You are on page 1of 4

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


------------------
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÁC MÔN
HỆ LIÊN THÔNG CAO ĐẲNG DƯỢC KỲ 2
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
MÔN DƯỢC LIỆU
PHẦN 1 (2,5đ):
1. Định nghĩa glycosid tim? Trình bày cấu trúc hóa học của glycosid tim? Liên
quan giữa cấu trúc hóa học và tác dụng sinh học của glycosid tim?
2. Trình bày tác dụng và công dụng của saponin? Thế nào là chỉ số phá huyết,
chỉ số bọt? Trình bày cách phân biệt 2 loại saponin dựa vào hiện tượng tạo bọt
trong môi trường acid và môi trường kiềm?
3. Trình bày cách đánh số thứ tự trong công thức hoá học của flavonoid? Tác
dụng sinh học của flavonoid?
4. Định nghĩa, phân loại anthranoid, cho ví dụ? Giải thích cơ chế tác dụng đến
chậm của anthranoid nhuận tẩy sau khi uống từ 8 đến 10 giờ mới có hiệu lực?
5. Định nghĩa alcaloid? Các tính chất chung của alcaloid ứng dụng trong chiết
xuất? Trình bày sơ đồ quy trình chiết xuất alcaloid bằng dung môi hữu cơ trong
môi trường kiềm?
6. Định nghĩa tinh dầu? Trình bày các tính chất lý, hóa của tinh dầu? Phương
pháp phát hiện nước, ethanol, glycerin và dầu hoả trong tinh dầu?
PHẦN 2 (2,5đ):
1. Phân loại các saponin sau: smilagenin, glycyrrhizin, asiaticosid,
protopanaxadiol, acid oleanolic, solasonin? Viết công thức cấu tạo của các
sapogenin sau: smilagenin, glycyrrhizin.
2. Phân loại các coumarin sau: angelicin, wedelolacton, bergapten, scopoletin,
seselin, xanthyletin? Viết công thức cấu tạo của các coumarin sau: angelicin,
wedelolacton.
3. Phân loại các anthranoid sau: emodin, rhein, acid carminic, cassiamin,
barbaloin, acid chrysophanic? Viết công thức cấu tạo của các anthranoid sau:
acid carminic, chrysophanol.
4. Phân loại các flavonoid sau: rutin, anthocyanidin, brazilin, flavon, lonicerin,
rotenoid. Viết công thức cấu tạo của các flavonoid sau: rutin, flavon.
5. Phân loại các alcaloid sau: scopolamin, quinidin, strychnin, nicotin, solasodin,
leonurin? Viết công thức cấu tạo của các alcaloid sau: morphin, berberin.
6. Phân loại các tinh dầu: limonen, santonin, methyleugenol, geraniol, α-
curcumen, citronellal. Viết công thức cấu tạo của các tinh dầu sau: L-menthol,
citral a, zingiberen, eugenol.
PHẦN 3 (2,5đ):
1. Trình bày tên khoa học, bộ phận dùng, thành phần hoá học chính, tác dụng và
công dụng của cây digital lông?
2. Trình bày tên khoa học, đặc điểm thực vật, bộ phận dùng, thành phần hoá học,
kiểm nghiệm vi học (vi phẫu, bột), tác dụng và công dụng của cây cam thảo?
3. Trình bày tên khoa học, đặc điểm thực vật, bộ phận dùng, thành phần hoá học
chính, đặc điểm vi học (bột dược liệu), tác dụng và công dụng của cây kim
ngân?
4. Trình bày tên khoa học, đặc điểm thực vật, phân bố, bộ phận dùng, thành
phần hoá học, tác dụng và công dụng của cây ý dĩ?
5. Trình bày tên khoa học, đặc điểm thực vật, bộ phận dùng, thành phần hoá học,
tác dụng của cây thuốc phiện?
6. Trình bày tên khoa học, bộ phận dùng, thành phần hoá học, tác dụng và công
dụng của cây quế Việt Nam?
PHẦN 4 (2,5đ):
1. Trình bày tên khoa học, bộ phận dùng, thành phần hoá học, tác dụng và công
dụng của cây phan tả diệp?
2. Trình bày tên khoa học, đặc điểm thực vật, bộ phận dùng, thành phần hoá học,
tác dụng - công dụng của cây cà độc dược?
3. Trình bày tên khoa học, đặc điểm thực vật, bộ phận dùng, thành phần hoá học,
tác dụng và công dụng của cây hoè?
4. Trình bày tên khoa học, đặc điểm thực vật, bộ phận dùng, thành phần hoá học,
tác dụng - công dụng của cây bình vôi?
5. Trình bày tên khoa học, đặc điểm thực vật, bộ phận dùng, thành phần hoá học,
công dụng của cây bạc hà Á?
6. Trình bày nguồn gốc, thành phần hoá học, tác dụng sinh lý, công dụng của
mật ong và phấn hoa?

You might also like