You are on page 1of 7

DANH SÁCH CÂU HỎI VÀ

GỢI Ý TRẢ LỜI PHỎNG VẤN CAMPUS FRANCE


Tài liệu được trích dẫn trong groupe
https://tinyurl.com/Bibliothequefrancais
Mọi người joint để lấy tài liệu và rất nhiều thứ hay ho đấy

I. Présentation général / Giới thiệu về bản thân


1. Pourriez-vous vous présenter ? / Présentez-vous, s’il vous plaît !
(Yêu cầu bạn giới thiệu qua về bản thân mình)
Gợi ý trả lời: Bonjour, je me présente… « họ và tên bạn », j’ai…ans « tuổi của bạn ».
Actuellement, je suis étudiant en… (với những bạn là sinh viên) / je travaille à… (với
những bạn đang đi làm) et occupe le poste de… (vị trí công tác). Je veillerai avec
plaisir à répondre à toutes vos questions.
Bạn cũng có thể bổ sung thêm thông tin về nơi ở hiện tại hay sở thích; tuy vậy, điều đó
không thực sự quan trọng, bởi người phỏng vấn có xu hướng hỏi thêm những câu bổ trợ
nhằm khai thác thêm thông tin của bạn, như là :
2. Vous avez quel âge ?
(Tuổi của bạn)
3. Quelle est votre date de naissance ?
(Ngày sinh của bạn)
4. Quel est votre lieu de naissance ?
(Nơi sinh của bạn)
5. Quelle est votre adresse ? / Où habitez-vous ?
(Nơi ở hiện tại của bạn)
6. Quelles sont vos coordonnées ? (Téléphone, adresse, mél)
(Địa chỉ liên lạc của bạn : số điện thoại, mail)
7. Quelle est votre profession actuelle ? / Quel est votre métier actuel ?
(Nghề nghiệp hiện tại của bạn)
8. Pouvez-vous parler de votre famille ?
(Giới thiệu về gia đình của của bạn)

Với những câu hỏi STT từ 2 đến 8, bạn chỉ cần trả lời ngắn gọn, đi vào trọng tâm. Ví dụ
cho câu hỏi số 7: Il y a 4 personnes dans ma famille : Mes parents, ma petite soeur et
moi.
9. Quels sont vos loisirs préférés ? / Qu’est-ce que vous aimez ?
(Sở thích của bạn?)
Với câu hỏi này, ngoài việc bộc lộ bản thân ra thì bạn cũng nên sử dụng một số « kỹ thuật
» nhất định để Campus France thấy được thiên hướng của bạn. Chẳng hạn, với một bạn
học dự định học về quản trị khách sạn – nhà hàng: J’aime bien écouter de la musique,
surtout… « thể loại nhạc ». En plus, j'adore aussi cuisiner surtout des pâtisseries et
autres gâteaux. J'aime surtout cuisiner pour faire plaisir aux autres.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể được hỏi một số câu hỏi sâu hơn để đánh giá khả năng phản
xạ ngoại ngữ:
10. Qu’est-ce qui est le plus important dans votre vie ?
(Điều quan trọng nhất đối với bạn)
11. Quelle est la profession de vos parents ?
(Nghề nghiệp của cha mẹ bạn)
12. De quelle région êtes-vous originaire ?
(Quê hương của bạn)
13. Quel est le dernier livre que vous avez lu ?
(Quyển sách gần nhất mà bạn đọc)
14. Quel est le dernier film que vous avez vu au cinéma ?
(Bộ phim gần nhất mà bạn đã từng xem)
15. Lisez-vous régulièrement la presse ?
(Mức độ cập nhật tin tức của bạn)
16. Vous intéressez-vous aux nouvelles technologies de l’information ?
(Mức độ quan tâm đến công nghệ của bạn)

17. Quelles sont vos qualités ?


(Đức tính của bạn)
18. Quels sont vos défauts ?
(Điểm yếu của bạn)
19. Quelle est votre principale caractéristique ?
(Tính cách nổi trội ở bạn)
II. Formation antérieures et expériences / Quá trình học tập và kinh nghiệm
Phần chắc chắn sẽ được hỏi trong buổi phỏng vấn sẽ là những câu hỏi liên quan đến quá
trình học tập, cũng như kinh nghiệm cá nhân của bạn. Dưới đây là một số câu hỏi thường
gặp mà Việt Pháp Á Âu đã tổng hợp được:
20. Présentez votre parcours scolaire
(Giới thiệu về quá trình học tập của bạn)
21. Etes-vous diplômé ? / En quelle année ?
(Tình trạng tốt nghiệp của bạn)
22. Quelle est votre université ? / votre école ?
(Trường Đại học của bạn)
23. Quelle est votre spécialité ? / Qu’est-ce que vous avez fait comme études ?
(Chuyên ngành mà bạn theo học)
24. Quelles sont les disciplines que vous apprenez à l’université ? / dans votre
département ? votre faculté ?
(Khoa, chuyên môn học tập của bạn)
25. Quelles sont vos expériences dans le domaine… (Domaine d’études en France) ?
(Kinh nghiệm về chuyên ngành đã học của bạn)

Cũng như các câu hỏi thuộc phần I, bạn cần trả lời một cách thành thục quá trình học tập
và kinh nghiệm làm việc của mình; bởi chỉ có sự tự tin mới gây ấn tượng rằng bạn đã có
sự tìm hiểu rõ ràng về vị thế hiện tại của mình cũng như đã có những dự định rõ ràng
trong tương lai.
III. Motivation pour les études en France / Động lực du học Pháp
Mục đích của các câu hỏi thuộc phần này là đánh giá động lực du học Pháp của bạn.
Campus France đánh giá rất cao những bạn đã có kế hoạch tương lai và thực sự nghiêm
túc với ngành học mà mình theo đuổi. Thông thường, người phỏng vấn sẽ có rất nhiều
cách tiếp cận vấn đề khác nhau mà chỉ những người có hành trang kỹ càng mới có thể
được chấp nhận. Dưới đây là một số câu hỏi có thể gặp:
26. Quelle est votre motivation pour faire des études en France ? / Pour quelles raisons
avez-vous choisi la France ? / Qu’est ce qui a orienté votre choix vers l’enseignement
de la France ?
(Động lực khiến bạn muốn du học Pháp)
27. Qu’est-ce que vous étudiez en France ? / Pourquoi choisissez-vous cette spécialité ?
/ ce domaine
(Chuyên ngành mà bạn đã chọn học tại Pháp)
28. Quelle formation allez-vous faire en France ? (Licence, master 1, 2, doctorat) /
Quel est votre programme d’études?
(Bậc học mà bạn định theo đuổi)
29. Pourquoi avez-vous choisi l’Université… ?
(Lý do bạn chọn một ngôi trường Đại học tại Pháp)
30. Comment prenez-vous contact avec cette université ?
(Phương thức liên hệ giữa bạn và nhà trường)
31. Pourquoi vous ne cherchez pas toute de suite de travail au Vietnam ?
(Vì sao bạn không kiếm việc tại Việt Nam)

32. Quel est votre projet d’études en France ? / Qu’est-ce que vous allez faire après les
études en France ? / Quel est votre projet dans 5 ans ? / Quel est votre projet
professionnel ?
(Dự định học tập và nghề nghiệp của bạn)
33. Quelles difficultés envisagez-vous lors de vos études en France ?
(Những khó khăn bạn có thể sẽ gặp khi đến Pháp)
34. Quels sont les avantages et les inconvénients de la vie d’étudiants étrangers en
France ?
(Thuận lợi và bất lợi của một sinh viên nước ngoài khi học tập tại Pháp)
Lời khuyên mà Việt Pháp Á Âu đưa ra đối với các bạn: Hãy tìm hiểu thật kỹ chương trình
học tập, ngôi trường, thành phố mà mình định theo học; cũng như các bước cần thiết để
có thể hoà nhập với cuộc sống nơi đó.
Bạn có thể đưa ra những nhận định cá nhân về đối tượng được hỏi, nhằm thể hiện rằng
động lực của mình là thực sự. Chẳng hạn, với câu hỏi số 26 về lý do lựa chọn Pháp làm
điểm đến, bạn có thể trả lời: J’ai opté pour la France car c’est un pays qui propose
une formation de qualité, une multitude d’avantages pour les étudiants étrangers qui
est pareil aux étudiants français, mais aussi car une fois ma formation finie je sais
que dans mon pays natal c’est un diplôme qui est reconnu par l’Etat et par les
recruteurs donc une formation fructueuse de tous les côtés.
IV. Một số câu hỏi bẫy
Trong khuôn khổ cuộc phỏng vấn, chắc chắn bạn sẽ nhận phải những câu hỏi đánh độ
nhằm dồn bạn vào thế bí. Hãy coi như đây là một thử thách nho nhỏ dành cho các du học
sinh Pháp tương lai. Đây là một số câu hỏi :
35. Pourquoi vous avez eu de mauvaises notes sur telle année/semestre ?
(Tại sao kết quả của bạn lại không được ổn trong một giai đoạn nào đó)

Dạng câu hỏi này được đặt ra khi Campus France nhận ra sự sa sút phong độ học tập của
bạn trong một giai đoạn nào đó. Các bạn hãy khéo léo cho người phỏng vấn biết rằng, sự
sa sút đó không làm ảnh hưởng đến bạn trong hiện tại. Dưới đây là gợi ý trả lời:
Le fait d’obtenir de mauvaises ou même de bonnes notes fait partie du cursus
estudiantin normal de tout étudiant de tous les niveaux. La gestion des études,
comme tout autre chose dans la vie est une gestion qui se veut parfois par priorité,
pour moi depuis le début je me suis fixé des objectifs l’un des premiers était de me
concentrer sur les matières qui font le coeur de mon métier, ce que vous pouvez
d’ailleurs remarquer sur mes notes.
36. Pourquoi vous avez choisi ces villes ?
(Tại sao bạn lại chọn học tại thành phố nào đó)
Câu hỏi thường được hỏi khi người phỏng vấn nghi ngờ về động cơ học tập của bạn: Họ
có thể cho rằng mục đích du học Pháp của bạn chỉ là đi du lịch, đi làm hay thậm chí là tị
nạn. Để đối phó với câu hỏi này, các bạn không nên khen quá nhiều về thành phố đó, mà
phải nhấn mạnh rằng cơ sở giáo dục mà mình định đăng ký đặt trụ sở tại thành phố đó.
Gợi ý trả lời: Ce n’est pas vraiment un choix de villes, mais plutôt un choix de
formations en adéquation totale avec mon projet d’étude.
37. Supposons qu’aucune université ne vous accepte/ou que vous n’avez pas obtenu
votre visa qu’est-ce que vous comptez faire ?
(Bạn sẽ làm thế nào nếu như không được chấp nhận học)
Câu hỏi được đặt ra để đánh giá xem bạn đã lên kế hoạch cụ thể đến đâu. Bạn phải tỏ ra là
một con người năng động, luôn sẵn sàng đón nhận thử thách cũng như có một tinh thần
lạc quan nhất định.
Gợi ý trả lời: Mon projet professionnel, nécessite le passage par une formation de
qualité pour être réalisé correctement. Le fait de ne pas obtenir des réponses

favorables ne va en aucun cas arrêter mon envie et ma motivation pour le réaliser.


D’ailleurs les motifs de refus seront pour moi des axes d’améliorations qui me
donneront des points clairs à travailler afin de réussir ma candidature pour l’année
prochaine.
Trên đây là một số câu hỏi thường gặp trong một buổi phỏng vấn Campus France; tuy thế
điều đó không có nghĩa là các tuyển trạch viên chỉ dựa vào các câu hỏi trong đó. Trên
thực tế, người phỏng vấn còn có thể đặt ra nhiều câu hỏi không liên quan khác nhau, mời
các bạn tham khảo một video phỏng vấn mẫu:
https://www.youtube.com/watch?v=l6_61UNVUdI
Hy vọng danh sách câu hỏi và hướng dẫn trả lời phỏng vấn có thể giúp đỡ các bạn có
được kết quả tốt. Nếu các bạn có thêm thắc mắc hay cần tư vấn thêm về kỹ năng phỏng
vấn, đừng ngại liên lạc với Việt Pháp Á Âu nhé.

You might also like