You are on page 1of 14

TÓM TẮT NỘI DUNG NHẢY TẦN

***
1. TỔNG THỂ KIẾN THỨC

Định nghĩa
Truyền dẫn đa đường và fading đa đường phụ thuộc vào tần số. Để đảm bảo
chất lượng tín hiệu của các kênh truyền là như nhau, ngươì ta đưa ra khái niệm
nhảy tần. Nhảy tần là kỹ thuật thay đổi tần số cho mỗi cụm thông tin được
truyền đi, tức là trong cùng một cuộc thoại tín hiệu có thể được thu phát ở
nhiều tần số khác nhau nên trung bình hoá được nhiễu làm tăng chất lượng
thoại.

Mỗi cụm kết nối thì được truyền trên 1 tần số ấn định, nhưng tần số thì thay
đổi giữa các cụm. Một cụm có thể dễ dàng mất khi MS xảy cập nhật vị trí khi
trũng fading ở tần số cụ thể hay nhiễu. Cụm tiếp theo, nếu trên 1 tần số khác,
có điều kiện tốt để khôi phục tín hiệu, đảm bảo việc mất cụm đơn lẽ có ảnh
hưởng nhỏ nhất cho chất lượng cuộc gọi.

Tốc độ nhảy tần là 217 lần trong mỗi giây. Các tần số thu và phát luôn song
công( dối với GSM900 cách nhau 45Mhz, DCS1800 là 95Mhz), nghĩa là
đường lên và đường xuống sử dụng cùng 1 chuỗi nhảy tần

Nhảy tần trong GSM là nhảy tần chậm, có nghĩa là MS phát trên một tần số
trong thời gian TS giành cho nó, sau đó nhảy đến tần số khác để phát triển trên
cùng TS đó. Và nét riêng biệt là nhảy tần được ấn định trong BSC.

 Mục đích:
- Đảm bảo sự phân tập tần số và phân tập nhiễu
- Giảm ảnh hưởng của nhiễu đồng kênh, vì vậy cải thiện được chất lượng và
dung lượng trong mạng di động
- Tăng vùng phủ của cell

Kiến thức nền


1.2. Tái sử dụng tần số
Số lượng kênh tần số trong GSM là hữu hạn. Do đó việc sử dụng hiệu quả
nguồn tài nguyên vô tuyến là yếu tố quan trọng mà người thiết kế tối ưu phải
chú ý. Để đạt được mục đích này, trong mạng thông tin di động tế bào, một
kênh tần số có thể tính toán lắp đặt tại nhiều BTS khác nhau mà mức nhiễu
đồng kênh vẫn không vượt quá ngưỡng cho phép. Quá trình lựa chọn và phân
tách nhóm tần số để sử dụng cho các cell trong hệ thống 1 cách hợp lí gọi là tái
sử dụng tần số.

1.2.2 Khái niệm về fading


Fading là sự biến thiên cường độ trường tín hiệu thu do sư phản xạ sóng từ các
lớp không đồng nhất trong tầng đối lưu cũng như phản xạ từ mặt đất. Tuỳ theo
nguyên nhân gây ra fading mà người ta chia Fading ra làm 2 loại:
+ Fading phẳng: là Fading gây ra do sự uốn cong của tia sóng khi truyền đi
trong môi trường có chiết suất không đồng nhất. Khi đó antenna thu sẽ không
còn “đẳng hướng” với antenna phát nên cường độ tín hiệu thu giảm xuống và
gây ra Fading. Như vậy nguyên nhân trực tiếp gây ra Fading phẳng là yếu tố
môi trường như thời tiết, nhiệt độ, áp suất…
+ Fading đa đường(nhiều tia): khi sóng truyền từ đầu phát tới đầu thu bằng
nhiều đướng khác nhau như tia phản xạ, tia trực tiếp…cường độ tại điểm thu là
tồng hợp tất cả các tia sóng. Nếu các tia này cùng pha thì cường độ tổng hợp sẽ
tăng lên, nếu các tia này ngược pha thì cường độ tổng hợp sẽ giảm xuống và
gây ra hiện tượng Fading.

Hai loại Fading này có thể xuất hiện độc lập hoặc xuất hiện đồng thời. Các loại
Fading này đều ảnh hưởng đến thông tin vô tuyến. Khi thiết kế 1 hệ thống viba
số nói chung và hệ thống thông tin di động nói riêng, nếu ta tính đến Fading
phẳng và chỉ tính độ dự trữ Fading phẳng thì có thể dẫn đến lầm lẫn, vì các
hiệu ứng chọn lựa của Fading nhiều tia ảnh hường nhiều đến lượng gián đoạn
thông tin mà tuyến phải chịu do méo biên độ và méo thới gian trễ suốt độ rộng
băng của kênh. Điều này làm tăng tỷ số bit lỗi(BER) mà không có bất kỳ biểu
hiện gì ở tín hiệu thu

1.2.3 Nhiễu đồng kênh


Tái sử dụng tần số là sử dụng cùng một tần số cho một số cell trong cùng một
vùng bao phủ nào đó. Các cell này gọi là cell đồng kênh và nhiễu tín hiệu giữa
các cell này gọi là nhiễu đồng kênh
Không giống như nhiễu nhiệt có thể khắc phục bằng cách tăng tỷ số tín hiệu
trên nhiễu, nhiễu đồng kênh không thể khắc phục bằng cách tăng công suất
sóng mang của máy phát. Vì khi tăng công suất sóng mang tức là tăng nhiễu ở
các cell đồng kênh. Để giảm nhiễu đồng kênh thì các cell đồng kênh phải được
qui hoạch hợp lí để đảm bảo khoảng cách tối thiểu sao cho nhiễu đồng kênh có
thể chấp nhận được.

1.3.1 Phân tập về tần số


Nhảy tần giảm ảnh hưởng của fading nhiều tia, vì fading nhiều tia gây ra các
chỗ trũng fading mà các chỗ trũng fading đối với 2 tần số khác nhau là khác
nhau. Sự thay đổi tần số tín hiệu vô tuyến khi cuộc gọi đang tiến hành làm cho
không mất nhiều bit tín hiệu

Biểu đồ của Fading đa đường ở 2 tần số khác nhau


và nhảy tần chậm ở giữa 2 tần số đó

1.3.2 Phân tập về nhiễu


Nhiễu tuỳ thuộc vào thời gian, tần số và vị trí máy di động. Với việc sử dụng
nhảy tần thì nhiễu trên 1 tần số sẽ trải ra cho nhiều MS, dẫn đến trung bình hoá
tỉ số tín hiệu trên nhiễu C/I để đảm bảo tỉ số này lớn hơn mức ngưỡng. Hiệu
ứng này gọi là trung bình nhiễu

Số lượng tần số sử dụng cho nhảy tần thì quan trọng. Nhiễu trên nhiều tần số
thì đạt được giá trị trung bình nhiễu và độ phân tập tần số tốt hơn so với nhảy
tần ít tần số. Nhiễu được trải rộng ra trên băng tần, cung cấp hiệu ứng trung
bình nhiễu tốt.

2. MIÊU TẢ KỸ THUẬT
2.1 Tổng thể
Nhảy tần trong BTS có thể thực hiện bằng 2 cách: nhảy tần băng tần gốc và
nhảy tần tổng hợp. Nhảy tần có thể thực hiện trên kênh TCH và kênh
SDCCHs. Tuy nhiên, kênh BCCH không cho phép nhảy tần, kênh quan trọng
này thì được ấn định ở TS0

2.2 Nhảy tần băng tần gốc


Ở nhảy tần băng tần gốc, tất cả các Timeslot đều nhảy tần trừ BCCH. Số chuỗi
nhảy tần HSN1(TS0) có giá trị 0->63( 0=cyclic, 1->63=pseudorandom),
HSN2(TS1->7) có giá trị 0->63(0=cyclic,1->63=pseudorandom)
Mỗi transmitter hoạt động ở 1 tần số ấn định. Ở transmitter, tất cả cụm, bất chấp
kết nối mà chúng phụ thuộc, thì được định tuyến tới transmitter của tần số thích
hợp
Hình 1: Định tuyến cụm từ TRX đến transmitter ở băng tần gốc

Điểm thuận lợi của phương pháp này là bộ cộng băng tần hẹp có thể sử dụng. Các
bộ cộng này phải có 12 cổng input cho RBS2000 và 16 inputs cho RBS200. Điều
này làm cho việc sử dụng nhiều transceiver mà không cần phải kết nối theo kiểu 1
vài bộ cộng trong tầng
Điểm bất lợi ở phương pháp này là nó không có khả năng sử dụng số lượng lớn
các tần số trong chuỗi nhảy tần nhiều hơn số transmitters.

2.3 Nhảy tần tổng hợp

Nhảy tần tổng hợp có nghĩa là 1 transmitter quản lý tất cả các cụm mà phụ thuộc
vào 1 kết nối đặc trưng. Các cụm thì được gửi “ straight on forward” và không
định tuyến bởi bus, đối lập so với nhảy tần băng tần gốc. Transmitter truyền đến
chính xác tần số ở mỗi cụm:
Hình 2: Việc gửi các cụm từ TRX đến các transmitter ở nhảy tần tổng hợp

Điểm thuận lợi của phương pháp là số lượng tần số có thể sử dụng cho nhảy tần
thì không phụ thuộc vào số lượng transmitter. Nó có thể nhảy trên nhiều tần số
thậm chí chỉ 1 vài bộ thu. Độ lợi từ nhảy tần có thể vì thế mà tăng lên.

Điểm không thuận lợi là bộ cộng hybrid băng tần rộng phải được sử dụng. Loại bộ
cộng này mất khoảng 3dB.

2.4 Cấu hình


2.4.1 Tống quát
Ở cấu hình cell, cell được ấn định 1 hay vài nhóm kênh. Các tần số hiện hữu cho
cell thì chia ra và được ấn định đến 1 nhóm kênh. Nhóm bộ thu có thể được kết
nối đến 1 hay nhiều nhóm kênh. Hơn nữa, mỗi nhóm kênh có thể xác định tách
biệt nhau như nhảy tần với chỉ số HOP . Ví dụ, có 2 nhóm kênh trong 1 cell, nơi
mà nhảy tần và cái khác. Với mỗi nhóm kênh, các kênh sẽ nhảy trên những tần số
xác định cho nhóm kênh liên quan. SDCCHs và TCH đều có thể nhảy tần. TS0
trên tần số BCCH sẽ không nhảy, thậm chí nếu nó phụ thuộc 1 nhóm kênh mà
được cấu hình là nhảy tần.

Tần số BCCH phải luôn được phát. Nếu không có cụm lưu lượng được truyền đi,
vẫn có việc truyền năng lượng radio trên tất cả các cụm ở downlink của tần số
BCCH. Điều này được cung cấp bởi các transmitter. Nếu nó được cấu hình cho 1
tần số riêng lẽ, nó có thể thiết lập để truyền các cụm giả bất cứ khi nào không có
cụm truyền từ các controller đến bus. Điều này gọi là CARRIER-ZERO(C o) filling
khi đó thêm fo tần số BCCH. Co filling thì chứa nhóm kênh bao gồm cả tần số
BCCH

Đối với nhảy tần băng tần gốc, Co filling thì straightforward , với nhảy tần tổng
hợp, Co filling thì phức tạp hơn. Có 2 cấu hình, 1 với tần số BCCH bao gồm thiết
lập nhảy tần và 1 với tần số BCCH trong chế độ không nhảy tần

2.4.2 Co filling ở băng tần gốc


Lấy ví dụ, hỗ trợ cho BTS bao gồm 4 TRx sẽ được cấu hình ở băng tần gốc. Trong
trường hợp này chỉ 4 tần số được ấn định. Hơn thế nữa, chỉ có 1 kênh được ấn
định. 1 transmitter truyền tần số fo. Transmitter này thì tự động thiết lập Co filling.
Kết quả cấu hình kênh được thể hiện trong hình 3.

Cấu hình kênh cho 4 bộ thu và nhảy tần băng tần gốc

Ở TS0, BCCH thì không nhảy tần, và chỉ duy nhất trên fo. 3 kênh còn lại trên trên
TSo là kênh TCH nhảy tần từ f1->f3 thể hiện bởi vòng tròn trên các vị trí trên f1,
f2, f3. Ở TS1 tất cả kênh bao gồm 1 SDCCH/8 và 3 kênh TCH thì nhảy

2.4.3 Co filling ở nhảy tần tổng hợp


Cấu hình transmitter cho nhảy tần tổng hợp không thể thực hiện việc filling khi nó
không được cấu hình cho tần số ấn định trước. Hơn nữa, nếu số lượng tần số cho
cấu hình kênh lớn hơn số lượng bộ thu, thì không có khả năng bảo đảm tần số fo
luôn được truyền. Tất cả kênh có thể bận và truyền trên 1 tần số khác fo.
Có 2 cách để cấu hình Co filling
1> Cách thứ 1 là cung cấp Co filling bao gồm cùng thời điểm fo trong thiết lập
nhảy tần. Với phương pháp này, extra transmitter(TX) chỉ hoạt động như 1
Co filler. Tất cả các cụm traffic mà được truyền trên tần số fo thì được định
tuyến đến transmitter này. Nếu không có cụm traffic được truyền, các cụm
giả sẽ truyền thay thế, như là Co filler. Tất cả các cụm traffic khác sẽ được
truyền straight on forward, như nhảy tần tổng hợp. Phương pháp này vì thế
là tổng hợp của nhảy tần băng tần gốc và tổng hợp.
Nhảy tần tổng hợp, với băng tần gốc cho các cụm tần số BCCH

Kết quả cấu hình kênh thì thể hiện với trường hợp HOP=ON

Cấu hình kênh cho 3 transceiver và 1 extra transmitter, tần số nhảy tần với
BCCH
Hình cho thấy trên TS1 đến TS7, tất cả các cụm sẽ truyền trên tần số fo thì
được gửi đến Co filler transmitter thay thế cho các transmitter thông thường.
Nếu không có cụm traffic được truyền, các cụm giả sẽ được thay thế, như là 1
Co filler. Trên TS1 đến TS7, tất cả các tần số xác định(fo-fn) thì được sử dụng
trong chuỗi nhảy tần. Ở TSo các tần số f1 đến fn được sử dụng. Lưu ý là số các
tần số sử dụng trong thiết lập nhảy tần thì không giới hạn bởi các transceivers.
Tổng số kênh TCH sẽ là 22.

2> 1 cấu hình khác là etire extra transceiver được thêm vào. Bộ Controller của
Transceiver được sử dụng cho TS0 trên tần số BCCH và chỉ filling có nghĩa là
nó không mang lưu lượng
Nhảy tần tổng hợp với băng tần gốc cho các cụm của tần số BCCH cho TRXs

Vì thế, các cell có 4 TRX, theo cấu hình này dành 3 TRx cho truyền lưu lượng
và cái còn lại cho tần số BCCH với filling. Kết quả cấu hình kênh cho trường
hợp HOP=ON:

Cấu hình kênh cho 4 Transceivers và nhảy tần với BCCH

Chú ý trong trường hợp này 1 kênh TCH được them vào TS0
Nếu 1 cell được cấu hình cho nhảy tần tổng hợp, và nếu fo bao gồm trong thiết
lập tần số xác định cho nhảy tần, 1 trong 2 cách cấu hình kênh sẽ được chọn
phụ thuộc vào phần cứng
2.4.4 Co filling ở nhảy tần tổng hợp: 2 kênh
Cấu hình kênh ở trên có thể phí tài nguyên phần cứng. Nếu việc sử dụng tài
nguyên quan trọng hơn khả năng sử dụng fo trong chuỗi nhảy tần, cell có thể
cấu hình với 2 kênh. 1 kênh phải được cấu hình chỉ chứa fo, và thông số HOP
thiết lập OFF. Kênh còn lại thì bao gồm các tần số f1 đến fn, thông số
HOP=ON

Cấu hình kênh cho 4 transceiver và chỉ nhảy tần tổng hợp thuần khiết trong 2
kênh

Trong trường hợp này, tần số nhảy tần ít hơn f1-fn, nhưng tống số kênh lưu
lượng được tăng them đến 30 kênh. Chú ý 7 trong số đó không nhảy tần.
Cấu hình kênh này bao gồm 2 kênh cho 1 cell. Nếu 2 kênh được thiết lập, 1
kênh nhiều tần số, kênh còn lại chỉ có fo cấu hình như trong 2.4.3

2.5 Thuật toán


2.5.1 Nhảy tần tuần hoàn
Trong chu ký nhảy tần, tần số được sử dụng lien tục. Ví dụ, chuỗi nhảy tần
tuần hoàn 4 tần số:
…….,f4, f1,f2,f3,f4 ,f1,f2,f3,f4 ,f1,f2,…….
Chuỗi tuần hoàn được chỉ định bởi chỉ số HSN(hopping sequence number) là
zero. Chỉ có duy nhất 1 chuỗi tuần hoàn trong GSM. Chuỗi tần số từ thấp nhất
đến cao nhất và lập lại.

2.5.2 Nhảy tần random


Chuỗi nhảy tần random thực tế thực hiện như là 1 chuỗi random ngẫu nhiên.
Chuỗi thì lưu trong bảng look-up , trong MS tốt như BTS, 63 chuỗi độc lập
được định nghĩa. Với 63 chuỗi được sử dụng chỉ định bởi thong số HSN. Thuật
toán lựa chọn tần số cho mỗi cụm cho phép nhảy đến 64 tần số khác nhau.
Khi nhảy tần random được sử dụng, các tần số sẽ được sử dụng random, và
chuỗi nhảy tần cho 4 tần số có thể như sau:

……,f1,f4,f4,f3,f1,f2,f4,f1,f3,f3,f2,…..

Chu kỳ cho chuỗi random thì khoảng 6 phút.

2.5.3 Chuỗi trực giao(orthogonal sequences)


Trong ví dụ nhảy tần băng tần gốc, 1 cell được cấu hình với 4 transceiver.
Chúng sẽ đưa ra cùng HSN. Thêm vào đó để tránh nhiễu giữa các TRx với
nhau, chúng sẽ đưa ra không đồng thời điểm 1 tần số. Điều này gọi là trực
giao. Tất cả các kênh trong 1 cell phải trực giao vì khi không trực giao các
kênh sẽ gây ra nhiễu đồng kênh trong cell
Vấn đề này giải thích bằng việc sử dụng khoảng tần số mà được đề cập đến
MAIO( Mobile Allocation Index Offset). Mỗi TRx được ấn định 1 MAIO ở 1
cấu hình, khi 2 TRx cùng HSN nhưng khác MAIO sẽ không bao giờ cùng tần
số trên các cụm cơ bản. Trong cách này, tất cả các kênh sử dụng cùng chuỗi
nhảy tần, nhưng tần số khác nhau ở mỗi thời điểm. Chuỗi random trong 2.4.2
sẽ xuất hiện như sau:

Các kênh nhảy tần sau sẽ không bao giờ sử dụng cùng tần số tại 1 thời điểm

2.5.4 Chuỗi độc lập


Để trung bình nhiễu tốt, chuỗi tần số trong cell đồng kênh phải khác nhau.
Điều này rất quan trọng nếu các cell sử dụng chính xác các tần số giống nhau.
Các kết nối trong những cell này sẽ sử dụng cùng tần số, nhưng không thường
xuyên ở cùng thời điểm. Nếu tần số độc lập, chúng sẽ chỉ thỉnh thoảng nhiễu
với nhau khi 2 hay nhiều cụm xảy ra đồng thời trong tần số. Số xung đột mỗi
giây sẽ phụ thuộc vào số tần số trong kênh.
Chuỗi cho 3 kết nối trong 3 cell đồng kênh có thể xuất hiện như 4 tần số trong
chế độ nhảy tần. Xung đột tần số như trường hợp nhiễu đồng kênh, chỉ ra :
Chuỗi của loại này gọi là independent khi quan hệ giữa các tần số là nhỏ nhất.
Khi chỉ có 1 chuỗi tuần hoàn, các chuỗi tuần hoàn có thể trực giao( nếu chúng
khác MAIOs), nhưng không bao giờ độc lập. Đây là nguyên nhân tại sao nhảy
tần tuần hoàn không đưa ra mức full trung bình nhiễu. Để có được hiệu quả
trung bình nhiễu, các cell đồng kênh phải được ấn định các HSN khác nhau

1. Các nguyên tắc


3.1 Ứng dụng
3.1.1 Tổng quát
Nhảy tần thường xuyên thực hiện trong mỗi cell khi nó đưa ra tần số và phân
tập nhiễu. Phân tập tần số cân bằng chất lượng giữa khi MS di chuyển nhanh
và chậm, nghĩa là chất lượng cho việc di chuyển chậm được tăng lên. The
frequency diversity có thể xem như độ lơi C/N( song mang/nhiễu). The
interference diversity đưa ra mà mạng có thể đối phó với nhiễu cao và vì thế
việc sử dụng lại tần số hợp lí hơn
Nhảy tần là nét đặc trưng quan trọng nhất cho việc hỗ trợ mạng dung lượng
cao với việc duy trì chất lượng. Nó cũng làm hiệu quả khi sử dụng DTX và
điều khiển công suất.

3.1.2 Độ lợi nhảy tần


Độ lợi nhảy tần phụ thuộc vào các yếu tố như môi trường truyền dẫn, số tần số
nhảy tần và nhiễu.
Số lượng tần số nhảy tần ảnh hưởng đến độ lợi của frequency và interference
diversity. Càng nhiều tần số nhảy tần thì độ lợi càng tăng. Tuy nhiên, có 1 qui
luật giới hạn. Ví dụ, tăng thêm số tần số nhảy tần từ 7 lên 8 thì không đưa ra
cải thiện đáng kể so với việc 2 lên 3. 3 tần số nhảy tần trong mỗi cell là độ lợi
cơ bản. Với 4 tần số trong mỗi cell, nó sẽ hoạt động tốt hơn. Càng nhiều tần số
sử dụng cho nhảy tần thì nhiễu sẽ trải rộng ra trong băng tần lớn và thêm vào
đó, khả năng fading dip thì giảm đi.

Độ lợi the interference diversity thì phụ thuộc vào việc sử dụng tính giảm
nhiễu như DTX và điều khiển công suất. Sử dụng DTX và điều khiển công
suất làm tăng độ lợi từ trung bình nhiễu. Thêm vào đó, thời gian biến đổi liên
tục của nhiễu cũng quan trọng. Mã hoá kênh và biểu đồ tác động thì không
ảnh hưởng khi chúng chịu tác động của nhiễu quá thường xuyên.

3.1.3 Nhảy tần random hay tuần hoàn


Chế độ nhảy tần random thì tốt hơn cho việc trung bình nhiễu đồng kênh. Nhảy
tần random là chế độ nhảy tần lựa chọn cho mạng dung lượng cao. Nếu nhảy
tần random được lựa chọn, các cell đồng kênh sẽ có HSN khác nhau

Mục lục

Trước đây, cũng như các mạng GSM khác, Mobifone cũng sử dụng công nghệ Baseband. Nhược điểm của công nghệ này là khả
năng tối ưu hoá việc quy hoạch lại tần số tại các thành phố lớn không cao. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới việc các mạng di động không
thể xử lý triệt để được hiện tượng nhiễu, tiếng thoại không trong đối với cuộc gọi thực hiện tại các thành phố lớn, nơi mật độ sử dụng dịch
vụ di động lớn. Để nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng, tiếp tục khẳng định vị trí tiên phong và vượt trội trong việc liên tục áp
dụng thành công các công nghệ mới nhất trên thế giới, Mobifone đã đầu tư ứng dụng công nghệ nhảy tần số mới nhất của mạng GSM
hiện nay là Synthesizer. Công nghệ này cho phép Mobifone quy hoạch lại tần số cho mạng lưới tốt hơn tại các vùng đô thị có mật độ người
sử dụng di động cao, giúp chất lượng cuộc gọi của Mobifone được nâng cao đáng kể so với việc sử dụng công nghệ Baseband.

You might also like