You are on page 1of 63

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN

KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU, CHẾ TẠO BỘ BẢO VỆ QUÁ ĐIỆN ÁP

Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN ĐÌNH HÙNG

Sinh viên thực hiện: Trần Quốc Minh

Nguyễn Đức Minh

Lớp : 112171.1

Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

PHIẾU ĐÁNH GIÁ QÚA TRÌNH THỰC HIỆN ĐỒ ÁN

Điểm ĐG
TT Nội dung nhận xét
(tối đa10)

1 Năng lực chung (Ý thức thực hiện và khả năng làm việc nhóm)

……………………………………………………..……….…
…………………………….……………………………………
………………..……………………………………….………
……………………………………………..…....………………
…………………….……………………………………………
………..……………………………………….………………
……………………………………..……………………………
………….……………………

2 Năng lực chuyên môn( Kiến thức lý thuyết, khả năng thực hành)

………………………..…………………………………………
…………………..……………………………………….……
………………………………………………..…........…………
………………………………………………..…………………
…………………….……………………………………………
………..…………………………....

Điểm kết luận: ………….

Hưng yên, ngày ….. tháng …. năm 20….

NGƯỜI ĐÁNH GIÁ

Trang 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..........
.................................................…………………………………………………………
Hưng yên ngày …. ...Tháng……. năm….

Trang 3
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

MỤC LỤC
MỤC LỤC …………………………………………………………………………….4

DANH MỤC, HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU ..................................................................... .6

Lời Nói Đầu ................................................................................................................. .8

1. Tên đề tài ........................................................................................................ .9

2. Mục đích và nghiệm vụ của đề tài .................................................................. .9

3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ .9

4. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... .9

5. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ .9

6. Cấu trúc đồ án ................................................................................................. .9

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỀ TÀI …………………………………………...10

1.1. Nghiên cứu, phân tích chung về bộ bảo vệ quá điện áp …………………..10

1.1.1. Đặc điểm ………………………………………………………………...10

1.1.2.Yêu cầu …………………………………………………………………..11

1.2. Giới thiệu chung về Máy biến áp ………………………………………….11

1.2.1. Cấu tạo …………………………………………………………………..12

1.2.2. Nguyên lý làm việc ……………………………………………………...12

1.3. Giới thiệu về IC khuếch đại thuật toán …………………………………...13

1.3.1. Kí hiệu …………………………………………………………………...14

1.3.2. Mạch ứng dụng…………………………………………………………..14

1.3.3 Bộ khuếch đại cộng ………………………………………………………17

1.3.4. Mạch trừ …………………………………………………………………19

1.3.5. Bộ phân tích ……………………………………………………………..21

1.3.6. Bộ vi phân ………………………………………..……………………..22

1.3.7. Các vi mạch thông dụng ………………………………………………..22

Trang 4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

1.4. Một số linh kiện khác ……………………………………………………..23

CHƯƠNG II: TÍNH TOÁN, NGHIÊN CỨU VÀ CHẾ TẠO BỘ BẢO VỆ QUÁ
ĐIỆN ÁP……………………………………………………………………………..42

2.1. Thiết kế sơ đồ khối toàn mạch …………………………………………….42

2.2. Thiết kế sơ đồ nguyên lý toàn mạch ……………………………………...47

2.3. Tính chọn thiết bị ………………………………………………………….48

2.4. Thiết kế sơ đồ bo mạch ……………………………………………………48

CHƯƠNG III: KHẢO SÁT VÀ THỬ NGHIỆM …………………………………...51

3.1. Khảo sát và kiểm tra ………………………………………………………51

3.2. Thử nghiệm………………………………………………………………...51

3.3. Nhận xét chung ……………………………………………………………61

KẾT LUẬN ………………………………………………………………………….61

Tài liệu tham khảo …………………………………………………………………...61

Trang 5
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

MỤC LỤC HÌNH VẼ


Hình 1.1: Hình ảnh một số aptomat thông dụng……………………………………..10
Hình 1.2: Sơ đồ CB dòng diện cực đại………………………………………….……11
Hình 1.3 : Hình ảnh máy biến áp……………………………………………………..12
Hình 1.4: Cấu tạo máy biến áp……………………………………………………….12
Hình 1.5: Ký hiệu của mạch khuếch đại thuật toán trên sơ đồ điện………………….13
Hình 1.6: Mạch khuếch đại vi sai…………………………………………………….14
Hình 1.7: Mạch khuếch đại đảo………………………………………………………14
Hình 1.8: Mạch khuyết đại không đảo………………………………………………..15
Hình 1.9: Mạch theo điện áp………………………………………………………….15
Hình 1.10: Mạch khuyếch đại tổng…………………………………………………...16
Hình 1.11: Mạch tích phân…………………………………………………………...16
Hình 1.12: Mạch so sánh……………………………………………………………..17
Hình 1.13: Mạch khuếch đại đo lường……………………………………………….17
Hình 1.14: Mạch cộng đảo……………………………………………………………18
Hình 1.15: Mạch cộng thuận………………………………………………………….19
Hình 1.16: Mạch trừ…………………………………………………………………..20
Hình 1.17: Mạch tích phân…………………………………………………………...22
Hình 1.18: Mạch vi phân…………………………………………………………......22
Hình 1.19: Mạch so sánh điện áp..................................................................................23
Hình 1.20: Điện trở…………………………………………………………………...24
Hình 1.21: Hình dạng thực tế và ký hiệu của biến trở………………………………..26
Hình 1.22: Hình dạng thực tế của chiết áp…………………………………………...26
Hình 1.23: Ký hiệu trong sơ đồ nguyên lý……………………………………………27
Hình 1.24: Cấu tạo của tụ điện……………………………………………………….27
Hình 1.25: Hình dạng thực tế của tụ Film……………………………………………28
Hình 1.26: Hình dạng thực tế của tụ hóa……………………………………………..29
Hình 1.27: Cấu tạo của Diode………………………………………………………..30
Hình 1.28: Ảnh thực tế của diode Zener……………………………………………..30
Hình 1.29: Ảnh của Diode phát quang ( Led)………………………………………..31
Hình 1.30: Ảnh của diode nắn điện…………………………………………………..32
Hình 1.31: Cấu tạo của transitor……………………………………………………...32
Hình 1.32: Cách phân cực cho transitor……………………………………………...33
Hình 1.33: Transitor thực tế………………………………………………………….34
Hình 1.34: Cấu tạo của bóng led……………………………………………………..35
Hình 1.35: Relay……………………………………………………………………...37
Hình 1.36: Sơ đồ chân LM324……………………………………………………….38
Hình 1.37: LM324……………………………………………………………………39
Hình 1.38: Sơ đồ chân của IC 7805…………………………………………………..40
Hình 1.39: Sơ đồ chân 74LS08……………………………………………………….40
Hình 2.1: Sơ đồ khối toàn mạch……………………………………………………...42
Hình 2.2: Sơ đồ mạch nguồn…………………………………………………………42
Hình 2.3: Điện áp sau chỉnh lưu……………………………………………………...43
Hình 2.4: Điện áp sau khi được lọc bằng tụ điện…………………………………….44

Trang 6
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Hình 2.5: Sơ đồ khối bảo vệ quá điện áp 280V………………………………………45


Hình 2.6: Sơ đồ khối bảo vệ quá thấp áp 165V………………………………………46
Hình 2.7: Sơ đồ khối tạo trễ…………………………………………………………..47
Hình 2.8: Sơ đồ nguyên lý toàn mạch………………………………………………...47
Hình 2.9: Sơ đồ board mạch in……………………………………………………….49
Hình 2.10: Sơ đồ board mạch in dạng 3D……………………………………………49
Hình 2.11: Ảnh thực tế của mạch…………………………………………………….50
Hình 3.1: Sơ đồ mạch điện cần đo……………………………………………………51
Hình 3.2: Dạng điện áp chân số 3 trên IC LM324 ở mức 280V……………………...52
Hình 3.3: Dạng điện áp chân số 2 trên IC LM324 ở mức 280V……………………...52
Hình 3.4: Dạng điện áp chân số 1 trên IC LM324 ở mức 280V……………………...53
Hình 3.5: Dạng điện áp chân số 5 trên IC LM324 ở mức 280V……………………...53
Hình 3.6: Dạng điện áp chân số 6 trên IC LM324 ở mức 280V……………………...55
Hình 3.7: Dạng điện áp chân số 7 trên IC LM324 ở mức 280V……………………...55
Hình 3.8: Dạng điện áp chân số 4 trên IC LM324 ở mức 280V……………………...56
Hình 3.9: Dạng điện áp chân số 11 trên IC LM324 ở mức 280V…………………….56
Hình 3.10: Dạng điện áp chân số 3 trên IC LM324 ở mức 165V…………………….57
Hình 3.11: Dạng điện áp chân số 2 trên IC LM324 ở mức 165V…………………….57
Hình 3.12: Dạng điện áp chân số 1 trên IC LM324 ở mức 165V…………………….58
Hình 3.13: Dạng điện áp chân số 5 trên IC LM324 ở mức 165V…………………….58
Hình 3.14: Dạng điện áp chân số 6 trên IC LM324 ở mức 165V………………….....59
Hình 3.15: Dạng điện áp chân số 7 trên IC LM324 ở mức 165V…………………….59
Hình 3.16: Dạng điện áp chân số 4 trên IC LM324 ở mức 165V…………………….60
Hình 3.17: Dạng điện áp chân số 11 trên IC LM324 ở mức 165V…………………...60
Hình 3.18: Dạng điện áp chân số 4 trên IC 7408……………………………………..61
Hình 3.19: Dạng điện áp chân số 11 trên IC 7408……………………………………61

Trang 7
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, cuộc sống của con người
đã có những thay đổi ngày càng tốt hơn, mang lại sự tiện lợi tối ưu với những trang
thiết bị hiện đại phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đặc biệt
góp phần vào sự phát triển đó thì ngành kĩ thuật điện tử đã góp phần không nhỏ trong
sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trong đó sự tích hợp các mạch điện – điện
tử ngày càng trở nên thiết yếu khi mà công nghệ ngày càng phát triển hơn tiến tới thời
đại của vi xử lý vi mạch những mạch cồng kềnh chiếm nhiều diện tích đã bị loại bỏ
dần thay vào đó là các mạch siêu nhỏ gọn gàng hơn đang được ưa chuộng. Bên cạnh
đó là những mạch tiện ích mạch điều khiển thông minh dễ sử dụng đối với con nguời
cũng đang được phát triển rộng những thành tựu của nó đã có thể biến được những cái
tưởng chừng như không thể thành những cái có thể, góp phần nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho con người.Chúng em sau một thời gian học tập được các thầy cô
giáo trong khoa giảng dạy về các kiến thức chuyên nghành, đồng thời được sự giúp đỡ
nhiệt tình của thầy Nguyễn Đình Hùng chúng em đã thiết kế và xây dựng mô hình
“Mạch bảo vệ quá áp và thấp áp có trễ ”.
Cùng với sự lỗ lực của bản thân nhưng do thời gian, kiến thức chưa nhiều và kinh
nghiệm của chúng em còn có hạn nên sẽ không thể tránh khỏi những sai sót . Chúng
em rất mong được sự giúp đỡ & tham khảo ý kiến của thầy cô và các bạn nhằm đóng
góp phát triển thêm đề tài.

Trang 8
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

1. Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU, CHẾ TẠO BỘ BẢO VỆ QUÁ ĐIỆN ÁP

2. Mục đích và nghiệm vụ của đề tài:

Mục đích để bảo vệ điện áp cho hộ gia đình sử dụng công suất lớn nhất P = 5kW ;
U = 230V

Nghiệm vụ của đề tài là bảo vệ quá áp 280V ; thấp áp 165V có trễ thời gian 25 giây

3. Phương Pháp nghiên cứu:

Áp dụng những kiến thức đã học cùng với sự hướng dẫn của giáo viên phụ trách và
sử dụng các tài liệu tham khảo để xây dựng phương pháp nghiên cứu

4. Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là bộ bảo vệ quá điện áp sử dụng trong hộ gia
đình, với đề tài này nhóm đã tìm hiểu đặc điểm chung của bộ bảo vệ điện áp thông
qua các trang wed

5. Phạm vi nghiên cứu:

Sản phẩm của đề tài đảm bảo tính công nghiệp và có tính khả thi trong thực tiễn

6. Cấu trúc đồ án:

Quyển thuyết minh gồm 4 phần chính

Chương I: Cơ sở lí luận đề tài

Chương II: Tính toán , nghiên cứu và chế tạo bộ bảo vệ quá điện áp

Chương III: Khảo sát và thử nghiệm

Trang 9
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỀ TÀI

1.1. Nghiên cứu phân tích chung về bộ bảo vệ quá điện áp

1.1.1. Đặc điểm

1.1. Nghiên cứu, phân tích chung về bộ bảo vệ quá áp 0

1.1.1. Một số mạch bảo vệ quá áp thông dụng

- Aptomat

MCB hay MCCB ( hay còn được biết đến với tên gọi Aptomat ) là khí cụ điện dùng để
đóng cắt mạch điện có công dụng bảo vệ quá tải, ngắn mạch,sụt áp,.. của mạch điện
khi có sự cố xảy ra.

Hình 1.1: Hình ảnh một số aptomat thông dụng

Nguyên lý CB dòng điện cực đại:

Trang 10
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Hình 1.2: Sơ đồ CB dòng diện cực đại

Ở trạng thái bình thường sau khi đóng điện, CB được giữ ở trạng thái đóng tiếp điểm
nhờ móc 2 khớp với móc 3 cùng một cụm với tiếp điểm động.
Bật CB ở trạng thái ON, với dòng điện định mức nam châm điện 5 và phần ứng 4 không
hút .
Khi mạch điện quá tải hay ngắn mạch, lực hút điện từ ở nam châm điện 5 lớn hơn lực
lò xo 6 làm cho nam châm điện 5 sẽ hút phần ứng 4 xuống làm bật nhả móc 3, móc 5
được thả tự do, lò xo 1 được thả lỏng, kết quả các tiếp điểm của CB được mở ra, mạch
điện bị ngắt.
1.1.2. Yêu cầu
Tự động ngắt mạch điều khiển khi động cơ quá áp 280V và thấp áp 165V
Sản phẩm đảm bảo tính công nghiệp và khả thi trong thực tiễn.
1.2. Giới thiệu chung về máy biến áp

- Là những thiết bị có khả năng biến đổi điện áp (xoay chiều) và không làm thay đổi tần
số của nó.

Trang 11
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Hình 1.3: Hình ảnh máy biến áp

1.2.1 Cấu tạo

- Gồm có hai cuộn dây : cuộn sơ cấp có N1 vòng và cuộn thứ cấp có N2 vòng. Lõi biến
áp gồm nhiều lá sắt mỏng ghép cách điện với nhau để tránh dòng Fu-cô và tăng cường
từ thông qua mạch.

Hình 1.4: Cấu tạo máy biến áp


- Số vòng dây ở hai cuộn phải khác nhau, tuỳ thuộc nhiệm vụ của máy mà có thể N1 >
N2 hoặc ngược lại.
- Cuộn sơ cấp nối với mạch điện xoay chiều còn cuộn thứ cấp nối với tải tiêu thụ
điện.
- Trong thực thế thì máy biến áp có dạng như hình , còn trong việc biểu diễn sơ đồ
máy biến áp thì có dạng như hình

1.2.2. Nguyên lý làm việc

- Đặt điện áp xoay chiều tần số f ở hai đầu cuộn sơ cấp. Nó gây ra sự biến thiên từ thông
trong hai cuộn. Gọi từ thông này là: φ = φ0cosωt
- Từ thông qua cuộn sơ cấp và thứ cấp lần lượt là : φ1 = N1φ0cosωt và φ2 = N2φ0cosωt
- Trong cuộn thứ cấp xuất hiện suất điện động cảm ứng e2 có biểu thức

Trang 12
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Từ đó ta thấy nguyên tắc hoạt động của máy biến áp dựa vào hiện tượng cảm ứng điện
từ.
Các loại cảm biến thường dùng mức điện áp trong khoảng 6 ~ 36V DC
Cảm biến hầu hết mã hóa tín hiệu ra ở mức 0 và 1 với mức 0 là mức điện áp thấp còn
mức 1 là điện áp vào của cảm biến.
1.3. Giới thiệu về IC khuếch đại thuật toán

Mạch khuếch đại thuật toán (tiếng Anh: operational amplifier), thường được gọi tắt là
op-amp là một mạch khuếch đại "DC-coupled" (tín hiệu đầu vào bao gồm cả tín hiệu
BIAS) với hệ số khuếch đại rất cao, có đầu vào vi sai, và thông thường có đầu ra đơn.
Trong những ứng dụng thông thường, đầu ra được điều khiển bằng một mạch hồi tiếp
âm sao cho có thể xác định độ lợi đầu ra, tổng trở đầu vào và tổng trở đầu ra.

Các mạch khuếch đại thuật toán có những ứng dụng trải rộng trong rất nhiều các thiết
bị điện tử thời nay từ các thiết bị điện tử dân dụng, công nghiệp và khoa học. Các
mạch khuếch đại thuật toán thông dụng hiện nay có giá bán rất rẻ. Các thiết kế hiện
đại đã được điện tử hóa chặt chẽ hơn trước đây, và một số thiết kế cho phép mạch
điện chịu đựng được tình trạng ngắn mạch đầu ra mà không làm hư hỏng.

1.3.1. kí hiệu

Hình 1.5: Ký hiệu của mạch khuếch đại thuật toán trên sơ đồ điện
Trong đó:
 V+: Đầu vào không đảo
 V-: Đầu vào đảo
 Vout: Đầu ra
 VS+: Nguồn cung cấp điện dương
 VS−: Nguồn cung cấp điện âm
Các chân cấp nguồn (VS+ and VS−) có thể được ký hiệu bằng nhiều cách khác nhau.
Cho dù vậy, chúng luôn có chức năng như cũ. Thông thường những chân này thường

Trang 13
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

được vẽ dồn về góc trái của sơ đồ cùng với hệ thống cấp nguồn cho bản vẽ được rõ
ràng. Một số sơ đồ người ta có thể giản lược lại, và không vẽ phần cấp nguồn này. Vị
trí của đầu vào đảo và đầu vào không đảo có thể hoán chuyển cho nhau khi cần thiết.
Nhưng chân cấp nguồn thường không được đảo
1.3.2. Mạch ứng dụng
a, Mạch khuếch đại vi sai

Hình 1.6: Mạch khuếch đại vi sai


Mạch điện này dùng để tìm ra hiệu số, hoặc sai số giữa 2 điện áp mà mỗi điện áp có thể
được nhân với một vài hằng số nào đó. Các hằng số này xác định nhờ các điện trở.
Thuật ngữ "Mạch khuếch đại vi sai" không được nhầm lẫn với thuật ngữ "Mạch vi phân"
cũng trong bài này.

Tổng trở vi sai Zin (giữa 2 chân đầu vào) = R1 + R2


Hệ số khuếch đại vi sai
Nếu R1 = R2 và Rf = Rg,
Vout = A(V2 − V1) và A = Rf / R1
b,Mạch khuếch đại đảo

Hình 1.7: Mạch khuếch đại đảo


Dùng để đổi dấu và khuếch đại một điện áp (nhân với một số âm)

Trang 14
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Zin = Rin (vì V − là một điểm đất ảo)


Một điện trở thứ ba, có trị số

được thêm vào giữa đầu vào không đảo và đất mặc dù đôi khi không cần thiết lắm,
nhưng nó sẽ giảm thiểu sai số do dòng định thiên đầu vào.
c,Mạch khuếch đại không đảo

Hình 1.8: Mạch khuyết đại không đảo


Dùng để khuếch đại một điện áp (nhân với một hằng số lớn hơn 1)

(thực ra, tổng trở bản thân của đầu vào op-amp có giá trị từ 1 MΩ đến
10 TΩ. Trong nhiều trường hợp tổng trở đầu vào có thể được xem như
cao hơn, do ảnh hưởng của mạch hồi tiếp.)
Một điện trở thứ ba, có giá trị bằng:

được thêm vào giữa nguồn tín hiệu vào Vin và đầu vào không đảo trong khi thực ra
không cần thiết, nhưng nó sẽ làm giảm thiểu những sai số do dòng điện định thiên đầu
vào.
d,Mạch theo điện áp

Hình 1.9: Mạch theo điện áp


Được sử dụng như một bộ khuếch đại đệm, để giới hạn những ảnh hưởng của tải hay
để phối hợp tổng trở (nối giữa một linh kiện có tổng trở nguồn lớn với một linh kiện
khác có tổng trở vào thấp). Do có hồi tiếp âm sâu, mạch này có khuynh hướng không
ổn định khi tải có tính dung cao. Điều này có thể ngăn ngừa bằng cách nối với tải qua 1
điện trở.

Trang 15
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

(thực ra, tổng trở bản thân của đầu vào op-amp có giá trị từ 1 MΩ đến
10 TΩ.)
e,Mạch khuếch đại tổng

Hình 1.10: Mạch khuyếch đại tổng


Mach được sử dụng để làm phép cộng một số tín hiệu điện áp

nếu R1=R2=….=Rn và Rf độc lập thì

Nếu R1=R2=…….=Rn=Rf

Ngõ ra sẽ đổi dấu


Tổng trở đầu vào Zn = Rn, cho mỗi đầu vào (V − xem như điểm đất ảo)
f, Mạch tích phân

Hình 1.11: Mạch tích phân


Mạch này dùng để tích phân (có đảo dấu) một tín hiệu theo thời gian.

Trang 16
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

(Trong đó, Vin và Vout là các hàm số theo thời gian, Vinitial là điện áp ngõ ra của mạch
tích phân tại thời điểm t = 0.)
Lưu ý rằng cấu trúc của mạch này cũng được xem là mạch lọc thông thấp, một dạng
của mạch lọc tích cực.
Lưu ý rằng cấu trúc của mạch này có thể xem như một mạch lọc thông thường, một
dạng của mạch lọc tích cực.
h, Mạch so sánh

Hình 1.12: Mạch so sánh


Mạch này để so sánh hai tín hiệu điện áp, và sẽ chuyển mạch ngõ ra để hiển thị mạch
nào có điện áp cao hơn.

(Trong đó Vs là điện áp nguồn, và mach sẽ được cấp nguồn từ + Vs và − Vs.)


i,Mạch khuếch đại đo lường

Hình 1.13: Mạch khuếch đại đo lường


Người ta kết hợp các đặc tính tổng trở vào rất cao, độ suy giảm tín hiệu đồng pha cao,
điện áp bù đầu vào thấp và các đặc tính khác để thiết kế mạch đo lường chính xác, độ
nhiễu thấp.
Mạch này được thiết lập bằng cách thêm một mạch khuếch đại không đảo, đệm vào mỗi
đầu vào của mạch khuếch đại vi sai để tăng tổng trở vào
1.3.3. Bộ khuếch đại cộng

1.3.3.1.Mạch Cộng
Mạch cộng thực hiện cộng hai hoặc nhiều tín hiệu tương tự thành một tín hiệu ở đầu ra.
Tuy nhiên, nếu tín hiệu tổng lớn hơn nguồn cung cấp cho bộ khuếch đại thì tín hiệu ra
chỉ giữ ở mức bão hòa ±Umax
a,Mạch cộng đảo
Mạch này cộng các tín hiệu vào đưa tới cửa đảo. Sơ đồ hình 3-9. Coi các điện trở vào
bằng nhau.

Trang 17
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

.
Khi IV = 0 thì (vì RV của IC xem = ∞) Iht= I1 + I2 +…+In hay

Hình 1.14: Mạch cộng đảo


Tổng quát khi R1 ≠ … ≠R2 có:

với
αi.Rht.Ri
b, Mạch cộng thuận
Sơ đồ mạch điện ở hình 3-10, ở đây các tín hiệu vào đưa tới cửa thuận. Khi U0=0 điện
áp ở hai đầu vào bằng nhau và bằng:

Khi dòng vào đầu thuận bằng không (RV = ∞) ta có:

Trang 18
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Hay

từ đó

Chọn các tham số của mạch thích hợp để có thừa số đầu tiên của vế phải công thức này
bằng 1:
R1+Rhtn.R1
và khi đó:

Hình 1.15: Mạch cộng thuận


1.3.4. MẠCH TRỪ
Khi cần trừ hai điện áp người ta có thể thực hiện theo sơ đồ hình 3-11. Khi đó điện áp
đầu ra được tính:

Có thể tìm K1, K2 theo phương pháp cho điện áp vào từng cửa bằng không.
Cho U2 = 0 thì mạch làm việc như một bộ khuếch đại đảo. Ta có:
Ura= - αα.U1 vậy K1 = -αa
Khi U1 = 0 mạch trở thành mạch khuếch đại thuận có phân áp vào. Khi đó:

Trang 19
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

.
Hệ số phân áp:
αb1+αb

Hình 1.16: Mạch trừ

Khi đó
Hệ số khuếch đại

nên Ura khi có U1, U2 là :

Nếu điện trở trên cả hai lối vào là như nhau tức là: αa= αb= α thì K2= α; K1 = - α
Vậy : Ura = α(U2- U1)
Tổng quát sơ đồ vạn năng đồng thời dùng để lấy tổng và lấy hiệu của một số điện áp
vào bất kỳ có thể thực hiện bằng mạch hình 3-12.

Trang 20
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Để rút ra hệ thức cần thiết ta sử dụng quy tắc nút đối với cửa vào A của bộ khuếch đại.

Rút ra:

Tương tự đối với cửa B của mạch khuếch đại:

Nếu Ua = Ub thoả mãn thêm điều kiện


n∑i=1αi
thì sau khi trừ hai biểu thức trên ta có:

1.3.5. Mạch tích phân

Trang 21
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Hình 1.17: Mạch tích phân


Mạch này dùng để tích phân (có đảo dấu) một tín hiệu theo thời gian.

(Trong đó, Vin và Vout là các hàm số theo thời gian, Vinitial là điện áp ngõ ra của mạch
tích phân tại thời điểm t = 0.)
Lưu ý rằng cấu trúc của mạch này cũng được xem là mạch lọc thông thấp, một dạng
của mạch lọc tích cực.
Lưu ý rằng cấu trúc của mạch này có thể xem như một mạch lọc thông thường, một
dạng của mạch lọc tích cực.
1.3.6. Mạch vi phân

Hình 1.18: Mạch vi phân


Mạch này để lấy vi phân (có đảo dấu) một tín hiệu theo thời gian.
Thuật ngữ "Mạch vi phân" tránh không nên nhầm lẫn với "mạch khuếch đại vi sai",
cũng trong trang này.

(Trong đó, Vin và Vout là các hàm số theo thời gian)


1.3.7. Các vi mạch thông dụng
a, Mạch so sánh điện áp
Mạch so sánh điện áp dùng IC khuếch đại thuật toán như hình 3-20. Đó là quá trình so
sánh biên độ điện áp đưa vào với một điện áp chuẩn (Uch) có cực tính có thể dương hay
âm. Thông thường điện áp chuẩn đã được xác định trước. Trong mạch hình 3-20a, điện

Trang 22
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

áp vào đưa tới cửa đảo còn ***SORRY, THIS MEDIA TYPE IS NOT
SUPPORTED.*** ở cửa thuận.
Khi UV < Uch thì U0< 0 do đó Ura = +Ura.max
Khi UV > Uch thì U0 > 0 do đó Ura= - Ura.max
Khi Ura = +Ura.max thì ta nói IC bão hoà dương.
Ura = - Ura.max thì ta nói IC bão hoà âm.
Về giá trị điện áp ra bão hoà thấp hơn nguồn nuôi (1 3V) tuỳ vào từng loại IC

Hình 1.19: Mạch so sánh điện áp


Ở hình 1.19b điện áp vào đưa đưa tới cửa thuận còn điện áp chuẩn ở cửa đảo.
UV < Uch thì Ura = - Ura.max
UV > Uch thì Ura = +Ura.max.
Khi làm việc với tín hiệu xung biến đổi nhanh cần chú ý đến tính quán tính (trễ) của IC
thuật toán. Với các IC thuật toán tiêu chuẩn hiện nay thời gian tăng của điện áp ra
khoảng V/μs. Trong điều kiện tốt hơn nên sử dụng các IC chuyên dùng có tốc độ chuyển
biến nhanh hơn như loại μA710, A110, LM310…
1.4. Một số linh kiện khác

a. ĐIỆN TRỞ

Trang 23
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Điện trở là đại lượng vật lý đặc trưng cho tính chất cản trở dòng điện của một
vật thể dẫn điện. Nó được định nghĩa là tỉ số của hiệu điện thế giữa hai đầu vật
thể đó với cường độ dòng điện đi qua nó

Hình 1.20: Điện trở

Trong đó:

U : là hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn điện, đo bằng vôn (V).

I : là cường độ dòng điện đi qua vật dẫn điện, đo bằng ampe (A).

R : là điện trở của vật dẫn điện, đo bằng Ohm (Ω).

Ký hiệu: *Cách đọc trị số điện trở

Trang 24
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

*Cách đọc trị số điện trở

BẢNG MÀU QUY ƯƠC MẪU QUỐC TẾ

*Xác định chất lượng của điện trở


- Để xác định chất lượng của điện trở chúng ta có những phương pháp sau:
+ Quan sát bằng mắt: kiểm tra xem màu sắc thân điện trở có chỗ nào bị đổi màu hay
không, nếu có thì giá trị của điện trở có thể thay đổi trong quá trình làm việc.
+ Dùng đồng hồ vạn năng và kết hợp với chỉ số ghi trên thân của điện trở để xác định
chất lượng của điện trở.
- Những hư hỏng thường gặp:

Trang 25
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

+ Đứt: dùng đồng hồ để đo nhưng kim đồng hồ không lên.


+ Cháy: do làm việc quá công suất chịu đựng
+ Tăng trị số: thường xảy ra ở các điện trở bột than, do lâu ngày hoạt tính của lớp bột
than bị biến chất làm tăng trị số của điện trở.
+ Giảm trị số: thường xảy ra ở các loại điện trở dây quấn , do bị chạm một số vòng
dây.
c, Biến trở

Biến trở: Là điện trở có thể chỉnh để thay đổi giá trị, có ký hiệu là VR chúng có hình
dạng và ký hiệu như sau:

Hình 1.21: Hình dạng thực tế và ký hiệu của biến trở

Chiết áp: Chiết áp cũng tương tự biến trở nhưng có thêm cần chỉnh và thường bố trí
phía trước mặt máy cho người sử dụng điều chỉnh. Ví dụ như – Triết áp Volume, triết
áp Bass, Treec v.v.. , triết áp nghĩa là triết ra một phần điện áp từ đầu vào tuỳ theo
mức độ chỉnh.

Hình 1.22: Hình dạng thực tế của chiết áp

d, Tụ điện

*Khái niệm
Tụ điện là một linh kiện thụ động và được sử dụng rộng rãi trong các mạch điện tử,
được sử dụng trong các mạch lọc nguồn, lọc nhiễu mạch truyền tín hiệu, mạch dao

Trang 26
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

động...
a) Khái niệm.
Tụ điện là linh kiện dung để cản trở và phóng nạp khi cần thiết và được đặc trưng bởi
dung kháng phụ thuộc vào tần số điện áp.

Hình 1.23: Ký hiệu trong sơ đồ nguyên lý

*Đơn vị của tụ điện:


Đơn vị của tụ điện là Fara, 1 Fara có trị số rất lớn và trong thực tế người ta thường
dùng các đơn vị nhỏ hơn như:
1F=10-6MicroFara = 10-9 Nano Fara = 10-12 Pico Fara
*Cấu tạo:

Hình 1.24: Cấu tạo của tụ điện

bên trong tụ điện là 2 bản cực kim loại được đặt cách điện với nhau, môi trường giữa
2 bản tụ này được gọi là điện môi (môi trường không dẫn điện). Điện môi có thể

Trang 27
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

là: không khí, giấy, mica, dầu nhờn, nhựa, cao su, gốm, thuỷ tinh... Tùy theo lớp cách
điện ở giữa hai bản cực là gì thì tụ có tên gọi tương ứng.

*Phân loại:

Tụ giấy, Tụ gốm, Tụ mica. (Tụ không phân cực ): Các loại tụ này không phân biệt âm
dương và thường có điện dung nhỏ từ 0,47 µF trở xuống, các tụ này thường được sử
dụng trong các mạch điện có tần số cao hoặc mạch lọc nhiễu.

Hình 1.25: Hình dạng thực tế của tụ Film

Tụ hoá ( Tụ có phân cực ): Tụ hoá là tụ có phân cực âm dương , tụ hoá có trị số lớn
hơn và giá trị từ 0,47µF đến khoảng 4.700 µF , tụ hoá thường được sử dụng trong các
mạch có tần số thấp hoặc dùng để lọc nguồn, tụ hoá luôn luôn có hình trụ.

Trang 28
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Hình 1.26: Hình dạng thực tế của tụ hóa


Cách đo tụ điên và xác định chất lượng của tụ
dụng thang đo Ohm của đồng hồ vạn năng chỉ thị kim.
Khi đo tụ >100pF Chọn thang đo xl
Khi đo tụ 10pF đến 100 pF Chọn thang đo x10

Khi đo tụ 104 đến 10 uF Chọn thang đo x1K

Khi đo tụ 102 đến 104 Chọn thang đo x10K


Khi đo tụ 100pF đến 102 Chọn thang đo x1M
Khi đo tụ < 100pF , Chọn thang đo x10M Đo 2 lần có đảo chiều que
đo:
Nếu kim vọt lên rồi trả về hết: Khả năng nạp xả của tụ còn tốt.
Nếu kim vọt lên 0Í1 : Tụ bị nối tắt (Bị đánh thủng, bị chạm, chập)
Nếu kim vọt lên trả về không hết: Tụ bị rò rỉ.
Nếu kim vọt lên trả về lờ đờ: Tụ bị khô.
Nếu kim không lên: Tụ bị đứt

e, Diode

*Khái niệm
Điốt bán dẫn là các linh kiện điện tử thụ động và phi tuyến, cho phép dòng điện đi qua
nó theo một chiều mà không theo chiều ngược lại, sử dụng các tính chất của các chất
bán dẫn
* Tiếp giáp P - N và Cấu tạo của Diode bán dẫn.
Khi đã có được hai chất bán dẫn là P và N , nếu ghép hai chất bán dẫn theo một tiếp
giáp P - N ta được một Diode, tiếp giáp P -N có đặc điểm : Tại bề mặt tiếp xúc, các
điện tử dư thừa trong bán dẫn N khuyếch tán sang vùng bán dẫn P để lấp vào các lỗ
trống => tạo thành một lớp Ion trung hoà về điện => lớp Ion này tạo thành miền cách
điện giữa hai chất bán dẫn.

Trang 29
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Hình 1.27: Cấu tạo của Diode

Mối tiếp xúc P - N => Cấu tạo của Diode . Ở hình trên là mối tiếp xúc P - N và cũng
chính là cấu tạo của Diode bán dẫn.

*Phân loại:

-Diode Zener
+ Cấu tạo : Diode Zener có cấu tạo tương tự Diode thường nhưng có hai lớp bán dẫn P
– N ghép với nhau, Diode Zener được ứng dụng trong chế độ phân cực ngược, khi
phân cực thuận Diode zener như diode thường nhưng khi phân cực ngược Diode zener
sẽ gim lại một mức điện áp cố định bằng giá trị ghi trên diode.

Hình 1.28: Ảnh thực tế của diode Zener

-Diode thu quang


Diode thu quang hoạt động ở chế độ phân cực nghịch, vỏ diode có một miếng thuỷ
tinh để ánh sáng chiếu vào mối P – N , dòng điện ngược qua diode tỷ lệ thuận với
cường độ ánh sáng chiếu vào diode.

Trang 30
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

-Diode phát quang

Diode phát phang là Diode phát ra ánh sáng khi được phân cực thuận, điện áp làm
việc của LED khoảng 1,7 => 2,2V dòng qua Led khoảng từ 5mA đến 20mA
Led được sử dụng để làm đèn báo nguồn, đèn nháy trang trí, báo trạng thái có điện .
vv…

Hình 1.29: Ảnh của Diode phát quang ( Led)

-Diode xung
Trong các bộ nguồn xung thì ở đầu ra của biến áp xung , ta phải dùng Diode xung để
chỉnh lưu. diode xung là diode làm việc ở tần số cao khoảng vài chục KHz , diode nắn
điện thông thường không thể thay thế vào vị trí diode xung được, nhưng ngựơc lại
diode xung có thể thay thế cho vị trí diode thường, diode xung có giá thành cao hơn
diode thường nhiều lần.
Về đặc điểm , hình dáng thì Diode xung không có gì khác biệt với Diode thường, tuy
nhiên Diode xung thường có vòng dánh dấu đứt nét hoặc đánh dấu bằng hai vòng

-Diode tách sóng.


Là loại Diode nhỏ vở bằng thuỷ tinh và còn gọi là diode tiếp điểm vì mặt tiếp xúc giữa
hai chất bán dẫn P – N tại một điểm để tránh điện dung ký sinh, diode tách sóng
thường dùng trong các mạch cao tần dùng để tách sóng tín hiệu.
-Diode nắn điện.

Trang 31
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Là Diode tiếp mặt dùng để nắn điện trong các bộ chỉnh lưu nguồn AC 50Hz , Diode
này thường có 3 loại là 1A, 2A và 5A

Hình 1.30: Ảnh của diode nắn điện

f, Transistor

*Ký hiệu và cấu tạo của transistor.


- Cấu tạo: Gồm ba lớp bán dẫn ghép lại với nhau hình thành hai lớp tiếp giáp P-N nằm
ngược chiều nhau. Ba vùng bán dẫn nối ra ba chân gọi là ba cực. Cực nối với vùng bán
dẫn chung gọi là cực gốc, cực này mỏng và có nồng độ tạp chất thấp, hai cự còn lại nối
với vùng bán dẫn ở hai bên là cực phát (E) và cực thu (C), chúng có chung bán dẫn
nhưng nồng độ tạp chất là khác nhau nên không thể hoán vị cho nhau. Vùng cực E có
nồng độ tạp chất rất cao, vùng C có nồng độ tạp chất lớn hơn vùng B nhưng nhỏ hơn
vùng E.

Hình 1.31: Cấu tạo của transitor


*Thông số kĩ thuật của transistor
- Dòng điện cực đại cho phép: Đó là dòng điện lớn nhất có thể đi qua mà không làm
hư nó transistor.
- Điện áp đánh thủng: Là điện áp tối đa đặt vào các cặp cực BE, BC, CE, nếu quá
transistor bị hỏng.
- Hệ số khuếch đại dòng điện.
- Công suất cực đại cho phép và tần số cắt.

Trang 32
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

*Phân cực cho transistor.


Đó là cung cấp điện áp DC thích hợp giữa các chân B, C, E để đảm bảo cho tiếp giáp
B-C phân cực nghịch.
- Với transistor NPN: UBE>0 và UCE>0
- Với transistor PNP: UBE<0 và UCE<0
Về giá trị điện áp: Tùy thuộc vào vật liệu cấu tạo nên transistor là Si hay Ge mà giá trị
điện áp UBE nằm trong một khoảng nhất định
*Nguyên lí làm việc
-) Loại N có đặc điểm là:
+ Miền emitor có nồng độ tạp chất lớn.
+ Miền bazo có nồng độ tạp chất nhỏ nhất miền điện tích không gian của P-N. BJT có
miền này chỉ cỡ μm.
+ Miền collector là miền có nồng độ pha tạp trung bình.
+ Tiếp giáp P-N giữa miền E và B gọi là tiếp giáp emito (JB)
+ Tiếp giáp P-N giữa C và E gọi là tiếp giáp colacto (JC)

Hình 1.32: Cách phân cực cho transitor


+ Ta chỉ xét với cấu trúc N-P-N còn cấu trúc P-N-P thì hoạt động tương tự như hình vẽ
ở trên. Khi transistor được phân cực do JB phân cực thuận làm các hạt đa số từ miền E
phun qua tiếp giáp JB tạo nên dòng điện emitor IB các điện tử này tới vùng B trở thành
hạt thiểu số của vùng bazo và tiếp tục khuếch tán sâu vào miền bazo hướng tới IC trên
miền bazo tạo ra dòng điện bazo IB. Nhưng do cấu tạo của miền B mỏng lên hầu hết số
lượng các điện tử từ miền E phun qua JB đều tới được bờ JC và đường trường gia tốc
(Do Jc phân cực ngược cuốn qua tới được miền C tạo nên dòng điện collector Ic).

Trang 33
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

-) Các tham số của transistor lưỡng cực:


+ Dòng điện emitor IE = IB +Ic
+ Hệ số truyền đạt dòng điện: AN = IC/ IB<1
+ Hệ số khuếch đại dòng điện: BN= IC/ IB
+ Do cấu trúc khi chế tạo miền bazo của transistor cho tổn hao ít tức IB nhỏ lên giá
trịBN>>I
+ Ta có mối quan hệ giữa A và B như sau:
AN = BN/I + BN
BN = AN/ I- A=N
I – AN = I/ I +BN

* Hình dạng transistor thực tế.

Hình 1.33: Transitor thực tế


* Ứng dụng của transistor.
- Dùng để làm các phần tử khuếch đại trong các mạch khuyếch đại công suất.
- Dùng để làm phần tửu điều chỉnh trong các mạch ổn định điện áp.
- Đóng vai trò phần tử chuyển mạch làm việc như một khóa điện tử.
- Tạo sóng trong các mạch dao động.

Trang 34
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

g, LED

Led viết tắt của Light-Emitting-Diode có nghĩa là “đi-ốt phát sáng”, là một nguồn
sáng phát sáng khi có dòng điện tác động lên nó. Hoạt động của LED dựa trên công
nghệ bán dẫn. Trong khối điốt bán dẫn, electron chuyển từ trạng thái có mức năng lượng
cao xuống trạng thái có mức năng lượng thấp hơn và sự chênh lệch năng lượng này
được phát xạ thành những dạng ánh sáng khác nhau. Màu sắc của LED phát ra phụ
thuộc vào hợp chất bán dẫn và đặc trưng bởi bước sóng của ánh sáng được phát ra.

Hình 1.34: Cấu tạo của bóng led


* Nguyên lý:
Giống như những điốt thông thường, LED bao gồm hai lớp bán dẫn loại P và N
ghép vào nhau. Khối bán dẫn loại p(anốt) chứa nhiều lỗ trống có xu hướng chuyển
động khuếch tán sang khối bán dẫn loại n(catốt), cùng lúc khối bán dẫn loại p lại nhận
các electron từ khối bán dẫn loại n chuyển sang. Kết quả là hình thành ở khối p điện
tích âm và khối n điện tích dương.
Ở bề mặt tiếp giáp giữa hai khối bán dẫn, các electron bị các lỗ trống thu hút và có xu
hướng tiến lại gần nhau, kết hợp với nhau tạo thành các nguyên tử trung hoà. Quá trình
này giải phóng năng lượng dưới dạng các photon ánh sáng.
Bước sóng của ánh sáng phát ra phụ thuộc vào cấu trúc của các phân tử làm chất bán
dẫn. Nếu bước sóng này nằm trong dải bước sóng từ vùng hồng ngoại đến vùng tử
ngoại, mắt chúng ta có thể cảm nhận được màu sắc của ánh sáng đó.
* Ưu điểm của LED
- Hiệu quả: LED có hiệu suất phát sáng cao hơn bóng sợi đốt.
- Màu sắc: LED có thể phát ra màu sắc như ý muốn mà không cần bộ lọc màu theo
phương pháp truyền thống.
- Kích thước: Kích thước của bóng LED rất nhỏ(có thể nhỏ hơn 2 mm2) vì vậy có
thể bố trí dễ dàng trên mạch in.

Trang 35
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

- Thời gian bật tắt nhanh: Led có thời gian bật và tắt rất nhanh kể từ lúc có tác
động(micro giây). Điều này rất quan trọng trong thông tin liêc lạc, lĩnh vực yêu cầu có
thời gian đáp ứng nhanh.
- Tuổi thọ đèn cao: Đây là ưu điểm lớn nhất của đèn LED, tuổi thọ của đèn.
*Ứng dụng của LED.
LED có rất nhiều ứng dụng trong thực tiễn ngày nay nhưng tựu trung lại bao gồm ba
lĩnh vực chính:
- LED làm bộ phận hiển thị trong các thiết bị điện điện tử, đèn quang cáo, trang trí,
đèn giao thông...
- LED còn ứng dụng trong lĩnh vực chiếu sáng vì những ưu điểm của nó hoàn toàn
có thể thay thế những nguồn sáng thông thường khác.
- LED còn được ứng dụng trong lĩnh vực điện tử viễn thông như trong thiết bị điều
khiển từ xa, cảm biến hồng ngoại, công nghệ truyền dữ liệu qua tia hồng ngoại
(IrDA), LED UV khử trùng nước
h, Relay 5v

Relay là thiết bị đóng cắt cơ bản, nó được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống và trong
các thiết bị điện tử.
- Cấu tạo Relay gồm 2 phần:
+ Cuộn hút:
- Tạo ra năng lượng từ trường để hút tiếp điểm về phía mình.
- Tùy vào điện áp làm việc người ta chia Relay ra DC: 5V, 12V, 24V - AC: 110V,
220V
+ Cặp tiếp điểm:
- Khi không có từ trường ( ko cấp điện cho cuộn dây). Tiếp điểm 1 được tiếp xúc với
2 nhờ lực của lò xo. Tiếp điểm thường đóng.
- Khi có năng lượng từ trường thì tiếp điểm 1 bị hút chuyển sang 3.
- Trong Relay có thể có 1 cặp tiếp điểm, 2 cặp tiếp điểm hoặc nhiều hơn.

Trang 36
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Hình 1.35: Relay


-Thông số kĩ thuật
Tải trọng định mức: 10A 250VAC / 28VDC, 10A 125VAC / 28VDC, 10A 125VAC /
28VDC

Điện trở tiếp xúc: <= 100m (ohm)


Cuộc sống điện: 100.000
Tuổi thọ cơ học: 10.000.000
Cuộn dây điện áp định mức: 3-48VDC
Cuộn dây điện: 0.36W, 0.45W
Cuộn dây điện áp đón: <= 75%
Cuộn dây điện áp thả ra:> = 10%
Nhiệt độ môi trường xung quanh: -25 độ C đến +70 độ C
Cuộn dây và địa chỉ liên lạc: 1500VAC / phút
Liên hệ và địa chỉ liên hệ: 1000VAC / phút
Điện trở cách điện:> = 100m ohm
Gắn hình thức: PCB
Trọng lượng: 10 g
Kích thước phác thảo: 19mm x 15,5mm x 15mm
i, IC LM324

Trang 37
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Hình 1.36: Sơ đồ chân LM324

IC khuếch đại thuật toán LM324 được tạo bởi bốn bộ khuếch đại thuật toán (OP-
OAMP) độc lập được tích hợp trên một chip đơn. Điểm đặc biệt của LM324 là nó
được thiết kế để hoạt động với nguồn nuôi có vùng điện áp rộng. LM324 có thể hoạt
động với cả nguồn đôi. Nguồn cấp cho cực máng thấp và độc lập với biên độ điện áp
cung cấp. Sơ đồ chân đươ ̣c thiế t kế đơn giản, điê ̣n năng thấ p. Một điều đặc biệt nữa là
nguồn cung cấp của LM324 có thể hoạt động độc lập với nguồn tín hiệu

Dải nguồn:

Nguồn đơn : 3-32V

Nguồn đôi ±1.5V đến ±16V

Tần số hoạt động dưới 1MHz

Dải điện áp ngõ ra từ 0V đến VCC ± 1.5V

Dòng ngõ ra kiểu sink dòng: 20mA

Dòng ngõ ra kiểu souce dòng: 40mA

Độ lợi khuếch đại DC 100dB

Trang 38
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Hình 1.37: LM324


k, IC 7805
- Với mạch điện không đòi hỏi độ ổn định của điện áp quá cao,người thiết kế
thường sử dụng IC ổn áp vì mạch điện khá đơn giản.Các loại ổn áp thường được sử
dụng là IC 78xx ,79xx với xx là điện áp cần ổn áp.
Ví dụ: 7805 ổn áp 5V,7812 ổn áp 12V.
- Dòng cực đại của IC 7805 có thể duy trì là 1A.
- Dòng đỉnh là 2.2A
- Công suất tiêu tán cực đại nếu không dùng tản nhiệt là: 2W.
- Công suất tiêu tán cực đại nếu dùng tản nhiệt đủ lớn là: 15W.
- Chênh lệch điện áp vào và ra tối thiểu là 2V.
- Sơ đồ chân IC 7805:

Trang 39
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Hình 1.38: Sơ đồ chân của IC 7805

+ Chân 1: là chân Input.


+ Chân 2: là chân nối GND.
+ Chân 3: là chân Output.
- Ngõ ra luôn Output luôn ổn định điện áp trong khoảng 4.8V; 5.2V. IC 7805 dùng để
bảo vệ những mạch chỉ hoạt động ở điện áp khoảng 5V, nếu nguồn điện có sự cố đột
ngột: điện áp tăng cao thì mạch vẫn hoạt động ổn định nhờ có IC 7805 vẫn giữ được
điện áp ra khoảng 5V.
- Chân IN của 7805 sẽ được cấp điện áp 12V từ đầu ra của máy biến áp.và điện áp
này sẽ qua tụ điện để giúp cho nguồn ổn định hơn

l,IC7408
Thông số kỹ thuật:

Điện áp cung cấp: 4.75V ~ 5.25V


Dải nhiệt độ hoạt động: 0 ~ 70oC
Dòng điện ra mức cao: IOH = -0.4mA
Dòng điện ra mức thấp: IOL = 8mA

IC 74LS08 là IC thuộc họ TTL do hãng Fairchild sản xuất.


Cấu tạo bên trong IC 74LS08 có bốn cổng logic AND, mỗi cổng có 2 ngõ vào và 1
ngõ ra.

Điện áp đầu vào cung cấp cho IC 74LS08 thấp chỉ trong khoảng từ 4.75V ~ 5.25V,
IC hoạt động tốt nhất ở điện áp 5V.

Hình 1.39: Sơ đồ chân 74LS08

Trang 40
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Các hoạt động của IC này là rất đơn giản để hiểu nếu chúng ta hiểu được hoạt động
của ổng NAND.Bạn có thể nhìn thấy trong sơ đồ trên các cổng NAND N1 ... .N4
được dây độc lập và có sự phụ thuộc vào các cổng.
Hoạt động của một cổng NAND:
Khi một đầu vào ở mức thấp, đầu ra là một cao liên tục.
Khi một đầu vào được đặt ở mức cao, tín hiệu vào đầu vào khác sẽ được đảo

ngược và xuất hiện trên đầu ra.

Trang 41
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

CHƯƠNG II: TÍNH TOÁN, NGHIÊN CỨU VÀ CHẾ TẠO BỘ BẢO VỆ QUÁ
ĐIỆN ÁP VÀ THẤP ÁP CÓ TRỄ

2.1. Thiết kế sơ đồ khối toàn mạch:

Khối Bảo
Vệ Quá
Áp

Khối Khối Tạo


Nguồn Trễ
Khối Lực
Điều Điều
Khiển Khiển
Khối Bảo
Vệ Thấp
Áp

hối Lực Điều


Hình 2.1: Sơ đồ khối toàn mạch
Khiển

2.1.1. Sơ Đồ Khối Nguồn

2.1.1.1.Mạch nguồn
1 3
VI VO
GND

220V-AC
2

C1 C2 C3 C4
1000u 104 100u 104

Hình 2.2: Sơ đồ mạch nguồn

1) Khối hạ áp.

Trang 42
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Ở đây chúng ta biến đổi điện áp 220V AC-50Hz xuống còn 12V AC-1A.

Mục đích là cấp đầy đủ cho bộ biến đổi và bộ lọc để có điện áp 1 chiều mong muốn

2) Khối chỉnh lưu.

Thành phần chỉnh lưu là biến dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều thông
qua 4 con diode chỉnh lưu. Đây là sơ đồ chỉnh lưu cả chu kỳ với dạng sóng đầu vào và
đầu ra sau chỉnh lưu như sau:

Hình 2.3: Điện áp sau chỉnh lưu

Trang 43
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

3) Khối lọc.

-Có tác dung san bằng điện áp một chiều ít nhấp nhô hơn.
-Tụ điện có điện dung càng lớn thì điện áp đầu ra càng phẳng

Hình 2.4: Điện áp sau khi được lọc bằng tụ điện

Tụ gốm có tác dụng lọc xung đột biến

4) Khối ổn áp.

Dòng họ 78xx cho ra nhiều loại ổn áp khác nhau. VD 7805 cho ra điện áp ổn định 5V

Điện áp vào của 78xx là điện áp 1 chiều <= 40V

Dòng điện không vượt quá 1A

Dòng đỉnh là 2.2A

Công suất tiêu tán cực đại có tản nhiệt là 15W

Đảm bảo thông số là Vi-V0=2V đến 3V ( lúc đó mạch mới hoạt động ổn áp được)

Tản nhiệt tốt cho 78xx khi 78xx rất nóng

Trang 44
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

2.1.2. Khối Bảo Vệ Quá Áp :

a,Sơ đồ khối bảo vệ quá điện áp 280V:

Hình 2.5: Sơ đồ khối bảo vệ quá điện áp 280V

b, Nguyên lý hoạt động


Sau khi dùng máy biến áp ta được nguồn điện 12VAC. Sau đó ta cho
nguồn điện qua cầu chỉnh lưu. Lúc này nguồn điện được chuyển từ tín
hiệu xoay chiều thành tín hiệu một chiều. Tiếp theo ta cho nguồn điện
qua tụ điện để lọc phẳng tần số. Cuối cùng ta cho nguồn điện qua IC
7805 và trở thành nguồn điện 5VDC cấp nguồn cho mạch điện.
Ta chọn điện áp so sánh cho ic lm324 là Umax=3.3v và Umin=2.3v.
Ở trạng thái hoạt động bình thường điện áp ở mức 220vac

Tại U1:A V+=v V-=v ta có V+>V- nên tín hiệu ra là mức 1


Tại U1:B V+=v V-=v ta có V+>V- nên tín hiệu ra là mức 1
Tín hiệu ra nối với U1:A và U1:B nối đầu vào IC 7408 để đưa ra tín hiệu mức 1 qua
điot và trở, tụ nên tín hiệu ra ở chân 3 mức 1 của transistor C828 dẫn làm cho đèn
sáng
_ Ở trạng thái quá điện áp 280V

Tại U1:A V+= 3.3v V-= 3.5v ta có V+<V- nên tín hiệu ra là mức 0
Tại U1:B V+= 3.7v V-=2.3v ta có V+>V- nên tín hiệu ra là mức 1

Trang 45
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

2.1.3. Khối Bảo Vệ Thấp Áp:

a,Sơ đồ khối bảo vệ quá thấp áp 165V:

Hình 2.6: Sơ đồ khối bảo vệ quá thấp áp 165V

b, Nguyên lý hoạt động


còn 4.58v: Sau khi dùng máy biến áp ta được nguồn điện 12VAC. Sau đó ta cho
nguồn điện qua cầu chỉnh lưu. Lúc này nguồn điện được chuyển từ tín
hiệu xoay chiều thành tín hiệu một chiều. Tiếp theo ta cho nguồn điện
qua tụ điện để lọc phẳng tần số. Cuối cùng ta cho nguồn điện qua IC
7805 và trở thành nguồn điện 5VDC cấp nguồn cho mạch điện.
Ta chọn điện áp so sánh cho ic lm324 là Umax= 3.3v và Umin= 2.3v.
Ở trạng thái hoạt động bình thường điện áp ở mức 220vac

Tại U1:A V+= 3.3v V-= 0.5v ta có V+>V- nên tín hiệu ra là mức 1
Tại U1:B V+=3.7v V-=2.3v ta có V+>V- nên tín hiệu ra là mức 1

Tín hiệu ra nối với U1:A và U1:B nối đầu vào IC 7408 để đưa ra tín hiệu mức 1 qua
điot và trở, tụ nên tín hiệu ra ở chân 3 mức 1 của transistor C828 dẫn làm cho đèn
sáng

_ Ở trạng thái thấp điện áp ở mức 165vac

Trang 46
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Tại U1:A V+= 3.3v V-=0.5v ta có V+>V- nên tín hiệu ra là mức 1
Tại U1:B V+=1.1v V-= 2.3v ta có V+<V- nên tín hiệu ra là mức 0

Tín hiệu ra nối với U1:A và U1:B nối đầu vào IC 7408 để đưa ra tín hiệu mức 0 qua
điot và trở, tụ nên tín hiệu ra ở chân 3 mức của transistor C828 dẫn làm cho đèn tắt
2.1.4. Khối Tạo Trễ:

Hình 2.7: Sơ đồ khối tạo trễ

2.2. Thiết kế sơ đồ nguyên lý toàn mạch

2.2.1. Sơ Đồ Mạch Bảo Vệ Quá Áp Và Thấp Áp Có Trễ

Trang 47
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Hình 2.8: Sơ đồ nguyên lý toàn mạch

2.2.2.Nguyên lí hoạt động của toàn mạch:


Sau khi dùng máy biến áp ta được nguồn điện 12VAC. Sau đó ta cho
nguồn điện qua cầu chỉnh lưu. Lúc này nguồn điện được chuyển từ tín
hiệu xoay chiều thành tín hiệu một chiều. Tiếp theo ta cho nguồn điện
qua tụ điện để lọc phẳng tần số. Cuối cùng ta cho nguồn điện qua IC 7805 và trở
thành nguồn điện 5VDC cấp nguồn cho mạch điện.
Ta chọn điện áp so sánh cho ic lm324 là Umax= 3.3v và Umin= 2.3v.
Ở trạng thái hoạt động bình thường điện áp ở mức 220vac

Tại U1:A V+= 3.3v V-= 0.5v ta có V+>V- nên tín hiệu ra là mức 1
Tại U1:B V+=3.7v V-=2.3v ta có V+>V- nên tín hiệu ra là mức 1
Tín hiệu ra nối với U1:A và U1:B nối đầu vào IC 7408 để đưa ra tín hiệu mức 1 qua
điot và trở, tụ nên tín hiệu ra ở chân 3 mức 1 của transistor C828 dẫn làm cho đèn
sáng
_ Ở trạng thái quá điện áp ở mức 280vac

Tại U1:A V+= 3.3v V-= 3.5v ta có V+<V- nên tín hiệu ra là mức 0
Tại U1:B V+= 3.7v V-=2.3v ta có V+>V- nên tín hiệu ra là mức 1

Tín hiệu ra nối với U1:A và U1:B nối đầu vào IC 7408 để đưa ra tín hiệu mức 0 qua
điot và trở, tụ nên tín hiệu ra ở chân 3 mức của transistor C828 dẫn làm cho đèn tắt

Trang 48
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

_ Ở trạng thái thấp điện áp ở mức 165vac

Tại U1:A V+= 3.3v V-=0.5v ta có V+>V- nên tín hiệu ra là mức 1
Tại U1:B V+=1.1v V-= 2.3v ta có V+<V- nên tín hiệu ra là mức 0

Tín hiệu ra nối với U1:A và U1:B nối đầu vào IC 7408 để đưa ra tín hiệu mức 0 qua
điot và trở, tụ nên tín hiệu ra ở chân 3 mức của transistor C828 dẫn làm cho đèn tắt
2.3. Tính toán linh kiện:

Ta dùng 4 biến trở tam giác 100K điều khiển cho bộ so sánh, R1= 10K, R5= 220, C1=
2200u, C2=100n, C4= 1000u

2.4. Thiết kế sơ đồ bo mạch:

2.4.1. Sơ đồ board mạch in

Hình 2.9: Sơ đồ board mạch in

2.4.2. Sơ đồ board mạch in dạng 3D

Trang 49
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Hình 2.10: Sơ đồ board mạch in dạng 3D

2.4.3. Hình ảnh thực tế của mạch

Hình 2.11: Ảnh thực tế của mạch

Trang 50
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

CHƯƠNG III: KHẢO SÁT VÀ THỬ NGHIỆM SẢN PHẨM

3.1. Các bước khảo sát mạch và kiểm tra

- Bước 1: Chuẩn bị mạch và máy hiện sóng.


- Bước 2: Cấp nguồn điện cho mạch.
- Bước 3: Quan sát xem ở chế độ xung tự động mạch chạy có ổn định không;đo điện
áp các chân cần đo rồi quan sát.
- Bước 4: Dùng que đo thử kiểm tra tần số và sóng trên máy hiện sóng.
- Bước 5: Ghi lại số liệu vào bài.
3.2. Thử nghiệm

a, Sơ đồ mạch điện cần đo

Hình 3.1: Sơ đồ mạch điện cần đo

b,Vận hành

- Cấp nguồn 280V và 165V để đo mạch

- Lắp ráp mạch điện theo sơ đồ hình vẽ

- Điều chỉnh núm xoay về đúng điện áp cần đo

- Dùng máy hiện sóng và nguồn để đo mạch

c, Tiến hành đo

+Tại điện áp mức cao 280V

Trang 51
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Chân số 3 trên IC LM324 ta đo được điện áp bằng 3.3V

Dạng điện áp hiển thị trên máy đo sóng:

Hình 3.2: Dạng điện áp chân số 3 trên IC LM324 ở mức 280V

Chân số 2 trên IC LM324 ta đo được điện áp bằng 3.5V

Dạng điện áp hiển thị trên máy đo sóng:

Hình 3.3: Dạng điện áp chân số 2 trên IC LM324 ở mức 280V

Chân số 1 trên IC LM324 ta đo được điện áp bằng 3.9V

Dạng điện áp hiển thị trên máy đo sóng:

Trang 52
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Hình 3.4: Dạng điện áp chân số 1 trên IC LM324 ở mức 280V

Chân số 5 trên IC LM324 ta đo được điện áp bằng 3.7V

Dạng điện áp hiển thị trên máy đo sóng:

Hình 3.5: Dạng điện áp chân số 5 trên IC LM324 ở mức 280V

Chân số 6 trên IC LM324 ta đo được điện áp bằng 2.3V

Dạng điện áp hiển thị trên máy đo sóng:

Trang 53
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Hình 3.6: Dạng điện áp chân số 6 trên IC LM324 ở mức 280V

Chân số 7 trên IC LM324 ta đo được điện áp bằng 3V

Dạng điện áp hiển thị trên máy đo sóng:

Hình 3.7: Dạng điện áp chân số 7 trên IC LM324 ở mức 280V

Chân số 4 trên IC LM324 ta đo được điện áp bằng 5V

Dạng điện áp hiển thị trên máy đo sóng:

Trang 54
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Hình 3.8: Dạng điện áp chân số 4 trên IC LM324 ở mức 280V

Chân số 11 trên IC LM324 ta đo được điện áp bằng 0V

Dạng điện áp hiển thị trên máy đo sóng:

Hình 3.9: Dạng điện áp chân số 11 trên IC LM324 ở mức 280V

+Tại điện áp mức thấp 165V

Chân số 3 trên IC LM324 ta đo được điện áp bằng 3.3V

Dạng điện áp hiển thị trên máy đo sóng:

Trang 55
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Hình 3.10: Dạng điện áp chân số 3 trên IC LM324 ở mức 165V

Chân số 2 trên IC LM324 ta đo được điện áp bằng 3.3V

Dạng điện áp hiển thị trên máy đo sóng:

Hình 3.11: Dạng điện áp chân số 2 trên IC LM324 ở mức 165V

Chân số 1 trên IC LM324 ta đo được điện áp bằng 3V

Dạng điện áp hiển thị trên máy đo sóng:

Trang 56
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Hình 3.12: Dạng điện áp chân số 1 trên IC LM324 ở mức 165V

Chân số 5 trên IC LM324 ta đo được điện áp bằng 1.1V

Dạng điện áp hiển thị trên máy đo sóng:

Hình 3.13: Dạng điện áp chân số 5 trên IC LM324 ở mức 165V

Trang 57
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Chân số 6 trên IC LM324 ta đo được điện áp bằng 2.3V

Dạng điện áp hiển thị trên máy đo sóng:

Hình 3.14: Dạng điện áp chân số 6 trên IC LM324 ở mức 165V

Chân số 7 trên IC LM324 ta đo được điện áp bằng 3.9V

Dạng điện áp hiển thị trên máy đo sóng:

Hình 3.15: Dạng điện áp chân số 7 trên IC LM324 ở mức 165V

Trang 58
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Chân số 4 trên IC LM324 ta đo được điện áp bằng 5V

Dạng điện áp hiển thị trên máy đo sóng:

Hình 3.16: Dạng điện áp chân số 4 trên IC LM324 ở mức 165V

Chân số 11 trên IC LM324 ta đo được điện áp bằng 0V

Dạng điện áp hiển thị trên máy đo sóng:

Hình 3.17: Dạng điện áp chân số 11 trên IC LM324 ở mức 165V

Trang 59
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

+Tại điện áp của IC 7408

Chân số 14 trên IC LM324 ta đo được điện áp bằng 5V

Dạng điện áp hiển thị trên máy đo sóng:

Hình 3.18: Dạng điện áp chân số 4 trên IC 7408

Chân số 7 trên IC LM324 ta đo được điện áp bằng 0V

Dạng điện áp hiển thị trên máy đo sóng:

Hình 3.19: Dạng điện áp chân số 11 trên IC 7408

Trang 60
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

3.3. Nhận xét chung

Nhận xét: Mạch chạy ổn định với tín hiệu đầu ra chuẩn xác giống với trạng thái của
IC đầu ra.

KẾT LUẬN
Khi nghiên cứu đề tài này chúng em muốn phát huy những thành quả ứng dụng của kỹ
thuật số nhằm tạo ra những sản phẩm, những thiết bị tiên tiến hơn và đạt hiệu quả sản
xuất cao hơn. Ngoài ra quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài là một cơ hội để chúng
em tự kiểm tra lại những kiến thức đã được học ở trường, đồng thời phát huy tính sáng
tạo, khả năng giải quyết một vấn đề theo yêu cầu đặt ra. Trong đồ án này chúng em
thực hiện mạch bảo vệ quá áp và thấp áp có trễ
Kết quả đạt được: Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu nghiêm túc cùng với sự
hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Đình Hùng chúng em đã thiết kế và hoàn thiện
xong mạch bảo vệ quá áp và thấp áp có trễ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. PGS.TS Nguyễn Quốc Trung, ThS Bùi Thị Kim Thoa, Kỹ thuật số, NXB Giáo Dục
Việt Nam – 2011.
[2]. TS. Phạm Ngọc Thắng, ThS. Nguyễn Thành Long, Điện tử cơ bản, NXB Giáo Dục
Việt Nam – 2013.
[3].Các trang web:www.google.com; www.dientuvietnam.net;
https://www.alldatasheet.com/; www.tailieu.vn

Trang 61
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Trang 62
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Trang 63

You might also like