương pháp thành lập đơn vị nhỏ trong tổ chức.
3.3. Các mô hình khác nhau của bộ máy tổ chức.

Kiến thức cốt lõi cần nắm vững: Nội dung của hoạt động tổ chức, những vấn đề cơ bản của tổ
chức, các mô hình của bộ máy tổ chức.

CHƯƠNG 6: LÃNH ĐẠO VÀ ĐỘNG VIÊN

1. Đại cương về chức năng lãnh đạo và động viên của nhà quản trị.
2. Lãnh đạo.
2.1. Khái niệm Lãnh đạo.
2.2. Các lý thuyết về phong cách lãnh đạo.
3. Động viên.
3.1. Khái niệm về sự động viên.
3.2. Các lý thuyết về cơ sở và cách thức động viên.

Kiến thức cốt lõi cần nắm vững: Các lý thuyết về cách thức lãnh đạo và cơ sở của sự động
viên.

CHƯƠNG 7: KIỂM TRA

1. Khái niệm về chức năng kiểm tra.


2. Tiến trình kiểm tra.
3. Các phương pháp kiểm tra.
4. Các nguyên tắc kiểm tra.
Kiến thức cốt lõi cần nắm vững: Tiến trình kiểm tra, các phương pháp kiểm tra và các nguyên
tắc kiểm tra.

PHẦN III: KỸ NĂNG CƠ BẢN CỦA NHÀ QUẢN TRỊ

CHƯƠNG 8: LÀM QUYẾT ĐỊNH

1. Khái niệm.
2. Phân loại quyết định theo tiến trình.
3. Tiến trình làm quyết định.
4. Làm quyết định tập thể.

Kiến thức cốt lõi cần nắm vững: Các loại quyết định và tiến trình làm quyết định.

CHƯƠNG 9: TRUYỀN THÔNG VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN TRỊ

1. Khái niệm.
2. Vai trò của thông tin trong quản trị.
3. Truyền thông trong quản trị.
4. Sự phát triển của Công nghệ thông tin và ảnh hưởng đến quản trị.

Kiến thức cốt lõi cần nắm vững: Vai trò quan trọng của truyền thông và ảnh hưởng của công
nghệ thông tin đối với hoạt động quản trị.

-------------------------------------------------

DANH SÁCH GIẢNG VIÊN

TRẦN ANH TUẤN


Giám đốc chương trình Việt - Bỉ.
Tiến sĩ (Ph.D) Hành chánh, Đại học Syracuse, Hoa Kỳ.

Từ 1976 – 1990: Nghiên cứu viên Viện Khoa Học Xã Hội.


Từ 1990 – 1997: Giảng viên - Trưởng Khoa Luật Đại Học Mở Bán Công TPHCM.
Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư TPHCM.
Từ 1997 – 2005: Giảng viên, Trưởng khoa Khoa Kinh tế & QTKD.
Giám đốc chương trình Việt - Bỉ Đại Học Mở Bán Công TPHCM.
Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư TPHCM.
Phó chủ tịch Hiệp hội Luật sư thế giới.

Lĩnh vực chuyên sâu: Quản trị học, Marketing căn bản, Quản trị chiến lược, Quản trị
Marketing, Luật Kinh tế.

NGUYỄN ĐÌNH KIM:


Thạc sĩ Ngành Quản trị kinh doanh của chương trình hợp tác giữa Đại Học Mở Bán Công
TPHCM và Đại Học Tự do Brussels (Bỉ).

Từ 1992 – 1993: Nhân viên Công ty EDTC (Thái Lan).


Từ 1993 – 1999: Giáo viên Trung tâm Ngoại ngữ Đại học Sư phạm TPHCM.
Từ 2000 đến nay: Giảng viên Khoa Kinh tế & QTKD ĐH Mở Bán công TPHCM.

Lĩnh vực chuyên sâu: Quản trị học, Marketing căn bản, Quản trị chiến lược.

NGUYỄN THÀNH LONG:


Thạc sĩ Ngành Quản trị kinh doanh, Centre franco de formation a lagestion (CFVG).
Cử nhân Ngành Thương mại, Đại học Morlaix (Pháp).

Từ 1981 – 1991: Giáo viên Pháp văn Trường PTTH Thủ Đức.
Từ 1989 – 1993: Phó Giám đốc Công ty cầu đường Pháp Frenssinet International.
Trưởng văn phòng đại diện Công ty T.D International.
Từ 1997 đến nay: Giảng viên Đại học Mở Bán công TPHCM.

Lĩnh vực chuyên sâu: Quản trị học, Marketing căn bản, Quản trị Hành chánh văn phòng,
Quản trị Nguồn nhân lực.

NGUYỄN THỊ LIÊN DIỆP


Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ngành QTKD, Đại học Kinh tế Sofia (Bulgaria).

Từ 1968 – 1975: Cán bộ nghiên cứu UBKH Hà Nội.


Từ 1988 – 1989: Trưởng bộ môn - Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Từ 1995 đến nay: Giảng dạy tại Đại học Kinh tế TPHCM.

Lĩnh vực chuyên sâu: Quản trị học, Marketing căn bản, Quản trị chiến lược, Quản trị
Marketing.

You might also like