You are on page 1of 18

6/25/2014

HUE UNIVERSITY OF MEDINCINE AND PHARMACY


Faculty of Pharmacy
Department of Medicinal/Pharmaceutical Chemistry

Trần Thái Sơn

HÓA DƯỢC
LỚP D3

MỘT SỐ NỘI DUNG ÔN TẬP

CÂU 1
Trần Thái Sơn Ôn tập Hóa Dược

Cho biết phối hợp kháng sinh nào sau đây là


KHÔNG ĐƯỢC THỰC HIỆN?

A. Beta-Lactam và Aminoglycoside

B. Beta-Lactam và Quinolone

C. Aminoglycoside và Phenicol

D. Aminoglycoside và Vancomycin

E. Sulfamethoxazole và Trimethoprim

1
6/25/2014

CÂU 2
Trần Thái Sơn Ôn tập Hóa Dược

Hành động nào sau đây KHÔNG ĐÚNG với


nguyên tắc sử dụng kháng sinh hiện tại?

A. Sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn

B. Áp dụng liệu pháp xuống thang

C. Cách ly những bệnh nhân nhiễm khuẩn

D. Đối với các nhiễm khuẩn nặng, chỉ bắt đầu


điều trị sau khi đã có kết quả kháng sinh đồ

E. Theo dõi hiệu quả trị liệu của kháng sinh để


thay đổi phát đồ phù hợp

CÂU 3
Trần Thái Sơn Ôn tập Hóa Dược

Kháng sinh Cephalexin có công thức cấu tạo như sau:

Đặc điểm cấu trúc nào trên phân tử giúp kháng sinh này
hấp thụ qua đường uống tốt hơn so với Cephaloridine

A. Nhóm –CH3 B. Nhóm –NH2 C. Nhóm –C6H5

D. Nguyên tử C7 có cấu hình S

E. Nối đôi C3=C4

2
6/25/2014

CÂU 4
Trần Thái Sơn Ôn tập Hóa Dược

Cấu trúc nào sau đây là đồng phân quang học có hoạt
tính sinh học của kháng sinh Chloramphenicol:

CÂU 5
Trần Thái Sơn Ôn tập Hóa Dược

Kháng sinh Cefuroxime có công thức cấu tạo như sau:

Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG?


A. Kháng sinh trên là một cephalosporin thế hệ 3
B. Kháng sinh này kém bền với esterase do có nhóm urethane trong phân tử
C. Nhóm methoximino giúp tăng độ bền của kháng sinh với beta-lactamase
D. Kháng sinh này có tác dụng mạnh trên P.aeruginosa
E. Dạng muối natri bền trong hỗn hợp với kháng sinh
aminoglycoside

3
6/25/2014

CÂU 6
Trần Thái Sơn Ôn tập Hóa Dược

Kháng sinh Meropenem có cấu trúc như sau:

So với Imipenem, Meropenem bền với dihydropeptidase nên không


cần dùng kèm với Cilastatin (một chất ức chế dihydropeptidase ở
thận). Hãy cho biết đặc điểm nào trên cấu trúc giúp Meropenem có
được đặc tính trên

CÂU 7
Trần Thái Sơn Ôn tập Hóa Dược

Phát biểu nào sau đây về Azetreonam là KHÔNG ĐÚNG?

A. Là một kháng sinh monobactam

B. Chỉ dùng đường tĩnh mạch

C. Ức chế sinh tổng hợp vách tế bào vi khuẩn nhưng tác


động trên enzyme khác so với Penicillin

D. Có thể sử dụng cho bệnh nhân dị ứng với Penicillin và


Cephalosporin

E. Tác dụng chủ yếu trên vi khuẩn Gr(+) và vi khuẩn kỵ khí

4
6/25/2014

CÂU 8
Trần Thái Sơn Ôn tập Hóa Dược

Hình vẽ sau đây miêu tả cấu trúc tiền thể của vách tế bào
vi khuẩn

Nếu đây là tiền thể vách tế bào của tràng cầu khuẩn
kháng Vancomycin (VRE), hãy cho biết sự đột biến của vi
khuẩn làm thay đổi đặc điểm nào trên cấu trúc của tiền
thể vách tế bào để vi khuẩn có thể để kháng với
Vancomycin?

CÂU 9
Trần Thái Sơn Ôn tập Hóa Dược

Cho các kháng sinh Penicillin có công thức như sau:

Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG?


A. Kháng sinh A kém bền với acid và với beta-lactamase
B. Kháng sinh B bền với acid và kém bền với beta-lactamase
C. Kháng sinh C bền với acid và với beta-lactamase
D. Kháng sinh D kém bền với acid và bền với beta-lactamase
E. Kháng sinh E có hoạt phổ hẹp và bền với beta-lactamase

5
6/25/2014

CÂU 10
Trần Thái Sơn Ôn tập Hóa Dược

Để thiết kế các Penicillin bền với acid, ta


chỉ có thể tác động vào nhóm acyl chuỗi
nhánh, cụ thể là thêm nhóm hút electron
vào chuỗi nhánh.
A. Đúng
B. Sai

CÂU 11
Trần Thái Sơn Ôn tập Hóa Dược

Các Isoxazolyl Penicillin bền với beta-


lactamase và với acid do vòng isoxazolyl
có tác dụng che chắn lập thể và là một
nhóm hút electron
A. Đúng
B. Sai

6
6/25/2014

CÂU 12
Trần Thái Sơn Ôn tập Hóa Dược

Kháng sinh Penicillin nào sau đây không


có tác dụng trên trực khuẩn mũ xanh
(Pseudomonas aeruginosa)
A. Amoxicillin
B. Carbenicillin
C. Carfecillin
D. Ticarcillin
E. Piperacillin

CÂU 13
Trần Thái Sơn Ôn tập Hóa Dược

Kháng sinh nào sau đây KHÔNG CÓ TÁC


DỤNG trên chủng tụ cầu vàng kháng
Methicilline (MRSA):
A. Daptomycin
B. Vancomycin
C. Teicoplanin
D. Ceftizoxime
E. Linezolid

7
6/25/2014

CÂU 14
Trần Thái Sơn Ôn tập Hóa Dược

Hình vẽ sau đây cho biết tương tác của Vancomycin với các khối xây
dựng vách tế bào của vi khuẩn, nhờ đó kháng sinh này có tác dụng
ức chế tổng hợp vách tế bào của vi khuẩn:

Hãy cho biết trong các liên kết Hydro tạo thành giữa Vancomycin và
Đuôi L-Lys-D-Ala-D-Ala của khối xây dựng vách tế bào vi khuẩn, liên
kết nào là quan trọng nhất?

CÂU 15
Trần Thái Sơn Ôn tập Hóa Dược

Phát biểu nào sau đây về Vancomycin là KHÔNG ĐÚNG?

A. Phân tử Vancomycin rất lớn, đóng vai trò cản trở không gian nên
phong bế sự thâm nhập của các enzyme transglycosidase và
transpeptidase do đó ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn

B. Khi thiếu một trong các nhóm đường và chloro trong phân tử thì
hoạt tính của thuốc giảm xuống

C. Trong quá trình ức chế tổng hợp vách tế bào của vi khuẩn, có xảy
ra quá trình dimer hóa của phân tử Vancomycin

D. Vancomycin dễ dàng đi qua màng ngoài của các vi khuẩn Gr(-) nên
nó có tác dụng tốt trên các vi khuẩn này

E. Trong viêm đại tràng giả mạc do Clostridium difficile, Vancomycin


là một thuốc điều trị đặc hiệu

8
6/25/2014

CÂU 16
Trần Thái Sơn Ôn tập Hóa Dược

Trực khuẩn mũ xanh (Pseudomonas aeruginosa) có thể


đề kháng với một số kháng sinh Penicillin, vi khuẩn này
đề kháng theo cơ chế nào sau đây là chủ yếu?

A. Tiết beta-lactamase làm phá vỡ cấu trúc vòng lactam


của kháng sinh

B. Thay đổi cấu trúc các PBP

C. Thay đổi cấu trúc các porin

D. Tạo một protein bảo vệ ribosome chiếm chỗ của kháng


sinh tại đích tác động của nó

E. Hình thành cơ chế bơm ngược kháng sinh trở ra ngoại bào

CÂU 17
Trần Thái Sơn Ôn tập Hóa Dược

Cho một thuốc kháng khuẩn có cấu trúc như sau:

Phát biểu nào sau đây là cơ chế tác dụng của thuốc nêu trên?
A. Ức chế tạo D-Ala-D-Ala là thành phần cấu tạo cần thiết của khối xây dựng
vách tế bào vi khuẩn
B. Ức chế chất mang lipid chịu trách nhiệm vận chuyển phức hợp N-
acetylmuramic acid/pentapeptide đến đúng vị trí tác động trong quá trình
sinh tổng hợp màng tế bào vi khuẩn
C. Tạo đường hầm xuyên qua màng tế bào vi khuẩn cho các ion thoát qua,
do đó làm li giải vi khuẩn
D. Ức chế tổng hợp protein do gắn vào tiểu đơn vị 30s của ribosome và ngăn
cản sự gắn kết của aminoacyl-tRNA do đó chặn đứng sự gắn thêm các
aminoacid vào chuỗi protein đang tổng hợp dài ra
E. Ức chế topoisomerase II (DNA gyrase) làm phong bế quá trình tháo xoắn
DNA cần thiết cho sự nhân đôi

9
6/25/2014

CÂU 18
Trần Thái Sơn Ôn tập Hóa Dược

Chủng vi khuẩn nào sau đây NHẠY CẢM


với kháng sinh Cephalosporin:
A. Listeria monocytogenes
B. Chlamydia
C. MRSA
D. Enterococci
E. Neisseria gonorrhoeae

CÂU 19
Trần Thái Sơn Ôn tập Hóa Dược

Sau đây là các nguyên nhân khiến


Penicillin G kém bền với acid, NGOẠI TRỪ
A. Sức căng vòng
B. Nhóm carbonyl của vòng beta-lactam có
khả năng phản ứng cao
C. Ảnh hưởng của nhóm acyl chuỗi nhánh
D. Sự có mặt của nhóm –COOH trong phân
tử
E. C và D

10
6/25/2014

CÂU 20
Trần Thái Sơn Ôn tập Hóa Dược

Phát biểu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi


nói về kháng sinh Meropenem?
A. Cơ chế tác động tương tự các Penicillin
và Cephalosporin
B. Có tác dụng trên trực khuẩn mũ xanh
C. Nhạy cảm với beta-lactamase
D. Chỉ dùng qua đường tĩnh mạch
E. Ít gây co giật hơn so với Imipenem

CÂU 22
Trần Thái Sơn Ôn tập Hóa Dược

Kháng sinh Imipenem có cấu trúc như sau:

Phát biểu nào sau đây là KHÔNG ĐÚNG?


A. Nhân penem và nhóm –COOH ở C2 cần thiết cho hoạt tính kháng khuẩn
B. Nguyên tử carbon bất đối C6 có cấu hình R chịu trách nhiệm cho sự đề
kháng với enzyme beta-lactamase của vi khuẩn
C. Nhóm thế ở vị trí C3 cho hoạt tính trên Pseudomonas.
D. Nhóm N-formimidoyl (-NH-CH=NH2+) giúp phân tử bền về mặt hóa học
E. Imipenem dễ bị phân hủy bởi dehydropeptidase ở ống thận.

11
6/25/2014

CÂU 23
Trần Thái Sơn Ôn tập Hóa Dược

Cho 3 chất có cấu trúc như sau

Phát biểu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG


A. Chất (3) là chất ức chế beta-lactamase không thuận nghịch phổ rộng
B. Chất (2) có phổ kháng khuẩn rộng
C. Chất (1) là một thành phần chứa trong biệt dược phối hợp Augmentin và
Claventin
D. Chất (3) thường được sử dụng dưới dạng phối hợp với piperacillin
E. Dẫn chất của (2) và ampicillin có hoạt tính trên cả cầu khuẩn và trực khuẩn
Gram (+) và Gram

CÂU 24
Trần Thái Sơn Ôn tập Hóa Dược

Cơ chế nào sau đây là sự đề kháng của vi khuẩn


đối với các kháng sinh aminoglycoside
A. Giảm tính thấm của màng tế bào vi khuẩn
B. Tiết acetyl transferase, adenylyl tranferase và
phosphotransferase làm giới hạn sự cố định của
kháng sinh trên các receptor của ribosome.
C. Làm biến đổi các PBP trên màng tế bào và
phát sinh một đường chuyển hóa mới
D. A và B.
E. Cả A, B, C.

12
6/25/2014

CÂU 25
Trần Thái Sơn Ôn tập Hóa Dược

Phát biểu nào sau đây là KHÔNG ĐÚNG đối với các kháng sinh họ
aminoglycoside
A. Các kháng sinh thuộc họ này được định lượng chủ yếu bằng
phương pháp sinh học
B. Gentamicin và Sisomicin là 2 kháng sinh trong họ có nguồn gốc từ
các chủng Streptomyces.
C. Các aminoglycoside tác động bằng cách ức chế tổng hợp protein
của vi khuẩn (gắn vào tiểu thể 30S trên ribosome).
D. Aminoglycoside là họ các kháng sinh diệt khuẩn, với phổ kháng
khuẩn tập trung chủ yếu trên các vi khuẩn Gram (-).
E. Phân tử các aminoglycoside rất phân cực nên khó hấp thu qua
đường uống.

CÂU 26
Trần Thái Sơn Ôn tập Hóa Dược

Kháng sinh Cefamandole có cấu trúc như sau:

Phần cấu trúc được đánh dấu trên hình vẽ (trong hình tròn) được
cho là chịu trách nhiệm cho tác dụng không mong muốn nào sau đây
của thuốc?
A. Giảm prothrombin máu và/hoặc rối loạn chức năng tiểu cầu nên
gây rối loạn đông máu
B. Hoại tử ống thận cấp
C. Co giật và các dấu hiệu khác của độc tính trên CNS
D. Các tác dụng không mong muốn trên dạ dày ruột: buồn nôn, nôn
mữa, tiêu chảy
E. Viêm đại tràng giả mạc khi sử dụng kéo dài

13
6/25/2014

CÂU 27
Trần Thái Sơn Ôn tập Hóa Dược

Một kháng sinh Macrolid có cấu trúc như sau

Biến đổi nào sau đây trên phân tử CÓ LỢI cho tác dụng của thuốc
A. Cắt phần đường ở vị trí số 4 và 6.
B. Dehydrat hóa ở vị trí 11 và 12
C. O-alkyl hóa ở vị trí 13
D. Mở vòng lacton
E. Khử hóa nhóm carbonyl ở vị trí số 10.

CÂU 29
Trần Thái Sơn Ôn tập Hóa Dược

Các kháng sinh tetracycline có cấu trúc như sau:

Những biến đổi nào sau đây không có lợi cho tác dụng của thuốc,
NGOẠI TRỪ
A. Epimer hóa ở vị trí C4 từ cấu hình S sang R
B. Thay nhóm –NH-R (nối với –CO- ở vị trí số 2) bằng nhóm nitril
hoặc carboxymethyl.
C. Nguyên tử C12a mang nhóm OH .
D. Tạo phức với các cation đa hóa trị
E. Nhóm –CH3  ở vị trí số 6.

14
6/25/2014

CÂU 30
Trần Thái Sơn Ôn tập Hóa Dược

Các Flouroquinolone có cấu trúc như sau

Cấu trúc quyết định tính kháng khuẩn của thuốc là


A. Nhóm thế ở vị trí số C7
B. Nhóm thế R3 ở vị trí C8
C. Nhân thơm ngưng tụ
D. Khung 1,4-dihydro-oxo-3-pyridinecarboxylic
E. Nhóm thế R4 tại vị trí N1

CÂU 31
Trần Thái Sơn Ôn tập Hóa Dược

Azidothimydine (AZT) có cấu trúc như sau:

Đây là một chất ức chế men phiên mã ngược của virus có cấu
trúc nucleoside. Khi tác động, dạng triphosphate của thuốc có
thể gắn vào chuỗi DNA đang phát triển của virus và làm chặn
đứng quá trình kéo dài chuỗi DNA của virus. Cho biết đặc
điểm nào trên cấu trúc gây ra tác dụng này?

15
6/25/2014

CÂU 32
Trần Thái Sơn Ôn tập Hóa Dược

Một bé gái 2 tuổi được đưa vào phòng cấp cứu


trong tình trạng co giật. Theo lời khai của bà mẹ,
cháu bé đã uống gần hết một chai “thuốc ngủ”,
thuộc thuốc không kê đơn. Những viên “thuốc
ngủ” mà cháu bé này đã uống có thể có chứa
chất gì sau đây?
A. Caffein
B. Chlorpromazine
C. Diphenhydramine
D. Meperidine
E. Termazepam

CÂU 33
Trần Thái Sơn Ôn tập Hóa Dược

Tác dụng nào sau đây ÍT CÓ KHẢ NĂNG NHẤT do


Histamine gây ra
A. Co thắt tiểu phế quản
B. Hạ huyết áp
C. Tăng tiết acid dịch vị
D. Hoạt hóa các sợi dẫn truyền cảm giác đau loại C
E. Giảm tính thấm của mao mạch

16
6/25/2014

CÂU 34
Trần Thái Sơn Ôn tập Hóa Dược

Ketoconazole khi dùng bằng đường uống trên những


bệnh nhân đang được điều trị với Rnitindine thì nồng độ
thuốc (katoconazole) trong huyết tương thấp hơn so với
bình thường. Nguyên nhân của hiện tượng này là:
A. Do cảm ứng enzym chuyển hóa ketoconazole
B. Ketoconazole cần môi trường acid để được hấp thu
qua đường uống
C. Ranitidine gắn vào các thuốc có bản chất acid trong
đường tiêu hóa
D. Do tăng thời gian luân chuyển trong đường tiêu hóa vì
Ranitidine có tác dụng hỗ trợ nhu động.
E. Do cạnh tranh cơ chế vận chuyển ở đường tiêu hóa

CÂU 35
Trần Thái Sơn Ôn tập Hóa Dược

Phenytoin là thuốc chống động kinh được sử dụng rộng


rãi và là thuốc có nhiều tương tác thuốc. Nếu Phenytoin
được sử dụng trên bệnh nhân đang dùng Cimetidine để
điều trị loét dạ dày – tá tràng thì có thể xảy ra tình huống
nào sau đây?
A. Giảm t1/2 của phenytoin
B. Tăng t1/2 của cimetidine
C. Tăng độ thanh thải của phenytoin
D. Phenytoin thế chỗ của cimetidine trên protein huyết tương
E. Giảm độ thanh thải của phenytoin

17
6/25/2014

Company
LOGO

sonpharchem@gmail.com

18

You might also like