CÂU HỎI ÔN TẬP NGUỒN LHC - QHPLHC PDF

You might also like

You are on page 1of 5

CÂU HỎI ÔN TẬP

CHƯƠNG 2: NGUỒN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH


I. Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích tại sao.
1. Cơ quan nhà nước ở địa phương không có quyền ban hành văn bản quy phạm
pháp luật hành chính.
2. Chỉ thị của UBND các cấp không thể là nguồn của luật hành chính.
3. Nguồn của luật hành chính không thể là quyết định do Bộ trưởng ban hành.
4. Chỉ văn bản quy phạm pháp luật hành chính do cơ quan hành chính nhà nước
ban hành là nguồn của luật hành chính.
5. Bất kỳ cá nhân nào cũng có năng lực pháp luật hành chính.
6. Quyết định do UBND các cấp ban hành có thể không là nguồn của luật hành
chính
7. Kết quả của áp dụng quy phạm pháp luật hành chính có thể là văn bản quy phạm
pháp luật hành chính.
8. Quốc hội không ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính.
9. Yêu cầu của việc áp dụng pháp luật hành chính không chỉ thể hiện ở chỗ việc áp
dụng phải đúng nội dung, mục đích của quy phạm pháp luật hành chính.
10. Các cơ quan nhà nước ở cấp tỉnh đều có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp
luật hành chính.
11. Thời điểm phát sinh hiệu lực của văn bản quy phạm luật hành chính do cơ quan
nhà nước, cá nhân có thẩm quyền ở Trung ương ban hành không phải luôn có hiệu
lực không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày ký hoặc thông qua.
12. Chế tài quy phạm pháp luật hành chính là bộ phận nêu cách thức xử sự đúng đắn
của các chủ thể có liên quan.
13. Văn bản quy phạm pháp luật hành chính luôn có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc.
14. Chấp hành quy phạm pháp luật hành chính không phải bao giờ cũng dẫn đến áp
dụng quy phạm pháp luật hành chính.
15. Quyết định nâng ngạch công chức của Chủ tịch UBND tỉnh X có thể là nguồn
của luật hành chính.
II. Bài tập tình huống:
Bài 1: Các văn bản sau đây có phải là nguồn của Luật Hành chính không?
Tại sao?
1. Luật Giáo dục số 43/2019/QH14.
2. Pháp lệnh số: 01/2018/UBTVQH14 Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 Pháp lệnh có liên quan đến quy hoạch
(Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng số 02/2008/PL-UBTVQH12 , Pháp lệnh Quản lý thị
trường số 11/2016/UBTVQH13, Pháp lệnh Thư viện số 31/2000/PL-UBTVQH10, Pháp
lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 đã được sửa đổi,
bổ sung một số điều theo Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13).
3. Nghị định số 54/2019/NĐ-CP ngày 19/6/2019 của Chính phủ quy định về kinh
doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
4. Thông tư số 04/2019/TT-BNV ngày 24/5/2019 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực
hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ
chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội.
5. Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 29/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ về lập kế
hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025.
6. Thông báo 260/TB-VPCP ngày 26/7/2019 của Văn phòng Chính phủ về kết
luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Tổng
điều tra dân số và nhà ở Trung ương tại Hội nghị trực tuyến công bố kết quả sơ bộ Tổng
điều tra dân số và nhà ở năm 2019.
7. Quyết định số 2520/QĐ-BNV ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về
việc phê duyệt Kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2019 của Bộ Nội vụ.
8. Quyết định số 31/2019/QĐ-UBND ngày 17/7/2019 của UBND tỉnh Long An
Về việc quy định thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
và phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh
thực phẩm, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố thuộc phạm
vi quản lý của ngành Y tế trên địa bàn tỉnh Long An.
9. Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐND ngày 19/4/2019 của HĐND tỉnh Tiền Giang
về mức chi hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn
tỉnh Tiền Giang.
10. Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 11/01/2019 của UBND huyện Ba Vì Về việc tổ
chức phục vụ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019 trên địa bàn huyện.
Bài 2: Xác định các hành vi sau đây có phải là thực hiện pháp Luật Hành
chính không? Vì sao?
1. Chi đoàn tổ chức kết nạp đoàn viên.
2. Công dân thực hiện quyền tự do kinh doanh.
3. Giám đốc doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người lao động.
4. Đoàn Thanh niên tuyên truyền pháp luật về phòng, chống ma túy trong thanh
thiếu niên.
5. Hiệu trưởng trường Đại học công lập ký hợp đồng làm việc với người trúng
tuyển viên chức.
CHƯƠNG 3: QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH
I. Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích tại sao.
1. Năng lực pháp Luật Hành chính của công dân chính là năng lực chủ thể của
công dân.
2. Chủ thể quan hệ pháp Luật Hành chính luôn là chủ thể Luật Hành chính.
3. Các bên tham gia quan hệ pháp Luật Hành chính không thể đều là công dân.
4. Năng lực hành vi hành chính của công dân chỉ bắt đầu khi công dân đủ 18
tuổi.
5. Tranh chấp giữa hai công dân liên quan đến quyền sử dụng đất không thể giải
quyết theo thủ tục hành chính.
6. Quy phạm Luật Hành chính là cơ sở thực tế làm phát sinh quan hệ Luật Hành
chính.
7. Cá nhân có thể chỉ có năng lực hành vi hành chính mà không có năng lực pháp
Luật Hành chính.
8. Trách nhiệm của bên vi phạm nghĩa vụ trong quan hệ pháp Luật Hành chính là
trách nhiệm trước bên bị thiệt hại.
9. Quan hệ Luật Hành chính không thể phát sinh trái với ý chí của một bên tham
gia quan hệ.
10. Năng lực pháp Luật Hành chính và năng lực hành vi hành chính của cơ quan
hành chính nhà nước phát sinh vào những thời điểm khác nhau.
11. Chủ thể Luật Hành chính luôn là chủ thể quan hệ pháp Luật Hành chính.
12. Nghĩa vụ pháp lý trong quan hệ pháp Luật Hành chính là khả năng lựa chọn
hành vi xử sự của các bên tham gia quan hệ pháp Luật Hành chính.
13. Xử phạt vi phạm hành chính không phải là biểu hiện duy nhất của việc áp
dụng quy phạm pháp Luật Hành chính.
14. Quan hệ pháp Luật Hành chính luôn phát sinh từ việc thực hiện quyền và
nghĩa vụ của công dân.
15. Trong quan hệ pháp Luật Hành chính có thể không tồn tại khách thể.
II. Bài tập tình huống
Bài 1: Năm 1965, ông A (sinh năm 1930) và bà B sinh năm (1935) về sống chung
với nhau nhưng không đăng ký kết hôn. Năm 1975, A và B sinh con trai là C. Năm 1980,
A và B sinh con gái là D. Cả gia đình sống rất hạnh phúc với nhau.
Năm 2018, ông A và bà B lấy tiền tiết kiệm để mua 1 căn nhà tại quận X, thành
phố H. Khi đi ký hợp đồng công chứng về việc mua bán nhà thì bà B bị bệnh nên chỉ có
ông A đi ký hợp đồng công chứng với ông F (người bán nhà) tại phòng công chứng số 1,
Thành phố H. Sau khi ký hợp đồng công chứng thì ông A mang hồ sơ về UBND Quận X
để làm thủ tục sang tên, đổi chủ. Khi đến UBND Quận X thì ông A yêu cầu là trên Giấy
tờ nhà phải có tên ông và vợ ông là bà B vì đây là căn nhà do 2 vợ chồng cùng mua.
Chuyên viên phụ trách đất đai yêu cầu ông cung cấp Giấy đăng ký kết hôn thì mới đáp
ứng yêu cầu của ông A. Tuy nhiên, ông A đã không cung cấp được giấy Giấy đăng ký kết
hôn.
a. Anh (chị) hãy xác định cấu thành của quan hệ pháp luật hành chính.
b. Trong trường hợp A và B không có Giấy đăng ký kết hôn thì anh chị hãy tư vấn
cho A và B những loại giấy tờ nào có thể sử dụng để thay thế cho Giấy đăng ký kết hôn.
c. Trong trường hợp ông A cho rằng việc UBND Quận X yêu cầu mình cung cấp
Giấy đăng ký kết hôn là không có cơ sở thì ông A có thể làm gì để bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình?
Bài 2: Ngày 15/6/2018, trên cơ sở quyết định của UBND tỉnh X về việc tuyển
dụng công chức cho các sở và cơ quan ngang sở trên địa bàn tỉnh X, Sở Nội vụ tỉnh X ra
Thông báo số 10/TB-SNV về việc tuyển dụng công chức. Xét thấy mình có đủ điều kiện
dự tuyển công chức, ông Nguyễn Hoàng B (sinh năm 1992), cư trú tại xã Z, huyện Y,
tỉnh Z đã đến Sở Nội vụ tỉnh X nộp hồ sơ. Trước đó, ông B đã đến Trung tâm Y tế huyện
Y khám sức khỏe. Đồng thời đến UBND xã Z xác nhận sơ yếu lý lịch và chứng thực các
văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu ngạch công chức dự tuyển. Hãy xác định:
1. Các quan hệ pháp luật hành chính đã phát sinh?
2. Chủ thể, khách thể quan hệ pháp luật hành chính?
3. Điều kiện phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp Luật Hành chính?

You might also like