You are on page 1of 3

Kịch bản Viral Video về chủ đề giáo dục

Trong kịch bản này, chúng tôi muốn để chính những đứa trẻ được cất lên tiếng nói, được chia sẻ với người
xem một phần cuộc sống của mình, giúp họ lắng nghe được một phần tiếng nói của các em. Bên cạnh đó,
Mỹ Linh sẽ đóng vai trò như một đại sứ của chiến dịch, nhưng cũng vô cùng giản dị và gần gũi. Cô cũng
được thể hiện tài năng của mình là chia sẻ âm nhạc đến với trẻ em, đồng thời cô cũng trải nghiệm được một
phần không gian về giáo dục ở miền núi, từ đó thông điệp mà cô đưa ra, theo chúng tôi sẽ đáng tin và thuyết
phục với người xem hơn.
Chúng tôi cũng muốn khai thác những hình ảnh đẹp và có tính điện ảnh cao để thu hút người xem về mặt
thị giác.

Phần 01:
Phần mở đầu Video ta sẽ để hình ảnh một em bé dẫn dắt nội dung chính của câu chuyện, đưa người xem
theo bước chân em đến trường. Hình ảnh em bé nhóm củi bên bếp lửa và đường đi học sẽ nhấn mạnh vào
đời sống chân thực của em để cho người xem cảm nhận được không khí vùng cao, đồng thời sử dụng cảnh
đẹp miền núi để thu hút người xem về mặt không gian và thị giác, tiếp tục dõi theo câu chuyện.

Một số cảnh chính trong phần này:

Cảnh mở đầu: Em bé vùng cao nhóm bếp bên bếp lửa


 Giới thiệu cho người xem không gian sống của trẻ em vùng cao, đưa người xem vào môi trường
của trẻ để có cái nhìn thấu cảm với cuộc sống của trẻ.
 Hiệu ứng hình ảnh, âm thanh: chủ yếu khai thác các góc quay cận để đưa người xem đến gần hơn
với nhân vật. Sử dụng hình ảnh âm thanh chân thực của đời sống (có thể kết hợp âm nhạc) để cho
người xem có thêm nhiều trải nghiệm với đời sống vùng cao, đưa người xem vào một câu chuyện
có thực.

Cảnh 2: Bàn tay mẹ đưa gùi/ cặp sách cho em đi học


 Cho người xem cảm nhận được tình cảm và sự chăm sóc của mẹ với em

Cảnh 3: Theo chân em bé vùng cao đi đến trường


 Bước chân em đến trường sẽ dẫn dắt người xem, giúp họ cảm nhận được một phần con đường đến
trường của em, đôi chỗ là sườn dốc, đôi chỗ là đường dài. Nhưng ta cũng sẽ khai thác những góc
cảnh đẹp để thu hút người xem về mặt thị giác.

Phần 02:
Trong phân đoạn tiếp theo, khi bước vào lớp, cô Mỹ Linh sẽ được giới thiệu như một nhân tố “bí mật” được
hé lộ cho người xem. Mỹ Linh là người nổi tiếng nên đa số người xem có thể nhận ra cô. Nhưng trong phân
đoạn này, cô sẽ xuất hiện một cách bình dị và gần gũi với trẻ em trong vai trò là một cô giáo dạy hát. Trước
khi dạy hát thì cô làm quen với trẻ bằng một số câu hỏi đơn giản. Qua các đoạn hội thoại ngắn này, ta có
thể thấy sự ngại ngùng, ấp úng và không hiểu ngôn ngữ tiếng Kinh của trẻ. Sau đó Mỹ Linh sẽ dạy các em
lời bài hát, qua đó chúng ta có thể thấy những khó khăn để hiểu được ngôn ngữ và khả năng diễn đạt lưu
loát của trẻ, nhưng Mỹ Linh vẫn nỗ lực hướng dẫn các em cùng với sự trợ giúp của một cô giáo vùng cao,
người mà có thể hiểu ngôn ngữ của các em và được các em tin tưởng.

Phân đoạn này ta sẽ quay và đạo diễn theo phong cách tài liệu chân thực, để Mỹ Linh dẫn dắt lớp học tự
nhiên và liên tục (có sự trợ giúp của cán bộ ở bản địa/ giáo viên vùng cao – 1 người mà các em tin tưởng),
máy quay sẽ được set up cố định ở các góc cảnh và không làm cản trở quá trình dạy học, để:
- Thứ nhất: không gây áp lực cho trẻ về mặt đạo diễn/diễn xuất vì bản thân trẻ đã nhút nhát, nếu bị gây áp
lực rất dễ thu mình và trở nên yếu thế
- Thứ hai: giúp trẻ có thể tự hoà mình vào buổi học một cách tự nhiên và hứng thú
- Thứ 3 ta có thể bắt được những phản ứng tự nhiên nhất của một đứa trẻ khi không hiểu về mặt ngôn ngữ,
như vậy ta có thể thể hiện bằng hình ảnh một cách chân thật và thuyết phục.
- Thứ 4, ta có thể xây dựng hình ảnh làm đại sứ của ca sĩ Mỹ Linh – thân thiện và gần gũi với trẻ nhỏ. Cô
cũng biết chia sẻ tài năng là tiếng hát của mình đến các em.

Về mặt quay phim, ta sẽ quay lại 1-2 tiếng buổi học này, nhưng khi cắt dựng, ta chỉ chọn những câu thoại,
góc quay cảm xúc nhất, đồng thời liên quan đến những khó khăn của trẻ như rào cản về ngôn ngữ và ở nhà
em không có góc học tập. Tuy nhiên ta cũng sẽ pha lẫn với một số khoảnh khắc đẹp, hài hước, hồn nhiên
của trẻ (nếu có) để người xem có thể trải nghiệm đa dạng về mặt cảm xúc.

Phần 03
Trong phân đoạn cuối này, Mỹ Linh sẽ ngồi giữa các em bé để chia sẻ về những khó khăn mà cô có thể
nhìn thấy và nhận ra sau khi trải nghiệm dạy lớp học vùng cao. (Chính vì vậy trải nghiệm trước đó của Mỹ
Linh là quan trọng để người xem có thể tin vào thông điệp của cô). Cô có thể nhắc lại một số khó khăn
chính của trẻ, trong đó nhấn mạnh về rào cản ngôn ngữ giữa người dạy học và học sinh, cũng như là môi
trường học và sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, góc học tập.

Từ đó cô đưa ra thông điệp, kêu gọi mọi người ủng hộ chiến dịch “Every last child” của Save the children.

Mỹ Linh đưa thông điệp:

Mỹ Linh ngồi cùng các em ở hiên lớp học


Đây là lần đầu tiên Mỹ Linh được trải nghiệm hướng dẫn các em nhỏ vùng cao học hát. Mỹ Linh thấy
các em rất hồn nhiên và cũng rất nhạy cảm với âm nhạc/ nhịp điệu, nhưng phần lớn Những trẻ em dân tộc
thiểu số đều học tập trong môi trường thiếu thốn, ví dụ như là thiếu đồ dùng học tập, không có góc học
tập ở nhà, và quan trọng nhất là các em luôn phải đối mặt về vấn đề rào cản ngôn ngữ.

Mỹ Linh nêu thông điệp, đằng sau là hình ảnh các em vui chơi
Trẻ em là tương lai của đất nước, dù ở bất kỳ vùng miền nào, các em đều có quyền được hưởng một nền
giáo dục bình đẳng. Hãy cùng Mỹ Linh chung tay giúp đỡ trẻ em miền núi cải thiện điều kiện học tập cho
các bé cùng chiến dịch “Vì mọi trẻ em” của tổ chức Save the children”.

Số liệu

- Only 87.7 per cent of ethnic minority children completed primary school versus 97.6 per
cent of Kinh/Hoa (MICS 2014)
- Only 70.2% of ethnic minority children completed secondary education, while the rate for
Kinh/Hoa children was 94.4% (MICS 2014)
- Just 13 percent of Hmong and Dao children attend upper secondary school, versus 65
percent of Kinh and Hoa. (World Bank, 2014)

Hiện logo, trang web và contact


Kịch bản Viral Video về chủ đề dinh dưỡng

Phần mở đầu: Bữa ăn thiếu chất cho Khé từ 1 – 9 tuổi được thể hiện bằng hình ảnh liên hoàn bàn tay đặt
bữa ăn vào bàn ăn và ảnh của Khé, cùng với thước đo được vạch bằng phấn trên tường/ cột nhà.

Phần 02: Khé 09 tuổi (thời điểm hiện tại) ngồi vào bàn ăn cùng với gia đình. Mỹ Linh cũng sẽ ngồi vào
bàn ăn cùng và chia sẻ thông điệp.

Mỹ Linh đưa thông điệp:

“Là một người mẹ, Mỹ Linh rất quan tâm tới chế độ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Suy dinh dưỡng làm chậm
sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ, gây khó khăn trực tiếp tới việc học tập của các bé.
Theo số liệu thống kê, tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dân tộc thiểu số cao gấp 2 lần so với trẻ em người
Kinh. Tỉ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi ở đây cũng cao gấp 5 lần so với trẻ người Kinh. Các em ở đây cũng
gặp nhiều khó khăn về điều kiện dinh dưỡng như bữa ăn không đủ chất,

Mọi trẻ em dù ở vùng miền nào cũng đều có quyền được hưởng dinh dưỡng tốt để có thể phát triển toàn
diện thành những công dân khỏe mạnh và có ích cho xã hội.
Trẻ em chính là tương lai của chúng ta, xin hãy chung tay cùng chúng tôi, Vì mọi trẻ em.

Phần 03: Sau khi chia sẻ thông điệp, ta sẽ quay một bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của
trẻ, sau đó ta thấy thước đo trên tường sẽ cao lên, và cuối cùng là hình ảnh Khé mặc áo cử nhân, cầm
bằng đỏ/ hoa chụp một mình hoặc cùng gia đình.

Hình ảnh này sẽ được thu gọn lại trên màn hình cuối là Khé chạy nhảy đuổi nhau cùng các bạn trên
đường đồi (hiện thực – ước mơ)
Hiện logo, trang web và contact

You might also like