You are on page 1of 2

HOÀNG ĐẾ FRANZ JOSEPH I CỦA ÁO

Franz Joseph I Karl - tiếng Đức, I. Ferenc Jozséf theo tiếng Hungary, còn viết
là Franz Josef I (18 tháng 8 năm 1830-21 tháng 11 năm 1916) của nhà Habsburg là Hoàng đế
Áo (Kaiser), đồng thời là vua Hungary-Croatia và Bohemia từ năm 1848 tới năm 1916. Ông cai
trị tới 68 năm, đứng thứ ba trong danh sách các vua chúa trị vì lâu dài nhất châu Âu (sau Louis
XIV của Pháp và Johann II xứ Liechtenstein) và lâu hơn Nữ hoàng Victoria của Anh 4 năm.
Ở Việt Nam, khi Áo quốc vẫn là một đất nước xa lạ, khá dễ hiểu khi chúng ta hầu hết chỉ
biết đến ông như một vị hoàng đế độc tài và thiếu sáng suốt, bởi lẽ chính ông là người phát động
chiến tranh với Serbia, châm ngòi cho Thế Chiến thứ nhất. Tuy nhiên, trong mắt người dân Áo
và có lẽ là cả khu vực thuộc Đế quốc Áo – Hung cũ thì ông chính là vị quân chủ được yêu mến
nhất trong Hoàng gia Habsburg. Và có lẽ chúng ta cũng nên chút ít thông cảm cho ông, bởi lẽ
không vị quân chủ Châu Âu nào lại có cuộc sống gia đình đầy bi kịch như ông.
Khởi đầu giai đoạn trị vì của ông là chiến tranh. Ông lên ngôi sau khi người bác là Hoàng
đế Ferdinand I thoái vị trong các cuộc Cách mạng năm 1848 tại Đế quốc Áo. Vị tân Hoàng đế đã
trực tiếp chỉ huy quân đội đàn áp phong trào Cách mạng Hungary (1848), và giành thắng lợi nhờ
sự hỗ trợ của Đế quốc Nga. Có lẽ cũng chính vì khởi đầu gian truân ấy, cộng thêm với sự giáo
dục giàu tính dân tộc và truyền thống của ông mà thời kì đầu cai trị, ông sử dụng những biện
pháp vô cùng cứng rắn và bạo lực để giải quyết những vấn đề tranh chấp dân tộc, đặc biệt với
Hungary. Điều này chỉ dần dần được cải thiện khi vợ ông, Hoàng hậu Elisabeth của Bayern, một
người yêu quý Hungary hết mực, thậm chí còn coi đó là quê hương thứ hai, có những động thái
tích cực để giải tỏa căng thẳng giữa hai quốc gia. Sự tích cực đó được đẩy lên đỉnh điểm vào
năm 1867, khi Hungary chính thức được sáp nhập vào với Áo, trở thành Đế quốc Áo – Hung như
chúng ta đã biết ngày nay - "Song quốc quân chủ" của ông. Trong suốt 45 năm sau đó, các lãnh
thổ dưới quyền ông đều yên bình. Sau khi chiến thắng của Phổ trong Chiến tranh Pháp-Phổ vào
năm 1871, Áo mở đầu quan hệ thân cận với Đế quốc Đức.
Song, cũng trong giai đoạn này, ông gặp nhiều bi kịch gia đình. Thái tử Rudolf – con trai
duy nhất của ông – tự sát cùng tình nhân Mary Vetsera tại Lâu đài Mayerling vào năm 1889 đã
khiến cả gia đình ông suy sụp, đặc biệt là vị Hoàng hậu mà ông rất mực yêu mến. Elisabeth đã
quyết định mặc áo tang suốt cả phần đời còn lại và tránh né công chúng bằng việc du lịch một
mình khắp nơi. Đến năm 1898, bà bị Luigi Lucheni – một thành phần vô chính phủ sát hại ở
Geneve. Đây thực sự là cú sốc lớn nhất đối với Hoàng đế.

Trong cuộc đời dài của mình, chính Franz Joseph cũng 7 lần bị các phần tử dân tộc chủ
nghĩa mưu sát, trong đó vụ mưu sát năm 1910 có lẽ là đáng nhớ nhất: trong chuyến thăm Bosnia
- Hercegovia, khi đó thuộc Đế chế Áo - Hung, ông bị một học sinh địa phương ngắm bắn ở
khoảng cách rất gần, nhưng rồi - theo lời kể của chính đương sự về sau - gương mặt trang
nghiêm của vị hoàng đế già đã khiến tay sát thủ phải chột dạ và không bóp cò.

Có thể nói rằng, có được nước Áo nói chung và Vienna nói riêng ngày này một phần
cũng phải kể đến công lao của Franz Joseph I. Chính ông là người đã cho cải tạo lại toàn bộ
thành phố Vienna, từ Nhà hát Quốc gia Vienna – sân khấu opera của thế giới, thính phòng
Musikverein nơi hằng năm vẫn tổ chức Hòa nhạc Chào năm mới hay Vũ hội Vienna đến Bảo
tàng mỹ thuật Kunsthistorisches hay khu đường vòng cung Ringstrasse, thay đổi bộ mặt của
thành phố. Dưới thời trị vì của ông, Vienna thực sự là “trái tim châu Âu“. Nơi ấy tập trung nhiều
bộ óc vĩ đại và nghệ sĩ xuất sắc của thế kỉ XIX của Châu Âu: Sigmund Freud, Johann Strass Cha
và Con, Franz Liszts, Franz Schubert, Gustav Klimt, ..vv
“Đời không tha chúng ta gì cả” - hơn 15 năm sau những tấn thảm kịch gia đình, Franz
Joseph lại phải bật lời than vãn khi vào ngày 28-6-1914, những phát đạn của Gavrilo Princip,
sinh viên người Serbia, thành viên một nhóm khủng bố dân tộc chủ nghĩa lại giết chết Hoàng thái
tử Franz Ferdinand và Phu nhân tại Sarajevo, dẫn tới sự bùng nổ của Đệ nhất Thế chiến sau đó
tròn một tháng mà vị hoàng đế Áo buộc phải là người ký tuyên chiến.
Ngày 21/11/1916, Franz Joseph thức dậy từ 4h sáng và làm việc cả ngày dù ông bị cơn
sốt cao hành hạ từ hôm trước. Chỉ tới 7h tối, vị hoàng đế của Đế chế Áo - Hung mới đứng dậy
khỏi bàn làm việc để tới chiếc long sàng và như thói quen của ông, chuẩn bị đi ngủ vào 9h tối.
Lo ngại trước sức khỏe đã rất yếu của vị hoàng đế ở tuổi gần đất xa trời mà vẫn ham công tiếc
việc, vị bác sĩ của ông cất tiếng hỏi, “ngày mai Hoàng thượng sẽ làm gì?”.

“Ta sẽ dậy như mọi ngày thôi”, Franz Joseph đáp rồi chìm vào giấc ngủ, nhưng ông đã
nhầm và đó là những lời cuối cùng của ông. Một trong những vị hoàng đế có thời gian tại vị lâu
nhất trong lịch sử thế giới (68 năm) đã vĩnh viễn ra đi vì tuổi cao và căn bệnh viêm phổi vào hồi
hơn 9h tối hôm ấy tại cung điện mùa hạ Schönbrunn, cũng là nơi 86 năm trước đó ông cất tiếng
khóc chào đời. Một thời đại trong lịch sử Áo đã lùi xa cùng cái chết của ông.
Franz Joseph không đợi được tới ngày cáo chung của nền “Song quốc quân chủ” mà ông
là một biểu tượng quan trọng cho sự trường tồn và vững mạnh. Hình ảnh của ông một thế kỷ sau
ngày mất đã được “đẹp hóa” rất nhiều trong ký ức của hậu thế, như vũ điệu vanxơ thành Vienna
huyền thoại hoặc hoài niệm về những năm tháng yên ả và đẹp đẽ của Đế chế Áo - Hung. Vậy
Franz Joseph là một vị quân vương như thế nào trong mắt các sử gia?

Có thể bình tâm mà nói rằng, ông không đơn giản và đen trắng như một kẻ sát nhân hoặc
một “cha già dân tộc”. Franz Joseph không nhất thiết là một minh vương, nhưng là một hoàng đế
có tính cách phức tạp, có tư duy và hành động quả quyết và trong mọi thời điểm đều đặt lợi ích
của sự thống nhất Đế chế Áo lên hàng đầu. Tư duy của ông cũng có sự phát triển, trên nền tảng
học hỏi không ngừng cùng khả năng làm việc chuyên cần ít ai bì được.

You might also like