You are on page 1of 5

NB: Kính chào các bạn.

Hôm nay mình sẽ giới thiệu về ông Friedrich Schiller, mời các bạn đón xem.

NX

CK: Mời các bạn xem qua về lý lịch của ông. Ông sinh năm 1759, mất năm 1805. Ông là một nhà soạn
kịch và nhà thơ. Ông có nổi tiếng vì các bài thơ, vở kịch và văn xuôi. Bên phải là một bức tranh vẽ về ông
(mắt nhìn và màn chiếu)

NX

NB: Phần đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu đó là phần Cuộc đời.

NX

NB: Tên đầy đủ là Johann Christoph Friedrich Schiller, sinh ngày 10 tháng 11 năm 1759 tại Marbach
(Wurtemberg), con của một bác sĩ giải phẫu trong quân đội. Trong lúc đó, cha ông đang bận bịu với cuộc
chiến tranh Bảy năm. Ông được đặt tên theo vua Phổ lúc đó là Friedrich II Đại đế; tuy nhiên, gần như tất
cả mọi người gọi ông là Fritz.[1]

Được giáo dục rất tốt cho nghề quân y hòng nối nghiệp cha, nhưng Schiller không thích. Ban đầu Schiller
chỉ thích thần học và ôm mộng trở thành mục sư đạo Tin Lành, sau đến năm 17 tuổi (1776) người ta lại
thấy ông dùng hết thời giờ để đọc Shakespeare, Voltaire, Rousseau, v.v… một mực lơ là việc học chính.

Dưới mắt bạn bè, Schiller như một người lập dị với những ý tưởng táo bạo, suy nghĩ rắc rối, cộng với
chiều cao quá khổ (1m 90). Vậy rồi, không hiểu sao vẫn đậu được tốt nghiệp. Lúc ấy 20 tuổi, ông được
bổ làm bác sĩ phụ trách giải phẫu trong quân đội.

Không tí hứng thú nào với nghề quân y, may sao Schiller vẫn được an ủi với mức lương không nhỏ, tha
hồ lui ra lui vào các nhà thổ, sòng bạc … cùng với bọn nhà binh. Tại đây ông biết thêm được trò hút
thuốc, uống rượu, chơi gái.

Thời gian này dù một đàng gắng gượng hoàn tất các nhiệm vụ, một đàng ngán ngẩm cảnh chơi bời,
Schiller vẫn kín đáo nuôi mộng thành nhà văn của mình, rồi vở kịch đầu tay Lũ cướp (Les Brigand) cũng
viết xong. Vở kịch được diễn trong quân đội vài lần, nhưng do tố cáo đả kích bọn quyền thế dữ quá,
Schiller đã bị răn đe và cấm phát hành vở kịch trên.

Thế là Schiller có lý do để rời quân đội, cũng từ đó, phẫu thuật gia Schiller trở thành thi sĩ kiêm kịch tác
gia Schiller.
CK: Ban đầu nhà thơ chuyển đến Frankfurt với ý định sẽ sống tù túng nghèo khổ, như những nhà thơ đi
trước. Nhưng khổ cực quá cũng khó mà làm thơ, ông liền ôm sách vở sang Mannheim, cho trình diễn
thử vở kịch Lũ cướp. Và bất ngờ được đón nhận nhiệt liệt. Năm đó 21 tuổi, xem như Schiller đã bắt đầu
nổi tiếng.

Bước một chân vào bục vinh quang, Schiller hứng khởi viết tiếp những vở kịch bất hủ, như là: Âm mưu
của Fiesco ở Genua, Âm mưu và tình yêu, Don Carlos … Những vở này là bằng chứng cho thiên tài của
Schiller, từ khi chúng được công diễn, tên tuổi của Schiller được ca ngợi rất mực, tiền trang trải chi tiêu
của ông vì thế cũng kha khá. Đến năm 1784, kịch được diễn tại 2 thành phố lớn Leipzig và Dresden,
Schiller trở nên rất nổi danh và giàu có.

Năm 1787, Schiller quay về Weimar và yêu ngay cô Charlotte von Kalb - đã có chồng và một con; Mối
tình này tuy chẳng vào đâu nhưng cũng làm một cuộc cách mạng tư tưởng trong ông, khi nhận thấy rõ
những thói hư tật xấu của mình và người đời. Ngoài ra lúc này ông còn quen và chơi thân với Goethe,
người đang được xem là đỉnh cao của thi văn thế giới thời bấy giờ, Goethe rủ ông nghiên cứu thêm về
sử học, triết học và luật học.

Tháng 5 năm 1789, ông được mời dạy Sử tại trường đại học Jéna. Thời gian này Schiller lần lượt cho ra
đời những bi kịch hết sức giá trị: Wallenstein, Chiếc tất tay, Trinh nữ ở phố Orléans, Wilhelm Tell, Chiến
đấu với Rồng, Lời Chuông … Lại thêm nhiều tập thơ, sách sử, sách nghiên cứu nghệ thuật rất được yêu
mến.

Cũng trong năm này, mối tình lãng mạn thứ hai lại xảy đến với nhà văn, lần này ông yêu cả hai chị em
Caroline (24 tuổi, đã có gia đình) và Charlotte (21 tuổi). Schiller tỏ tình cho cả hai người 1 lúc nhưng chỉ
cưới được cô em chưa chồng, lễ cưới được tổ chức tháng 2 năm 1790, với sự góp mặt của Caroline. Thật
ra dù được đám cưới, nhưng lòng Schiller vẫn không hết sức vui vẻ, vì tình cảm của ông dành cho cô chị
có chồng nặng hơn với cô em. Tuy vậy Schiller vẫn có với Lotte (tên thân mật mà ông gọi Charlotte) 4
đứa con, chung sống 15 năm mới ly dị. Cuộc hôn nhân chưa mấy vẹn toàn này đã đem lại cho ông những
ý tưởng mới và sự giải thoát tâm hồn, không phải bức rức vì những chuyện ái ân cản trở nữa.

Năm 1792, ông được cách mạng tư sản Pháp ban tặng danh hiệu "Công dân danh dự" vì những cống
hiến bằng ngòi bút cho cuộc đấu tranh tư sản.

Vẫn còn viết mãi, đến ngày 9 tháng 5 năm 1805, do làm việc quá sức, Schiller bị sưng phổi và qua đời,
hưởng thọ 45 tuổi. Mười lăm năm sau đó, Lotte (cô vợ cũ của Schiller) cho xuất bản tiểu sử của ông và
trở nên có tiếng trong văn đàn Đức.

NX
NB: Phần thứ 2 mà chúng ta sẽ tìm hiểu đó là những ảnh hưởng của ông với xã hội

NX

CK: Ông là người cải cách thơ Ballade. Schiller và Goethe có công lớn nâng thể thơ Ballade của Đức lên
một tầm vóc nghệ thuật mới, sâu sắc và cao đẹp hơn. Phong cách đó đã ảnh hưởng đi khắp châu Âu sau
này.

NX

NB: Ông còn muốn canh tân xã hội như Nguyễn Trường Tộ. Nhưng sự khác biệt là nững đề nghị canh tân
xã hội của Schiller đã được thực hiện. Cùng với Goethe, Schiller được xem là người lãnh đạo phong trào
"Sturm und Drang" (Bão táp và phấn khích), một phong trào nhằm giải thoát văn chương những niêm
luật cũ kỹ của văn học cổ điển Pháp, chống lại chủ nghĩa duy lý của trào lưu Ánh sáng và những gò bó
của xã hội. Phong trào này xem con người là mục tiêu chính để khai thác nét đẹp; ngoài ra có thể tìm
cảm hứng qua văn học dân gian, cảnh thiên nhiên. "Sturm und Drang" kéo dài 20 năm từ 1770 tới 1790,
đã canh tân cả nền văn chương và xã hội lúc bấy giờ.

NX

CK: Ông còn có ảnh hưởng đến các tầng lớp. Schiller là người đã đem kịch trường để nâng cao trình độ
dân trí, óc thẩm mỹ và nhân sinh quan của dân chúng, cho người Đức có một tinh thần quốc gia mạnh
mẽ. Quan niệm của ông là: sự "vĩ đại" của nước Đức không nằm trong "quyền lực chính trị", mà chính là
ở "sức mạnh văn hóa".

Văn của ông được giới bình dân yêu thích hơn là giới trí thức, bởi ông rất mạnh tay khi đả kích các thói
rởm đời, tính chất xấu xa của cả giới quý tộc lẫn trí thức. Ông truyền bá những tư tưởng tự do, dân
quyền, khoan dung, khoan dung tôn giáo, khoan dung chính trị. Nhờ vậy, thơ, kịch của ông được giới
bình dân thuộc nhiều và truyền tụng đi khắp.

Thomas Mann, nhà văn Đức đoạt giải Nobel văn chương năm 1929, đã ca ngợi Schiller là "vị thần của
nghệ thuật". Đại thi hào Goethe cũng đã hết mực khen người bạn kém mình 10 tuổi, như một người đưa
lối ông đến với triết lý của Kant.

Nhưng bên cạnh đó, cũng có số ít người ghen ghét Schiller. Điển hình là nhà văn danh tiếng Christoph
Martin Wieland, đã tỏ ra hết sức khó chịu trước sự say mê cuồng nhiệt của quần chúng ở Neckar với
kịch Schiller.

NX

NB: Ông còn chịu aanhr hưởng của Kann. Người ta nhận thấy Schiller chịu ảnh hưởng về ý thức và đạo
đức trong triết học của Immanuel Kant, nhà duy tâm luận chủ trương thuyết hoài nghi và duy tâm chủ
quan – cùng thời.

Trong quan niệm của Schiller, thế giới là một nơi "không có ai chỉ đơn thuần là một phương tiện, không
có ai là nô lệ". Để thế giới này đạt tới cảnh giới đó thì không thể làm bằng bạo lực mà phải bằng giáo dục
thẩm mỹ – đó là tư tưởng vĩ đại khiến cho hình tượng Schiller mãi mãi sống trong lòng thế hệ.

NX
CK: Ông còn có quan hệ tình bạn với Goethe. Schiller quen Goethe năm 1785, đến năm 1790 tình cảm
mới thật sự nở rộ. Goethe hơn Schiller 10 tuổi, nhưng không vì thế mà có khoảng cách giữa hai người.

Người ta đếm lại trong khoảng 10 năm bè bạn ngắn ngủi ấy (Schiller mất trước Goethe 20 năm), 2 người
đã trao đổi hơn 1000 bức thư. Schiller gọi khoảng thời gian đó là "biến cố trọng đại nhất" trong đời
mình.

Nhân dân Đức đã tạc tượng của hai người, cầm chung vòng nguyệt quế đứng trước nhà hát Deutsche
National Theater tại Weimar, như một sự minh chứng và nối dài cho tình bạn vĩ đại giữa hai thi sĩ lớn
nhất nước Đức.

NX

NB: VÀ phần cuối cùng của chương trình ngày hôm nay đó là tìm hiểu về các sáng tác của ông. Iwr đây
chúng tớ chọn ra 6 tác phẩm tiêu biểu để giới thiệu cho các bạn.

NX

CK: Tác phẩm đầu tiên tớ muốn giwosi thiệu cho các bạn là tác phẩm Vin-hem Ten. Nội dung chính của
tác phẩm này là: Câu chuyện tập trung vào tay thiện xạ huyền thoại người Thụy Sĩ William Tell như một
phần của cuộc đấu tranh lớn hơn của Thụy Sĩ giành độc lập khỏi Đế chế Habsburg vào đầu thế kỷ 14. Vở
opera bốn màn Guillaume Tell của Gioachino Rossini được viết theo bản chuyển thể của Pháp từ vở kịch
của Schiller.

NX

NB: Tác phẩm thứ 2 tớ muốn giới thiệu cho các bạn là tác phẩm Âm mưu và tình yêu. Nội dung chính của
vở kịch này là:Âm mưu và tình yêu (tiếng Đức: Kabale und Liebe) là một bộ phim chính kịch lịch sử Đông
Đức năm 1959 do Martin Hellberg đạo diễn và có sự tham gia của Wolf Kaiser, Otto Mellies và Marion
Van de Kamp. Phim do xưởng DEFA quốc doanh Đông Đức thực hiện. Nó là phiên bản chuyển thể từ vở
kịch Âm mưu và tình yêu năm 1784 của Friedrich Schiller

NX

CK: Tác phẩm thứ 3 tớ muốn giới thiệu cho các bạn đó là tác phẩm Những tên cướp. Nội dung chính của
vở kịch này là: The Robbers (Die Räuber) là bộ phim truyền hình đầu tiên của nhà viết kịch người Đức
Friedrich Schiller. Vở kịch được xuất bản năm 1781 và công chiếu lần đầu vào ngày 13 tháng 1 năm 1782
tại Mannheim, Đức, và được lấy cảm hứng từ vở kịch Julius of Taranto trước đó của Leisewitz. Nó được
viết vào cuối phong trào Sturm und Drang ("Bão tố và căng thẳng") của Đức, và nhiều nhà phê bình,
chẳng hạn như Peter Brooks, coi nó rất có ảnh hưởng đến sự phát triển của thể loại melodrama châu
Âu. Vở kịch đã làm kinh ngạc khán giả Mannheim và làm cho Schiller trở thành một người cảm động qua
đêm. Sau này nó trở thành nền tảng cho vở opera cùng tên 1 Masnadieri của Verdi.

NX

NB: Tác phẩm thứ 4 là tác phẩm Nàng dâu ở Mét-xi-na. Nội dung chính của tác phẩm là: Cô dâu của
Messina (tiếng Đức: Die Braut von Messina) là một bi kịch của Friedrich Schiller; nó được công chiếu vào
ngày 19 tháng 3 năm 1803 tại Weimar. Đây là một trong những tác phẩm gây tranh cãi nhất của Schiller,
do ông sử dụng các yếu tố từ bi kịch Hy Lạp (được coi là lỗi thời vào thời điểm nó được viết).
Trong vở kịch, Schiller cố gắng kết hợp giữa nhà hát cổ và hiện đại. Nó lấy bối cảnh ở Sicily, vào thời
điểm mà Đạo giáo và Cơ đốc giáo gặp nhau, do đó một lần nữa phác thảo chủ đề này.

NX

CK: Tác phẩm thứ 5 là tác phẩm Đôn Ca-lốt. Nội dung tác phẩm như sau: Câu chuyện của vở opera dựa
trên những xung đột trong cuộc đời của Carlos, Hoàng tử của Asturias (1545–1568). Mặc dù anh đã
được hứa hôn với Elisabeth của Valois, một phần của hiệp ước hòa bình kết thúc Chiến tranh Ý 1551–59
giữa Nhà Habsburg và Valois đã yêu cầu cô phải kết hôn thay vì cha anh là Philip II của Tây Ban Nha. Nó
được ủy quyền và sản xuất bởi Théâtre Impérial de l'Opéra (Nhà hát Opera Paris) và được ra mắt lần đầu
tại Salle Le Peletier vào ngày 11 tháng 3 năm 1867.

NX

NB: Và tác phẩm cuối cùng là tác phẩm Nàng dâu ở oóc-lê-ăng. Nội dung chính của tác phẩm là: Bi kịch,
công diễn năm 1801, phỏng theo chuyện nữ tướng Jeanne D’Arc giả trai, thống trị quân lính Pháp đánh
đuổi bọn xâm lăng Anh. Tác giả gửi gắm lòng mong mỏi cho một xã hội không có phong kiến chia cắt,
chiến tranh giành giật.

NX

Cả hai: Bài tìm hiểu của mình tới đây là kết thúc. Cảm ơn các bạn vì đã đòn xem bài trình chiếu của tụi
mình.

You might also like