You are on page 1of 4

Câu 1: Trình bày khái quát đặc điểm tự nhiên, văn hóa, kinh tế, xã hội và

truyền thống yêu nước của huyện, thị xã, thành phố bạn đang sống, học
tập. Bạn có cảm nhận gì về truyền thống yêu nước và thành tích xây dựng
nông thôn mới của huyện, thị xã, thành phố đang sống, học tập.
Hãy nêu tên các di tích lịch sử trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố bạn
đang sống, học tập đã được nhà nước xếp hạng. Theo bạn làm thế nào để
bạn trẻ yêu thích và góp phần gìn giữ di tích lịch sử hiện nay.
Bài làm
+ Đặc điểm tự nhiên
Đồng Nai nằm ở vị trí phía đông của Thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp giáp với 6
tỉnh và thành phố như: Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng, Bình Thuận,
Thành phố Bà Rịa Vũng Tàu và có diện tích là 5.907,2 km với 2838,6 nghìn
người với 9 huyện: Long Thành, Cẩm mỹ, Trảng Bom, Xuân Lộc, Vĩnh Cửu,
Nhơn Trạch, Định Quán, Thống Nhất, Tân Phú và có 2 đơn vị hành chính
Thành phố trực thuộc trung ương: Thành phố Biên Hòa & Thành phố Long
Khánh. Có tất cả 171 xã, phường và thị trấn. Có tất cả 34 dân tộc anh em đang
sinh sống lâu đời là Chơ-ro và Mạ-Xtiêng…
+ Về văn hóa
Người dân tộc có ngôn ngữ riêng và cư trú ở tỉnh Đồng Nai lâu đời có bề dày
lịch sử - văn hóa. Tiếng việt vẫn là ngôn ngữ phổ thông
+ Kinh tế
Đồng Nai là 1 vùng đất mới nên nơi đây đã sớm trở thành 1 vùng đất có vị trí
quan trọng trong phát triển kinh tế- văn hóa- xã hội của khu vực Đông Nam Bộ.
Do có điều kiện thuận lợi Đồng Nai đang trở thành nơi sinh sống và lập nghiệp
cung cấp nguồn lao động cho phát triển kinh tề- xã hội của địa phương. Một số
huyện, thị trấn đông dân cư có điều kiện thời tiết ổn định nên tạo đuôc nhiều
nhu cầu cho các nhà đầu tư nước ngoài để tạo thành khu công nghiệp lớn như:
KCN Long thành & khu công nghiệp Amata ở Biên Hòa. Ngoài ra còn có các
khu du lịch lớn như: Vườn Quốc gia Cát Tiên đã được UNESCO công nhận là
khu di sản thiên nhiên thế giới. Và những loài vật quý hiếm nguy cơ tuyệt chủng
toàn cầu như: tê giác jara, bò tót, voi asian, cá sấu nước ngọt. Một số loài chim
đặc trưng: Gà so cổ hung, gà tiền mặt vàng… Đây cũng đã trở thành nơi phát
triển kinh tề về du lịch.
Bạn có cảm nhận gì về truyền thống yêu nước và thành tích xây dựng nông
thôn mới của huyện, thị xã, thành phố đang sống, học tập.
Để có được ngày hôm nay thì các anh hùng dân tộc đã không ngại hi sinh bản
thân mình cho tổ quốc như: Đại tá Lê Bá Ước đã viết bài thơ Thương nhớ khi ở
Rừng Sác suốt thời kì kháng chiến chống Mĩ
Tới những ngày kỉ niệm, ngày lễ diễn ra khắp cả nước, mọi người dân tỉnh
Đồng Nai đã hưởng ứng rất nhiệt tình, mọi người cùng nhau ăn mừng sự vinh
quang.
Để đền đáp các công ơn dựng nước của các anh hùng. Mọi người không những
giữ nước mà còn dăng tiếp tục trên đà phát triển đất nước để đất nước có thể trở
nên giàu mạnh để sánh vai với các cường quốc năm châu khác. Hiện nay thì các
xã đang hướng đến xây dựng nông thôn mới và không ngừng vươn lên, nhưng
cũng có vài nơi chưa được thực hiện tốt vì còn xa xôi và còn nhiều nơi diễu kiện
kinh tề còn thấp nên vẫn chưa đạt chuẩn nông thôn mọi. Ngoài ra, thì các cấp
chính quyền xã văn còn lỏng lẻo trong việc kêu gọi nông dân bắt tay vào việc
xây dựng nơi ở trở nên xanh sạch đẹp hơn, phá bỏ những nơi có nhiều tệ nạ xã
hội, nhiều nơi xa xôi các em học sinh phải bỏ học để phụ giúp các công việc
nhà, việc vườn rẫy nên trình độ học vấn thấp vì thế các cấp xã cần kêu gọi nhân
dân tạo điều kiện cho con trẻ tới trường
Tên các di tích lịch sử trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố bạn đang sống,
học tập đã được nhà nước xếp hạng.
Cho đến thời điểm tháng 10 năm 2010, tỉnh Đồng Nai có 40 di tích lịch
sử văn hoá được xếp hạng quốc gia và cấp tỉnh. Di tích căn cứ Tỉnh uỷ Biên
Hoà có 2 địa điểm cấu thành một ở huyện Trảng Bom và một ở huyện Long
Thành. Các loại hình di tích khá phong phú như: Di tích khảo cổ, di tích lịch
sử, di tích kiến trúc và di tích truyền thống đấu tranh cách mạng.
Di tích được xếp hạng cấp quốc gia có 24 di tích (xếp theo thứ tự thời
gian xếp hạng), gồm: Mộ cự thạch Hàng Gòn (1982), Địa điểm chiến thắng La
Ngà (1986), Nhà Xanh (1986), Đài Chiến sĩ/Đài Kỷ Niệm (1988), Danh thắng
Đá chồng Định Quán (1988), Toà Hành chánh Long Khánh (1988), Đình An
Hoà (1989), Danh thắng Bửu Long (1990), Chùa Đại Gíac (1990), Lăng mộ
Trịnh Hoài Đức (1990), Đình Tân Lân (1991), Đền thờ và Mộ Nguyễn Hữu
Cảnh (1991), Chùa Long Thiền (1991), Nhà hội Bình Trước (1991), Quảng
trường Sông Phố (1991), Đền thờ Nguyễn Tri Phương (1992), Nhà lao Tân Hiệp
(1994), Mộ Nguyễn Đức Ứng và 26 nghỉa binh (1994), Căn cứ Khu uỷ miền
Đông Nam Bộ (1997), Mộ - đền thờ Đoàn Văn Cự và 16 nghĩa binh (1998), Địa
đạo Suối Linh (1999), Căn cứ Trung ương Cục miền Nam (2001), Chùa
Ông/Thất phủ cổ miếu (2001), Địa đạo Nhơn Trạch (2001)
Thành cổ 300 năm

Di tích được xếp hạng cấp tỉnh có 16 di tích ((xếp theo thứ tự thời gian
xếp hạng), gồm: Bửu Hưng tự/chùa Cô hồn (1979), Toà bố Biên Hoà (1979),
Địa điểm Ngã ba Giồng Sắn (2001), Đình Bình Quan (2004), Đình Phú Mỹ
(2005), Nhà cổ Trần Ngọc Du (2005), Địa điểm Căn cứ Tỉnh uỷ Biên Hoà
(2005), Địa điểm thành lập chi bộ Đảng cộng sản Bình Phước Tân Triều và Tỉnh
uỷ Lâm thời Biên Hoà (2007), Đình Phước Lộc (2007), Thành Biên Hoà (2008),
Đình Xuân Lộc – chùa Xuân Hoà (2008), Miếu Tổ sư/Thiên hậu cổ miếu
(2008), Đình Hưng Lộc (2008), Đình Phước Thiền (2009), Núi Chứa Chan
(2009), Vườn Cao su đầu tiên, sân điểm đồn điền cao su Dầu Giây (2009).
Câu 2: Tính đến cuối năm 2018, tỉnh Đồng Nai có bao nhiêu người được
phong tặng (truy tặng) danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động? Hãy viết cảm tưởng về một
Bà mẹ Việt Nam anh hùng mà bạn có nhiều cảm xúc nhất?
Bài làm
Tính đến cuối năm 2018, tỉnh Đồng Nai có bao nhiêu người được phong
tặng (truy tặng) danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng
vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động?
Tính đến nay Đồng Nai đã có 2 người được phong tặng Bà mẹ Việt Nam anh
hùng, 1289 quân dân được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Viết cảm tưởng về một Bà mẹ Việt Nam anh hùng mà bạn có nhiều cảm xúc
nhất?
Cá nhân mẹ Việt Nam anh hùng, bà Đào Thị Phấn hay còn gọi là Hai Phấn đã
để lại cho mỗi con người chúng ta thấy được sự kiên cường - bất khuất - trung
hậu - đảm đang như bao người mẹ Việt Nam anh hùng khác, còn nổi bật trong
việc " làm đất, làm vườn" nuôi giấu cán bộ trong thời chiến diễn ra khốc liệt.
Đặc biệt, bà đạ5 dạy con của bà rằng phải có tấm lòng yêu nước nồng nàn, sẵn
sàng hi sinh cầm súng, diệt thủ như câu nói: " Chết vinh còn hơn sống nhục"
Cho thấy được rằng bà là một con người thà là chịu đòn đau của giặc cũng
không giơ tay đầu hàng. Ta đã thấy được các bà mẹ Việt Nam anh hùng không
phải là 1 người mẹ bình thường. Bởi họ phải cam chịu nổi đau tiễn chồng tiễn
con đi giúp nước có thể là 1 đi không trở lại, nhưng không vì vậy mà bà yếu, mà
mẹ ngày trở nên mạnh mẽ hơn.

You might also like