You are on page 1of 7

CHƯƠNG 4 : LẬP CHU TRÌNH VÀ TÍNH CHỌN MÁY NÉN

Mục đích chương này nhằm tính chọn chu trình của hệ thống lạnh để tính công
suất yêu cầu của thiết bị trong hệ thống lạnh từ đó làm cơ sở để tính chọn các thiết
bị này .

4.1 TỔNG QUÁT


1.Chọn môi chất lạnh
Môi chất sử dụng trong hệ thống lạnh là R22 vì nó có những ưu nhược điểm
sau:
−Ưu điểm :
+ Không độc hại
+ Không dễ cháy, dễ nổ
+ Không ăn mòn kim loại đen và kim loại màu
+ Khi rò rỉ , không làm hỏng thực phẩm cần bảo quản
+ Hòa tan hạn chế dầu , ở khoảng nhiệt độ -200C ÷ -400C không hòa tan
dầu
+ Năng suất lạnh riêng thể tích lớn
+ Áp suất ngưng tụ ở điều kiện bình thường < NH3
+ Nhiệt độ hóa rắn thấp hơn so với NH3
+ Dễ vận chuyển và bảo quản
−Nhược điểm :
+ Đắt tiền hơn NH3 .
+ Không hòa tan nước
+ Có tính rửa cặn bẩn nên dễ gây tắc nghẽn hệ thống
+ Gây ô nhiễm môi trường (phá hủy tầng ôzôn và gây hiệu ứng nhà
kính)
Nói chung R22 có độ hoàn thiện nhiệt động cao nên được sử dụng rộng rãi
.Vì vậy chọn môi chất R22 là phù hợp .
2. Chọn môi trường giải nhiệt
Chọn môi trường giải nhiệt là nước tuần hoàn qua tháp trao đổi nhiệt vì so
với không khí thì nước làm mát có những ưu điểm sau :
+ Hệ số tỏa nhiệt cao hơn nên làm mát tốt hơn
+ Ít chịu ảnh hưởng của thời tiết

4.2. Tính toán chu trình


1. Chọn chu trình :
Chọn chu trình hồi nhiêt. Vì đối với môi chất R22 , chu trình hồi nhiệt có
hiệu suất lạnh cao hơn , hệ số lạnh cao hơn các chu trình khô và quá lạnh quá
nhiệt .
1. Chọn nhiệt độ bay hơi :
t0 = tb– ∆t0
Trong đó : tb : nhiệt độ phòng buồng lạnh
∆t0 : 7÷ 100C
Ta có tb = - 200C
∆t0 = 100C ( do độ ẩm bảo quản 80%< w=84%< 85%)
Vậy t0 = -300C
Ta có áp suất bay hơi là: p0 = 1.6402 bar

2. Chọn nhiệt độ ngưng tụ :


tk = 460C
Dùng đồ thị nhiệt độ xác định nhiệt độ ngưng tụ cho giàn bay hơi tại tkk = 37
Ta có áp suất ngưng tụ là: pk = 17.617 bar

3. Nhiệt độ hơi quá nhiệt


Cân bằng nhiệt ở thiết bị hồi nhiệt , ta có ∆T min= 5K=t3’-t1
Vậy t1= 46-5=410C

4. Tính cấp nén của chu trình


Ta có tỉ số nén của chu trình:
pk 17.617
Л= = = 10.74 < 12
p0 1.6402
Vậy chọn chu trình máy nén 1 cấp
6. Chọn chu trình lạnh
Chọn chu trình lạnh cho phòng trữ là chu trình máy lạnh 1 cấp dùng thiết bị hồi
nhiệt. Mặc dù là chu trình này bị lệch ra khỏi chu trình Cacno làm cho hệ số lạnh
giảm xuống. Nhưng ngược lại nó tránh được hiện tượng ẩm về máy nén gây ra
hiện tượng thuỷ kích làm hỏng máy nén. Đối với freon có thể dùng bình tách lỏng
hoặc thiết bị hồi nhiệt nhưng dùng thiết bị hồi nhiệt nhiều hơn.Do nhiệt độ cuối
tầm nén của chu trình hồi nhiệt lớn hơn bình tách lỏng

7. Xây dựng đồ thị và lập bảng thông số các điểm nút


a. Sơ đồ nguyên lý của chu trình lạnh 1 cấp dùng thiết bị hồi nhiệt:
q K

NT

HN q MN
HN

TL

BH
q O

Chú thích:
MN: Máy nén
NT: Bình ngưng tụ
TL: Van tiết lưu
BH: Dàn bay hơi
HN: Thiết bị hồi nhiệt

b. Đồ thị T-s và lnP- i:

T lnP

3' 3
3 2
3'

1'

1 1'
4 4 1

s i
Các quá trình :
1’ - 2 :quá trình nén đoạn nhiệt trong máy nén
2 - 3 :quá trình ngưng tụ đẳng áp ở bình ngưng
3- 3’ :quá trình quá lạnh trong bình hồi nhiệt
3’- 4 :quá trình tiết lưu trong van tiết lưu nhiệt
4- 1’ :quá trình bay hơi đẳng áp ở dàn bay hơi
1’- 1 :quá nhiệt hơi hút về máy nén

c. Nguyên lý làm việc:


Hơi sau khi ra khỏi thiết bị bay hơi đi vào thiết bị hồi nhiệt nhận nhiệt đẳng
áp của lỏng cao áp trở thành hơi quá nhiệt (1’) rồi được hút về máy nén nén đoạn
nhiệt lên áp suất cao (2), sau đó qua thiết bị ngưng tụ nhả nhiệt đẳng áp cho môi
trường làm mát ngưng tụ thành lỏng cao áp (3) rồi đi qua thiết bị hồi nhiệt nhả
nhiệt đẳng áp cho hơi hạ áp trở thành lỏng chưa sôi (3’) qua van tiết lưu giảm áp
xuống áp suất bay hơi (4) rồi đi vào thiết bị bay hơi nhận nhiệt đẳng áp đẳng nhiệt
của đối tượng cần làm lạnh, hoá hơi và chu trình cứ thế tiếp tục.

d . Lập bảng thông số các điểm nút

Điểm Nhiệt Ap suất Entanpi


Chú thích
độ t0C P(bar) h (kJ/kg)
1 41 1.64 437.04 Hơi bão hoà khô
1’ -30 1’64 392.65 Hơi quá nhiệt
2 125 17.62 485.84 Hơi quá nhiệt
3 9 17.62 256.86 Lỏng sôi
3’ 46 17.62 212.47 Lỏng chưa sôi
4 -30 1.64 212.47 Hơi bão hòa ẩm

v1 =179.76dm3/kg

Năng suất lạnh riêng


qo= h1’ -h4= 392.65-212.47=180.18
Xác định lưu lượng tuần hoàn qua hệ thống
Q0MN 12.459
G= = = 0,069 kg/s
q0 180.18
8. Phụ tải nhiệt của thiết bị ngưng tụ
Qk = G.qk = G.(h2 – h3) = 0,069.(485.84−256.86) = 15,79 kW
9. Nhiệt lượng qua thiết bị hồi nhiệt
QHN = G.qHN = G.( i3–i3’)= G.( i1’– i1)= 0,069.(256.86–212.47) =3.06kW
Công nén riêng
l= h2 – h1=485.84– 437.04=48.8kW
10. Xác định công của máy nén
L = G.l = 0.069. 48.8.= 3.37kW
11. Tính chọn công suất lạnh

Công suất lạnh của máy nén lạnh trong phòng trữ đông
Q 0MN = 12.459kW
12. Hệ số làm lạnh
q0
ε= = 3.69
l
III. Chọn máy nén
1.Chọn máy nén
a. Thể tích hút thực tế
Vtt = G. v1 = 0,069. 0,17976 = 0,0124 m3/s
b. Hệ số cấp λ
pk
Có tỉ số nén : Л = = 10. 74 Tra đồ thị hình 7- 4 trang 168 tài liệu [1] với máy
p0
nén kiểu hiện đại ta có: λ = 0, 53
c. Thể tích hút lý thuyết
Vtt 0,0124
Vlt = = = 0,023 m3/s
 0,53
- Xác định chu trình lanh tiêu chuẩn :
Theo bảng (7-1) trang 172 - Tài liệu [1] chọn chế độ lạnh trữ đông 1 cấp R22
thì có các thông số sau:
t0 = -150C => p0 = 2,97 bar
tk = 300C => pk = 11,9 bar
tqn = 150C
tql = 250C

Bảng thông số của chu trình lạnh tiêu chuẩn:

Tsố i
t p v
Điểm Trạng Thái 0 3 [kJ/kg
[ C] [bar] [m /kg]
]
1 Bão hoà khô -15 2,97 0,087 698,5
Hơi bão hòa
4 30 11,9 537
ẩm

- Năng suất lạnh riêng khối lượng tiêu chuẩn


q0tc = i 1tc - i tc4 = 698,5 – 537= 161,5 kJ/kg
- Năng suất lạnh riêng thể tích
q0 695  546
qV = = = 1339kJ/kg
v1 0,1113
- Năng suất lạnh riêng thể tích tiêu chuẩn
q 0tc 161,5
qVtc = = = 1857kJ/kg
v1tc 0, 087

- Hệ số cấp ở điều kiện tiêu chuẩn


pk 11,9
Có tỉ số nén : Л = = = 4. Tra đồ thị hình 7- 4 trang 168 - Tài liệu [1] với
p0 2,97
máy nén kiểu hiện đại ta có: λ = 0,81
- Năng suất lạnh tiêu chẩn Q0tc
q vtc .tc 1857.0,81
Q0tc = Q0 . = 12,459. =24.99 kW
q v . 1339.0,56
Tra bảng 7-2 trang 175 tài liệu [1] chọn :
+ Máy nén piston 1 cấp cua Nga theo OCT 26.03-943-77 có ký hiệu Л640
+ Q 0MNtc = 42,5kW > Q0tc lắp đặt
+ Thể tích hút lý thuyết: Vlt = 0.0289m3/s
Thông số kỹ thuật
Số xi Đường Vòng Vlt(m3/s) Dài Rộng Cao Khối
lanh kính quay (mm) (mm) (mm) lượng
piston (kg)
(mm)
4 76 24 0,0289 1020 620 580 365

d. Số lượng máy nén


Q0tc 24.99
ZMN = MN
= = 0,58 = > Chọn Z= 1
Q0tc 42.5
=> Vậy dùng 1 máy nén
2. Chọn động cơ kéo máy
Công suất động cơ điện kéo máy nén được tính theo công thức (7-25) trang
171 tài liệu [1]
Ndc = (1,1÷2,1).Nel
Đối với các máy lạnh nhỏ chế độ làm việc dao động lớn, điện lưới lên xuống phập
phù nên chọn hệ số an toàn = 2,1
L
Suy ra: Ndc = 2,1.Nel = 2,1.

Trong đó: L- công nén của máy nén
η- Tổn thất năng lượng trong máy nén
η = ηi.ηe.ηtđ.ηel
Với: ηi – hệ số hiệu suất chỉ thị do quá trình nén đoạn nhiệt thực
tế không phải là quá trình nén đoạn nhiệt thuận nghịch, ηi được tính theo công thức
(7-21) trang 217 tài liệu [1] :
T0 −30+273
ηi = + 0,0025.t0 = + 0.0025.(-30) = 0,686
Tk 46+273

ηe – Hệ số hiệu suất cơ học do tổn thất ma sát tại các bề mặt chuyển
động (do nhà chế tạo quy định), chọn ηe = 0,92
ηtđ – Hệ số hiệu suất truyền động giữa máy nén và động cơ, vì máy nén
hở truyền động đai nên chọn ηtđ = 0,98
ηel – Hệ số hiệu suất của động cơ điện, chọn ηel =0,9 theo trang 217 tài
liệu [1]
Suy ra : η = 0,72.0,92.0,98.0,9 = 0,58
Vậy công suất động cơ kéo máy nén:
3,37
Ndc = 2,1. = 12,2 kW
0,58

You might also like