You are on page 1of 3

MỞ BÀI TÂY TIẾN

Trong giai đoạn 1945-1975, độc giả được chứng kiến sự bùng nổ về số lượng của
những tác phẩm văn học viết về đề tài kháng chiến với hình tượng chủ đạo là
những người lính, bởi đây được xem như nguồn cảm hứng sáng tác lớn nhất cho
các nghệ sĩ thời bấy giờ. Chúng ta đã bắt gặp hình ảnh những người lính mang ý
tưởng lớn trong “Đồng chí” của Chính Hữu, hay những người lính luôn yêu đời
trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Nhưng mang lại ấn
tượng sâu sắc và chân thực nhất đó là hình ảnh người lính trong bài thơ “Tây Tiến”
của cố nhà thơ Quang Dũng. Nói đến nhà thơ Quang Dũng, ông với biệt danh
“nghệ sĩ đa tài” bởi ngoài viết văn và làm thơ ông còn vẽ tranh, soạn nhạc. Ở ông
là một hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa. Quang Dũng là một
nhà thơ rất đặc biệt, bởi ông không chỉ là một nhà thơ cầm bút sáng tác mà còn là
một người lính cầm súng đánh giặc. Bởi vì vậy mà những bài thơ của ông luôn gắn
liền với hình ảnh những người lính, cũng như những người đồng đội của ông. Và
bài thơ “ Tây Tiến” của ông được xem là một trong những bông hoa tươi thắm nhất
của chum hoa viết về người lính trong thơ ca kháng chiến chống Pháp. Tây Tiến
được Quang Dũng viết vào năm 1948, tại Phù Lưu Chanh, sau khi ông rời binh
đoàn Tây Tiến để công tác ở một nơi khác. Mặc dù đã rời binh đoàn, nhưng nỗi
nhớ và tình yêu dành cho đồng đội, đơn vị cũ vẫn luôn tha thiết, những điều đó đã
kết tinh nên tác phẩm nghệ thuật này. Và tác phẩm có tên ban đầu là “Nhớ Tây
Tiến” Bởi vậy, nỗi nhớ tha thiết, sâu đậm chính là cảm xúc chủ đạo xuyên suốt bài
thơ.

*14 câu đầu: Mười bốn câu đầu tiên của bài thơ đã tái hiện lại những khó khăn,
gian khổ trên chặng đường hành quân của đoàn binh Tây Tiến, trên chặng đường
ấy, thiên nhiên Tây Bắc cũng hiện lên với nét hùng vĩ dữ dội xen lẫn vẻ đẹp thơ
mộng, trữ tình.

*đoạn 3: Trong tác phẩm, hình tượng những người lính Tây Tiến được thể hiện rất
rõ trong đoạn thơ thứ 3 của bài thơ:
MỞ BÀI VIỆT BẮC

Nhà thơ Xuân Diệu đã từng nhận định rằng: “Việt Bắc là đỉnh thơ cao nhất mà Tố
Hữu đã bước lên”. Và nhắc đến nhà thơ Tố Hữu, ông là lá cờ đầu và là người tiên
phong cho phong trào thơ ca cách mạng và kháng chiến, không những thế ông còn
là một nhà thơ lớn trong nền văn học Việt Nam nói chung và trong mảng văn học
cách mạng nói riêng. Trong thơ của Tố Hữu có một sự liên kết, một sự thống nhất
giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ. Chính vì vậy mà khi đọc các tác phẩm
của Tố Hữu, người ta không chỉ thấy được tài năng, phong cách nghệ thuật cũng
như thế giới tâm hồn tình cảm của ông gửi gắm trong những lời thơ mà qua đó
dường như nhà thơ đã ghi lại một cách rõ nét nhất những dấu mốc lịch sử quan
trọng xuyên suốt quá trình kháng chiến bảo vệ nền độc lập của dân tộc ta. Chính vì
vậy mà độc giả có thể thấy được trọn vẹn những trang sử hào hùng vẻ vang của đất
nước như những thước phim lịch sử quay chậm. Và ở ông mang một phong cách
thơ trữ tình-chính trị. Và bài thơ “Việt Bắc” là tác phầm đỉnh cao của nhà thơ Tố
Hữu và cũng là đỉnh cao của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Tháng 10/1954,
Trung ương Đảng dời chuyển từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Và nhân sự kiện
lịch sử này, Tố Hữu đã viết bài thơ VB , bài thơ ra đời để khẳng định nghĩa tình
CM của đồng bào Việt Bắc, cũng như tri ân tình cảm của đồng bào Việt Bắc đối
với cán bộ kháng chiến.

* 8 câu đầu: Và 8 câu thơ đầu là đoạn thơ tiêu biểu thể hiện tâm tình bịn rịn quyến
luyến của người ở lại đối với người ra đi:

* BTTB: Có thể nói, kết tinh của tác phẩm được lắng đọng trong mười câu thơ
diễn tả nỗi nhớ của người về xuôi với cảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc hòa
quyện thành bức tranh tứ bình:…

*Khung cảnh ra trận: Khổ tám bài thơ chính là không khí sôi nổi, khẩn trương của
cuộc kháng chiến chống Pháp được đã được tác giả tái hiện lại vô cùng sinh động
bằng chính ngòi bút điêu luyện của mình.

You might also like