You are on page 1of 26

BTL Điện tử công suất | 2019

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


VIỆN ĐIỆN TỬ - TRUYỀN THÔNG

----

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN


ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ MẠCH BUCK
Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Nguyễn Thanh Loan
Nhóm thực hiện: Nhóm 11
Các thành viên:
Nguyễn Thế Hiển 20166071
Nguyễn Hoàng Anh 20165739
Trịnh Thúc Hoàng 20155657
Nguyễn Mạnh Hà 20146229

Hà Nội, 05/2019
BTL Điện tử công suất | 2019

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
BTL Điện tử công suất | 2019

LỜI NÓI ĐẦU


Hiện nay, việc sử dụng các thiết bị điện tử đã trở thành một điều không thể thiếu trong
tất cả các lĩnh vực từ kinh tế - xã hội cho tới đời sống của mỗi gia đình. Đi kèm với nhu
cầu không ngừng tăng cao về việc sử dụng các thiết bị điện tử là nhu cầu về nguồn cung
cấp – vấn đề mang tính sống còn ảnh hưởng tới sự hoạt động của bất cứ hệ thống điện nào.
Hầu hết các thiết bị điện tử hiện nay đều sử dụng nguồn một chiều, do vậy, kĩ thuật chế tạo
các nguồn điện 1 chiều ổn áp đang được nghiên cứu một cách rộng rãi trên toàn thế giới.

Với mong muốn thiết kế một sản phẩm thiết thực, có tính ứng dụng cao, cũng như vận
dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống, nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài: “Thiết
kế mạch BUCK”

Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng em đã rất cố gắng để hoàn thành tốt nhưng
do vốn kiến thức còn hạn hẹp cũng như nhiều yếu tố khách quan khác nên đã đã không
tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong có được sự đóng góp ý kiến, phê bình và
đánh giá của thầy cô.

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô Phạm Nguyễn Thanh Loan
đã tận tình hướng dẫn, giảng giải chi tiết giúp chúng em có thể hoàn thành được bài tập lớn
này, cũng như giúp chúng em có thêm nhiều hiểu biết hơn trong lĩnh vực điện tử viễn
thông, làm nền tảng vững chắc cho công việc sau này.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!


BTL Điện tử công suất | 2019

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Đề tài là Thiết kế mạch Buck có tín hiệu đi qua với điện áp vào là 20V và điện áp ra là
12V, với công suất ra là 6W. Đề tài này sẽ được thực hiện theo đúng quy trình thiết kế kỹ
thuật gồm 9 bước:

1. Xây dựng ý tưởng.


2. Mô tả sản phẩm.
3. Lập kế hoạch.
4. Thiết kế sơ đồ khối.
5. Thiết kế chi tiết từng khối.
6. Lựa chọn phương án tối ưu.
7. Kiểm tra.
8. Chế tạo sản phẩm
9. Bàn giao sản phẩm.
BTL Điện tử công suất | 2019

MỤC LỤC

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ........................................................... 2


LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................... 3
TÓM TẮT ĐỀ TÀI ............................................................................................................ 4
MỤC LỤC .......................................................................................................................... 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................... 6
DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................................. 7
CHƯƠNG 1 : MÔ TẢ ĐỀ TÀI VÀ SẢN PHẨM ........................................................... 8
1.1 Ý tưởng.................................................................................................................. 8
1.2 Yêu cầu chức năng ................................................................................................... 8
1.2 Yêu cầu phi chức năng......................................................................................... 9
CHƯƠNG 2 : LẬP KẾ HOẠCH................................................................................ 10
2.1. Bảng công việc................................................................................................... 10
2.2. Bảng phân công công việc ................................................................................ 11
CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ SƠ ĐỒ KHỐI .................................................................. 12
CHƯƠNG 4 : THIẾT KẾ HỆ THỐNG VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU
....................................................................................................................................... 13
4.1 Thiết kế khối ổn áp ................................................................................................ 13
4.2 Thiết kế khối mạch Buck ...................................................................................... 13
4.2.1 Lựa chọn cuộn cảm......................................................................................... 13
4.2.2 Lựa chọn tụ điện ............................................................................................. 15
4.2.3 Lựa chọn MOSFET ........................................................................................ 16
4.2.4. Tính toán hiệu suất ........................................................................................ 17
4.2.5. Mô phỏng mạch Buck ................................................................................... 18
4.3 Thiết kế khối vi điều khiển ................................................................................... 19
4.4 Thiết kế sơ đồ nguyên lý ....................................................................................... 22
CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN .............................................................................................. 23
PHỤ LỤC : CODE LẬP TRÌNH CHO VI ĐIỀU KHIỂN .......................................... 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................... Error! Bookmark not defined.
BTL Điện tử công suất | 2019

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Yêu cầu chức năng của mạch nguồn___________________________________ 8


Bảng 2: Yêu cầu phi chức năng của mạch nguồn _______________________________ 9
Bảng 3 : Bảng công việc __________________________________________________ 10
Bảng 4 : Bảng phân công công việc _________________________________________ 11
Bảng 5: Lựa chọn phương án cho cuộn cảm ___________________________ 14
Bảng 6: Các loại tụ ______________________________________________________ 16
Bảng 7: Yêu cầu kỹ thuật đặt ra với MOSFET ________________________________ 16
Bảng 8: Lựa chọn phương án cho MOSFET __________________________________ 17
Bảng 9: Lựa chọn vi điều khiển ____________________________________________ 19
BTL Điện tử công suất | 2019

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Sơ đồ khối hệ thống ______________________________________________ 12


Hình 2: IC ổn áp TPS54357 ______________________________________________ 13
Hình 3: Cuộn cảm 1mH 0.5A _____________________________________________ 15
Hình 4: MOSFET IXTH500N04T2 ________________________________________ 17
Hình 5: Sơ đồ nguyên lý mạch Buck ________________________________________ 18
Hình 6: Độ gợn điện áp đầu ra mô phỏng ____________________________________ 18
Hình 7: Độ gợn dòng điện qua cuộn cảm ____________________________________ 19
Hình 8: Vi điều khiển Arduino nano ________________________________________ 19
Hình 9: Sơ đồ nguyên lý khối vi điều khiển __________________________________ 20
Hình 10: Lưu đồ thuật toán hoạt động cho vi điều khiển ________________________ 21
Hình 11: Sơ đồ nguyên lý mạch nguồn ______________________________________ 22
BTL Điện tử công suất | 2019

CHƯƠNG 1: MÔ TẢ ĐỀ TÀI VÀ SẢN PHẨM


1.1 Ý tưởng

Thiết bị điện tử đang len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống và 1 trong những vấn
đề quan trọng đó là nguồn cho các thiết bị điện tử.

Các thiết bị điện tử thường sử dụng nguồn 1 chiều có điện áp thấp. Để tăng hiệu quả
cũng như tuổi thọ cho thiết bị điện tử, nghiên cứu và phát triển mạch nguồn là hết sức cần
thiết. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, nhóm chúng em lựa chọn đề tài :” Thiết kế mạch BUCK
converter DC-DC”.

1.2 Yêu cầu chức năng

Yêu cầu chức năng của mạch được thể hiện trong bảng 1.1 dưới đây

Thông số Giá trị


Điện áp đầu vào Điện áp DC: 20V
Điện áp đầu ra 12 V
Độ gợn sóng điện áp đầu ra < 10%
Công suất đầu ra 6W
Hiệu suất > 80%
Tần số chuyển mạch 62.5 kHz

Bảng 1: Yêu cầu chức năng của mạch nguồn

Theo như bảng 1, điện áp đầu vào mạch nguồn sẽ sử dụng nguồn điện một chiều từ
apdater là 20V và điện áp đầu ra là 12V, công suất là 6W. Để đảm bảo sự ổn định của điện
áp đầu ra (điện áp đầu ra biến thiên quá nhiều sẽ dẫn tới giảm tuổi thọ thiết bị điện tử) thì
mạch nguồn phải đảm bảo được độ gợn sóng điện áp dưới 10%. Ngoài ra, một yêu cầu
khác về hiệu suất của mạch trên 80% để điện năng không bị hao phí một cách vô ích.
BTL Điện tử công suất | 2019

1.3 Yêu cầu phi chức năng


Để đảm bảo tính cạnh tranh của sản phẩm, mạch có 1 số yêu cầu phi chức năng được
thể hiện trong bảng 1.2 dưới đây:

Thông số Giá trị


Kích thước mạch < 5cm x 5cm
Giá thành < 400.000 VNĐ
Thời gian hoạt động Liên tục

Bảng 2: Yêu cầu phi chức năng của mạch nguồn

Để tương ứng với một chiếc đèn bàn học thì mạch phải có kích thước tương đối
nhỏ gọn (< 5cm x 5cm) và cân nặng dưới 200gram. Ngoài ra vì đối tượng sử dụng
đèn bàn thường là học sinh, sinh viên nên giá thành không được vượt quá 400.000
VNĐ. Mạch cũng phải đảm bảo được thời gian hoạt động liên tục, không dẫn tới cháy
nổ…
BTL Điện tử công suất | 2019

CHƯƠNG 2: LẬP KẾ HOẠCH

Để xây dựng được kế hoạch làm việc chi tiết và chính xác cho dự án, ta cần biết
những công việc cụ thể trong từng giai đoạn của quá trình cũng như khả năng từng thành
viên để phân công sao cho phù hợp nhất. Trong chương trình này ta sẽ lập bảng công
việc, bảng đánh giá nhân lực và bảng phân công công việc.
2.1. Bảng công việc
Bảng công việc là cách nhìn tổng quát nhất về toàn bộ các bước thực hiện để thực
hiện dự án, dựa vào 9 bước trong quy trình thiết kế kỹ thuật.
Thời gian Công việc Mô tả

10/5-15/5 Xác định ý tưởng Lên ý tưởng và tìm kiếm


thông tin về sản phẩm
mạch Buck
16/-25/5 Mô tả sản phẩm Xác định yêu cầu chức
năng và yêu cầu phi chức
năng
26/5-28/5 Lập kế hoạch Lập kế hoạch chi tiết công
việc cho dự án
29/5-31/5 Thiết kế sơ đồ khối Liệt kê các khối có trong
mạch
Thể hiện mối quan hệ giữa
các khối
1/6-7/6 Thiết kế sơ đồ chi tiết từng khối và lựa Xem xét các điều kiện và
chọn phương án tối ưu dựa vào yêu cầu chức năng
và phi chức năng để lựa
chọn linh kiện tối ưu, thiết
kế và vẽ mạch chi tiết
8/6-13/6 Test mạch Mô phỏng trên phần mềm
Proteus
Test trên board mạch trắng
13/5- 15/6 Chế tạo sản phẩm Thiết kế mạch in

Bảng 3: Bảng công việc


BTL Điện tử công suất | 2019

2.2. Bảng phân công công việc


Bảng phân công công việc dựa trên các công việc cụ thể để phân công từng việc
cho từng thành viên.
STT Tên thành viên Mô tả công việc

1 Nguyễn Thế Hiển Thiết kế sơ đồ khối, làm báo cáo và slide

2 Nguyễn Hoàng Anh Thiết kế sơ đồ chi tiết từng khối, test mạch.

Lựa chọn phương án tối ưu, làm báo cáo và


3 Trịnh Thúc Hoàng
slide.

Lựa chọn phương án tối ưu, làm báo cáo và


4 Nguyễn Mạnh Hà
slide.

Bảng 4: Bảng phân công công việc


BTL Điện tử công suất | 2019

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ SƠ ĐỒ KHỐI

Hình 1 dưới đây thể hiện sơ đồ khối tổng quan của hệ thống:

Hình 1: Sơ đồ khối hệ thống

Theo như hình 1 đã thể hiện, hệ thống mạch nguồn sẽ gồm các khối chính:

- Khối ổn áp: từ điện áp một chiều 20V đưa ra điện áp 5V cho khối vi điều khiển hoạt
động.

- Vi điều khiển: tạo xung PWM để đưa vào khối Buck converter tạo điện áp đóng mở
MOSFET, đo đạc điện áp đầu ra sau đó điều chỉnh độ rộng xung sao cho điện áp đầu ra
luôn bằng 12V ngay cả khi điện áp đầu vào thay đổi.

- Khối mạch Buck: biến đổi điện áp 1 chiều 20 V về 12 V để đưa ra tải.


BTL Điện tử công suất | 2019

CHƯƠNG 4 : THIẾT KẾ HỆ THỐNG VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TỐI


ƯU
4.1 Thiết kế khối ổn áp
Khối hạ áp 5V có chức năng hạ điện áp 20V từ nguồn đầu vào xuống 5V, cấp nguồn
cho vi điều khiển Arduino. Khối có sơ đồ nguyên lí như hình dưới:

Hình 2: IC ổn áp TPS54357

Sử dụng IC ổn áp TPS54357 để hạ áp từ đầu vào xuống điện áp 5V cấp cho vi điều khiển
và gate driver hoạt động. Các thông số của TPS54357 như sau [1]:

- Điện áp đầu ra được cố định: 5V


- Điện áp đầu vào: 4.5V - 20V
- Dòng điện đầu ra: 3A
- Dải nhiệt độ: -40C - 85C

4.2 Thiết kế khối mạch Buck


4.2.1 Lựa chọn cuộn cảm
Khối hạ áp sẽ nhận đầu vào từ đầu ra của khối chỉnh lưu và ổn áp, chuyển từ điện áp 1
chiều 20 V về điện áp 1 chiều 12V.

Công thức tính độ gợn dòng điện qua cuộn cảm:

𝑉𝑔 −𝑉
∆𝐼𝐿 = × 𝐷 × 𝑇𝑠 [2]
2𝐿
BTL Điện tử công suất | 2019

với 𝑉𝑔 = 20 𝑉 là điện áp sau chỉnh lưu và lọc (điện áp vào mạch Buck).

𝑉 = 12𝑉 là điện áp ra tải (điện áp ra sau mạch Buck).

12
𝐷= = 0.6 = 60% là độ rộng xung (Duty Cycle).
20

Chọn Ts = 16µs

Dòng điện ra trung bình:

𝑃 6
𝐼𝐿 = = = 0.5 (𝐴)
𝑉𝑜𝑢𝑡 12

Độ gợn sóng IL

∆IL < 0.5 × 0.1 = 0.05A (SRA)

Suy ra: L > 768uH

Digi-key Part
553-3686-6-ND 553-3686-6-ND 283-3586-6-ND
Number
Cảm kháng 1mH 1mH 1 mH
Dòng điện tối đa 1A 1A 1.1A
Nội trở 960 mΩ 980 mΩ 1.75 Ω
Giá thành (USD) $2.11 $2.95 $3.78
Hao phí 0.24 W 0.245 W 0.4375 W
Ripple IL 0.0384 (7.68%) 0.0384 A (7.68%) 0.0384 A (7.68%)
Chọn lựa Chọn

Bảng 5: Lựa chọn phương án cho cuộn cảm [3]

Nhìn vào bảng 3, loai cuộn cảm 1mH 0.5A thỏa mãn yêu cầu đề tài
BTL Điện tử công suất | 2019

Hình 3: Cuộn cảm 1mH 0.5A

Công suất tiêu hao trên cuộn cảm: [4]


𝑃𝐿 = 𝐼𝐿2 × 𝑅𝐿 = 0.52 × 0.96 = 0.24 (𝑊)
4.2.2 Lựa chọn tụ điện
Với L = 1 mH, ta có giá trị độ gợn sóng của 𝐼𝐿
𝑉𝑔 −𝑉 (20−12)×0.6
∆𝐼𝐿 = × 𝐷 × 𝑇𝑠 = = 0.0384(𝐴) [2]
2𝐿 2 ×1000×10−6× 62500

∆𝑉 < 12 × 0.1 => ∆𝑉 < 0.12 (𝑉 ) (𝑆𝑅𝐴)

Giá trị tụ điện:

∆𝐼𝐿 × 𝑇𝑠 0.0384
𝐶> = = 0.64 𝑢𝐹
8∆𝑉 62500 × 8 × 0.12

Tụ điện của khối mạch Buck phải đảm bảo chịu được điện áp tối đa > 20 V, điện dung
trên 0.64 uF (để đảm bảo 𝑉𝑟𝑖𝑝𝑝𝑙𝑒 < 10%) và điện trở tương đương nhỏ nhất có thể.

Bảng 4 cho ta thấy loại tụ 6.8 uF/35V có giá trị sát nhất với giá trị tính toán, đồng thời
có điện trở tương đương nối tiếp nhỏ nhất, vì vậy, nhóm đã chọn tụ 6.8 uF/35V cho mạch
Buck.
BTL Điện tử công suất | 2019

Digi-Key Part
399-4768-1-ND 399-3966-1-ND 399-3766-1-ND
Number
Dung kháng 10 uF 10 uF 10 uF
Điện áp tối đa 35 V 35 V 35 V
ESR 700 mΩ 1Ω 1Ω
Giá thành (USD) $1.73 $4.57 $1.05
Chọn lựa Chọn

Bảng 6: Các loại tụ [3]


4.2.3 Lựa chọn MOSFET
Ta lựa chọn MOSFET theo các yêu cầu kỹ thuật sau [5]:

- Điện áp ngưỡng: Do điện áp cấp cho khối Buck Vg = 20V nên MOSFET phải có
Vdsmax > 20V.

- Dòng điện trung bình tối da: Do tải đầu ra tiêu thụ dòng I = 0.5A nên MOSFET phải
có Idsmax > 0.5A.

- Nội trở: Để đảm bảo công suất hao phí dẫn (conduction loss) thì ta chọn MOSFET
có nội trở khi dẫn càng nhỏ càng tốt.

- Tần số chuyển mạch: Do tần số chuyển mạch của MOSFET tỉ lệ nghịch với tụ ký
sinh giữa các cực nên ta chọn MOSFET có tụ ký sinh nhỏ nhất có thể.

Tổng hợp lại ta được bảng sau:

Thông số Giá trị


Loại MOSFET MOSFET kênh n
Điện áp Vsd tối đa > 20V
Dòng điện Isd tối đa > 0.5 A
Rsd on Nhỏ nhất có thể
Qg Nhỏ nhất có thể

Bảng 7: Yêu cầu kỹ thuật đặt ra với MOSFET


BTL Điện tử công suất | 2019

Từ các yêu cầu trên, tham khảo trên thị trường ta thu thập được thông số kỹ thuật của
một số loại MOSFET sau:

Loại MOSFET STN2NF10 Si2308 IXTH500N04T2


Kênh N N N
Điện áp Vsd tối đa 100 V 60 V 40 V
Dòng điện Ids tối đa 2.4 A 1.7 A 500 A
Rds on 260 mΩ 125 mΩ 1.6 mΩ
Qg max 10 nC 4.8 nC 405 nC
Giá thành 7.000 1.000 23.000
Chọn Chọn

Bảng 8: Lựa chọn phương án cho MOSFET [3]

Dựa vào bảng 6, ta thấy MOSFET IXTH500N04T2có các đặc tính rất tốt như Rdson
nhỏ, điện dung kí sinh rất nhỏ, đồng thời các thông số Vdsmax, Idsmax phù hợp với yêu cầu
đặt ra. Do đó, ta chọn MOSFET IXTH500N04T2.

Hình 4: MOSFET IXTH500N04T2

Tổng công suất tiêu hao trên MOSFET [4]


∆𝐼𝐿2 0.052
Pmosfet = (𝐼𝐿2 + ) x Rmosfet = (0.52 + ) x 1.6 x 10−3 = 1 x 10−4 (W)
12 12

4.2.4. Tính toán hiệu suất


Công suất tiêu hao trên mạch buck [4]:
PD = PL + Pmosfet = 1.75 + 1x10−4 = 1.7501 (W)
Hiệu suất mạch buck [4]:
BTL Điện tử công suất | 2019

𝑃 6
H= = = 77.42 %
𝑃+𝑃𝐷 6+1.7501

4.2.5. Mô phỏng mạch Buck

.param D=0.615
V1
.param Ts=16us

20V .PWM frequency = 62.5kHz

PWM1 M1
IXTH500N04T2
L1
OUT
1m
R3
M2
10k
IXTH500N04T2 C1
FeedBack RL1
PWM2 6.8µ 24
R4
2k

PULSE(0 5 {D*Ts} 2n 2n {(1-D)*Ts} {Ts})


PULSE(0 5 0 2n 2n {D*Ts} {Ts})
.tran 20m

Hình 5: Sơ đồ nguyên lý mạch Buck [6]

Hình 5 biểu diễn sơ đồ nguyên lí khối Buck. Thực hiện mô phỏng trên phần mềm
LTSpice, ta thu được các kết quả mô phỏng như hình phía dưới.
Độ rộng xung: 60 %

Hình 6: Độ gợn điện áp đầu ra mô phỏng


BTL Điện tử công suất | 2019

Theo hình 6 ta có độ gợn điện áp đầu ra


ΔV = (12,05– 11,97)/2 = 0,04V
ΔV% = 0,084/10 = 0,33%

Hình 7: Độ gợn dòng điện qua cuộn cảm

Nhìn vào hình 7 ta có độ gợn dòng điện trên cuộn cảm:

ΔiL = (0,54 – 0,465)/2 = 0,0375A

ΔiL % =0,0375/0.5 = 7.5%

4.3 Thiết kế khối vi điều khiển


Khối vi điều khiển tạo tín hiệu PWM đưa vào khối Buck, đo đạc điện áp đầu ra rồi
điều chỉnh độ rộng xung để điện áp đầu ra luôn ở mức 12V

Loại vi điều khiển Atmega328 STM32F103 MSP430 G2231


Điện áp hoạt động 5V 1.8 – 3.8 V 1.8 – 3.6 V
Dòng điện tiêu thụ 30mA 200 uA 220 uA
Số chân ADC 5 ADC 8 x 12bit ADC 8 x 10bit ADC
Số chân PWM 6 6 1
Giá thành 55.000 65.000 25.000

Bảng 9: Lựa chọn vi điều khiển [3]

Dựa vào bảng 7, loại vi điều khiển Arduino đáp ứng đủ yêu cầu của bài toán, và dễ
dàng lập trình, vì vậy, nhóm đã chọn Arduino cho khối vi điều khiển.
BTL Điện tử công suất | 2019

Hình 8: Vi điều kiển Arduino nano

Hình 8: Sơ đồ nguyên lý khối vi điều khiển

Hình 9 trên mô tả sơ đồ nguyên lí của khối vi điều khiển. Ở đây, điện áp đầu ra được
phản hồi lại tới chân ADC của vi điều khiển qua cặp trở phân áp R2, R3. Để đảm điện áp
rơi tại chân ADC không quá mức 5V ngay cả khi MOSFET mở bão hòa, đồng thời giảm
công suất hao phí, ta lựa chọn R2 = 10kΩ, R3 = 2 kΩ. Khi điện áp đầu ra đạt 12V, điện
áp tại chân ADC sẽ bằng:
BTL Điện tử công suất | 2019

2
Vadc = × 12 = 2V [7]
2+10

Điện áp trên tương ứng với giá trị lượng tử


2
ADC_crit = ∗ 1024 = 410 [7]
5

Ta xây dựng lưu đồ thuật toán hoạt động cho vi điều khiển như sau

Cấu hình trạng


thái vi điều
khiển

Thiết lập giá trị


PWM ban đầu

Đọc ADC

ADC < ADC_crit FALSE ADC > ADC_crit + 4 FALSE PWM = PWM - 1

TRUE
TRUE

PWM = PWM + 1 FALSE ADC < ADC_crit - 4 PWM = PWM - 2

TRUE

PWM = PWM + 2

Hình 9: Lưu đồ thuật toán hoạt động cho vi điều khiển

Với ADC_crit = 410 là giá trị ADC đo được tại chân trở phân áp khi điện áp đầu ra
bằng 12V.
BTL Điện tử công suất | 2019

4.4 Thiết kế sơ đồ nguyên lý

Hình 10: Sơ đồ nguyên lý mạch nguồn

Hình 11 mô tả sơ đồ nguyên lý mạch nguồn với các khối chức năng và chi tiết từng
khối được vẽ trên phần mềm Altium. Các khối chính bao gồm
- Khối ổn áp 5V: tạo nguồn 5V cấp cho vi điều khiển.
- Khối Buck: cấp nguồn 12V cho tải đầu ra.
- Khối vi điều khiển: tạo tín hiệu PWM; đo đạc điện áp đầu ra phản hồi lại để điều
chỉnh độ rộng xung sao cho điện áp đầu ra luôn bằng 12V.
BTL Điện tử công suất | 2019

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

Sau 2 tháng làm việc, mạch đã hoàn thành đúng tiến độ và về cơ bản hoàn thành được
các yêu cầu chức năng cũng như phi chức năng đặt ra ban đầu. Tuy nhiên, sản phẩm chưa
thực sự có thể cạnh tranh với các sản phẩm hiện có trên thị trường về giá cả cũng như kích
thước.

Thông qua việc hoàn thành bài tập lớn, chúng em đã tích lũy được thêm nhiều kiến
thức thực tế về mạch công suất nói chung và mạch nguồn nói riêng, cảm ơn cô Phạm
Nguyễn Thanh Loan đã tạo cho chúng em niềm say mê học tập, tìm tòi kiến thức mới. Thầy
cô còn giúp chúng em hoàn thiện các kĩ năng mềm như kĩ năng thuyết trình, kĩ năng làm
việc nhóm, kĩ năng làm slide, báo cáo …

Do vốn kiến thức còn hạn hẹp nên việc thực hiện ý tưởng còn nhiều hạn chế, nếu có
gì sai sót, chúng em mong thầy cô đưa nhưng ra những nhận xét đánh giá để sản phẩm
ngày một hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!


BTL Điện tử công suất | 2019

PHỤ LỤC : CODE LẬP TRÌNH CHO VI ĐIỀU KHIỂN

#include <LiquidCrystal.h>
#include <avr/interrupt.h>
#define feedback A1 //The feedback input is A1
#define PWM 5 //Digital pin D5 por PWM signal
int pwm = 170; //Initial value of PWM width

void setup() {
pinMode(feedback, INPUT);
pinMode(PWM, OUTPUT);
TCCR0B = TCCR0B & B11111000 | B00000001; // 62.5KHz
Serial.begin(9600);
}

void loop() {
float output = analogRead(feedback); //We read the feedback, which
is the real value
Serial.print(output);
if (220 > output)
{
pwm = pwm+1;
pwm = constrain(pwm, 1, 254);
}

if (220 < output)


{
pwm = pwm-1;
pwm = constrain(pwm, 1, 254);
}

Serial.print("Cap xung PWM");


Serial.print(pwm);
BTL Điện tử công suất | 2019

analogWrite(PWM,pwm);
delayNanoseconds(pwm);
analogWrite(6, 256 - pwm);
}

static inline void delayNanoseconds(uint32_t) __attribute__((always_inline,


unused));
static inline void delayNanoseconds(uint32_t nsec){
/*
* Based on Paul Stoffregen's implementation
* for Teensy 3.0 (http://www.pjrc.com/)
*/
if (nsec == 0) return;
uint32_t n = (nsec * 1000) / 35714;
asm volatile(
"NOP" "\n\t"
"NOP" "\n\t"
"NOP" "\n\t"
"NOP" "\n\t"
"NOP" "\n\t"

);
}
BTL Điện tử công suất | 2019

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] http://www.ti.com/lit/ds/symlink/tps54357.pdf.

[2] Slide Fundamentals of Power Electronics..

[3] http://banlinhkien.vn/ .

[4] http://www.ti.com/lit/an/slva390/slva390.pdf.

[5] https://www.st.com/content/ccc/resource/technical/document/application_
D00283974.pdf/files/CD00283974.pdf/jcr:content/translations/en.CD00283974.pdf.

[6] https://www.youtube.com/watch?v=Jf_yGkBbI5k.

[7] http://www.electronoobs.com/eng_circuitos_tut10.php.

You might also like