You are on page 1of 49

1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong chương trình đào tạo đại học trên thế giới cũng như ở Việt Nam, việc
gắn lý luận với thực tiễn là một nguyên tắc được chú trọng nhất. Chính vì vậy, công
việc thực tập trước khi tốt nghiệp là một nội dung quan trọng và mang tính bắt
buộc. Thực tập là dịp để sinh viên vận dụng tổng hợp kiến thức đã được trang bị vào
việc giải quyết một vấn đề thực tiễn ở cơ sở thực tập nhằm củng cố kiến thức lý
luận và nâng cao năng lực thực hiện các công việc sau khi tốt nghiệp.
Hiện nay, nhân loại đang bước vào nền kinh tế tri thức, hay còn gọi là nền
kinh tế số với nền tảng là sự phát triển của Internet. Từ ngày 19/11/1997 Internet đã
xuất hiện tại Việt Nam, đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế-
xã hội của nước ta. Sự phát triển bùng nổ của Internet với sự lớn mạnh nhanh chóng
của các doanh nghiệp công nghệ thông tin đã và đang là động lực to lớn nhất để
Việt Nam chúng ta từng bước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, hoàn thành thắng lợi
công cuộc đổi mới, đưa nước ta trở thành một quốc gia giàu mạnh, xây dựng một xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Là một sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh, em luôn mong muốn được tiếp
cận với những tiến bộ mới nhất về khoa học công nghệ cũng như được làm việc
trong một lĩnh vực mới mẻ và đầy năng động của nền kinh tế. Vì thế, trong đợt thực
tập tốt nghiệp, em đã chọn công ty NetN@m, một doanh nghiệp trực thuộc Viện
Công nghệ thông tin, hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ Internet.
Bản báo cáo thực tập của em gồm 2 phần chính:
Phần I: Giới thiệu chung về công ty NetN@m.
Phần II: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty.
Trong qua trình liên hệ thực tập cũng như hoàn thành bản báo cáo, em đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú lãnh đạo công ty NetN@m
cũng như sự chỉ dẫn tận tình của cô Trần Thị Thạch Liên. Tuy nhiên, do thời gian
tìm hiểu có hạn, kiến thức của bản thân vẫn còn nhiều hạn chế, nên bài viết của em
2

không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp, chỉ bảo của các thầy cô và các bạn để cho bài viết được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
3

PHẦN I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY NETN@M

1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của NetN@m.


1.1.1 Quá trình hình thành:

Công ty NetNam là doanh nghiệp nhà nước được thành lập trên tinh thần
duy trì và phát triển lực lượng chất xám trong các Viện nghiên cứu và các trường
đại học để đóng góp hiệu quả hơn vào sự nghiệp hiện đại hoá - công nghiệp hoá đất
nước theo Nghị quyết Trung ương II (khóa 8) và Quyết định 68/1998/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ.

Công ty NetN@m (NetN@m Corporation), trực thuộc Viện Công nghệ


Thông tin, được thành lập theo quyết định số 2420/QĐ-KHCNQG ngày 26/11/1998
của Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia. Hình thành và phát triển
từ một phòng nghiên cứu và triển khai các công nghệ mạng máy tính của Viện Công
nghệ Thông tin, NetN@m là một trong những nhà cung cấp dịch vụ Internet đầu
tiên của Việt Nam.

NetN@m chính thức nhận giấy phép nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP)
vào ngày 16/04/1999 và nhận được giấy phép nhà cung cấp thông tin Internet (ICP)
vào ngày 31/01/2001.

 Tên công ty : Công ty NetN@m – Viện Công nghệ Thông tin


 Tên giao dịch quốc tế : NETN@M CORPORATION
 Cơ quan sáng lập: Viện Công nghệ Thông tin (CNTT) thuộc Trung tâm Khoa
học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia
 Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 112435 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành
phố Hà Nội cấp ngày 26 tháng 1 năm 1999
 Trụ sở chính: đặt tại Viện Công nghệ Thông tin, trong khu vực trụ sở của
Trung tâm KHTN&CNQG, số 18 đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.
 Chi nhánh phía nam: 72A Võ Thị Sáu, P. Tân Định, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh.
4

 Vốn điều lệ của Công ty: 1.596.523.778đ (Một tỷ năm trăm chín sáu triệu
năm trăm hai ba nghìn bảy trăm bảy tám đồng)
 Trong đó: + Vốn Ngân sách: 612.826.225đ (Sáu trăm mười hai triệu tám
trăm hai sáu nghìn hai trăm hai lăm đồng )
+ Vốn đóng góp của Viện: 983.679.553 (Chín trăm tám ba triệu sáu
trăm bảy chín nghìn năm trăm năm ba đồng)
1.1.2 Các mốc chính trong sự phát triển của NetN@m:
 07/12/1994: NetN@m - mạng e-mail đầu tiên tại Việt Nam ra đời từ phòng
Hệ thống mạng máy tính của Viện Công nghệ thông tin.
 19/11/1997: NetN@m trở thành một trong 04 nhà cung cấp dịch vụ Internet
(ISP) đầu tiên tại Việt Nam.
 Tháng 10/1998: Thành lập Doanh nghiệp nhà nước - Công ty NetN@m.
 Tháng 5/1999: Văn phòng giao dịch tại Press Club chính thức khai trương.
 Tháng 7/2000: Chi nhánh NetN@m tại Thành phố Hồ Chí Minh chính thức
hoạt động.
 Tháng 10/2003: Nhân sự NetNam vượt qua con số 100.
 Tháng 2/2004: Bắt đầu thử nghiệm cung cấp dịch vụ Internet băng rộng.
 Tháng 2/2006: khai trương trang thông tin thoibaoviet.com.
 Tháng 5/2006: Trở thành nhà cung cấp giải pháp hàng đầu cho các khách sạn
5 sao tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Hiện nay NetN@m có trên 130 cán bộ, chủ yếu tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty NetN@m.
1.2.1. Chức năng:

Với đặc điểm của người đi đầu trong việc đưa Internet vào Việt Nam,
NetN@m trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ Internet đầu tiên khi Việt
Nam chính thức gia nhập Internet vào 19/11/1997.

Chức năng chính của Công ty NetN@m là cung cấp các dịch vụ Internet,
các giải pháp công nghệ mạng, kinh doanh và đưa ra thị trường các sản phẩm ứng
dụng của Viện Công nghệ thông tin.

Các chức năng cụ thể của Công ty NetN@m gồm có:


5

 Kinh doanh dịch vụ truy nhập Internet theo giấy phép ISP của Bộ Bưu
chính Viễn thông cấp.
 Kinh doanh dịch vụ viễn thông trên Internet theo giấp phép OSP của
Bộ Bưu chính Viễn thông cấp.
 Kinh doanh các dịch vụ nội dung Internet theo giấy phép ICP của Bộ
Văn hoá thông tin cấp.
 Kinh doanh các giải pháp mạng máy tính, an ninh mạng, các hệ thống
thông tin.
 Tư vấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, huấn luyện đào tạo trong
lĩnh vực công nghệ thông tin.
 Kinh doanh các sản phẩm là kết quả nghiên cứu khoa học của Viện
Công nghệ thông tin.
 Kinh doanh các sản phẩm, thiết bị trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

1.2.2. Nhiệm vụ:


 Thực hiện nhiệm vụ của Viện giao; làm cầu nối giữa nghiên cứu, phát
triển với thực tiễn và thị trường.
 Phối hợp với các đơn vị của Viện CNTT hoàn thiện các sản phẩm là
kết quả nghiên cứu của Viện
 Phân phối lợi nhuận cho Viện từ kết qủa hoạt động kinh doanh theo
Vốn góp của Viện.
 Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu Khoa học về Công nghệ của Viện CNTT
từ lợi nhuận của Công ty.
1.2.3. Công nghệ dịch vụ chủ yếu của NetN@m.
Là một công ty chuyên kinh doanh trong lĩnh vực Công nghệ thông tin,
NetN@m trực tiếp cung cấp nhiều loại hình của dịch vụ Internet và các dịch vụ gia
tăng trên Internet, các giải pháp mạng, thiết kế website, sản phẩm phần mềm, đào
tạo nhân lực Công nghệ thông tin…Các loại hình dịch vụ đều được cung cấp theo
một tiêu chuẩn quy trình đã được lập, điều này thể hiện được tính chuyên nghiệp
trong hoạt động kinh doanh của Công ty.
6

1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty.


1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty NetN@m.

Hình 1.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty NetN@m

Ban Giám Đốc.

P.Hành P. Biên P.Hỗ trợ P. Hỗ P. Kế P.


chính tập tin khách trợ toán Nghi
tổng ICP hàng kỹ ên
hợp thuật cứu&
triển
khai

Nguồn: Phòng Hành chính_Tổng hợp

Qua sơ đồ, ta thấy cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty được xây dựng
theo kiểu trực tuyến chức năng. Theo hình thức này, toàn bộ hệ thông quản lý được
chia thành nhiều chức năng. Cấp công ty căn cứ vào đặc điểm của từng phòng ban
chức năng để phân công công việc cho phù hợp.
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý.
Người đứng đầu Công ty NetN@m là Giám đốc Trần Bá Thái. Ông là người tổ
chức và điều hành bộ máy sản xuất kinh doanh của Công ty, vạch chiến lược sản
xuất kinh doanh, ra quyết định cuối cùng và là đại diện cho mọi quyền lợi, nghĩa vụ
của công ty trước pháp luật và cơ quan nhà nước.
Trợ lý cho Giám đốc trong công tác quản lý và điều hành công ty có:
 Phó giám đốc kỹ thuật: Lê Anh Tuấn phụ trách nghiên cứu, phổ biến Công
nghệ, quy trình kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật của Công ty. Đồng thời cũng là
người đại diện của Công ty giao dịch với cơ quan Nhà nước và địa phương giải
quyết các vấn đề về trong lĩnh vực dịch vụ thông tin mà Công ty cung cấp.
7

 Phó giám đốc kinh doanh: Vũ Tiến Bình phụ trách giúp giám đốc xây dựng
các kế hoạch dài hạn, kế hoạch năm, định hướng phát triển của Công ty, triển khai
tạo nguồn tiêu thụ cho sản phẩm của Công ty, nghiên cứu thị trường và ký kết các
hợp đồng kinh tế có giá trị kinh tế lớn…
 Phó giám đốc phụ trách chi nhánh Hồ Chí Minh:Ngô Đức Anh giúp cho
giám đốc thực hiện việc quản lý hoạt động kinh doanh ở khu vực phía Nam
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
 Phòng Biên Tập Tin ICP: Thu thập tin tức, thực hiện biên tập cho báo điện tử
trên trang http://home.netnam.vn/ do Giám đốc Trần Bá Thái làm tổng biên tập.
 Phòng hỗ trợ kỹ thuật: Chịu trách nhiệm kỹ thuật trong sản xuất và cung cấp
dịch vụ mạng cho khách hàng, vận hành, quản trị hệ thống mạng, quản lý hệ thống
điện cho toàn công ty, phối hợp với các phòng khác nghiên cứu áp dụng các công
nghệ mới; có chức năng giám sát thực hiện các công việc về thiết kế của công ty
dựa trên các yêu cầu của khách hàng, làm nhiệm vụ cố vấn cho Ban giám đốc trong
công tác thiết kế các phần mềm, các hệ thống mạng…
 Phòng Nghiên cứu, triển khai Công Nghệ: Nghiên cứu, triển khai các công
nghệ mới, sản xuất các phần mềm ứng dụng cho công nghệ mạng; thiết lập các hệ
thống an ninh mạng; phối hợp với các phòng tham gia đào tạo, phát triển nguồn
nhân lực công nghệ thông tin; làm nhiệm vụ cố vấn cho ban giám đốc trong công
tác quản lý chất lượng và chiến lược lâu dài về chất lượng dịch vụ…
 Phòng Hỗ trợ khách hàng: Thực hiện các việc như lập kế hoạch chi tiết cho
hoạt động kinh doanh, kế hoạch tiếp thị bán hàng; lập kế hoạch quảng cáo, các
chương trình quảng bá sản phẩm như: triển lãm, hội thảo, tài trợ…Trực tiếp giao
dịch đàm phán, ký kết hợp đồng với khách hàng; tiến hành các việc thanh quyết
toán sau bán hàng, lập kế hoạch quan hệ với khách hàng cũ và mới, duy trì các mối
quan hệ sau bán hàng, hỗ trợ và chăm sóc khách hàng khi có thắc mắc, sự cố khi sử
dụng dịch vụ; lập kế hoạch nghiên cứu và phân tích thị trường....
 Phòng Hành chính – Tổng hợp: Có chức năng tham mưu cho Ban giám đốc
về công tác quản lý cán bộ, công nhân viên. Thực hiện đầy đủ các chế độ của nhà
8

nước đối với cán bộ công nhân viên .Đồng thời có nhiệm vụ giải quyết các trường
hợp ra vào công ty theo đúng thủ tục cần thiêt, phụ trách tuyển dụng, tiếp nhận các
công văn đến rồi chuyển cho các phòng ban có liên quan..
 Phòng Kế Toán: là nơi tổ chức bộ máy hạch toán kinh tế toàn Công ty theo
chế độ kế toán Nhà nước, quản lý sử dụng mọi nguồn vốn theo nguyên tắc đảm bảo
vốn phục vụ sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Đồng thời có chức năng kết hợp cùng
với các phòng khác trong công ty quản lý và theo dõi việc thực hiện các hợp đồng
Leased Line, web, Offline mail và các hợp đồng dịch vụ khác.
 Chi nhánh phía Nam: Thực hiện công việc kinh doanh cung cấp dịch vụ ở
khu vực phía Nam của Công ty. Với chức năng mở rộng, nâng cao chất lượng cung
cấp dịch vụ Internet, dịch vụ mạng và các sản phẩm phần mềm của Viện Công nghệ
Thông Tin cho thị trường phía Nam nước ta.
9

PHẦN II
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NETN@M

2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác Marketing:
2.1.1. Thực trạng thị trường dịch vụ Internet nước ta những năm gần đây.

Khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, trình độ dân trí ngày càng phát triển,
mức độ hiểu biết của người dân về Internet ngày càng cao. Hầu hết lượng người sử
dụng dịch vụ Internet tập trung ở các tỉnh, thành lớn.Thành phố Hồ Chí Minh chiếm
đến phân nửa lượng người sử dụng (52%), Hà Nội chiếm khoảng 44%, trong khi đó
các tỉnh thành khác chỉ chiếm lượng nhỏ khoảng 4%. Tuy nhiên, do chính sách ưu
đãi Internet cho các trường học cùng các dự án phổ cập Internet đang được thực
hiện, bức tranh phân bố Internet như hiện nay có thể sẽ thay đổi trong thời gian tới,
theo hướng các tỉnh thành khác sẽ có tỷ lệ người tham gia Internet đông hơn.

Chỉ có duy nhất một ISP có khả năng cung cấp dịch vụ Internet ở các tỉnh
ngoài Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, đó là VNPT. Tại các tỉnh thành ngoài hai
trung tâm kinh tế lớn nói trên, VNPT không bị cạnh tranh và hoàn toàn chủ động áp
đặt chính sách kinh doanh theo cách của mình.

Dẫn đến, cạnh tranh ở các thành phố lớn là khốc liệt, khi hầu hết các ISP
đều tập trung sức mạnh vào hai thị trường này. Trong khi đó, ở các tỉnh thành khác,
các ISP không đủ sức vươn tới, khiến người dùng không có sự lựa chọn nào khác
ngoài việc sử dụng kết nối độc quyền của VNPT. Thiếu tính cạnh tranh sẽ ảnh
hưởng đến sự phát triển của thị trường Internet ở các tỉnh, đồng thời cũng gây thiệt
thòi cho người sử dụng.

Công ty NetN@m cũng không phải là một ngoại lệ. Thị trường chủ yếu
của Công ty là Hà Nội và Hồ Chí Minh, còn các tỉnh thành khác sự tham gia của
Công ty là không đáng kể; chủ yếu là qua việc phân phổi thẻ truy cập theo hình thức
quay số dial_up.
10

2.1.2. Chính sách sản phẩm – Thị trường của Công ty.

Hiện nay Công ty đang áp dụng chính sách đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ.
NETN@M đã trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ Internet hàng đầu.
Với những kinh nghiệm nghiên cứu trong lĩnh vực mạng máy tính, NETN@M luôn
mang đến cho khách hàng những dịch vụ Internet đa dạng và phong phú.

Bảng 2.1: Thống kê các sản phẩm của công ty năm 2006

STT Các nhóm sản phẩm Tỷ trọng lợi nhuận(%)


01  Dịch vụ truy nhập Internet 58 %
02  Thoại trên Internet 9%
03  Thiết kế Website, cổng Thông tin Điện tử, hệ 13 %
thống Thương mại Điện tử
04  Dịch vụ thư điện tử E-mail 20 %
05  Tư vấn, thiết kế và xây dựng hệ thống mạng
LAN, WAN, WIRELESS
06  Đào tạo nhân lực về Công nghệ Thông tin

Nguồn: Phòng Kinh Doanh.

Đặc điểm của một số dịch vụ và giải pháp của NetN@m:

Dịch vụ truy nhập Internet:

Là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp Internet tại Việt Nam,
NetN@m luôn mang dịch vụ truy nhập Internet với những đặc điểm mang tính
chuyên biệt đến cho khách hàng về đa hình thức truy nhập:
 Truy cập qua mạng điện thoại công cộng: Thẻ Internet trả trước của
NetN@m đưa đến cho khách hàng nhiều sự chọn lựa, với các chương trình khuyến
mãi hấp dẫn: tặng thêm giờ, tặng tiền vào tài khoản và miễn phí nhiều giờ trong
ngày. Không cần đăng ký, khách hàng luôn chủ động trong sử dụng và có thể tiết
kiệm chi phí gọi điện thoại đi quốc tế một cách hữu hiệu.
 Thuê bao trả sau: không phí thuê bao, hỗ trợ tận nhà, dùng bao nhiêu trả bấy
nhiều, bảng cước hấp dẫn, nhiều giờ miễn phí.
11

 Thuê bao trọn gói từ 30.000 đ/ tháng cho 360 phút sử dụng đến 700.000
đ/tháng cho gói sử dụng không giới hạn.
Dịch vụ băng thông rộng ADSL:
Với các dịch vụ trọn gói, khách hàng có thể truy cập Internet mà không bị
giới hạn về thời gian và dung lượng truy cập. NetN@m cung cấp nhiều gói dịch vụ
phù hợp với các quy mô và nhu cầu sử dụng khác nhau.

Các gói dịch vụ ADSL:

 MegaUser và MegaEco, MegaHome: dành cho người sử dụng gia đình có

từ 1 đến 3 máy tính, tiết kiệm chi phí tối đa khi truy cập Internet tại gia đình nhưng

với tốc độ nhanh hơn rất nhiều lần so với phương thức truy cập gián tiếp qua điện

thoại.

 MegaInfo: dành cho các công ty, doanh nghiệp, đơn vị có từ 1 đến 20 máy

tính. Thích hợp cho việc sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng như Internet

Phone . . . Truy cập 24/24, ổn định, tốc độ cao.

 MegaWeb: dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ , với nhiều tiện ích đi

kèm như địa chỉ IP, tên miền dạng @xxx.netnam.vn, miễn phí sử dụng các dịch vụ

Email Offline, WebSite... Dịch vụ tương đương chất lượng đường truyền Internet

dùng riêng (Leased Line) tốc độ từ 128Kbps trởlên.

 MegaPro: dành cho các doanh nghiệp lớn, nhu cầu sử dụng các dịch vụ đa

dạng, nhiều. Dịch vụ tương đương chất lượng đường truyền Internet dùng riêng

(Leased Line) tốc độ từ 192 Kbps trở lên.

 MegaCafe: Gói dịch vụ chỉ dành cho các Đại lý truy cập Internet, đem lại

hiệu quả cao nhất trong hoạt động kinh doanh.


12

Kênh truyền riêng Leased Line:

 Giá cả hợp lý, tốc độ cao, luôn ổn định cho các cao ốc văn phòng. Với hạ

tầng ổn định, đội ngũ nhân viên có trình độ, phong cách làm việc chuyên nghiệp,

dịch vụ hỗ trợ khách hàng liên tục 24/24.

Dịch vụ các giá trị gia tăng:

 Đăng ký và duy trì domain, web design, web & server hosting, quảng cáo
trên trang thông tin điện tử top 10 Việt Nam http://thoibaoviet.com
 Tư vấn lựa chọn tên miền thích hợp, làm trung gian đăng ký tên miền miễn
phí
 Cung cấp các dịch vụ gia tăng đi kèm như: hosting, web design… với chất
lượng cao, giá hấp dẫn trên cơ sở hạ tầng tốt, đội ngũ kỹ thuật trình độ cao.
Giải pháp dịch vụ Email, Mail Offline, Webmail:
 Email thông dụng thích hợp cho cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Được hỗ
trợ kỹ thuật tận tình. Mail Offline và Webmail bổ sung thêm những giá trị gia tăng
cho khối doanh nghiệp, nhóm làm việc…cho phép tiết kiệm chi phí, quảng bá tên
tuổi.
 Dịch vụ tư vấn, thiết kế, xây dựng mạng LAN, WAN và Intranet: Kinh
nghiệm lâu năm giúp NetN@m đưa ra những giải pháp tiện ích nhất, hiện đại và tiết
kiệm tối ưu.
 Các hệ thống mạng thuộc cộng đồng nghiên cứu khoa học và giáo dục, khối
hành chính sự nghiệp… được NetN@m xây dựng luôn được đảm bảo tính an ninh
và hiệu quả.
Hệ thống an toàn, an ninh mạng:
 Dựa trên các phần mềm nguồn mở, các giải pháp an toàn, an ninh mạng của
NetN@m mang lại cho khách hàng lựa chọn phù hợp. Đó có thể là những hệ thống
13

Firewall cho mạng máy tính quy mô nhỏ, đến các hệ thống phức tạp với Firewall,
IDS, IPS và các công cụ báo cáo đa dạng.
Linux Gateway:
 Các Gateway hoạt động trên Linux mang đến cho khách hàng giải pháp kết
nối Internet hoàn hảo với chi phí thấp. Gateway là thiết bị đặt giữa hệ thống mạng
nội bộ của khách hàng và các kết nối Internet. Với các kết nối ADSL hoặc Leased
line, các thiết bị này có thể thay thế các chức năng của các Router hoặc thậm chí
Firewall đắt tiền.
E-learning:
 Các giải pháp E-learning trên nền phần mềm nguồn mở mang đến cho các
trường Đại học, các tổ chức giáo dục và cả các công ty phương tiện truyền đạt kiến
thức hữu hiệu, bổ sung cho các hình thức truyền thống. Các giải pháp của NetN@m
được hiệu chỉnh phù hợp với điều kiện Việt Nam và tuân theo các chuẩn mở quốc
tế.
Web Portal & CMS:
 Các hệ thống WebPortal & CMS đang được các tổ chức, doanh nghiệp coi là
một phương tiện quảng bá thương hiệu, kết nối với khách hàng của mình. Giải pháp
WebPortal & CMS của NetN@m dựa trên các phần mềm nguồn mở, được thiết kế
phù hợp với từng quy mô, và được bổ sung thêm các tính năng an toàn, an ninh.
Tư vấn và Đào tạo về PMNM:
 Với đặc thù của một doanh nghiệp năm trong khối nghiên cứu – hàn lâm,
NetN@m chú trọng đến các hoạt động tư vấn, đào tạo trong lĩnh vực hệ thống
nguồn mở. Nhiều dự án tư vấn, đào tạo cho các tổ chức lớn đã và đang được thực
hiện.
Các hệ thống Y tế/ Sức khoẻ:
 Tin học hoá hoạt động Y tế/ Sức khoẻ không chỉ là việc số hoá giấy tờ, các
hệ thống Healthcare do NetN@m phát triển từ các phần mềm nguồn mở và điều
chỉnh phù hợp với đặc thù ngành của Việt Nam. Tuân theo các chuẩn mở, các hệ
thống này có thể được tổ chức Y tế/ Sức khoẻ làm chủ và tự phát triển.
14

Các hệ thống tương tác mở.


 Nâng cao hiệu quả hoạt động tương tác là một trong những yếu tố hàng đầu
của doanh nghiệp, tổ chức hiện nay, đặc biệt đối với các đơn vị có nguồn lực phân
tán ở nhiều khu vực địa lý. Các hệ thống tương tác mở Collaboration Systems mang
đến một không gian làm việc và giao lưu trực tuyến tiện lợi, hiệu quả.
Các hệ thống VoIP chuyên nghiệp:
 Nhằm tạo ra những hệ thống đàm thoại chuyên nghiệp thế hệ mới, các giải
pháp VoIP chuyên biệt của NetN@m thừa hưởng tính ưu việt của các chuẩn mới và
hệ thống mở. Khách hàng có thể lựa chọn giải pháp nguồn mở được thiết kế và điều
chỉnh theo nhu cầu, hoặc các giải pháp toàn diện được phát triển bởi Net2Phone –
nhà cung cấp giải pháp VoIP hàng đầu thế giới.

Đào tạo nhân lực CNTT:


 Là đơn vị trực thuộc Viện Công Nghệ Thông Tin Việt Nam; NetN@m với
đội ngũ giảng dạy giàu kinh nghiệm thực tế, luôn được cập nhật những thông tin
kiến thức mới luôn luôn là địa chỉ tin cậy để các Doanh nghiệp, tổ chức liên hệ khi
cần bổ sung, nâng cao kiến thứcvề tin học cho nhân sự của mình.
NetNam ICP:
 Đội ngũ phóng viên chuyên nghiệp.
 Chuyên trang tin TOP 10 tại Việt Nam http://thoibaoviet.com với những tin
tức chuyên sâu, độ chính xác cao.
NetNam OSP:
 Cộng tác với các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông hàng đầu tại Mỹ,
Singapore…
 Áp dụng những công nghệ mới, cho phép tiết kiệm tối đa, đơn giản hóa
phương thức sử dụng, giảm thiểu chi phí đầu tư ban đầu và sử dụng chất lượng cao.
 Liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ và đưa ra các giải pháp giá cạnh tranh.
2.1.3. Chính sách giá một số sản phẩm của Công ty.
Công ty định giá trên cơ sở chi phí, lợi nhuận và có tính đến yếu tố cạnh
tranh trên thị trường. Tuy nhiên, mức giá mà công ty đưa ra đối với từng loại sản
15

phẩm là khá linh hoạt, nó được điều chỉnh tuỳ theo mức giá cả của đối thủ cạnh
tranh trên thị trường. Công ty cũng có chính sách giá khác nhau cho các đối tượng
khách hàng khác nhau. Chẳng hạn như trong nhóm sản phẩm đường truyền ADSL
mà công ty cung cấp cho khách hàng thì với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình sử
dụng gói MegaHome, công ty áp dụng cước phí cài đặt ban đầu là 1.490.000 nhưng
đối với khách hàng là văn phòng trong các toà nhà thì được miễn phí hoàn toàn
cước cài đặt ban đầu. Chính sách này được xây dựng trên cơ sở phân tích hạ tầng
sẵn có của công ty và chiến lược chung mà công ty đề ra cho bộ phận ADSL:
Hướng tới khách hàng mục tiêu là các văn phòng vừa và nhỏ trên địa bàn TP.Hà
Nội.
Trên thực tế thì chính sách giá mà NetN@m đưa ra cũng tương đối sát với
đối thủ cạnh tranh, thậm chí một số mặt hàng có mức giá thấp hơn cả các đối thủ
cạnh tranh trên thị trường, đây chính là một trong những lợi thế cạnh tranh hữu hiệu
mà công ty đang duy trì và phát huy.
Bảng giá một số loại sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của NetN@m:
 Internet trả sau: là dịch vụ kết nối Internet qua đường dây điện thoại.
Khách hàng có thể truy cập các trang Web trong và ngoài nước.

Bảng 2.2:Bảng giá dịch vụ Internet trả sau NetN@m Daily

Thời gian 0h - 2h 2h - 7h 7h - 17h 17h - 21h 21h - 24h


Giá (đồng/phút) 70 MIỄN PHÍ 150 100 140
Nguồn: Phòng Kinh Doanh và Hỗ trợ khách hàng.
 Internet Card là một hình thức sử dụng Internet nhưng trả tiền trước bằng
cách mua một tài khoản đã có sẵn trên Card. Mỗi Card được quản lý bằng 1
Username và Password, thông tin này dùng để truy cập vào Internet. Mỗi Card có
một mệnh giá riêng tương ứng với khoảng thời gian truy cập vào Internet. Thời gian
truy cập Internet sẽ được tính bằng giây.
Mệnh giá các loại Card:
16

1. Thẻ MONTHLY CARD: Mệnh giá 70.000VND.


2. Thẻ @CARD: Mệnh giá 100.000VND - 200.000VND - 300.000VND -
500.000VND.
3. Thẻ NetNamDaily: Mệnh giá 50.000VND - 100.000VND.
 ADSL – Asymmetric Digital Subscriber Line (Đường thuê bao kỹ thuật số
không đối xứng) là một công nghệ cung cấp kết nối đến tất cả các thuê bao qua
đường cáp điện thoại với tốc độ cao, cho phép người sử dụng kết nối Internet 24/24
mà không ảnh hưởng đến việc sử dụng điện thoại hay fax.
17

Bảng 2.3: Giá dịch vụ ADSL băng thông rộng

ĐVT: VNĐ

Mô tả Mega- MegaChip MegaHome MegaInfo MegaOffice MegaBiz Megapro


Alpha
CHI PHÍ TRIỂN KHAI DỊCH VỤ VÀ CƯỚC PHÍ HÀNG THÁNG
1. Phí Miễn Phí
khởi
tạo
dịch
vụ
2. 250.000 400.000 590.000 990.000 2.990.000 5.990.000 9.990.000
Thuê
dịch
vụ
trọn
gói
tháng

Nguồn: Phòng Kinh Doanh

 Email Plus là một giải pháp tối ưu và thích hợp cho các Công ty cần cung
cấp dịch vụ thư điện tử riêng cho mỗi nhân viên nhưng hiện tại Công ty chưa có
mạng cục bộ.
Bảng 2.4: Giá phí đăng ký, thiết lập và duy trì dịch vụ Email Plus.
TT Danh mục ĐVT Đơn giá
1 Phí đăng ký, thiết lập dịch vụ Miễn Phí
Phí cài đặt dịch vụ (VNĐ/lần) 100.000
2 Phí hàng tháng. (VNĐ/tháng) 160.000

Nguồn: Phòng Kinh Doanh

 Tên miền - Domain name: là địa chỉ website trên Internet, nó thường được
đặt kèm với tên và thương hiệu của doanh nghiệp. Tên miền là duy nhất và được
cấp phát cho chủ thể nào đăng ký trước, không thể có 2 chủ thể cùng có một tên
miền.
Bảng 2.4. Phí đăng ký tên miền Domain-name
18

STT Tên phí, lệ phí Đơn vị tính Đơn giá (VNĐ)


1. Lệ phí cấp tên miền:
- Tên miền cấp 2 Lần 450.000
- Tên miền cấp 3 Lần 450.000
- Một tên miền tiếng Việt đăng ký kèm theo Lần Miễn phí
một tên miền cấp 2 hoặc một tên miền cấp 3
- Tên miền tiếng Việt đăng ký thêm Lần Miễn phí
2. Lệ phí thay đổi tham số kỹ thuật tên miền
- Phí thay đổi tham số kỹ thuật Lần 180.000
3. Phí duy trì tên miền:
- Tên miền cấp 2 Năm 600.000
- Tên miền cấp 3 Năm 480.000
- Tên miền tiếng Việt đăng ký thêm Năm 160.000
Nguồn: Phòng Kinh Doanh
 Quảng cáo trên Internet: là hình thức đặt logo, banner, ... lên những
Website có số lượng người truy cập nhiều nhất, mục đích giới thiệu cho mọi
người biết về Công ty hoặc Doanh nghiệp mình.

Bảng 2.5. Phí quảng cáo trên Internet

STTKHOẢN MỤC ĐƠN GIÁ GHI CHÚ


I.Thiết kế
1. Thiết kế Baron (Banner) 200.000 - Miễn phí cho khách hàng sử dụng
quảng cáo đồng thời dịch vụ quảng cáo và
thiết kế Web của NETN@M.
2. Thiết kế Logo quảng cáo100.000
II. Quảng cáo trên NETN@M WEBSITE
1. Logo quảng cáo 1.700.000 - Hiển thị trên tất cả Website của
(115 x 41 pixel ) NETN@M.
2. Logo quảng cáo 2700.000 - Hiển thị trên
(250 x 78 pixel ) http://home.netnam.vn/ hay
http://www.hcmc.netnam.vn/
3. Banner quảng cáo 2.000.000 - Hiển thị trên tất cả Website của
(540 x 63 pixel) NETN@M

Nguồn: Phòng Kinh Doanh


19

 Website là một văn phòng ảo của doanh nghiệp trên mạng Internet. Website
bao gồm toàn bộ thông tin, dữ liệu, hình ảnh về các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động
sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp muốn truyền đạt tới người truy cập Internet.
Văn phòng ảo này khác với văn phòng thật của doanh nghiệp là nó hoạt động 24/7
(24h/ngày, 7 ngày/tuần), khách viếng thăm văn phòng này có thể ở trong hay ngoài
nước.
Bảng 2.6. Giá thiết kế Website

STT Các gói Thiết kế Website Đơn giá Ghi chú


(VNĐ)
1 Gói Web tĩnh 2.900.000 1 ngôn ngữ.
2 Gói cập nhật thông tin 5.900.000 1 ngôn ngữ
3 Gói giới thiệu sản phẩm 6.500.000 1 ngôn ngữ

Nguồn: Phòng Kinh Doanh

2.1.4 Chính sách phân phối.


Đối với việc phân phối các sản phẩm dịch vụ của công ty chủ yếu được
phân phối theo hai dạng chính là phân phối qua khâu trung gian (gián tiếp) và phân
phối trực tiếp tùy loại sản phẩm được phân chia theo giá trị thành hai nhóm chính là
các loại thẻ Phone và thẻ Net có giá trị thấp và các loại hình dịch vụ khác có giá trị
lớn hơn.
 Phân phối thẻ:
Công ty sử dụng chủ yếu là các đại lý phân phối từ tổng đại lý đến các đại
lý con: tổng đại lý bao gồm các công ty lớn như Tứ Hải, Sơn Điền ở Hà Nội và Tân
Kim Khánh ở thành phố Hồ Chí Minh. Đối với các đại lý con công ty có khoảng
20

120-150 ở Hà Nội và khoảng hơn 200 ở thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó các
cộng tác viên là lực lượng bán lẻ quan trọng trong kênh phân phối của công ty.
 Phân phối các dịch vụ khác:
Chủ yếu sử dụng kênh phân phối trực tiếp kết hợp với hình thức bán hàng
trực tiếp cá nhân để thuyết phục với khách hàng.
2.1.5. Chính sách xúc tiến bán hàng:
Netn@m sử dụng hầu như tất cả các công cụ xúc tiến thương mại trong quá
trình kinh doanh của mình, trong năm 2005 chi phí dành cho xúc tiến thương mại là
khoảng 640 triệu chiếm 5,42% so với tổng doanh thu cùng năm. Đây là mức phần
trăm không cao so với nhiều công ty khác, trong năm 2006 công ty đã tăng mức chi
phí dành cho xúc tiến thương mại lên 6% doanh thu tức là khoảng 1,5 tỷ đồng.
Các hình thức xúc tiến bán hàng mà công ty đã thực hiện:
 Quảng cáo: Trên báo và tạp chí như Thể thao, Văn Hoá, Hà Nội mới, Tiền
Phong, Bóng Đá, Thời Báo Kinh Tế, Sinh Viên, Thanh Niên, An Ninh thủ đô, Lao
động, Hoa Học Trò..., gửi thư quảng cáo, các tờ rơi, biển hiệu quảng cáo...
 Khuyến mại: Đây là công cụ được công ty sử đụng nhiều với hầu hết các
mặt hàng của mình như khuyến mại phí lắp đặt, quà tặng, chiết và giảm giá.
 Tuyên truyền: Ấn phẩm, diễn văn, quan hệ công chúng...
 Bán hàng cá nhân: Đây là hình thức được sử dụng nhiều nhất đối với các
dịch vụ có giá trị lớn ở công ty.
 Marketing trực tiếp: Công ty thường xuyên sử dụng các hình thức
marketing bằng thư qua điện thoại và qua internet tới các khách hàng lớn cần có sự
chăm sóc thường xuyên của công ty.
2.1.6. Công tác thu thập thông tin Marketing của Công ty.
Về bản thân Doanh Nghiệp: Công ty sử dụng hình thức phát quà cho
khách hàng đã sử dụng lâu năm vào các dịp kỷ niệm để thay cho lời cảm ơn. Qua đó
sẽ tiến hành thăm dò ý kiến của khách hàng thông qua một bản thống kê khảo sát để
từ đó biết được nhiều thông tin về khách hàng, thực trạng của sản phẩm dịch vụ mà
công ty cung cấp cho khách hàng, điểm mạnh yếu so với các nhà cung cấp khác qua
ý kiến đánh giá của khách hàng.
21

Về đối thủ cạnh tranh: Công ty có đội ngũ nhân viên kinh doanh chuyên
giám sát thị trường, thường xuyên cập nhật thông tin, tiếp xúc với các khách hàng
của đối thủ để thu thập các thông số về giá, sản phẩm mới, các chương trình khuyến
mãi, chính sách của đối thủ…
22

2.1.7.Đối thủ cạnh tranh của Công ty.

Hiện nay Việt Nam đã có 11 nhà cung cấp dịch vụ truy nhập Internet (gọi tắt là
ISP) và các dịch vụ gia tăng trên nền tảng Internet là:

1. Công ty Điện toán và truyền số liệu VDC thuộc Tổng công ty Bưu chính
Viễn thông Việt Nam(VNPT)
2. Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ FPT
3. Công ty NetN@m - Viện Công nghệ Thông tin
4. Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội (Viettel)
5. Công ty CP dịch vụ Bưu chính viễn thông Sài Gòn (Saigonnet)
6. Công ty CP Viễn Thông Hà Nội (Hanoi Telecom)
7. Công ty Điện tử Tin học Hoá Chất
8. Công ty Việt Khang
9. Công ty Viễn Thông Điện lực
10. Công ty Cổ phần Công nghệ mạng
11. Công ty One Connection

Tuy nhiên, chỉ mới có 5 ISP đang thực sự hoạt động là VDC (chiếm trên 50% thị
phần); FPT (gần 30%); NetNam ,Viettel ,Saigonnet và Hanoi Telecom (20%).

Đối với dịch vụ Internet băng thông rộng ADSL

Cước phí cài đặt và cước phí hàng tháng của dịch vụ Internet băng rộng ADSL
của NetN@m được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.7 .Cước phí sử dụng dịch vụ ADSL của NETN@M

ĐVT: Đồng (VNĐ)

Mega-Alpha MegaChip MegaHome MegaInfo MegaOffice MegaBiz Megapro

Mô tả
CHI PHÍ TRIỂN KHAI DỊCH VỤ VÀ CƯỚC PHÍ HÀNG THÁNG

1. Phí khởi Miễn Phí


tạo dịch vụ
2. Thuê dịch 250.000 400.000 590.000 990.000 2.990.000 5.990.000 9.990.000
vụ trọn gói
tháng

Nguồn: Phòng Kinh Doanh


23

Với loại hình dịch vụ này, NetN@m áp dụng cách thức tính phí hàng tháng
là trọn gói. Cách tính trọn gói chỉ phù hợp với những khách hàng có nhu cầu sử
dụng Internet lớn, còn với khách hàng sử dụng ít thì cách tính này tỏ ra không kinh
tế.
FPT là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của NetN@m trong lĩnh vực này, do
thương hiệu lớn mạnh và tập khách hàng của FPT không bị giới hạn (gồm: khối
văn phòng, doanh nghiệp, cá nhân, các cửa hàng Internet,…) nên FPT đã áp dụng cả
hai cách tính phí hàng tháng: theo dung lượng sử dụng và trọn gói.

Bảng 2.8:Cước phí dịch vụ ADSL của FPT

ĐVT: đồng (VNĐ)

Mô tả MegaStyle MegaPlay MegaHome MegaNet MegaOffice MegaBiz


Phí cài đặt hệ 500.000 600.000 1.200.000 1,600,000 2,400,000 2,400,000
thống
Phí thuê bao 20.000 50.000 150.000 250.000 1.000.000 2.000.000
trả theo dung
lượng sử
dụng
Cước phí 250.000 500.000 500.000 1.000.000 3.000.000 10.000.000
trọn gói
(VNĐ/tháng)

Nguồn: Phòng Kinh Doanh

Như vậy có thể thấy, cước phí hàng tháng của NetN@m là tương đương
với FPT nhưng cước cài đặt ban đầu của NetN@m là thấp hơn nhiều so với FPT,
đây chính là yếu tố khiến cho dịch vụ ADSL của NetN@m vẫn có sức cạnh tranh
lớn trong mảng thị trường cung cấp dịch vụ ADSL băng thông rộng.
24

2.1.8. Nhận xét về tình hình tiêu thụ và công tác Marketing của Công ty NetN@m.

Cơ hội và thách thức trong công tác Marketing:

Cơ hội:
 Với việc ban hành nghị định Số 55/2001/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành
ngày 23 tháng 8 năm 2001 đã đánh đấu sự thay đổi vượt bậc của Internet ở Việt
Nam, từ đó đến nay đã có gần 100 văn bản pháp qui của Chính Phủ và các Bộ qui
định về hàng lang pháp lý, đào tạo nguồn nhân lực cho Công nghệ thông tin và
Internet thể hiện sự đánh giá và quan tâm đúng mức của Nhà nước tới lĩnh vực này.
 Cùng với sự phát triển cao của nền kinh tế, Internet ngày càng thâm nhập sâu
vào mọi mặt của đời sống kinh tế-văn hóa- xã hội.
 Tốc độ phát triển Internet rất nhanh, năm sau gấp khoảng 1,5 lần năm trước
về lượng sử dụng, hứa hẹn một thị trường giàu tiềm năng.
 Sự quan tâm, giúp đỡ và chỉ đạo sát sao của Viện Công Nghệ Thông Tin là
thuận lợi rất lớn cho sự phát triển của Netn@m.
Thách thức:
 Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế kéo theo sự mở cửa từng bước
thị trường Công nghệ thông tin cho tư nhân và nước ngoài làm cho sự cạnh tranh
trong lĩnh vực này ngày càng gay gắt, lợi nhuận bị chia sẻ và ngày càng phải nâng
cao chất lượng dịch vụ.
 Ngành kinh doanh Công nghệ thông tin và Internet thường dựa trên những
công nghệ mới nhất của thế giới và thường xuyên phải thay đổi về công nghệ, đây
là khó khăn chung không chỉ của NetN@m.
 Do sự thiếu hụt về nguồn nhân lực trong ngành nên sự thích nghi của Việt
Nam về công nghệ nói chung còn chậm.
 Do chỉ trực thuộc Viện Công Nghệ Thông Tin nên các yếu tố về nguồn lực
của NetN@m không thể bằng các công ty lớn của Bưu điện (VDC) hay của Quân
đội (Viettel).
Nhận xét về tình hình tiêu thụ:
25

Bảng2.9. Doanh thu của NetN@m 5 năm gần đây

Đơn vị: đồng( VND)

Năm Doanh thu


2002 10.657.283.945
2003 12.587.382.456
2004 15.236.432.125
2005 19.948.219.768
2006 25.417.397.379

Nguồn: Phòng Kế toán.

Hệ thống phân phối ngày càng phát triển và mở rộng trong cả nước, dịch vụ
của Công ty đã có mặt ở khắp mọi nơi trong 2 thành phố lớn.
 Sản phẩm dịch vụ của NetN@m đa dạng, nhiều lựa chọn, phù hợp cho mọi
tầng lớp khách hàng hay các doanh nghiệp.
 Doanh thu tăng mạnh qua các năm, điều này chứng tỏ dịch vụ của Công ty
ngày càng có chỗ đứng trên thị trường.
 Chi phí bỏ ra vẫn rất cao, điều này sẽ gây khó khăn trong việc quay vòng vốn
của Công ty.
Nhận xét về công tác Marketing:
 Chính sách sản phẩm: Sản phẩm dịch vụ đa dạng, nhiều lựa chọn giúp người
sử dụng có thể lựa chọn được dịch vụ phù hợp với bản thân mình.
 Chính sách giá: chi phí cao dẫn đến giá của một số dịch vụ của NetN@m cao
hơn một chút so với giá của các đối thủ cạnh tranh là VDC, FPT.
 Chính sách xúc tiến bán hàng: hình thức này ở Công ty vẫn chưa được chú ý
nhiều lắm, cần tập trung nhiều để quảng bá thương hiệu của Công ty.
26

2.2. Phân tích công tác lao động, tiền lương


2.2.1. Cơ cấu lao động của Công ty.
Có thể nói, nhân sự công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng nhất
đối với Công ty, đặc biệt khi kinh doanh trong ngành dịch vụ công nghệ mới. Thừa
hưởng từ quá trình tích luỹ kinh nghiệm qua quá trình nghiên cứu công nghệ của
một phòng chuyên môn trong Viện chủ quản – Phòng Hệ thống mạng máy tính,
nhân sự của Công ty mang lại sức cạnh tranh quan trọng trong những bước khởi sự
kinh doanh dịch vụ Internet.

Bảng 2.10: Cơ cấu lao động theo giới tính (năm 2006)

Cơ cấu lao động theo giới tính Số lượng (người) Tỷ lệ(%)


Nam 98 75,38 %
Nữ 32 24,62 %
Tổng cộng: 130 100 %

Nguồn: Phòng Hành chính-Tổng hợp

Nhìn vào bảng cơ cấu lao động theo giới tính của năm 2006, tỷ lệ nhân
viên Nam chiếm tỉ trọng rất lớn (75,38%) so với nữ (24,62%). Cơ cấu lao động theo
độ tuổi của Công ty có sự chênh lệch rõ rệt, tỷ lệ nhân viên nam hơn tỷ lệ nhân viên
nữ là 50,76%.

Bảng 2.11: cơ cấu lao động theo độ tuổi (năm 2006)

Cơ cấu lao động theo độ tuổi Số lượng (người) Tỷ lệ(%)


Từ 18-30 tuổi 56 43,07 %
Từ 30-45 tuổi 43 33,07 %
Từ 45-55 tuổi 18 13,86 %
Trên 55 tuổi 13 10,00 %
Tổng cộng 130 100 %

Nguồn: Phòng Hành chính-Tổng hợp


27

Đội ngũ kỹ thuật của NetN@m hầu hết đều trẻ và năng động. Số người dưới
45 tuổi là 99 người chiếm 76% trong tổng số lao động của công ty. Công ty đang có
một đội ngũ nhân viên trẻ, có năng lực và trình độ, họ sẽ là những nhân tố rất quan
trọng giúp công ty khẳng định được vị thế của mình trên thị trường trong tương lai.

Bảng 2.12: Cơ cấu lao động theo trình độ (năm 2006)

Cơ cấu lao động theo trình độ Số lượng (người) Tỷ lệ(%)


Trên đại học 03 2,31 %
Đại học 92 70,76 %
Cao đẳng + Trung cấp 22 16,93 %
Phổ thông 13 10,00 %
Tổng cộng: 130 100 %

Nguồn: Phòng Hành chính-Tổng hợp

Nhìn vào bảng cơ cấu lao động ta thấy nhân viên của Công ty NetN@m đa
số đều có trình độ đại học và trên đại học (chiếm 73 %). Trên thực tế, hầu hết đều
tốt nghiệp các ngành công nghệ thông tin, điện tử, tài chính kế toán, quản trị kinh
doanh của các trường đại học trong và ngoài nước. Điều này hoàn toàn hợp lý vì
kinh doanh trong lĩnh vực Công nghệ thông tin đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ quản
lý, chuyên gia trình độ cao được đào tạo bài bản từ các trường đại học trong và
ngoài nước.
2.2.2. Định mức lao động.
Do đặc thù riêng của Công ty là chuyên cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực Công
nghệ Thông Tin nên việc xây dựng định mức lao động là rất khó khăn, nhưng công
ty cũng đã đưa ra một mức cụ thể cho một vài công việc chính. Dịch vụ chủ yếu của
công ty đang cung cấp hiện nay là Leased Line và ADSL băng thông rộng.
28

Bảng 2.13 : Định mức thời gian triển khai lắp đặt một kênh truyền riêng
tới khách hàng.

TT Chi tiết công việc thực hiện Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5
1. Đăng ký và khảo sát hệ thống
2. Cài đặt đường kết nối vật lý
3. Cài đặt hệ thống tại khách hàng
4. Thử nghiệm
5. Bàn giao
Giai đoạn 1: Khảo sát cập nhật hệ thống
Các công việc cần thực hiện cho giai đoạn 1:
 Khảo sát chi tiết hiện trạng hệ thống mạng.
 Lắp đặt hệ thống cáp.
 Cài đặt internet.
Giai đoạn 2: Cài đặt hệ thống, đào tạo và chuyển giao công nghệ.
 Triển khai cài đặt các máy chủ cung cấp dịch vụ, hệ thống quản lý và hệ
thống đảm bảo an toàn, an ninh cho toàn mạng.
 Triển khai cài đặt hệ thống kết nối VPN
 Kiểm tra chạy thử trong một khoảng thời gian;
 Bàn giao toàn bộ công việc và chuyển giao cho người quản lý có chuyên
môn.
2.2.3. Công tác tuyển dụng và đào tạo lao động.
Khi các phòng ban của Công ty có nhu cầu cần tuyển nhân viên => thông báo
lên phòng Hành chính – Tổng hợp từ đó sẽ đệ trình kế hoạch tuyển dụng lên Ban
giám đốc phê duyệt =>sau đó là tiến hành các công tác đăng quảng cáo và thi,
phỏng vấn.=> khi đã chọn được người phù hợp tiến hành công tác cho thử việc từ 2
tháng trở lên và sẽ có báo cáo kết quả thử việc của nhân viên mới cùng với nhận xét
của người hướng dẫn đưa lên cho Ban giám đốc phê duyệt => Ký hợp đồng dài hạn
và lưu hồ sơ.
Quy định chung về tuyển dụng:
Đối với tất cả các ứng viên cho mọi vị trí cán bộ kỹ thuật hoặc kinh doanh:
29

Nam, nữ: từ 18 tuổi trở lên;


Trình độ: tốt nghiệp các trường ĐH thuộc khối kỹ thuật: Bách khoa, Quốc
Gia, Tổng hợp, Kinh Tế, Thương mại..
Ngoại ngữ: Nghe nói A,B,C
Ưu tiên: Những người có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực CNTT.
Thời gian thử việc: 60 ngày; lương thử việc ít nhất bằng 70% lương cơ bản
và không thấp hơn 800.000đ/tháng.
Chi phí tuyển dụng: Công ty hoàn toàn không thu phí đối với các hình thức
tuyển dụng trên, chi phí cho công tác tuyển dụng của Công ty được trích từ quỹ
lương của Công ty, chiếm khoảng 0,3% tổng quỹ lương của Công ty.
Các hình thức đào tạo:
-Đào tạo với sự cộng tác của các giảng viên bên ngoài:
Căn cứ theo kế hoạch đào tạo năm, phòng Hành chính lập danh sách hội
đồng giáo viên và trình giám đốc phê duyệt. Những người trong hội đồng giáo viên
phải là người có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ hoặc có liên quan trực tiếp đến quá
trình và chất lượng đào tạo. Thông thường là những chuyên gia đầu ngành được
thuê từ các trường đại học có uy tín trong cả nước.
-Đào tạo tại chỗ: Do trưởng bộ phận tiến hành.
Căn cứ vào nhu cầu cũng như các tồn tại thực tế, trưởng bộ phận lập
trương trình đào tạo và lịch đào tạo nhân viên. Sau đó gửi chương trình đào tào về
phòng Hành chính tổng hơp để sắp xếp lịch đào tạo. Phòng hành chính tổng hợp
phối hợp với các bộ phận chức năng thực hiện kế hoạch đào tạo.
2.2.4. Tổng quỹ lương và đơn giá tiền lương.
 Tổng quỹ lương: là tổng chi phí về tiền lương mà Doanh nghiệp phải trả cho

tất cả những người lao động trong Doanh nghiệp. Nó thường gồm hai thành phần:
Phần cố định so với Doanh thu (theo biên chế, theo hợp đồng lao động mà quy định
tiền lương cố định) và phần biến đổi theo Doanh thu.
Quỹ lương của doanh nghiệp có thể phân loại theo các tiêu thức khác nhau
như sau:
- Theo tính kế hoạch: Quỹ lương kế hoạch và quỹ lương thực hiện
30

Quỹ lương theo kế hoạch là tổng số tiền lương được tính vào thời điểm đầu
kỳ kế hoạch. Nó được tính theo cấp bậc, theo các khoản phụ cấp được quy định và
theo kế hoạch sản xuất sẽ giao cho doanh nghiệp.
Quỹ lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã thực hiện trong kỳ,
được tính theo sản lượng thực tế đã thực hiện, trong đó có cả các khoản không được
dự kiến trong khi lập kế hoạch. Các khoản này thường là do phát sinh, hoặc là do
thiếu sót trong quá trình tổ chức và thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp …
- Theo đối tượng hưởng: quỹ lương của công nhân sản xuất và quỹ lương
của công nhân viên khác trong doanh nghiệp.
- Theo tính chất chính phụ: Quỹ tiền lương chính và quỹ tiền lương phụ.
Quỹ tiền lương chính bao gồm số tiền lương theo thời gian, tiền lương theo
sản phẩm và các khoản phụ cấp được tính để trả cho tất cả CBCNV trong doanh
nghiệp
Quỹ tiền lương phụ bao gồm số tiền trả cho CBCNV của doanh nghiệp
trong thời gian nghỉ việc theo chế độ như: lễ, tết, phép năm… hoặc nghỉ vì lý do bất
thường khác

Bảng 2.14. Tổng quỹ lương năm 2005 và 2006

Tổng quỹ lương kế Tổng quỹ lương


Năm hoạch thực hiện Chênh lệch

2005 3.945.757.870 3.587.149.800 358.608.070


2006 4.645.587.500 4.261.328.400 384.259.100

Nguồn: Phòng Kế toán.


31

Hiện nay theo quy định của nhà nước, các doanh nghiệp thường xác định
tổng quỹ lương chung theo kế hoạch gồm các thành phần sau theo công thức:

Vc = Vkh + Vpc + Vbs + Vtg

Trong đó:

Vc: tổng quỹ lương chung theo kế hoạch

Vkh: tổng quỹ lương theo kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương

Vpc: quỹ kế hoạch các khoản phụ cấp lương và các chế độ khác( nếu có)
không được tính trong đơn giá tiền lương theo quy định

Vbs: quỹ lương bổ sung theo kế hoạch (phép năm, nghỉ việc riêng, nghỉ lễ
tết…)

Vtg: quỹ lương làm thêm giờ theo kế hoạch

 Đơn giá tiền lương: là số tiền doanh nghiệp phải trả cho công nhân viên khi
thực hiện một đơn vị sản phẩm (hay một công việc) nhất định với chất lượng xác
định.

Có 4 phương pháp xác định đơn giá tiền lương sau đây:

a. Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm


Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch là tổng sản phẩm bằng
hiện vật (kể cả sản phẩm quy đổi), thường áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất
một loại sản phẩm hay một số sản phẩm có thể quy đổi được.
Đg = Lg × Tsp
Trong đó: Đg – đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm.
Lg – tiền lương giờ tính trên cơ sở cấp bậc công việc bình quân,
phụ cấp bình quân và mức lương tối thiểu doanh nghiệp.
32

Tsp – Mức lao động của một đơn vị sản phẩm ( giờ - người).

b. Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu


Phương pháp này ứng với chỉ tiêu kế hoạch là doanh thu, thường áp dụng
cho các doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp.
Đg = Vkh : Tkh
Trong đó: Vkh – Tổng quỹ lương theo kế hoạch.
Tkh – Tổng doanh thu theo kế hoạch.
c. Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí.
Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch là tổng doanh thu trừ ( – )
tổng chi phí, thường áp dụng cho các doanh nghiệp quản lý được tổng doanh thu và
tổng chi một cách chặt chẽ trên cơ sở các mức chi phí.
d. Đơn giá tiền lương tính trên lợi nhuận
Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch là lợi nhuận, thường áp
dụng cho các doanh nghiệp quản lý được tổng thu, tổng chi và lợi nhuận kế hoạch.
Với NETN@M là một công ty cung cấp dịch vụ, hiện nay Công ty sử dụng
phương pháp xác định đơn giá tiền lương tính trên doanh thu của từng loại hình
dịch vụ.
2.2.5.Cách tính liền lương.
Do NetN@m là một doanh nghiệp nhà nước nên mặc dù là một công ty
cung cấp dịch vụ nhưng công ty đã áp dụng hình thức trả lương theo thời gian kết
hợp với sản phẩm. Thực chất: trả công theo số ngày (giờ công) thực tế đã làm cộng
với công việc đã hoàn thành và bảo đảm được chất lượng.
Ltg = (Ttt × L) + (Ntt × Đg)
Trong đó: Ttt – số ngày công (giờ công) thực tế đã làm trong kỳ ( tuần,
tháng…)
L – mức lương ngày (lương giờ), với
Lngày = và Lgiờ =
Ntt – Số hợp đồng thực tế đạt chất lượng đã hoàn thành
Đg – Đơn giá lương khi hoàn thành hợp đồng
33

2.2.6. Nhận xét về công tác lao động, tiền lương của Công ty.
Từ những phân tích trên ta thấy, cơ cấu lao động của công ty tương đối
hợp lý, trình độ công nhân viên thuộc loại cao phù hợp với yêu cầu về lao động
trong lĩnh vực Công nghệ thông tin.
Tình hình đào tạo nhân lực của Công ty là khá tốt, điều này sẽ mang lại lợi
ích lâu dài cho Công ty trong môi trường cạnh tranh khốc liệt trong tương lại.
Công ty đã chọn mức lương tối thiểu L mindn = 550.000 đồng, trong khi quy
định Lmindn = 450.000 ÷ 700.000 đồng. Chứng tỏ đây là một dấu hiệu tốt của công ty
và Tình hình thu nhập của nhân viên luôn được đảm bảo ổn định, từ đó sẽ giữ
khuyến khích được nhân viên tích cực làm việc, đóng góp cho sự phát triển của
Công ty.
Về hình thức trả lương: Công ty đã kết hợp quyền lợi với trách nhiệm. Từ
đó, mỗi người sẽ có ý thức làm việc tốt hơn, nâng cao năng suất, đóng góp ý kiến
cải tiến phương pháp làm việc, đồng thời thu nhập cũng sẽ tăng theo.
2.3. Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định của Công ty.
Do NetN@m là một công ty chuyên về cung cấp dịch vụ Internet và kinh
doanh các sản phẩm phần mềm của Viện CNTT nên nguyên vật liệu dùng để sản
xuất là không có, chính vì vậy mà công tác xây dựng định mức sử dụng nguyên vật
liệu và vấn đề dự trữ, bảo quản nguyên vật liệu sẽ không được đề cập đến. Trong
phần này em chỉ đi vào xem xét tình hình tài sản cố định của Công ty.
2.3.1. Cơ cấu và tình hình hao mòn của tài sản cố định.
 Tiêu chuẩn tài sản cố định hữu hình:

 Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
 Nguyên giá TSCĐ phải đước xác đinh một cách đáng tin cậy.
 Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.
 Có giá trị từ 10.000.000 đ ( mười triệu đồng) trở lên.
o Tài sản cố định được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng,
TSCĐ được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại
o Tài sản cố định của công ty chủ yếu là máy móc thiết bị phục vụ cho
việc cung cấp dịch vụ Internet và các thiết bị văn phòng.
34

o Công ty đã sử dụng và khấu hao được trích theo phương pháp đường
thẳng. Thời gian khấu hao được ước tính như sau:
 Nhà cửa, vật kiến trúc 5-25 năm.
 Máy móc, thiết bị 5-10 năm.
 Phương tiện vận tải 6-10 năm.
 Thiết bị văn phòng 3- 8 năm.

Bảng 2.15 .Tình hình hao mòn một số TSCĐ chủ yếu của NetN@m

ĐVT: đồng (VNĐ)

Tên TSCĐ Ngày Thời gian Nguyên giá Mức khấu Hao mòn GTCL
sử dụng sử dụng hao năm lũy kế
Bay Network Anh, 12 port 01/05/1999 5 năm 27.140.625 5.428.125 27.140.625 0,00

Annex4000, 72 port 01/05/1999 5 năm 135.936.000 27.187.200 135.936.000 0,00

PC DNA (TEC Pentium 01/05/1999 5 năm 10.437.500 2.087.500 10.437.500 0,00


166 32MBRam, 2GHD)
PC ( PII 266 Mhz 64 MB 01/05/1999 5 năm 14.625.000 2.925.000 14.625.000 0,00
Ram)
Rack Modem Robotics 16 01/05/1999 5 năm 87.607.800 17.521.560 87.607.800 0,00
port
Dighital Alpha 800,400 01/05/1999 5 năm 218.250.000 43.650.000 218.250.000 0,00
Mhz
Máy phát điện 3 pha 10 01/05/1999 5 năm 31.500.000 6.300.000 31.500.000 0,00
KVA
Rack Modem Robotics 16 01/05/1999 5 năm 87.607.800 17.521.560 87.607.800 0,00
port
HP PC PII 133 01/05/1999 5 năm 11.643.750 2.328.750 11.643.750 0,00
Mhz,16MBRam, 1G HD
Equynox PM16Rj 01/05/1999 5 năm 12.365.400 2473080 12.365.400 0,00

HP Net Server Pentium2 01/05/1999 5 năm 149.511.000 29.902.200 149.511.000 0,00


360 Mhz 128 MbRam
HP Net Server Pentium2 01/05/1999 5 năm 149.511.000 29.902.200 149.511.000 0,00
360 Mhz 256 MbRam
PC Workstation DNA 01/05/1999 5 năm 10.917.780 2.183.556 10.917.780 0,00
Pentium II, 32 MBRam
PC Workstation DNA 01/05/1999 5 năm 10.917.780 2.183.556 10.917.780 0,00
Pentium II, 32 MBRam
PC Workstation DNA 01/05/1999 5 năm 10.917.780 2.183.556 10.917.780 0,00
Pentium II, 32 MBRam
PC Workstation DNA 01/05/1999 5 năm 10.917.780 2.183.556 10.917.780 0,00
Pentium II, 32 MBRam
Máy in Lazer có Card 01/05/1999 5 năm 15.296.600 3.059.320 15.296.600 0,00
mạng
35

HUB 24 Port 01/05/1999 5 năm 36.425.200 7.285.040 36.425.200 0,00

HP Pentium 113 Mhz, 01/05/1999 5 năm 11.643.750 2.328.750 11.643.750 0,00


16MBRam, 1G HD
Modem Rack 16 Port (US 01/05/1999 5 năm 97.356.000 19.471.200 97.356.000 0,00
Robotics)

Nguồn: Phòng Kế Toán

Ta thấy TSCĐ của công ty hầu hết là đều rất cũ, đã khấu hao hoàn toàn, số
liệu năm 2005 và 2006 phản ánh thực trạng máy móc thiết bị của công ty cần phải
được thay mới. Trên thực tế, hiện nay công ty đang thanh lý rất nhiều máy móc thiết
bị cũ và lạc hậu để mua một số máy móc thiết bị mới từ nước ngoài.
2.3.2. Tình hình sử dụng tài sản cố định.
Thời gian sử dụng TSCĐ theo qui định:
- Nhà cửa, vật kiến trúc: 5– 50 năm.
- Máy móc thiết bị: 5 – 15 năm.
- Thiết bị, dụng cụ quản lý: 3 – 10 năm.
Thời gian làm việc thực tế:
Do yêu cầu công việc nên hầu hết các thiết bị máy móc của NetN@m đều
hoạt động trong suốt quá trình làm việc của nhân viên văn phòng trong ngày.( 8
tiếng 1 ngày) và hệ thống máy chủ thì làm việc 24/24, công suất làm việc 100%.
2.3.3. Nhận xét về công tác quản lý vật tư và tài sản cố định.
Thực tế, hiện nay công ty có một số TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn
khả năng sử dụng. Số TSCĐ cũ này công ty chưa thanh lý mà vẫn sử dụng. Công ty
nên thanh lý dần TSCĐ cũ và đầu tư mua TSCĐ mới phục vụ cho quá trình cung
cấp dịch vụ. Nếu không việc này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng dịch vụ và
khả năng làm việc của đội ngũ nhân viên trong Công ty. Trong điều kiện cạnh tranh
như hiện nay khi mà có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước đang từng
bước xâm nhập thị trường; chất lượng dịch vụ giảm sút sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
hình ảnh của Công ty trong con mắt của người tiêu dùng.
36

2.4. Phân tích chi phí và giá thành


2.4.1. Các loại chi phí của Công ty
Do đặc thù của công ty là sản xuất và cung cấp dịch vụ Internet nên quá
trình kinh doanh cũng đồng thời là quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách
hàng, vì vậy mà không có sản phẩm dở dang trong hoạt động của Doanh nghiệp.
Hiện tại, Doanh nghiệp đang dùng hình thức phân loại chi phí theo khoản
mục. Các khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của
Doanh nghiệp bao gồm:
 Chi phí nguyên vật liệu chính: bao gồm khoản chi phí về thuê đường truyền,
chi phí bảo trì đường truyền mà Công ty phải bỏ ra trong quá trình hoạt động sản
xuất và cung cấp dịch vụ.
 Chi phí nhân công: bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của
cán bộ nhân viên như tiền BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn…
 Chi phí công cụ dụng cụ: Công cụ, dụng cụ chi ra phục vụ cho quá trình kinh
doanh của Doanh nghiệp.
 Chi phí khấu hao TSCĐ.
 Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm tiền điện, nước mua ngoài …
 Chi phí khác: Công ty thường hạch toán các khoản tiền ăn trưa, chi tiếp
khách vào khoản mục chi phí này.
2.4.2. Hệ thống sổ sách kế toán của Công ty
Hiện nay tại NetN@m đang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo quyết
đinh 1141TC/QĐ/CĐKT ra ngày 01/11/1995 của Bộ Tài Chính.
Căn cứ vào tình hình quản lý thực tế tại Công ty NetN@m, bộ máy kế toán
của NetN@m đã quyết định áp dụng hình thức Nhật Ký Chung để phù hợp với mô
hình của bộ máy và trình độ của nhân viên kế toán, nhằm đảm bảo được yêu cầu
quản lý thông tin kịp thời của Công ty.
Nhật ký chung: dùng để tổng hợp các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong
tháng theo thứ tự thời gian và ghi chép số liệu từ các sổ nhật ký trên trừ nhật ký thu
chi. Cuối tháng, căn cứ vào số liệu trên sổ nhật ký chung tiến hành chuyển vào sổ
cái tài khoản.
37

2.5. Phân tích tình hình tài chính của Công ty.
Để tiến hành phân tích tình hình tài chính, Công ty sử dụng nhiều tài liệu
khác nhau, trong đó chủ yếu là các báo cáo tài chính. Tuy nhiên, trong khuôn khổ
của báo cáo thực tập chủ yếu chỉ dựa trên hai báo cáo chủ yếu là Báo Cáo Kết Quả
Kinh Doanh và Bảng Cân Đối Kế Toán để phân tích.
2.5.1. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Để tiến hành phân tích Bảng Báo cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh, ta
tính tỷ trọng của các loại chi phí, lợi nhuận của Công ty theo Doanh thu thuần. Từ
kết quả đó tính toán đó ta so sánh sự chênh lệch giữa các năm và đưa ra nhận xét về
tình hình tài chính của Công ty.

Bảng 2.16: Bảng so sánh KQKD năm 2005-2006

CHỈ TIÊU NĂM 2005 Tỷ NĂM 2006 Tỷ trọng Chênh lệch


trọng
Theo
theo
DT(%)
DT(%)
1. Doanh thu thuần về 19.948.219.768 99,99% 25.417.397.379 99,63% 5.469.177.611
bán hàng

và cung cấp dịch vụ


2. Giá vốn hàng bán 19.517.772.325 97,84% 24.972.272.455 97,88% 5.454.500.130
3. Lợi nhuận gộp về bán hàng 0 445.124.924 1,74% 445.124.924
và cung cấp dịch vụ
4. Doanh thu hoạt động tài 430.447.443 2,16% 0 -430.447.443
chính
5. Chi phí tài chính 15.754.640 0,08% 0 -15.754.640
6. Chi phí bán hàng 0 0 0
7. Chi phí quản lý doanh 0 0 0
nghiệp
8. Lợi nhuận thuần từ 446.202.083 2,24% 445.124.924 1,75% -1.077.159
hoạt động kinh doanh
9. Thu nhập khác 0% 31.604.830 0,12% 31.604.830
10. Chi phí khác 3.446.431 0,018% 377.112 0,0014% -3.069.319
11. Lợi nhuận khác -3.446.431 -0,018% 31.227.718 0,12% 34.674.149
12. Tổng lợi nhuận trước thuế 442.755.652 2,22% 476.352.642 1,87% 33.596.990
38

13. Thuế TNDN phải nộp 123.971.583 0,62% 133.378.740 0,52% 9.407.157
14. Lợi nhuận sau thuế 318.784.069 1,60% 342.973.902 1,34% 24.189.833

Nguồn: Phòng Kế Toán

Từ bảng phân tích ta thấy tổng lợi nhận sau thuế của Công ty năm 2006 là
342.973.902 đ so với năm 2005 là 318.784.069 đ thì tăng 0,26% cho thấy kết quả
kinh doanh của Công ty năm 2006 có tiến triển hơn một chút so với năm 2005, thể
hiện sự cố gắng tìm kiếm lợi nhuận đồng thời nó cũng cho thấy sự phát triển của
Công ty trong quá trình kinh doanh cạnh tranh đầy gay gắt. Bảng phân tích trên ta
thấy các chỉ tiêu về lợi nhuận đều tăng, cụ thể:
Lợi nhuận chịu thuế tăng 0,35%, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng
0,13%, lợi nhuận gộp tăng 1,74%. Xem xét tổng thể ta thấy lợi nhuận kinh doanh
tăng do ảnh hưởng các nhân tố sau:
Do doanh thu thuần tăng 5.469.177.611 đ tỷ lệ 12,05% làm lợi nhuận kinh
doanh tăng 5.469.177.611 đ
Do giá vốn hàng bán tăng 5.454.500.130 đ tỷ lệ 12,26% làm lợi nhuận
kinh doanh giảm 5.454.500.130 đ.
Do doanh thu hoạt động tài chính giảm 430.447.443 đ tỷ lệ 100% làm cho
lợi nhuân kinh doạnh giảm 430.447.443 đ.
Do chi phí tài chính giảm làm 15.754.640 đ tỷ lệ 100% làm cho lợi nhuận
kinh doanh tăng 15.754.640 đ.
Chi phí quản lý doanh nghiệp không phát sinh làm lợi nhuận kinh doanh
không bị ảnh hưởng vẫn giữ nguyên.
Như vậy có thể nói trong năm Công ty tích cực tìm kiếm nhiều hợp đồng
và khách hàng để tăng doanh thu thuần, điều đó chẳng những làm tăng lợi nhuận mà
còn tạo điều kiện tăng tốc độ luân chuyển vốn. Tăng giá trị hợp đồng thì giá vốn
hàng bán tăng là điều đương nhiên, nhưng tốc độ tăng của doanh thu thuần lại lớn
ngang bằng với tốc tăng của giá vốn hàng bán. Vì vậy Công ty cần phải cố gắng tiết
kiệm được chi phí kinh doanh, nhằm hạ giá thành sản phẩm dịch vụ.
2.5.2. Phân tích bảng cân đối kế toán.
39

Để tiến hành phân tích bảng cân đối kế toán ta tính tỷ trọng của các loại tài
sản và nguồn vốn trong 2 năm qua trên tổng Nguồn vốn của các năm, từ đó tiến
hành so sánh chênh lệch qua các năm để nhận xét tình hình của Công ty.

Bảng 2.17: Bảng so sánh Tài sản Nguồn vốn trong 2 năm:2005 - 2006

Tại ngày 31 tháng 12 năm 2006

Tài sản NĂM 2005 Tỷ NĂM 2006 Tỷ trọng


trọng TR(%)
TR(%)
Tài sản lưu động và đầu tư 66,00 5.730.462.274 74,00
ngắn hạn 5.052.337.326
I. Vốn bằng tiền 2.628.762.953 34,00 3.345.206.898 43,00
1. Tiền mặt 595.867.778 8,00 716.461.575 9,00
2. Tiền gửi ngân hàng 2.032.895.175 27,00 2.628.745.323 34,00
II. Đầu tư ngắn hạn 0 0,00 0 0,00
III. Các khoản phải thu 1.073.735.748 14,00 830.378.524 11,00
1. Phải thu của khách hàng 1.006.338.460 13,00 853.343.618 11,00
2. Trả trước cho người bán 13.880.000 0,18 125.040.821 2,00
3. Thuế GTGT được khấu trừ -150.352 0,00
4. Phải thu nội bộ 53.517.288 0,70 53.517.288 0,70
5. Dự phòng các khoản phải thu -201.372.851 -2,60
khó đòi
IV. Hàng tồn kho 0 0,00 37.561.500 0,50
3. Công cụ, dụng cụ 0 0,00 37.561.500 0,50
V. Tài sản lưu động khác 1.349.838.625 18,00 1.517.315.352 19,00
1. Tạm ứng 1.349.838.625 18,00 1.517.315.352 19,00
B. Tài sản cố định và đầu tư 2.611.663.721 34,00 2.065.676.702 26,00
dài hạn
I. Tài sản cố định 2.017.973.721 26,00 1.412.346.702 18,00
1. TSCĐ hữu hình 2.017.973.721 26,00 1.412.346.702 18,00
. Nguyên giá 5.338.233.754 69,00 6.080.840.963 78,00
. Giá trị hao mòn luỹ kế -3.320.260.033 -43,00 - -59,00
4.668.494.261
40

II. Đầu tư tài chính dài hạn 200.000.000 3,00 200.000.000 2,00
1. Đầu tư chứng khoán dài hạn 0 0,00 0 0,00
2. Góp vốn liên doanh 200.000.000 3,00 200.000.000 2,00
III. Xây dựng cơ bản dở dang
IV. Ký quỹ, ký cược dài hạn 393.690.000 5,00 453.330.000 5,80
V. Chi phí trả trước dài hạn
Tổng cộng tài sản 7.664.001.047 100,00 7.796.138.976 100,00
Nguồn vốn Năm 2005 Tỷ Năm 2006 Tỷ

trọng trọng
theo
theo
NV (%)
NV(%)
A. Nợ phải trả 4.655.811.574 61,00 4.359.453.210 56,00
I. Nợ ngắn hạn 4.437.061.574 58,00 4.359.453.210 56,00
1. Vay ngắn hạn 0 0 0 0
2. Nợ dài hạn đến hạn trả 0 0 0 0
3. Phải trả cho người bán 1.817.204.522 24,00 564.201.849 7,00
4. Người mua trả tiền trước 1.185.718.138 15,00 1.843.114.892 24,00
5. Thuế và các khoản phải nộp 60.408.359 0,79 254.523.170 3,00
nhà nước
6. Phải trả công nhân viên 45.632.620 0,60 311.858.121 4,00
7. Phải trả nội bộ 41.325.000 0,50 35.561.789 0,40
8. Phải trả, phải nộp khác 1.286.772.935 16,00 1.350.193.389 17,30
II. Nợ dài hạn
1. Vay dài hạn 218.750.000 3,00 0 0,00
2. Nợ dài hạn 218.750.000 3,00 0,00
III. Nợ khác 0 0,00 0 0,00
B. Nguồn vốn chủ sở hữu 3.008.189.473 39,00 3.436.685.766 44,00
I. Nguồn vốn - Quỹ 2.984.610.163 38,00 3.284.720.062 42,00
1. Nguồn vốn kinh doanh 1.890.864.539 25,00 1.890.864.539 24,00
2. Quỹ đầu tư phát triển 120.114.882 1,00 230.439.243 2,90
3. Quỹ dự phòng tài chính 151.381.120 2,00 151.381.120 1,90
4. Lợi nhuận chưa phân phối 822.249.622 11,00 1.012.035.160 12,90
41

II. Nguồn kinh phí 23.579.310 0,30 151.965.704 1,90


1. Quỹ khen thưởng phúc lợi 23.579.310 0,30 151.965.704 1,90
Tổng cộng nguồn vốn 7.664.001.047 100% 7.796.138.976 100%

Nguồn: Phòng Kế Toán

Qua bảng so sánh trên cho thấy:.

Tổng tài sản ngoài Công ty hiện đang quản lý và sử dụng tính tới năm
2006 là 7.796.138.976 đồng, trong đó tài sản lưu động chiếm 74%, tài sản cố định
chiếm 26%.
Trong tài sản lưu động, riêng vốn bằng tiền là 3.345.206.898 chiếm 43%,
sau đó là tài lưu động là 1.517.315.352 đồng chiếm 19%.
Tổng tài sản được hình thành từ hai nguồn: nguồn vốn sở hữu chiếm 44%
và nguồn huy động từ bên ngoài như vay, chiếm dụng 56%.
Qua một năm hoạt động, tài sản của Công ty tăng thêm 132.137.929 đồng,
trong đó tài sản cố định tăng 1.167.526 (nghìn đồng). Trong khi đó TSCĐ giảm
605.627.019 đồng, chủ yếu là do công ty thanh lý những thiết bị đã cũ và lạc hậu,
đã khấu hao hết.
Nguồn vốn Công ty huy động vào sản xuất kinh doanh cũng có sự biến
đổi, nợ phải trả đã giảm, vốn chủ sở hữu tăng 428.496.293 đồng, bổ sung vào quỹ
khác là 300.109.899 đồng. Để biết rõ tình hình tài chính của Công ty NETN@M, ta
sẽ đi vào phân tích chi tiết các chỉ số tài chính trong mục tiếp theo.
42

2.5.3. Phân tích một số tỷ số tài chính của Công ty

Bảng 2.18: Một số chỉ số tài chính của NETN@M năm 2005 và 2006

2005 2006 Chênh


lệch
1. Các tỷ số về khả năng thanh toán
 Chỉ số khả năng thanh toán hiện thời 1,14 1,31 0,17
= (TSLĐ & đầu tư ngắn hạn)/Nợ ngắn hạn
 Khả năng thanh toán nhanh 1,14 1,30 0,16
= (TSLĐ & ĐTNH - hàng tồn kho)/Nợ
ngắn hạn
 Chỉ số khả năng thanh toán tức thời: 0,59 0,77 0,18

= (Vốn bằng tiền/ Tổng nợ ngắn hạn)


2. Các tỷ số về cơ cấu tài chính
 Cơ cấu TSLĐ 0,66 0,74 0,08
= (TSLĐ & đầu tư ngắn hạn) /Tổng TS
 Cơ cấu TSCĐ 0,34 0,26 -0,08
= (TSCĐ & đầu tư dài hạn) /Tổng TS
 Tỷ số cơ cấu nguồn vốn CSH 0,39 0,44 0,05

= Nguồn vốn CSH/Tổng TS


 Tỷ số tài trợ dài hạn 0,42 0,44 0,02
= (Nguồn vốn CSH + Nợ dài hạn)/Tổng
TS
3. Các tỷ số về khả năng hoạt động
 Tỷ số vòng quay TSLĐ 3,95 4,44 0,49
= DTthuần/(TSLĐ +ĐTNH)
 Tỷ số vòng quay tổng tài sản 2,6 3,37 0.77

= DT thuần/Tổng TS
 Tỷ số vòng quay hàng tồn kho

= Doanh thu /Hàng tồn kho


 Kỳ thu nợ bán chịu (KTN) 19,37 ngày11,76 ngày-7,61ng
= Khoản phải thu x 360/Doanh thu
 Tỷ số vòng quay TSCĐ 7,64 9,73 2,09
= DT thuần/(TSCĐ +ĐTDH)
4. Các tỷ số về khả năng sinh lời
 Doanh lợi tiêu thụ ROS (sức sinh lời của DT 0,016% 0,013% -0,003%
thuần)
= LN sau thuế/DT thuần
43

 Doanh lợi vốn chủROE (sức sinh lợi vốn CSH) 0,11% 0,10% -0,001%
= LN sau thuế/Nguồn vốn CSH
 Doanh lợi tổng tài sản ROA (sức sinh lợi của 0,042% 0,044% 0,002%
VKD)
= LN sau thuế/Tổng TS
2.5.4. Nhận xét về tình hình tài chính của Công ty NETN@M.
 Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành của Công ty trong năm 2005 là 1,14 và

năm 2006 là 1,31. Chỉ số này cả 2 năm đều lớn hơn 1 điều đó chứng tỏ rằng Doanh
nghiệp vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán và khả năng thanh toán của năm
2006 cao hơn năm 2005 là 0,17.
 Tỷ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty năm 2005 là 1,14 và năm 2006
là 1,3 đều lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công
ty là khả quan. Năm 2006 hệ số khả năng thanh toán cao hơn năm 2005 là 0,16.
 Tỷ số khả năng thanh toán tức thời của Công ty năm 2005 là 0,59 và năm
2006 là 0,77 lớn hơn 0,5 chứng tỏ lượng tiền của Công ty là khá nhiều, bảo đảm
thừa khả năng thanh toán. Năm 2006 hệ số khả năng thanh toán tức thời cao hơn
năm 2005 là 0,18.
 Tỷ số cơ cấu TSCĐ của Công ty năm 2006 là 0,34 nhỏ hơn tỷ số tài trợ dài
hạn năm 2005 là 0,42 và tỷ số cơ cấu TSCĐ năm 2005 là 0,26 nhỏ hơn tỷ số tài trợ
dài hạn năm 2006 là 0,44 cho thấy rằng tình hình tài chính trong trong 2 năm qua là
khá vững chắc.
 Tỷ số cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu hay còn gọi là tỷ số tự tài trợ trong năm
2005 là 0,39 và năm 2006 là 0,44 đều < 0,5 cho thấy phần nợ lớn hơn nguồn vốn
chủ sở hữu, điều này là không tốt đối với tình hình tài chính của công ty. Tuy nhiên
tỷ số tự tài trợ năm 2006 đã tăng hơn so với năm 2005 là 0,05 điều này cho thấy
phần nguồn vốn chủ sở hữu năm đã tăng đáng kể so với năm 2005.
 ROS : Năm 2006 cứ 100 đ doanh thu thuần có 0,013 đồng lợi nhuân, so với
năm 2005 là 0,016 đồng lợi nhuận, lợi nhuận của công ty bị giảm sút.
 ROE: Năm 2006 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu cho 0,1 đ lợi nhuận. tỷ suất
sinh lời của vốn chủ như thế là tạm chấp nhận được, tuy nhiên nguồn vốn của Công
44

ty chủ yếu là vốn vay, vốn chủ chỉ chiếm 4,27% trong tổng nguồn vốn, vì vậy với tỷ
lệ này cũng chưa thể nói lên Công ty sử dụng vốn có hiệu quả .
 ROA: Năm 2006 cứ 100 đồng vốn tạo ra 0,044 đồng lợi nhuận, so với năm
2005 là 0,042 đồng lợi nhuận, như vậy năm 2006 Công ty đã sử dụng vốn có hiệu
quả hơn năm 2005 và đã thu được lợi nhuận, tuy nhiên tỷ lệ tăng này vẫn còn ở mức
rất thấp nhưng cũng là dấu hiệu tốt đối với Công ty.
Tóm lại trong năm 2006 so với năm 2005 kết quả hoạt động kinh doanh
của Công ty đã có tiến chuyển, lợi nhuận tăng, tổng nguồn vốn tăng, vốn chủ sở hữu
tăng, tình hình và khả năng thanh toán khả quan hơn; tuy nhiên về hiệu suất sử dụng
tài sản cố định, vốn lưu động, tiền vay lại có chiều hướng giảm. Chứng tỏ tình hình
tài chính của Công ty năm 2006 so với năm 2005 đã được cải thiện chút ít nhưng
không nhiều, lợi nhuận thu về so với số vốn bỏ ra là quá thấp, nói chung là tình hình
tài chính của công ty vẫn chưa được khả quan.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Từ thực tế thu được trong thời gian thực tập tại công ty NetN@m, em đã thấy
mình hiểu rõ hơn phần nào về sự phát triển của Internet tại Việt Nam, đồng thời
phần nào quen với việc vận dụng tổng hợp các kiến thức đã được trang bị trong 4
45

năm đại học để phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của một doanh
nghiệp cụ thể.
Sự phát triển với tốc độ cao của Internet sau hơn 10 năm xuất hiện tại nước ta
đã làm thay đổi hẳn cuộc sống , quan niệm của chúng ta trên nhiều khía cạnh, đồng
thời đóng góp lớn vào sự hội nhập của nước ta với thế giới bên ngoài. Đặc biệt,
Internet là cơ sở cho sự ra đời của thương mại điện tử (e-commerce). Do đó, nhà
nước ta cần có một chiến lược hợp lý để tạo điều kiện cho ngành công nghệ thông
tin cũng như Internet trở thành mũi nhọn của nền kinh tế. Trong đó, một hướng đi
quan trọng là phải tạo ra được một cơ chế thông thoáng để tận dụng và khai thác hết
tiềm năng của các Viện nghiên cứu, nhanh chóng chuyển các Viện trước đây vốn chỉ
thuần túy làm công tác nghiên cứu mang tính hàn lâm trở thành các doanh nghiệp
khoa học công nghệ thực thụ, tức là nơi tự hạch toán kinh doanh, tự tìm đầu ra, tự
tìm nguồn tài trợ cho các chương trình của mình, còn nhà nước chỉ đóng vai trò
định hướng và hỗ trợ cho các dự án mang tính chất đặc biệt, làm sao để trong một
thập kỷ tới nước ta sẽ có nhiều doanh nghiệp như FPT, Viện máy IMI. Đó sẽ là nơi
tập trung những chuyên gia hàng đầu,có đội ngũ nhân lực chất lượng cao được đào
tạo bài bản đạt chuẩn quốc tế, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng chất
xám cao, xây dựng lên những thương hiệu mạnh cho đất nước.
Qua sự phát triển của công ty Netn@m, ta có thể thấy một doanh nghiệp vừa
và nhỏ nhưng được quản lý tốt và có hướng đi hợp lý thì vẫn có thể hoạt động hiệu
quả trong một môi trường khắc nghiệt như lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet và
công nghệ thông tin. Hơn thế nữa, ngành công nghệ thông tin không chỉ là sân chơi
của những người xuất thân từ các trường chuyên sâu về công nghệ thông tin, mà nó
còn là môi trường làm việc hấp dẫn cho những sinh viên quản trị kinh doanh khi ra
trường.
Vì vậy, em xin được đăng ký một trong hai đề tài sau để làm chuyên đề thực
tập tốt nghiệp:
Đề tài 1: Sự phát triển của thương mại điện tử ở Việt Nam.
Đề tài 2: Sự phát triển của Internet tại Việt Nam.
46

Em rất mong sẽ tiếp tục nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo và
các bạn, đặc biệt là của cô Trần Thị Thạch Liên về lý luận và thực tiễn để chuyên đề
thực tập của em có kết quả tốt. Em xin chân thành cảm ơn.
47

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh. PGS.TS. Phạm Thị Gái.
[2] Giáo trình Quản trị nhân lực. ThS.Nguyễn Vân Điềm& PGS.TS.Nguyễn
Ngọc Quân.
[3] Giáo trình Marketing căn bản. PGS.TS. Trần Minh Đạo.
[4] Giáo trình Kinh tế và quản lý công nghiệp. GS.TS. Nguyễn Đình Phan.
[5] Giáo trình Tài chính doanh nghiệp. PGS.TS. Lưu Thị Hương.
[6] Giáo trình Quản trị doanh nghiệp. PGS.TS. Lê Văn Tâm& PGS.TS. Ngô
Kim Thanh.
www.netnam.vn
www.hcmc.netnam.vn
www.home.netnam.vn
www.fpt.com.vn
www.vietnamnet.vn
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
PHẦN I...................................................................................................................... 3
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY NETN@M....................................................3
1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của NetN@m.............................................3
1.1.1 Quá trình hình thành:................................................................................3
1.1.2 Các mốc chính trong sự phát triển của NetN@m:....................................4
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty NetN@m...................................................4
1.2.1. Chức năng:...............................................................................................4
1.2.2. Nhiệm vụ:................................................................................................5
1.2.3. Công nghệ dịch vụ chủ yếu của NetN@m...............................................5
1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty.............................................................................6
1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty NetN@m...........................................6
PHẦN II.................................................................................................................... 9
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NETN@M................................9
2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác Marketing:........................9
2.1.1. Thực trạng thị trường dịch vụ Internet nước ta những năm gần đây........9
2.1.2. Chính sách sản phẩm – Thị trường của Công ty.....................................10
2.1.3. Chính sách giá một số sản phẩm của Công ty........................................15
2.1.4 Chính sách phân phối..............................................................................19
2.1.5. Chính sách xúc tiến bán hàng:...............................................................20
2.1.6. Công tác thu thập thông tin Marketing của Công ty...............................20
2.1.7.Đối thủ cạnh tranh của Công ty...............................................................21
2.1.8. Nhận xét về tình hình tiêu thụ và công tác Marketing của Công ty
NetN@m.........................................................................................................23
2.2. Phân tích công tác lao động, tiền lương........................................................25
2.2.1. Cơ cấu lao động của Công ty.................................................................25
2.2.2. Định mức lao động................................................................................26
2.2.3. Công tác tuyển dụng và đào tạo lao động..............................................27
2.2.4. Tổng quỹ lương và đơn giá tiền lương...................................................28
2.2.5.Cách tính liền lương................................................................................31
2.2.6. Nhận xét về công tác lao động, tiền lương của Công ty.........................32
2.3. Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định của Công ty.....................32
2.3.1. Cơ cấu và tình hình hao mòn của tài sản cố định...................................32
2.3.2. Tình hình sử dụng tài sản cố định..........................................................34
2.3.3. Nhận xét về công tác quản lý vật tư và tài sản cố định..........................34
2.4. Phân tích chi phí và giá thành.......................................................................35
2.4.1. Các loại chi phí của Công ty..................................................................35
2.4.2. Hệ thống sổ sách kế toán của Công ty...................................................35
2.5. Phân tích tình hình tài chính của Công ty.....................................................36
2.5.1. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh...................................36
2.5.2. Phân tích bảng cân đối kế toán...............................................................38
2.5.3. Phân tích một số tỷ số tài chính của Công ty.........................................41
2.5.4. Nhận xét về tình hình tài chính của Công ty NETN@M.......................42
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................46

You might also like