You are on page 1of 39

TÀI LIỆU DÀNH CHO HỌC VIÊN

MODULE 02

“KỸ NĂNG TÌM VIỆC VÀ PHỎNG VẤN TUYỂN DỤNG THÀNH CÔNG”
(dành cho học viên)

Thời lượng: 02 buổi. Buổi sáng từ 8h30 – 12h00. Buổi chiều từ 13h30 – 17h00.

THỜI GIAN NỘI DUNG GHI CHÚ

8h30 – 12h00 Phần I: Kỹ năng tìm việc và thể hiện bản thân qua
CV

+/Thực hành thiết lập


1. Lập mục tiêu sự nghiệp - nền tảng của tìm việc
mục tiêu nghề nghiệp
thành công theo SMART.
 Thiết lập mục tiêu nghề nghiệp (SMART)
+/Thực hành phân tích
 Phân tích bản thân (SWOT) SWOT bản thân.
8h30 – 10h15
2. Kỹ năng tìm việc +/Thực hành phân tích
bản “Thông tin tuyển
 Phân tích thông tin ứng tuyển
dụng”
 Phân tích doanh nghiệp ứng tuyển
 Lựa chọn doanh nghiệp ứng tuyển phù hợp. +/Thực hành phân tích
doanh nghiệp và đánh giá
sự phù hợp.

10h15 – 10h30 Giải lao

3. Kỹ năng viết CV +/Các thành phần trong


hồ sơ ứng tuyển.
 Tổng quan về hồ sơ và CV ứng tuyển
+/ Thực hành viết thư
 Các mẫu CV cơ bản
10h30 – 12h00 Ứng tuyển.
 Kỹ năng viết CV
 Kỹ năng viết thư Ứng tuyển +/ Giới thiệu các mẫu CV
 Trình bày CV trên Microsoft Word và thực hành viết bố cục
 Chuẩn bị các giấy tờ khác. CV

12h00 - 13h30 Nghỉ trưa


13h30 – 17h00
Phần II: Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng thành công

1. Chuẩn bị cho phỏng vấn

a/ Chuẩn bị bản thân

 Những điều cần chuẩn bị và các giai đoạn phỏng +/Thực hành viết danh
sách (check list) những
vấn
điều cần chuẩn bị.
13h30 – 15h15  Lời khuyên giúp tự tin và các lưu ý cần thiết
+/Thực hành lập bản ghi
b/ Tìm hiểu nhà tuyển dụng để phỏng vấn thành chú 3 giai đoạn phỏng
công vấn.

 Nhận biết và thực hành hai phương pháp/kỹ thuật


phỏng vấn tuyển dụng dụng thường dùng nhất.
 Các câu hỏi nhà tuyển dụng thường dùng.

15h15 – 15h30 Giải lao

Thực hành phỏng vấn


bằng hình thức nhập
2. Thực hành phỏng vấn và phân tích các kỹ năng
vai/đóng vai.
trả lời câu hỏi hiệu quả:
Trong quá trình thực
15h30 – 17h00  Những câu trả lời nên tránh
hành, phân tích trực tiếp
 Nhận biết 10 câu hỏi phỏng vấn kinh điển
những câu trả lời, ngôn
 Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng.
ngữ cơ thể, cách thể hiện
sự lắng nghe, đặt câu
hỏi…

A. Kế hoạch giờ học (cho 1 buổi học):


Các bước Thời gian Hoạt động
thực hiện

1 30 phút Thảo luận mở

Tổng kết kiến thức buổi trước

2 50 phút Trình bày bài giảng

- Khơi gợi, tạo tập trung và huy động ý tưởng


- Mô tả, phân tích, tổng hợp nội dung lý thuyết
3 10 phút Bài tập cá nhân tự làm tại lớp

4 50 phút Bài tập nhóm (hoặc bài tập nhập vai)

5. 30 phút Thuyết trình

6. 15 phút Trao đổi, phản biện

7 10 phút Kết luận

B. Nội dung
Phần I: Kỹ năng tìm việc và thể hiện bản thân qua CV (1 buổi)
4. Lập mục tiêu sự nghiệp - nền tảng của tìm việc thành công
 Định nghĩa Mục tiêu: Có nhiều định nghĩa khác nhau về mục tiêu. Nhưng định nghĩa này dễ hiểu hơn cả:
“Mục tiêu là những trạng thái, cột mốc mà con người muốn đạt được trong một khoảng thời gian xác định.”
 Tại sao phải xác lập mục tiêu? Để thành công, cho dù là những doanh nhân thành đạt, nghệ sĩ
nổi tiếng, hay chỉ là nhân viên bình thường hoặc vẫn còn đang là sinh viên… ai cũng đều phải xác
lập mục tiêu. Xác lập mục tiêu giúp cho mỗi cá nhân có được tầm nhìn dài hạn và động lực ngắn
hạn. Từ đó giúp cá nhân tập trung kiến thức, nỗ lực; sắp xếp thời gian và nguồn lực cá nhân để khai
thác tối đa năng lực của bản thân nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
Nếu muốn TÌM VIỆC thành công, cần phải đặt ra MỤC TIÊU SỰ NGHIỆP trước. Nếu không có mục tiêu, sẽ
thiếu tập trung và định hướng, và rủi ro không tìm được công việc cao hơn.
 Lợi ích của việc lập mục tiêu trong sự nghiệp: Khi đã xác định được những mục tiêu rõ ràng, cá
nhân có thể tìm ra những giải pháp và kế hoạch để đạt được những mục tiêu đó. Và cũng sẽ nâng
cao sự tự tin của bạn khi đã biết rõ khả năng đạt được mục tiêu khi đã thiết lập.
Bằng chứng là trong cuốn “7 thói quen để thành đạt” của S.Covey- một cuốn sách “gối đầu giường” của hầu
hết những người thành công trên thế giới – đã chỉ ra tầm quan trọng của việc thiết lập mục tiêu: nó đứng vị
trí thứ 2 ngay sau sự chủ động của bản thân mỗi cá nhân.
 Mục tiêu sự nghiệp giống như 1 “la bàn” định hướng cho sự phát triển nghề nghiệp của mỗi cá nhân.
Nó giúp cho sự phát triển nhất quán của mỗi cá nhân trong mọi môi trường doanh nghiệp và giai
đoạn nghề nghiệp.
 Thiết lập mục tiêu không chỉ giúp điều khiển định hướng của sự nghiệp/cuộc sống mà còn là chuẩn
mực để xác định xem bạn có đang thực sự thành công hay không.
 Thiết lập mục tiêu sự nghiệp là việc làm CHỦ ĐỘNG của mỗi cá nhân. Và trước mỗi lần muốn THAY
ĐỔI công việc, môi trường, tìm việc mới…cần xem lại bản mục tiêu cũ và thiết lập mục tiêu mới có
tính nối tiếp và kế thừa trên nền tảng cũ.
Để đảm bảo thiết lập mục tiêu sự nghiệp cá nhân PHÙ HỢP với mỗi người, cần xem xét trên các
yếu tố:
- Phát huy năng lực sở trường
- Phù hợp với tính cách, cảm xúc cá nhân
- Đó là một nghề chính đáng, tạo ra giá trị tích cực cho xã hội và được trả công tương xứng
- Phù hợp với các điều kiện hoàn cảnh cá nhân như sức khỏe, hình thể, điều kiện gia đình. Ví dụ: chỉ
cao 1m65 thì không nên cố gắng thi làm tiếp viên hàng không,…

(Bảng 1)

Bài tập khởi động: Thiết lập mục tiêu sự nghiệp

(Lập cá nhân: 3 phút và thảo luận trong nhóm 7 phút. Mục đích thảo luận nhóm: tăng thêm sự tương
tác ban đầu).

1. Mục tiêu trong sự nghiệp của bạn là gì?

2. Với mục tiêu này, bạn muốn trở thành người thành công như thế nào (vị trí, thành
tích,…) ?

3. Để đạt tới thành công đó, bạn nghĩ bạn sẽ phát huy tốt nhất những điều gì ở bản
thân ?

4. Để khả thi, bạn sử dụng phương pháp/công cụ nào để thiết lập mục tiêu đó ?

Lưu ý: Để thiết lập được mục tiêu nghề nghiệp một cách thành công cần:
- Càng rõ ràng càng dễ dàng đạt được;
- Lượng hóa cụ thể về những điều cần đạt được;
- và quan trọng là cần có phương pháp đúng.
1. 1. Thiết lập mục tiêu nghề nghiệp (SMART)
Phương pháp (công cụ) xác định mục tiêu khả thi và hiệu quả nhất đang được sử dụng trong nhiều lĩnh
vực khác nhau, ở phạm vi toàn thế giới, là phương pháp SMART.
Phương pháp lập mục tiêu SMART (Thông minh) là gì?
S.M.A.R.T là tên viết tắt các chữ đầu của 5 từ:
S - Specific : Cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu
M - Measurable : Đo lường được
A - Attainable : Có thể đạt được bằng sức của mình
R - Relevant : Thực tế, tương thích , phù hợp
T - Time-Bound : T=Có thời hạn hoàn thành
Và để có một “mục tiêu thông minh” thì khi đặt mục tiêu cần phải hội đủ 5 yếu tố nêu trên.

Ví dụ về cách thức thiết lập mục tiêu theo phương pháp SMART.
S – cụ thể (specific). Câu nói: “Tôi muốn dậy sớm” là một câu nói chung chung. Điều đó chỉ trở thành
hiện thực khi bạn đặt ra mục tiêu cụ thể, chẳng hạn “Tôi sẽ thức dậy vào lúc 5h30, mỗi sáng”.
M – có thể đo đếm được (measurable). Nếu không lượng hóa, đánh giá được mục tiêu, bạn sẽ không
thể nào thực hiện được. Đánh giá là cách giúp bạn theo dõi sự tiến bộ. Mục tiêu “học ngoại ngữ 2h mỗi
sáng” để đo lượng thời gian bạn dành cho việc này.
A – có thể đạt được (Attainable/achievable). Mục tiêu cần có tính thách thức nhưng không được
nằm ngoài năng lực/ sức lực của bản thân, nếu không sẽ khiến bạn nản lòng. Ví dụ với mục tiêu rèn
luyện sức khỏe bằng chạy bộ, nhưng bạn đặt ra mục tiêu chạy 40km/h là không tưởng. (tốc độ chạy bộ
trung bình từ 10 – 20km/h).
R – Thực tế, tương thích, phù hợp (relevant). Khi đặt mục tiêu tương thích với định hướng cuộc
sống và sự nghiệp, cá nhân có thể phát triển tập trung để luôn tiến lên và hoàn thiện bản thân. Còn nếu
đặt mục tiêu quá rộng và không phù hợp, bạn sẽ thấy thời gian sẽ đi một đường, còn sự nghiệp (hoặc
cuộc sống) sẽ đi một nẻo. Ví dụ để phục vụ công việc, bạn dự định và lựa chọn ứng tuyển vào những
công ty nước ngoài sử dụng tiếng Anh, nhưng lại đặt mục tiêu đi học tiếng …Pháp.
T – có thời gian cụ thể (time-bound). Nên đặt ra ngày tháng bắt đầu và kết thúc để thực hiện mục
tiêu. Ví dụ với mục tiêu “từ 15/8 đến 15/9 trúng tuyển 2 công ty” sẽ giúp bạn có động lực và khả năng
đạt được cao hơn với 1 mục tiêu chung chung kiểu như “1 tháng nữa sẽ trúng tuyển 2 công ty”.

Một vài nguyên tắc hỗ trợ, giúp lập mục tiêu thành công:
Nguyên tắc 1: Ghi mục tiêu ra giấy và sử dụng giọng văn tích cực
Ghi mục tiêu thành văn bản làm cho mục tiêu trở nên thực tế và hữu hình hơn vì bạn sẽ không có lý do gì
để quên được. Khi bạn viết, hãy viết bằng giọng văn tích cực. Nên sử dụng từ “sẽ” thay vì “muốn” hay
“có thể”. Ví dụ, “Tôi sẽ làm việc chăm chỉ và thông minh để tăng lương lên 30% trong năm 2017”, thay vì
“Tôi muốn tăng lương lên 30% trong năm 2017.” Cách ghi đầu tiên trông có vẻ thực tế hơn và bạn “thấy”
rõ mình đang tìm cách tăng lương. Còn cách ghi thứ hai có vẻ thiếu động lực và sẽ cho bạn một cái cớ để
xao lãng.
Lời khuyên bổ sung: Nếu bạn đang sử dụng Danh sách việc cần làm thì nên để mục tiêu lên đầu danh
sách đó. Nếu bạn đang sử dụng một Chương trình hành động thì mục tiêu cũng nên được đặt lên trên
cùng của Thư mục dự án. Nên đặt mục tiêu ở những nơi dễ nhìn thấy như trên tường, trên bàn làm việc,
trên màn hình máy tính hoặc dán lên gương phòng tắm hay tủ lạnh để liên tục nhắc nhở mình phải thực
hiện mục tiêu. Bạn cũng có thể chia sẻ mục tiêu này với các thành viên khác để tiếp thêm động lực
cho mình.
Nguyên tắc thứ 2: Lập kế hoạch hành động
Bước này thường bị bỏ qua trong quá trình thiết lập mục tiêu do người thiết lập thường quá quan tâm tới
“đầu ra” mà quên lập kế hoạch cho tất cả các bước trên đường đi. Bằng cách viết ra từng bước đi một,
bạn sẽ biết được mình đang đi tới đâu và thấy được cả quá trình đi tới mục tiêu cuối cùng. Đây là ghi chú
cực kì quan trọng nếu mục tiêu của bạn quá lớn và lâu dài. Đọc bài viết của chúng tôi về kế hoạch hành
động để biết thêm về cách làm này.
Nguyên tắc thứ 3: Bám sát mục tiêu!
Cần ghi nhớ rằng, thiết lập và thực hiện mục tiêu là cả một quá trình. Hãy nhắc nhở bản thân cần theo
dõi mục tiêu và dành thời gian xem xét lại mục tiêu thường xuyên. Lưu ý là theo thời gian, mục tiêu
không thay đổi nhưng kế hoạch hành động để đi tới mục tiêu có thể thay đổi đáng kể. Cần đảm bảo giữ
vững tính tương thích, giá trị và sự cần thiết của mục tiêu.
(Nguồn: tổng hợp và biên soạn từ internet)
Bài tập 1: Thiết lập mục tiêu sự nghiệp theo SMART

Dựa trên những câu hỏi của phần khởi động và kiến thức về SMART, bạn hãy viết lại mục tiêu
sự nghiệp của bản thân theo phương pháp SMART.

1. 2. Phân tích bản thân (SWOT)


Mục tiêu SMART đã thiết lập xong, việc tiếp theo là lên kế hoạch hành động. Trong việc lên kế hoạch hành
động để thực hiện mục tiêu, điều quan trọng nhất là cần đánh giá bản thân, đánh giá các nguồn lực đang
có. Đó là một bước quan trọng và bắt buộc cần phải có trong phần lập kế hoạch hành động để đạt được mục
tiêu đã đề ra.

Ở châu Âu- đặc biệt ở các trường đại học tại nước Anh- sinh viên năm Nhất đã tiếp cận và sử dụng phương
pháp phân tích SWOT để phân tích đánh giá bản thân trong môn học có tên “Personal development plan”.
Vậy SWOT là gì ?
SWOT là tên viết tắt các chữ đầu của 4 từ:
S - Strength: Điểm mạnh, sở trường
W - Weaknesses: Điểm yếu
O - Opportunities: Cơ hội
T - Threat: Thách thức/Nguy cơ/Đe dọa
là phương pháp/ kỹ thuật thường được sử dụng để phân tích đánh giá tổ chức/doanh nghiệp như vị trí chiến
lược của doanh nghiệp, tình hình sản phẩm và kinh doanh. Và từ sự hiệu quả của công cụ này, hiện tại
SWOT đã được ứng dụng vào cả lĩnh vực đánh giá để phát triển cá nhân.
Cách tạo ra bảng phân tích SWOT:
Kiểu phân tích này thường gồm 1 bảng được chia thành 4 ô vuông. Điểm mạnh và Điểm yếu sẽ nằm ở phần
phía trên của 2 ô, Cơ hội và Thách thức sẽ nằm ở hai ô phía dưới còn lại. Kỹ thuật SWOT không những giúp
bạn nắm được các điểm mạnh và điểm yếu của bản thân mà còn chú trọng vào việc phát hiện các nhân tố
bên ngoài có ảnh hưởng đến phương hướng và sự phát triển nghề nghiệp. Các nhân tố như: vị trí địa lý,
ngành kinh doanh, công ty, nghề nghiệp… chính là các cơ hội cũng như thách thức tiềm ẩn. Quan sát các ô
vuông này sẽ giúp nảy ra các ý tưởng về nghề nghiệp cũng như định hướng phát triển sự nghiệp cá nhân.

Để hình dung được các nhân tố được thể hiện trong biểu đồ SWOT, hãy nhìn vào các ví dụ sau (bảng 2):

(ĐIỂM MẠNH) (ĐIỂM YẾU)


 Bạn làm những việc gì tốt nhất?  Có những điều gì bạn cần phải khắc phục và sửa
 Bạn có những khả năng, tài năng đặc biệt đổi để trở nên tốt hơn?
nào?  Bạn có ít khả năng hơn người khác ở những lĩnh vực
 Những người chung quanh thấy ở bạn có nào?
những điểm mạnh gì?  Người khác có thể nhìn thấy ở bạn những điểm
thiếu hụt nào?

(CƠ HỘI) (THÁCH THỨC/NGUY CƠ/ĐE DỌA)


 Có những cơ hội nào mở ra trước mắt bạn?  Những khuynh hướng nào có thể làm hại bạn?
 Bạn có nhiều lợi thế ở những khuynh hướng  Những điểm yếu của bạn bộc lộ rõ nhất trong
nào? những nguy cơ nào?
 Bạn có thể biến điểm mạnh của mình thành cơ
hội như thế nào?

Điểm mạnh
Điểm mạnh chính là các đặc tính nội tại tốt đẹp và điểm nổi bật của bản thân. Chúng nằm trong tầm quản lý
của bạn. Ví dụ:
* Các đặc điểm cá nhân tích cực
* Các kỹ năng,
* năng lực,
* kiến thức và kinh nghiệm liên quan
* Nền tảng học vấn
* Quan hệ giao tiếp rộng rãi là một lợi thế
* Sự tận tâm, lòng đam mê, nhiệt tình trong công việc.
Điểm yếu
Điểm yếu là các đặc tính nội tại tiêu cực. Chúng cũng nằm trong tầm quản lý của bạn. Ví dụ:
* Một số tích cách cá nhân tiêu cực hay thói quen xấu
* Thiếu kinh nghiệm
* Nền tảng học vấn không vững chắc
* Quan hệ giao tiếp không nhiều
* Thiếu định hướng hay khả năng tập trung yếu
* Kỹ năng chuyên môn và quản lý nghề nghiệp yếu.
Cơ hội
Cơ hội là các nhân tố bên ngoài tuy không thể kiểm soát được những lại ẩn chức sức bật tiềm tàng:
* Xu hướng ngành nghề được ưa chuộng
* Bùng nổ kinh tế
* Công việc được khuyến khích
* Các dự án của công ty trong tương lai
* Yêu cầu đòi hỏi kỹ năng và chuyên môn mới
* Ứng dụng công nghệ mới
* Liên hệ với những người có nhiều quyền lực
Thách thức/Nguy cơ/Đe dọa
Thách thức/Nguy cơ/Đe dọa là các nhân tố bên ngoài không thể kiểm soát được, có khả năng gây bất lợi vì
thế đòi hỏi phải có biện pháp ngăn chặn. Ví dụ:
* Tái cấu trúc và hợp nhất các ngành nghề
* Nhu cầu thị trường thay đổi và tác động của nó lên nhà kinh doanh
* Không đáp ứng được các thay đổi về tiêu chuẩn chuyên môn
* Yêu cầu của xã hội đối với kỹ năng của bạn giảm đi
* Công nghệ phát triển nhanh hơn sự chuẩn bị của bạn
* Sự xuất hiện của đối thủ mới, có thể là của công ty hay chính bạn
* Người ra quyết định của công ty không thích hay không ủng hộ bạn.
Cần lưu ý rằng, các nhân tố bên ngoài đôi lúc vừa là thách thức vừa là cơ hội. Ví dụ, việc xuất hiện một ngôn
ngữ lập trình mới thay cho ngôn ngữ bạn đang có chuyên môn sẽ là một thách thức nếu bạn không biết gì
về nó và ngược lại bạn sẽ có cơ hội trở thành một trong những chuyên gia đầu tiên.
Bài tập 2: Từ Mục tiêu nghề nghiệp SMART mỗi cá nhân đã lập ra, đồng thời dựa vào bảng 2 ở trên, hãy
phân tích SWOT của bản thân theo những khía cạnh sau:

Điểm mạnh Điểm yếu


1. Học vấn/Kiến thức 1. Học vấn/Kiến thức

2. Kỹ năng 2. Kỹ năng

3. Đặc điểm cá nhân (Tố chất/Năng lực/Thái độ) 3. Đặc điểm cá nhân (Tố chất/Năng lực/Thái độ)

4. Kinh nghiệm/Trải nghiệm 4. Kinh nghiệm/Trải nghiệm

5. Các mối quan hệ/ Giao tiếp


5. Các mối quan hệ/ Giao tiếp

Cơ hội Thách thức


Sự phát triển công nghệ Sự phát triển công nghệ

Nhu cầu thị trường lao động Nhu cầu thị trường lao động

Nhu cầu ngành và yêu cầu Kiến thức/Chuyên môn Nhu cầu ngành và yêu cầu Kiến thức/Chuyên môn

Kỹ năng Kỹ năng

Lưu ý: Sau khi đã trả lời các câu hỏi trong bảng phân tích SWOT, nên xem xét các:
1/ Cơ Hội + Điểm Mạnh >>> CHỚP THỜI CƠ (Khi có Cơ hội, hãy sử dụng ngay điểm mạnh để nắm bắt cơ
hội)
2/ Cơ Hội + Điểm Yếu >> ĐIỀU CHỈNH, chuyển hóa Điểm yếu để triệt để nắm bắt Cơ hội.
3/ Thách Thức (Rủi Ro) + Điểm Mạnh >> Dùng điểm mạnh để hạn chế Thách thức. Tinh thần cốt yếu là
PHÒNG THỦ.
4/ Thách Thức (Rủi Ro) + Điểm Yếu >> tinh thần cốt yếu là CẦM CỰ.

5. Kỹ năng tìm việc


Sau khi thực hiện được bước quan trọng nền tảng là thiết lập xong MỤC TIÊU SỰ NGHIỆP, việc cần làm tiếp
theo là TÌM VIỆC. Muốn tìm được việc trong thị trường lao động tại Việt Nam hiện nay, mỗi cá nhân cũng
nên tìm hiểu thông tin từ thị trường lao động và những yếu tố quan trọng để người lao động quyết định lựa
chọn công việc và doanh nghiệp.
Dưới đây là kết quả khảo sát (không được công bố rộng rãi) trong các doanh nghiệp lớn của Việt Nam năm
2013
(Bảng 3)
Bảng kết quả này đã chỉ ra rằng, tại Việt Nam, trong 7 yếu tố lớn nhất, yếu tố “Thỏa mãn đam mê cá nhân”
có tỷ lệ cao thứ 2. Trong đó “thỏa mãn đam mê cá nhân” được hiểu tương tự như “phù hợp với MỤC TIÊU cá
nhân” đã đề ra từ trước. Và kết quả này cũng hé mở một logic: “mức lương phù hợp” có thể sớm đạt được
với những cá nhân đã có sự chuẩn bị trước, từ việc thiết lập mục tiêu, hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của
bản thân để tự tin đàm phán lương ngay trong quá trình tham gia phỏng vấn tuyển dụng.
Thiết lập mục tiêu SMART, phân tích SWOT được gọi là những sự chuẩn bị CHỦ ĐỘNG TỪ BÊN TRONG.
Thông qua thực hành 2 công cụ đó, mỗi cá nhân hiểu được bản thân muốn đạt được gì trong sự nghiệp, và
có thể đạt được bằng những nguồn lực nào, điểm mạnh nào của bản thân…
Và đó mới là điều kiện cần tiên quyết, điều kiện đủ để tìm việc thành công còn cần HIỂU ĐƯỢC BÊN NGOÀI.
Qua phân tích những thông tin bên ngoài từ 2 nguồn chính đó là tin tuyển dụng và thông tin về doanh
nghiệp tuyển dụng. Quá đó sẽ chỉ ra những yếu tố như bảng khảo sát trên đã nêu như: cơ hội thăng tiến,
môi trường làm việc, …

Các kênh thông tin tuyển dụng thông dụng hiện nay:
- Trang việc làm trực tuyến
- Mạng xã hội (facebook, linkedin, anphabe,…)
- Báo (mạng, báo giấy), radio
- Website nội bộ của doanh nghiệp
- Trung tâm giới thiệu việc làm/Các công ty Headhunt
- Trực tiếp tại Công ty, khu Công nghiệp
- Người quen giới thiệu
- Trường (Phòng hợp tác SV,Trung tâm giới thiệu việc làm), địa phương.
Cần lưu ý thêm: với hiệu quả về maketing, chi phí thấp và số lượng người dùng đông đảo, mạng xã hội
được các nhà tuyển dụng và ứng viên lựa chọn sử dụng thường xuyên hơn cả. Tại Việt Nam, Facebook
và linkedin là 2 kênh được sử dụng nhiều nhất. Trong đó, Facebook được các nhà tuyển dụng sử dụng
bằng cách tạo ra các group đăng tin tuyển dụng và đánh giá con người ứng viên thông qua những gì họ
đăng trên trang Fb của mình, linkedin được các ứng viên ưa chuộng để chia sẻ thông tin nghề nghiệp
cá nhân với mong muốn lọt vào “tầm mắt” của các nhà tuyển dụng.
5.1 Phân tích thông tin ứng tuyển

Một thông tin ứng tuyển như sau:


http://www.vietnamworks.com/nhan-vien-marketing-phu-trach-communication-697146-jv

VỊ TRÍ TUYỂN DỤNG: Nhân Viên Marketing (Phụ trách Communication)


* NHIỆM VỤ CÔNG VIỆC:
- Viết bài báo, thông tin giới thiệu về sản phẩm, về thực hiện các sự kiện truyền thông và PR;
- Sử dụng những công cụ marketing online như google adwords,facebook ads…
- Thống kê dữ liệu kinh doanh, phân tích và dự đoán thị trường;
- Sử dụng các công cụ khảo sát thị trường, tổng hợp, thống kê dữ liệu và phân tích thị trường, phân
tích đối thủ cạnh
- Triển khai các công việc quảng cáo khác theo yêu cầu của giám đốc Marketing

* ĐỊA ĐIỂM LÀM VIỆC:


Công ty CP Công nghiệp Weldcom
Trụ sở chính: 463 Ngô Gia Tự, Long Biên, Hà Nội

* QUYỀN LỢI:
- Mức thu nhập cao (Khuyến khích việc đàm phán thu nhập cao trực tiếp với lãnh đạo cty lúc phỏng
vấn), Thu nhập: Bao gồm lương cơ bản + Thưởng quý + Thưởng năm + Thưởng các ngày lễ tết +
Thưởng đánh giá hiệu quả định kỳ.
- Được làm việc trong môi trường tôn trọng & cầu thị nhân tài, luôn đánh giá cao & tạo điều kiện
cho tinh thần cầu tiến, chí tiến thủ & tham vọng của từng cá nhân trong tổ chức.
- Môi trường làm việc không ngừng phát triển cả về sự văn minh, tính chuyên nghiệp, cởi mở và
sáng tạo .
- Được tạo điều kiện học tập nâng cao, phát triển kỹ năng, chuyên môn.
- Các chế độ phúc lợi, chế độ bảo hiểm tối thiểu theo quy định của công ty và luật Lao Động của
Nhà nước và nhiều chế độ khác biệt khác theo quy định riêng của Công ty.
* YÊU CẦU:
- Ưu tiên: ứng viên tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Marketing, Báo chí, Quan hệ công chúng, PR
và các chuyên ngành liên quan
- Ít nhất 01 năm kinh nghiệm.
- Khả năng lập kế hoạch, triển khai & hoàn thành công việc;
- Khả năng viết bài tốt
- Am hiểu các mạng xã hội facebook, youtube…
- Khả năng ứng dụng internet, web, SEO...
- Đạo đức tốt, nhiệt tình, yêu nghề, có trách nhiệm cao với công việc;
- Có sức khỏe tốt, sẵn sàng làm việc với cường độ cao;
- Sử dụng thành thạo tin học văn phòng, internet.
- Giao tiếp tốt, ngoại hình khá.
Tiếp theo chúng ta sẽ cùng nhau phân tích thông tin tuyển dụng này.

Dưới đây là một số câu hỏi gợi ý cơ bản để bạn có thể làm tốt bài tập tiếp theo.

1. Bạn không hiểu những điều gì trong quảng cáo tuyển dụng? (Từ viết tắt, các thuật ngữ, chế
độ…)
2. Lĩnh vực hoạt động của công ty là gì? Công ty đang được tổ chức sắp xếp lại hay đang
tăng trưởng, phát triển? (Tham khảo thông tin qua trang web (nếu có), báo chí, truyền hình, các
công cụ tìm kiếm…)
3. Đâu là mục đích chính yếu của các điều kiện tuyển dụng?
4. Vì sao những điều kiện ứng tuyển lại quan trọng với công ty?
5. Những kỹ năng mà công ty muốn có hoặc những kỹ năng mà ứng viên có thể cần đến?
(Tùy theo đặc điểm, yêu cầu công việc, sẽ có yêu cầu các phẩm chất cá nhân phù hợp)
6. Những phẩm chất cá nhân mà họ muốn thấy, những phẩm chất nào có thể cần đến? (Tùy
theo đặc điểm, yêu cầu công việc, sẽ có yêu cầu các phẩm chất cá nhân phù hợp)
7. Những loại hình kiến thức, đào tạo mà họ trông đợi, những kiến thức, đào tạo có thể cần
đến? (Mỗi công ty, mỗi lĩnh vực kinh doanh sẽ yêu cầu trình độ, bằng cấp tương ứng. Hãy lưu ý đưa
vào và nhấn mạnh các bằng cấp phù hợp. Ngoài ra các kiến thức có thể có (mang tính hỗ trợ): ngoại
ngữ …).

Sau khi đã trả lời xong 7 câu hỏi nêu trên, hãy điền thông tin vào bảng sau:

TIÊU CHÍ YÊU CẦU CỦA THỰC TẾ CỦA MỨC ĐỘ PHÙ HỢP (%)
DOANH NGHIỆP BẠN

A. ĐIỀU KIỆN CẦN

Năng lực tư duy

Tính cách PHÙ HỢP


Đối tượng lao động của vị
trí tác động đến

Kiến thức

Tiềm năng phát triển của


vị trí

B. ĐIỀU KIỆN ĐỦ

Kỹ năng

Kinh nghiệm

Sức khỏe

5.2 Phân tích doanh nghiệp ứng tuyển


Vẫn ở đường link đó, bạn đọc tiếp, và thấy các thông tin về doanh nghiệp như sau:

Về Công Ty Chúng Tôi


Công Ty Cổ Phần Công Nghiệp Weldcom 463 Ngô Gia Tự - Long Biên - Hà Nội

Tên người liên hệ: Phòng HCNS

Qui mô công ty: 100-499


Tổng công ty cổ phần công Nghiệp Weldcom
Hà Nội: Công ty CP Công nghiệp Weldcom
Trụ sở chính: 463 Ngô Gia Tự, Long Biên, Hà Nội
Tổng kho: 105 ngõ 53 Đức Giang, Long Biên, Hà Nội
Siêu thị: 1345 Giải Phóng, Hoàng Mai, Hà Nội
Hải Phòng: Công ty CP Công nghiệp Weldcom Hải Phòng
Địa chỉ: 848 Nguyễn Văn Linh, An Đồng, An Dương, Hải Phòng.
Hà Tĩnh: Công ty TNHH Công nghiệp Weldcom Hà Tĩnh
Địa chỉ: Khu công nghiệp FORMOSA -Kỳ Liên, Kỳ Anh, Hà Tĩnh
TP. Hồ Chí Minh: Công ty CP Công nghiệp Nam Weldcom
Địa chỉ: 45/3F quốc lộ 1A, Đông Lân, Bà Điểm, Hóc Môn, TP.HCM

Trên 600 Đại lý trên khắp cả nước

Weldcom được thành lập vào năm 2005. Là Công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung ứng giải pháp,
sản phẩm, dịch vụ, tiện ích cho ngành gia công kim loại với mạng lưới phân phối và bán hàng trên
toàn quốc. Với tầm nhìn dài hạn và chiến lược sản xuất kinh doanh ổn định, Weldcom hiện là một
trong những công ty Việt Nam có mức tăng trưởng nhanh và ổn định nhất trong 11 năm kể từ khi
thành lập.

Với triết lý kinh doanh & dịch vụ cùng tầm nhìn ổn định dài hạn, Weldcom luôn coi nhân sự là hạt
nhân của phát triển, Weldcom luôn hướng tới mục tiêu trở thành một trong những công ty hàng đầu
Việt Nam tiên tiến về văn hóa, quản trị và phát triển tiềm năng con người, là nơi đáng để hệ thống
nhân sự Weldcom sống và làm việc, thể hiện ước mơ, hoài bão và từng ngày tiến bộ, phát huy hết sở
trường của mình.

Weldcom luôn đi đầu trong việc tiếp thu công nghệ, không ngừng thu hẹp khoảng cách công nghệ
giữa Việt Nam và các nước phát triển.

Sau 10 năm thành lập từ bàn tay trắng, hiện nay Weldcom đang trên đường trở thành một trong
những doanh nghiệp hàng đầu trong chuỗi cung ứng ngành gia công cơ khí tại Việt Nam.
Trong quá trình phát triển, đội ngũ cán bộ kinh doanh luôn là những nhân sự chìa khóa đi đầu đóng
vai trò quyết định khai phát thị trường để công ty phát triển

Mọi chi tiết xin xem trên trang web của công ty: WWW.WELDCOM.VN.

Khi xem kỹ hơn về thông tin Doanh nghiệp, nếu bạn nhận thấy doanh nghiệp chưa hoặc không phù
hợp với các mục tiêu bạn nêu. Bạn nên tìm kiếm thêm một số lựa chọn khác.
Có một báo cáo khảo sát hàng năm do 2 tổ chức uy tín là Anphabe và Nielsen công bố về
“100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” là một gợi ý hữu ích.
Ví dụ, thông tin về “100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” năm 2015 được công bố tại:
http://vnexpress.net/infographics/doanh-nghiep/100-noi-lam-viec-tot-nhat-viet-nam-3368249.html

5.3 Lựa chọn doanh nghiệp ứng tuyển phù hợp

Vào website nội bộ của doanh nghiệp bạn chọn, tìm hiểu thông tin về họ, sau đó điền các thông tin
vào bảng dưới đây, sẽ là một cách làm hữu ích giúp bạn lựa chọn dễ dàng hơn.

TIÊU CHÍ NỘI DUNG GHI CHÚ

Thông tin chung về công


ty

Lịch sử hình thành phát


triển

Quy mô công ty (Nhân


sự, địa điểm)

Uy tín – Thương hiệu

Môi trường làm việc

Văn hóa doanh nghiệp

Chính sách nhân sự

Người lãnh đạo (hiện tại)

Thế mạnh của doanh


nghiệp

Cơ hội phát triển

Lộ trình phát triển


Để giúp bạn tham khảo, đây là 1 ví dụ phân tích doanh nghiệp trước khi đưa ra lựa chọn:

TIÊU CHÍ NỘI DUNG GHI CHÚ

Thông tin chung về  Tên: Công ty TNHH Grant Thornton Việt


công ty Nam
 Địa chỉ: Tầng 8, 39A Ngô Quyền, Hoàn
Kiếm, Hà Nội
 Dịch vụ cung cấp:
 Dịch vụ Kiểm toán
 Dịch vụ tư vấn thuế
 Dịch vụ tư vấn Tài chính doanh nghiệp
 Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp
Lịch sử hình thành  Grant Thornton quốc tế:
 Là 1 tổ chức bao gồm nhiều hãng kế
toán, kiểm toán và tư vấn thành viên
được quản lý và sở hữu độc lập với
nhau.
 Ra đời năm 1924 bởi Alexander
Richardson Grant.
1960-1980 Alexander Grant & Co kết
hợp với nhiều công ty kiểm toán trên
thế giới trong đó có Thornton Baker và
Fox & Co.
 Năm 1986, chính thức đổi tên thành
Grant Thornton.
 Grant Thornton Việt Nam:
 - Thành lập 5/1993. Là công ty quốc tế thứ
2 được cấp phép trong lĩnh vực kiểm toán
và tư vấn tài chính doanh nghiệp.

Quy mô công ty  Grant Thornton quốc tế:


 Có mặt tại hơn 100 nước trên thế giới, có
khoảng 31.000 nhân viên hiện đang làm
việc tại trên 500 văn phòng.

 Grant Thornton Việt Nam:


 2 văn phòng đại diện tại Hà Nội và Tp Hồ
Chí Minh.

Uy tín - Thương hiệu  Mục tiêu của công ty: "Trở thành nhà cung
cấp dịch vụ hàng đầu ở khu vực sông
Mekong, chuyên cung cấp dịch vụ khách
hàng xuất sắc với tư duy lãnh đạo nổi bật
thông qua đội ngũ tư vấn tài năng và tâm
huyết.”
 Khách hàng kiểm toán đa dạng:
 Dự án phát triển của Ngân hàng thế giới
(WB), Bộ GD-ĐT, Bộ KH-ĐT...
 Tổ chức phi chính phủ: Danida, Oxfarm
Quebec,...
 Cơ quan chính phủ: Đại sứ quán Thụy
Điển, Đại sứ quán Đan mạch,...
 Khách sạn: Công viên nước Sài Gòn, Khách
sạn Sunway,...
 Giáo dục: Trường quốc tế Anh, Trung tâm
Anh ngữ Canada,...
 Thương mại: Công ty TNHH Gannon Việt
Nam, công ty TNHH Oktava Việt Nam,...
 Sản xuất: Công ty TNHH American Home
Việt Nam, công ty TNHH AMW Việt Nam,...
 Dịch vụ: Công ty TNHH Kiem Viec, Lucy
Wayne & Associates, …
Môi trường làm việc  Chuyên nghiệp, thân thiện.
 Đội ngũ nhân viên 8x, trẻ trung, năng
động, nhiệt huyết
Văn hóa doanh nghiệp  Gắn kết các thành viên của công ty thành
một nhóm năng động cùng hướng tới mục
tiêu chung của Công ty.
 Mọi người yêu quý công ty, một số nhân
viên dù đã không còn làm ở Grant thornton
nữa nhưng vẫn luôn ủng hộ công ty, tự
hào vì đã từng là một thành viên của Grant
thorton family.
Chính sách nhân sự  Hỗ trợ đi học ACCA
 Được công ty tạo điều kiên để tham gia các
khóa học, các chương trình huấn luyện.
 Chế độ đãi ngộ cho nhân viên tương đối
tốt.
Người lãnh đạo  Grant Thornton International: Ông Ed
Nusbaum
 Grant Thornton Việt Nam: Ông Kenneth
Atkinson
Thế mạnh của Doanh Công ty đa quốc gia.
nghiệp
Trong lĩnh vực Tư vấn tài chính, công ty có uy
tín ở tầm Quốc tế.

Cơ hội phát triển Có khả năng phát triển thành CPA, CFO, CEO

Có cơ hội làm việc nhiều nơi trên thế giới.

Lộ trình phát triển Năm 1-2: Audit assistant/Associate


Năm 3-4: Senior Assistant/Associate
Năm 5: Assistant Manager
Sau năm 6: Manager--> Senior Manager

Năm 9-12 và các năm tiếp theo:


Partner/Senior Partner/Global partner

Sau khi đã TÌM KIẾM được công việc và LỰA CHỌN được Doanh nghiệp PHÙ HỢP với MỤC
TIÊU sự nghiệp đã thiết lập. Việc tiếp theo là chuẩn bị “quảng bá” và thể hiện bản thân để
tiếp cận với công việc và những doanh nghiệp đó. Bây giờ cần tìm hiểu về kỹ năng và cách
viết CV.
Tóm lại: để tìm việc thành công ta có 6 bước như sau:
 Bước 1: Thiết lập mục tiêu cá nhân bằng cách sử dụng công cụ thiết lập mục tiêu SMART
 Bước 2: Phân tích điểm mạnh, yếu bản thân và cơ hội, thách thức bằng công cụ SWOT
 Bước 3: Tìm kiếm thông tin tuyển dụng (sử dụng các kênh, tập trung các kênh internet như
linkedin, mạng xã hội facebooks,…)
 Bước 4: Phân tích thông tin ứng tuyển (theo form gợi ý đã cho)
 Bước 5: Phân tích doanh nghiệp ứng tuyển (theo form gợi ý đã cho)
 Bước 6: Lựa chọn doanh nghiệp ứng tuyển phù hợp bằng cách sử dụng bảng so sánh.

6. Kỹ năng viết CV
6.1 Tổng quan về hồ sơ và CV ứng tuyển
Một bộ hồ sơ ứng tuyển thường có 2 phần. Phần theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam và
phần do ứng viên chủ động tự soạn.
Phần theo quy định gồm có:
• Sơ yếu lý lịch
• Văn bằng chứng chỉ (có công chứng)
• Tài liệu chứng minh thành tích (Bằng khen, giải thưởng)
• Giấy khám sức khỏe
• Ảnh (3x4 hoặc 4x6)
Phần theo quy định này, chỉ cần ra bất kỳ cửa hàng văn phòng phẩm nào cũng có mẫu sẵn theo quy định,
chỉ cần mua về, điền thông tin và làm theo quy định.
Phần ứng viên chủ động soạn:
• Thư ứng tuyển
• Thư giới thiệu
• Curriculum Vitae – CV/Résumé.

6.2 Các mẫu CV cơ bản


Có nhiều cách trình bày CV. Cách trình bày được Nhà tuyển dụng đánh giá cao hiện nay gồm các phần cơ
bản và theo thứ tự sau:
 Thông tin cá nhân
 Mục tiêu nghề nghiệp
 Quá trình học tập
 Kinh nghiệm công tác (liên quan tới vị trí đang ứng tuyển)
 Thành tích
 Điểm mạnh/ Điểm yếu/ Năng lực sở trường
 Sở thích cá nhân.

Lưu ý với các bạn đang là sinh viên, để tăng thêm “sức nặng” độ tin cậy cho CV, cần bổ sung thêm mục
thông tin “Người xác nhận” (“Người xác nhận” ở đây có thể là: Thầy cô giáo hướng dẫn tốt nghiệp, hoặc
người quản lý công ty nơi bạn thực tập, người đã hướng dẫn bạn trong quá trình thực tập tại công ty đó).
Để các bạn có minh họa tham khảo, dưới đây là 2 mẫu CV bằng tiếng Anh và tiếng Việt.
Mẫu CV bằng tiếng Anh:
Mẫu CV tiếng Việt (của một SV năm 4 - ứng tuyển vị trí thực tập sinh Marketing):

6.3 Kỹ năng viết CV


>>>Bài tập : Thực hành viết CV theo form sau:
HỌ VÀ TÊN
Ngày sinh :
Địa chỉ :
Điện thoại :
(ảnh 4x6)
Email :

Mục tiêu nghề nghiệp: (Phải nêu rõ ràng và nổi bật công việc bạn thích, phù hợp khả năng, kể cả môi
trường làm việc mà bạn yêu cầu.)
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Quá trình học tập: (đào tạo đại học/ cao đẳng, khóa học ngắn hạn, thành tích học tập)
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Ngoại ngữ và Tin học:
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Những kỹ năng:
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Kinh nghiệm làm việc: (Các bạn nên ghi các công việc partime mà bạn đã tham gia: gia sư, thu thập
thông tin, phát tờ rơi, công việc thực tập hoàn thành khóa luận, luận văn…)
+ Tháng…..: (Tên Công ty – vị trí làm việc)
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Nhiệm vụ:
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Thành tích:
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
+ Tháng…..: (Tên Công ty – vị trí làm việc)
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Nhiệm vụ:
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Thành tích:
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Sở thích và hoạt động:
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Người xác nhận: (Thầy cô giáo hướng dẫn tốt nghiệp, hoặc người quản lý công ty nơi bạn thực tập,
người đã hướng dẫn bạn trong quá trình thực tập tại công ty đó)
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

6.4 Kỹ năng viết thư Ứng tuyển


Thư ứng tuyển, về cấu trúc cũng có 3 phần mở thân kết như thông thường. Về nội dung, tập trung
vào mục tiêu ứng tuyển và giới thiệu bản thân với 2 phần chính:
- Giới thiệu vắn tắt về bạn: kỹ năng, kinh nghiệm, học vấn và thành tích của bạn
- Sự hiểu biết của bạn về Công ty và Công việc đang ứng tuyển
- Phân tích sự phù hợp và mong muốn được làm việc.

Các lưu ý khi viết thư ứng tuyển:


- Mở đầu: Giới thiệu vắn tắt về bản thân và các giá trị mà bạn có thể mang đến cho công ty
- Thân – Phần chính của thư ứng tuyển: Trình bày kỹ năng, kinh nghiệm, học vấn, thành
tích nổi bật của cá nhân liên quan đến yêu cầu công việc.
- Kết: Bày tỏ mong muốn được làm việc và tâm huyết của bản thân dành cho công ty đang ứng
tuyển.
Giới thiệu mẫu thư Ứng tuyển cơ bản:

>>> Bài tập: Thực hành viết thư ứng tuyển:


THƯ ỨNG TUYỂN
(Viết địa chỉ liên lạc của ứng viên: Họ tên, ngày sinh, địa chỉ, điện thoại, email…)
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Hà Nội, ngày … tháng … năm…
(Viết tên người tiếp nhận tuyển dụng, địa chỉ nhà tuyển dụng…)
................................................................................................................................
Thưa Ông (Bà) ..........................................................................................................
Phần đầu: (bạn muốn nộp đơn vào vị trí tuyển dụng nào? Vì sao bạn biết thông tin tuyển
dụng này ?…)
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Phần giữa: (viết chi tiết hơn về những bằng cấp hoặc kinh nghiệm thể hiện bạn có năng
lực phù hợp cho công việc. Hãy làm nổi bật những điểm mạnh của bản thân một cách tổng
quát và để nghị người đọc xem thông tin trong bản CV bạn gửi đính kèm)
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Phần cuối: (lời đề nghị của bạn mong được sắp xếp một cuộc phỏng vấn để bạn có thể
thể hiện bản thân một cách chi tiết hơn, rõ ràng hơn)
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Xin cảm ơn ông (bà) đã dành thời gian đọc hồ sơ và nguyện vọng của tôi.
Kính thư, (Ghi rõ họ tên)
6.5 Trình bày CV trên Microsoft Word
Có một số công cụ để viết và trình bày CV, nhưng công cụ thông dụng và phổ biến hơn cả là sử dụng
word của phần mềm Microsof Office của Microsoft.
Những điều cần lưu ý khi trình bày CV trên ứng dụng word Microsof Office:
- Trình bày gọn gàng, mạch lạc, thoáng;
- Sử dụng font chữ: Một thư ứng tuyển chỉ nên sử dụng 1 loại font chữ. Nên sử dụng các font chữ
thông thường sẵn có ở Microsof Office như: Times New Roman, Tahoma, Arial.
- Không nên sử dụng nhiều cỡ chữ khác nhau. Một CV chỉ nên sử dụng tối đa 2 cỡ chữ.
- Nên viết kiểu đứng thông dụng, nếu cần ghi chú nên có phần chữ nghiêng, các phần trích dẫn nên
để kiểu chữ nghiêng trong dấu “”.
- Căn lề chuẩn, điều chỉnh cỡ chữ trong những trường hợp chữ bị tràn dòng không hợp lý.

6.6 Những lưu ý khi chuẩn bị các giấy tờ khác


6.6.1 Các lưu ý khi chuẩn bị bằng cấp
• Có thể mỗi cá nhân có rất nhiều bằng cấp, chứng chỉ. Nhưng không nên khoe ra tất cả. Chỉ
nên chuẩn bị những bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chuyên môn của vị trí
ứng tuyển.
• Sắp xếp theo thứ từ từ mới đến cũ.
6.6.2 Lưu ý khi chuẩn bị Giấy khám sức khỏe và bản Sơ yếu lý lịch theo quy định:
• Cả hai loại giấy tờ nêu trên cần có dán ảnh, thông thường là ảnh 4x6.
• Ảnh sử dụng là ảnh mới chụp trong khoảng thời gian 6 tháng tính đến thời điểm làm hồ sơ
• Giấy khám sức khỏe do đơn vị y tế có thẩm quyền cấp (thông thường từ quận, huyện trở
lên); và có hiệu lực trong khoảng 6 tháng tính từ thời điểm đóng dấu xác nhận.
• Sơ yếu lý lịch do chính quyền địa phương nơi người xin việc cư trú xác nhận. Bản xác nhận
hợp lệ là bản đóng dấu giáp lai vào ảnh trên hồ sơ và thời hạn xác nhận có hiệu lực trong
vòng 06 tháng kể từ khi bạn gửi hồ sơ ứng tuyển.
6.6.3 Chuẩn bị vỏ hồ sơ
a/ Vỏ hồ sơ: Vỏ hồ sơ cần giữ sạch sẽ,, không để nhàu nát hay lấm bẩn
b/ Ngoài vỏ hồ sơ cần ghi đầy đủ các thông tin theo như:
• Họ và tên
• Ngày tháng năm sinh
• Quê quán
• Thông tin liên lạc
• Vị trí ứng tuyển.
c/ Cần ghi rõ, liệt kê trong hồ sơ cần những gì.
6.6.4 Sắp xếp giấy tờ trong hồ sơ:
• Hướng của hình ảnh: kiểm tra không để các tài liệu theo các hướng khác nhau gây khó khăn
cho người xem
• Giữ nguyên khổ giấy photo, không cắt lại theo kích thước bản gốc.
• Sắp xếp Giấy tờ theo thứ tự quan tâm của Nhà tuyển dụng
• Có 1 trang mục lục liệt kê danh sách giấy tờ có trong hồ sơ và thứ tự của các giấy tờ đó
• Sắp xếp đúng theo thứ tự danh sách đã liệt kê.
Phần II: Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng thành công (1 buổi)
1. Chuẩn bị cho phỏng vấn

1.1 Chuẩn bị bản thân

Sau khi đã trúng tuyển, và được nhà tuyển dụng mời tham gia phỏng vấn, thì việc chuẩn bị bản thân là điều
rất cần thiết để đảm bảo cho cuộc phỏng vấn được thành công. Chuẩn bị bản thân là một khái niệm tương
đối, để phân loại và chỉ ra những thứ cần lưu ý, bao gồm những phần chính yếu sau:

 Sức khỏe

 Trang phục – Ngoại hình – Phụ kiện

 Hiểu rõ vị trí và công ty tuyển dụng

 Biết ai là người phỏng vấn bạn? Ai là người ra quyết định ?

 Kiến thức và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu công việc ứng tuyển

 Giả định tình huống và cách giải quyết

 Các câu hỏi bạn có thể sẽ hỏi Nhà tuyển dụng.

1.2 Các giai đoạn phỏng vấn và những thứ cần chuẩn bị cho từng giai đoạn

Một cuộc phỏng vấn thông thường có 3 giai đoạn: trước, trong và sau khi phỏng vấn. Để phỏng vấn
thành công, giai đoạn nào cũng cần có sự chuẩn bị và mỗi giai đoạn cần có những sự chuẩn bị khác
nhau. Trong đó:

1.2.1 Chuẩn bị trước khi phỏng vấn

 Khảo sát địa điểm phỏng vấn

 Đảm bảo Sức khỏe

 Trang phục, trang điểm

 Phương tiện đi lại

 Giờ xuất phát/đến nơi

 Kiểm tra lại Hồ sơ cá nhân

 Tìm hiểu về Nhà tuyển dụng/ Người phỏng vấn (nếu có thể)

 Lập bảng các câu hỏi thường gặp và phương án trả lời.

*** Tham khảo:


Những điều cần tránh khi đi phỏng vấn

Ngay khi nhận được thông tin bạn sẽ được phỏng vấn vào tuần tới, hẳn bạn sẽ rất lo lắng và chuẩn bị mọi
thứ thật hoàn hảo cho cuộc phỏng vấn sắp tới. Bạn đã tốn rất nhiều công sức chăm chút cho hình thức bên
ngoài (đầu tóc, trang phục và cả những phụ kiện đi kèm) lẫn kiến thức chuyên môn để dễ bề đối đáp với
nhà tuyển dụng.
Nhưng, sẽ có khá nhiều điều bạn cần nên tránh (nhất là về hình thức) mà có thể bạn chưa biết. Hãy xem
những điều cần tránh sau đây, để ứng dụng cho cuộc phỏng vấn sắp tới, bạn nhé:

1. “Tay xách nách mang” đủ thứ quanh mình thay vì bỏ chúng trong một chiếc cặp táp hay túi xách gọn
gàng. Hình ảnh một cô gái mang lỉnh kỉnh các thứ đi vào phòng phỏng vấn sẽ chẳng đẹp chút nào –
nếu không muốn nói là hoàn toàn không nên.

2. Đi phỏng vấn với kính mát cài trên đầu hay tai nghe còn lủng lẳng trên cổ. Bạn hãy bỏ tất cả những thứ
như thế này vào trong giỏ xách của bạn trước khi bước vào tiền sảnh công ty.

3. Váy quá ngắn. Bạn có thể diện những chiếc váy ngắn (hoặc cực ngắn) của mình đến những nơi bạn
muốn, trừ khi bạn đi phỏng vấn. Váy cần phải đủ dài để che được đùi mỗi khi bạn ngồi xuống.

4. Cà vạt. Cà vạt nên chọn loại bằng lụa, có độ dài vừa phải và bề ngang không quá rộng. Theo các nhà
nhà tư vấn, cà vạt màu đỏ bọc đô là đẹp nhất khi đi phỏng vấn.

5. Trang phục quá nổi. Trừ phi bạn đang phỏng vấn xin vào những công việc thuộc lĩnh vực sáng tạo như
quảng cáo, thiết kế sân khấu, thời trang, … Còn không, tốt nhất bạn nên đi phỏng vấn với những trang
phục có màu sắc nhã nhặn, trung tính.

6. Trang điểm quá đậm. Đây là “lỗi” mà phụ nữ hay mắc phải nhất.

7. Đeo bông tai. Thực tế, chúng ta không nên mang theo bất kỳ một món đồ trang sức nào trừ khi đó là
nhẫn cưới hay một món nào đó mà bạn không thể không mang theo. Nói chung, khi đi phỏng vấn bạn
mang theo trang sức càng ít càng tốt.

8. Riêng với phụ nữ, các bạn có thể mang nhiều hơn một đôi bông tai.

9. Khuôn mặt nhăn nhó, ảo não; vòng khuyên trên lưỡi, miệng và hình xăm… Nếu bạn có những “thứ”
này, hãy bỏ chúng ra hoặc làm cách nào đó để nhà tuyển dụng không phải thấy chúng.

10. Quần áo mới. Có thể bạn sẽ chuẩn bị một bộ đồ mới cáu cho buổi phỏng vấn sắp tới của mình, nhưng
hãy nhớ: Phải mặc thử trước khi “mặc thật”. Vì cho dù là đồ mới nhưng không thể biết được chúng sẽ
có những “lỗi” gì, tốt nhất bạn hãy chắc chắn mọi thứ đều ổn trước khi bước vào cuộc phỏng vấn.

11. Móng tay dài với những màu sơn nổi bật. Móng tay của bạn phải thật sạch sẽ và không nên để quá dài.
Đặc biệt là không nên sơn phết móng tay với những màu sắc quá nổi.

12. Lạm dụng keo vuốt tóc hay máy sấy. Có thể bạn muốn mình có một mái tóc hoàn hảo trước nhà tuyển
dụng, và keo vuốt tóc hay máy sấy sẽ giúp bạn có được điều này. Nhưng bạn cần biết rằng: không nên
lạm dụng quá nhiều vào sự hỗ trợ này, vì có khi chúng sẽ gây tác dụng ngược.

13. Áo sơ mi. Mặc áo sơ mi không có tay (hoặc có nhưng quá ngắn) và tệ nhất là mặc áo cũ, thậm chí có
chỗ sờn, rách.

14. Mang vớ quá ngắn. Các bại trai chú ý nên mang vớ phù hợp với giày của mình, không nên mang vớ quá
ngắn, chúng sẽ làm chân bạn bị hở ra mỗi khi ngồi xuống.

15. Trang phục bẩn và nhàu nát. Nếu bạn phỏng vấn vào thời gian cuối ngày, cũng không nên để tình trạng
này xảy ra. Hãy làm cho mình thật tươm tất khi đi phỏng vấn, dù ở bất cứ thời điểm nào trong ngày.

16. Dày dép không thích hợp và nhếch nhát. Nên tránh các loại giày thể thao, giày gót quá cao, giày quá
điệu đà, … Quan trọng nhất giày của bạn phải tiện dụng và không được bẩn.

17. Mùi nước hoa: Một số người không chịu được mùi nước hoa, họ bị dị ứng với những mùi lạ. Để an toàn,
bạn không nên sự dụng nước hoa, chỉ cần tắm gội sạch sẽ là được.
18. Giày và dây nịt (thắt lưng): Chất liệu của các loại phụ kiện này bằng da là tốt nhất. Về màu sắc, bạn
nên chọn màu đen, đây là màu thích hợp với hầu như các loại trang phục.

Lưu ý: Không có một chuẩn mực nào để nói rằng bạn ăn mặc như thế nào là tốt nhất, phù hợp nhất. Điều
quan trọng là những thứ bạn đang mang trên người tạo cho bạn sự thoải mái và tiện dụng. Quần áo, giày
dép, … nói chung là vẻ bề ngoài của bạn chỉ tạo được ấn tượng ban đầu, còn yếu tố quyết định vẫn là khả
năng của bạn.

Bởi vì: nhà tuyển dụng muốn nghe bạn nói chứ không quan tâm đến việc bạn mặc gì khi đi gặp họ.

(Sưu tầm, tổng hợp từ internet)

1.2.2 Trong khi phỏng vấn

Nên Không nên

Tắt điện thoại khi tham dự phỏng vấn Nhai kẹo cao su khi phỏng vấn

Chào hỏi và bắt tay chắc chắn, thân thiện và Để điện thoại reng, nghe điện thoại khi phỏng
tươi cười vấn

Duy trì tốt “eye contact” trong suốt cuộc Thể hiện chọn công việc đang tuyển dụng cho
phỏng vấn mục đích tạm thời

Tư thế ngồi thẳng, tự tin, tránh biểu hiện sự Trả lời không đúng sự thật cho các câu hỏi
bồn chồn, mệt mỏi phỏng vấn

Trả lời rõ ràng và đầy đủ các câu hỏi, đưa ra Tranh cãi và cố chứng minh rằng ý kiến của
các dẫn chứng nếu cần mình là đúng

Trung thực trong quá trình phỏng vấn Trả lời câu hỏi khi chưa hiểu rõ câu trả lời

Thể hiện thái độ tích cực và năng động sáng Luôn cho mình là đúng, đổ lỗi cho những thất
tạo của bạn trong hoạch định con đường bại trong quá khứ cho hoàn cảnh, đồng nghiệp
nghề nghiệp

Lắng nghe và nắm bắt rõ câu hỏi, nếu chưa Không tìm hiểu trước về công ty tuyển dụng và
hiểu rõ câu hỏi, bạn cần yêu cầu nhắc lại hay chuẩn bị các câu hỏi để hỏi người phỏng vấn.
làm rõ hơn câu hỏi.

1.2.3 Sau phỏng vấn


a/ Sau khi phỏng vấn, có thể có các tình huống kết thúc buổi phỏng vấn như sau:
 Trúng tuyển
 Không trúng tuyển
 Còn đang xem xét
 Bài kiểm tra bổ sung.
Cần ghi nhớ rằng: Trong bất cứ tình huống nào, cũng cần giữ thái độ vững vàng. Kể cả trong
trường hợp không trúng tuyển, vẫn nên giữ thái độ thân thiện, hợp tác và cố gắng thiết lập quan hệ
tốt đẹp với nhà tuyển dụng. Bởi vì có thể họ sẽ giới thiệu cơ hội tuyển dụng khác cho bạn hoặc có
thể bạn sẽ tiếp tục ứng tuyển lần sau thì sao.
b/ Email cảm ơn/ liên lạc với Nhà tuyển dụng với các yếu tố chính sau:
 Cảm ơn
 Chia sẻ, ghi lại những điều đã học được trong buổi phỏng vấn. Điều sẽ làm tốt hơn khi được
tuyển dụng.
 Khẳng định mong muốn được làm việc
 Mong chờ kết quả (dù thế nào).

1.3 Tìm hiểu nhà tuyển dụng để phỏng vấn thành công

a) Nhận biết và thực hành 2 phương pháp nhà tuyển dụng thường dùng nhất
 Kỹ thuật STAR – các câu hỏi tìm hiểu sâu vấn đề (mục đích: thông qua tình huống trong quá
khứ để dự đoán hành vi trong tương lai). STAR được mô tả cụ thể như bảng sau:
 S- Situation:  UV miêu tả tình huống ntn?

Tình huống  Tình huống này có liên quan (liên quan ntn) đến vị trí ứng
tuyển ?
(chiếm 25%
hiệu quả)  Các chi tiết của tình huống có hợp lý ?

 T – Task:  Độ phức tạp của vấn đề hay độ khó của nhiệm vụ ra sao ?

Nhiệm vụ <Chú ý về ngôn ngữ, cử chỉ của UV>

 A- Action:  Giải pháp UV đưa ra là gì ?

Hành động/  Vì sao có giải pháp này ?


Hướng giải
quyết  Thực hiện độc lập, hay theo nhóm ? Nếu theo nhóm thì vai
trò trong nhóm/ đã làm gì ?

 Có nhiều bên liên quan không ?

(Yêu cầu UV mô tả hành động đã làm để giải quyết vấn đề)

 R- Result:  Kết qủa ntn? UV đã đạt được gì ?

Kết quả  UV đã học được gì từ đây?


 Phỏng vấn tình huống: là GIẢ ĐỊNH các tình huống liên quan trực tiếp tới CÔNG VIỆC để đánh
giá khả năng xử lý tình huống của Ứng viên.
Các câu hỏi minh hoạ:
 Bạn sẽ làm gì khi gặp một khách hàng đang vô cùng tức giận?
Bạn sẽ làm gì để giảm căng thẳng trong công việc?
 Giả sử một khách hàng than phiền rằng họ chưa hài lòng với dịch vụ mà bạn cung cấp. Bạn
sẽ xử lý ra sao?
 Nếu trong nhóm làm việc của bạn có một thành viên tỏ ra bất hợp tác, bạn sẽ giải quyết thế
nào?

>>> Bài tập thực hành nhóm: Hãy phân vai và thực hành đặt các câu hỏi theo 2 phương
pháp trên (mục đích để SV thực hành nhận diện cách đặt câu hỏi của 2 phương pháp này).

b) Các câu hỏi nhà tuyển dụng thường dùng

Câu hỏi Lưu ý

Vì sao bạn muốn ứng Tìm hiểu kỹ về công ty và vị trí bạn đang ứng tuyển. Hiểu rõ lý do vì
tuyển vào vị trí này? sao bạn thích và thấy mình có thể hoàn thành tốt công việc này

Điểm mạnh của bạn là Liệt kê 03 điểm mạnh có liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển (
gì? kiến thức, kỹ năng, tính cách

Điểm yếu của bạn là gì? Đừng ngay lập tức liệt kê một loạt điểm yếu của mình, cũng không thể
khẳng định rằng bạn không có điểm yếu. Cách xử lý tốt nhất là chuẩn
bị sẵn một vài điểm yếu, nhưng ẩn chứa điểm mạnh trong đó.

Hãy giới thiệu đôi điều về Hãy nói về nhứng điều bạn đã ghi trong CV, tập trung vào tính cách,
bản thân bạn? kinh nghiệm và điểm mạnh phù hợp vị trí đang ứng tuyển.

Câu hỏi Lưu ý

Hãy kể về một tình Kiểm tra kinh nghiệm thực tế cũng như khả năng giải quyết tình huống
huống khó khăn và bạn của bạn.
đã vượt qua như thế
Hãy áp dụng STAR:
nào?

S: Miêu tả tình huống cụ thể


T: Nhiệm vụ, vấn đề bàn cần tìm cách giải quyết

A: giải pháp, hành động cụ thể của bạn

R: Kết quả đạt được

Bạn trình bày các thành Bạn hãy vận dụng kỹ năng kể chuyện để thu hút sự chú ý của nhà
tích: a,b,c trong hồ sơ. tuyển dụng. Một câu chuyện hay sẽ giúp bạn ghi điểm tốt hơn.
Bạn có thể cho tôi biết
rõ hơn bạn làm thế nào
đạt được kết quả này ?

Làm sao tôi tuyển dụng Hãy mô tả những kỹ năng bạn có phù hợp với công việc với sự tự tin
bạn nếu bạn chưa có cao. Hãy cho họ biết một vài vị trí bạn đã từng làm có giúp ích cho
kinh nghiệm trong việc công việc hiện nay, kể cả những vị trí khi bạn còn đang đi học (nếu
này? thấy cần thiết)

2. Thực hành phỏng vấn và phân tích các kỹ năng trả lời câu hỏi hiệu quả:
>>> Câu hỏi dẫn hướng: Trước khi bước vào thực hành phỏng vấn, chúng ta cần lưu ý
thêm những điều gì ?
2.1 Những điều NÊN TRÁNH trong khi tham gia phỏng vấn ứng tuyển
 Ngại giao tiếp bằng mắt
Tonya Reiman - chuyên gia ngôn ngữ cơ thể - cho rằng, ứng viên xin việc nên giao tiếp bằng mắt
vừa đủ với nhà tuyển dụng. Nếu không, họ sẽ nghĩ bạn chưa đủ kiến thức và không thể trả lời câu
hỏi của họ hoặc bạn đang nói dối. Sự nhận thức là điểm mấu chốt trong cuộc phỏng vấn.
 Không cười
Ứng viên không cười thường bị đánh giá là nham hiểm hoặc khép kín. Theo bà Reiman, nụ cười thể
hiện sự tự tin, cởi mở, niềm nở và năng lực tiềm tàng của ứng viên. Khi cười, bạn cũng có cơ hội
nhận lại nụ cười từ nhà tuyển dụng.

 Nghịch thứ gì đó trên bàn

Hành vi này khiến phỏng vấn viên nghĩ bạn đang không mấy hứng thú với cuộc nói chuyện. Vì thế,
hãy để hai tay của bạn trên bàn và đừng nôn nóng.
Trong cuốn sách Crazy Good Interviewing, tiến sỹ John B.Molidor và Barbara Parus đề xuất, bạn nên
cho nhà tuyển dụng thấy lòng bàn tay để thể hiện sự chân thành hoặc sắp xếp các đầu ngón tay
thành hình ngọn tháp để cho họ thấy bạn tự tin.

 Tư thế xấu

Bạn cần ý thức về mọi tư thế của mình.


“Mọi người thường không biết buổi phỏng vấn bắt đầu ngay từ khi họ ở phòng chờ. Vì thế, đừng
ngồi thườn thượt trên ghế lúc chờ đến lượt mình. Bạn cần đứng hoặc ngồi thẳng lưng, cổ cao, hai
bên tai và vai thẳng, hơi ưỡn ngực” - bà Reiman khuyên.
Tư thế này giúp ứng viên cảm thấy mạnh mẽ, tự tin hơn với phong thái đáng tin cậy, luôn tràn đầy
năng lượng.

 Cử động quá nhiều

Nghịch tóc, sờ mặt hoặc bất kỳ hành vi nào khác tương tự đều cho thấy bạn đang sốt ruột và thiếu
năng lượng. Phỏng vấn viên có thể sẽ bối rối bởi những hành động đó của bạn dẫn đến buổi phỏng
vấn thường xuyên bị đứt quãng.

 Bắt chéo tay trước ngực

Với cử chỉ này, nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bạn đang không thoải mái hoặc tách biệt với mọi người. Patti
Wood - chuyên gia ngôn ngữ cơ thể - chia sẻ: “Ứng viên nên để nhà tuyển dụng nhìn thấy tay khi
nói chuyện. Nếu không, họ sẽ nghĩ là bạn đang giấu thứ gì đó”.
Để thể hiện sự trung thực và đáng tin, hãy cho bàn tay bạn trong tầm mắt của họ.

 Nghịch tóc hoặc chạm tay vào mặt

“Chúng ta thường cho tay lên tóc hoặc mặt khi muốn làm dáng. Vậy thông điệp bạn muốn gửi tới
nhà tuyển dụng là gì?" - bà Reiman giải thích.

 Bắt tay hời hợt

Colin Shaw - CEO của Beyond Philosophy và chuyên viên tư vấn khách hàng - giải thích trên LinkedIn
rằng, người phỏng vấn sẽ nghĩ bạn đang lo lắng, xấu hổ và thiếu tự tin nếu bạn dành cho họ cái bắt
tay hời hợt.
Thay vào đó, hãy bắt tay họ chắc chắn, nhưng không quá chặt. "Bí quyết để bắt tay hiệu quả là hai
lòng bàn tay cần tiếp xúc với một lực như nhau" - Colin cho hay.

 Lạm dụng ngôn ngữ từ đôi tay

Theo các nhà nghiên cứu, sử dụng đôi tay để minh hoạ cho một vài ý kiến quan trọng là cần thiết
nhưng dùng tay quá nhiều có thể khiến phỏng vấn viên khó chịu và không chú tâm vào những gì
bạn đang nói.

 Bắt tay quá chặt hoặc quá lỏng

Mọi người có xu hướng thể hiện cá tính bằng việc kìm chặt, kéo tay của phỏng vấn viên. Nhưng điều này
lại khiến họ nghĩ bạn cần tiếp thêm sức mạnh. Hãy chờ họ giơ tay ra trước và bắt tay tự nhiên hơn.
2.2 Nhận biết những câu hỏi phỏng vấn kinh điển và gợi ý trả lời
Câu hỏi 1: “Hãy kể cho tôi nghe về bản thân bạn” / “Bạn vui lòng giới thiệu vể bản thân mình.”

Với câu hỏi này, Nhà tuyển dụng (NTD) thường kỳ vọng ở ứng viên:

- Kỹ năng/ khả năng gia tiếp/ truyển đạt


- Kỹ năng PR bản thân
- Những thông tin “có giá trị” hơn ngoài bản CV

Tưởng dễ mà hóa khó. Thường thì đây là câu mở đầu khi phỏng vấn và nó sẽ là thời điểm hoàn hảo cho bạn
PR bản thân - không phải là kể về toàn bộ cuộc sống của bạn.

Bạn nên trả lời tóm tắt về những năng lực và kinh nghiệm của mình. Hãy nói về trình độ học vấn, quá trình
làm việc, kinh nghiệm làm việc / tham gia các hoạt động gần đây, những bài học quý báu với bạn / những
dấu ấn tạo lên con người bạn và các mục tiêu trong tương lai.
Gợi ý trả lời:“Tôi đã tốt nghiệp trường đại học X, sau đó tôi đã làm nhân viên ABC tại công ty ZYX với công
việc đúng chuyên môn của mình, và với sự tập trung, tôi được quản lý trực tiếp ghi nhận và đánh giá tích
cực về kết quả. Với tôi, bước đầu như thế là thành công, tuy nhiên tôi chưa hài lòng với bản thân. Tôi muốn
mở rộng phạm vi hoạt động, khám phá bản thân hơn nữa. Vì thế tôi tìm kiếm cơ hội, môi trường mới. Tôi lựa
chọn và nghĩ là nên bắt đầu từ công ty XXX, đó là duyên cớ tôi/em được gặp anh/chị hôm nay ?”.
Câu hỏi 2: “Điểm yếu của bạn là gì?”

Nhà tuyển dụng thường không kỳ vọng ở ứng viên chia sẻ nhưng điểm yếu chung chung kiểu như: quá nhiệt
tình, quá tự ti, quá cẩn thận …,

Mục đính chính là muốn bạn đưa ra những đúc rút và nhìn nhận bản thân một cách nghiêm túc,
đúng đắn và đầy đủ; xem những trải nghiệm/ bài học của bạn, những điều bạn đã rút ra được
qua thất bại/ lỗi lầm của mình. Và xem bạn có phải là người có chí tiến thủ, biết tự đánh giá và
hoàn thiện bản thân mình hay không.

Gợi ý trả lời:“Là một người cầu thị và luôn mong muốn có được những cơ hội để phát triển cũng như hoàn
thiện bản thân, tôi thấy rằng mình có một số yếu điểm như: nhút nhát, thiếu tự tin ..và có một bài học tôi
không thể quên vì sự nhút nhát của mình ….. sau lần đó, tôi đã tự hứa với mình sẽ cải thiện yếu điểm đó.
Tôi đã và đang dùng một số cách thức như : …..”
Câu hỏi 3: “Điểm mạnh của bạn là gì?”

Mục đích là:

- Xem bạn có tự tin không ?


- Bạn có biết năng lực thực sự của mình là gì không ?

Bạn nên nói về 2 đến 3 điểm mạnh nhất của mình, chia sẻ thực sự nghiêm túc, nói rõ về tình huống /sự
kiện / qua nguồn nào mà bạn tự đánh giá mình mạnh về điểm đó.

Đồng thời nhấn mạnh lại, điểm mạnh đó phù hợp và hữu ích với vị trí đang ứng tuyển.

Câu hỏi 4: “Bạn thấy mình phù hợp với công việc như thế nào?”

Mục đích là:

- Xem bạn có hiểu mình không,


- Xem bạn có hiểu rõ công việc bạn tìm kiếm / đang ứng tuyển không

Bạn hãy nói ngắn gọn về điểm mạnh / điểm yếu, năng lực, tính cách của mình và mô tả công việc bạn khát
khao, công việc mà có nhiều điểm tương đồng với yêu cầu “ẩn” của vị trí đang ứng tuyển.

Câu hỏi 5: “Những người xung quanh đánh giá về bạn thế nào? “

Mục đích:

- Đánh giá một phần tính cách và các mối quan hệ của bạn
- Lấy thông tin tham khảo về chính bạn

Bạn nên kết hợp những đánh giá tốt và chưa tốt của những người thân / những người ở các mảng khác
nhau để cho thấy cái nhìn đa chiều về bạn. Những người đó là: bạn thân, thầy giáo, đồng nghiệp/ bạn cùng
lớp…
Đồng thời cũng nên lồng trong đó những ghi nhận của bạn về các đánh giá đó, nói bạn tự hào về những
điều tốt, trân trọng những điều chưa tốt và cố gắng hoàn thiện điều đó.

Câu hỏi 6: “Vì sao bạn ứng tuyển vào công ty chúng tôi?”

Mục đích:

- Bạn có tìm hiểu về chúng tôi, về công viêc này không ?


- Bạn ở đây vì bạn chọn và mong muốn cộng tác lâu dài hay chỉ là bạn cần một công việc ?
- Bạn có thực sự hiểu công ty / công việc này không ?
- Công việc này đem lại điều gì cho bạn

Bạn hãy thể hiện hiểu biết của mình về công ty (những thông tin không có trong website hoặc những
phương tiện truyền thông thì càng quý), những đánh giá về bản thân và sự phù hợp với công ty (văn hóa) và
công việc ( năng lực, kỹ năng).

Và điều quan trọng là bạn cho NTD thấy bạn có được gì từ công ty/ công việc này cũng như công ty sẽ được
gì từ bạn.

Câu hỏi 7: “Kế hoạch trong tương lại của bạn thế nào”

Mục đích:

- Kiểm tra xem bạn có phải là người có định hướng, có kế hoạch không ?
- Xem mục tiêu của bạn có phù hợp với công ty không ?
- Khả năng xây dụng kế hoạch và xác định mục tiêu của bạn có tốt không ?

Bạn nên thể hiện chắc chắn rằng vị trí bạn đang ứng tuyển là một mắt xích phù hợp tại thời điểm này trong
kế hoạch dài hạn của bạn. Đồng thời cũng đưa ra một số kế hoạch ngắn hạn /dự án bạn có thể đóng góp
cho công ty nếu trúng tuyển.

Câu hỏi 8: “Hãy kể lại một thành tích của bạn mà bạn từ hào nhất”

Đây là một câu hỏi theo mô hình STAR, nhằm đánh giá ứng viên ở nhiều yếu tố thông qua việc yêu cầu ứng
viên mô tả lại một quá trình đã diễn ra.

Bạn nên trình bày rõ ràng câu trả lời theo cấu trúc: Nhiệm vụ -> Môi trường diễn ra –> Khó khăn /Thuận lợi
–> Đã làm gì để vướt qua khó khăn đó –> kết quả nhiệm vụ -> Bài học rút ra.

Ví dụ như: “Thành tích tôi thấy tự hào nhất là lần hoàn thành … được quản lý giao cho trong khi …. Khi đó
ngoài những thuận lợi về … thì tôi đã gặp một số khó khăn như …Khi ấy tôi đã xử lý bằng cách …. Kết quả là
nhiệm vụ đã được hoàn thành 90% so với kế hoạch.Thực sự bài học lớn nhất tôi rút ra được qua lần đó là
…”
Câu hỏi 9: Bạn đã học tập như thế nào ?

Là Sinh viên - tốt nhất là tập trung vào những kỹ năng bạn có được từ kinh nghiệm việc học, làm thêm
hoặc tham gia các hoạt động phong trào có liên quan phần nào tới vị trí tuyển dụng. Nếu có, bạn nên
tập trung vào những dự án nghiên cứu hoàn thành gần đây nhất và giải thích việc học đã giúp bạn tăng
cường kiến thức hoặc kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực này.

Câu hỏi 10: Hoạt động ưa thích khi rảnh (hoặc câu hỏi sở thích) ?

Mục đích: NTD muốn bạn thể hiện nhiều hơn về bản thân, về con người thật cuả bạn, những giá trị,
quan điểm, những điều mà bạn không thể hiện rõ được với một câu hỏi hơi trang trọng. Nếu bạn biết
được tiêu chuẩn tuyển chọn của Cty, hãy cố nhắm kỹ năng, kinh nghiệm của mình vào những tiêu chuẩn
trên.

Ngoài ra còn có các câu hỏi hướng về gia đình – học tập – các mối quan hệ - sở thích… để làm rõ/ tìm hiểu
rõ ứng viên theo các tiêu chí mà Nhà tuyển dụng muốn có. Tuy nhiên dù câu hỏi thế nào, với các bạn, điều
quan trọng nhất là: hãy trả lời thẳng thắn, súc tích, linh hoạt, cố gắng thể hiện được năng lực-chí hướng của
mình, luôn giữ một thái độ cầu thị, tự tin và sẵn sàng chia sẻ, học tập.

2.3 Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng


Nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những ứng viên biết cách đặt câu hỏi cho họ. Dưới đây là gợi ý những
câu hỏi nên đặt cho nhà tuyển dụng:

a/ Những câu hỏi thể hiện quan tâm tới công ty:

Công ty sẽ dự kiến sẽ phát triển thế nào trong 3 – 5 năm tới ?


Và thế mạnh nhất của Công ty trong hiện tại đang là gì ?

b/ Những câu hỏi quan tâm tới vị trí đang ứng tuyển gồm:

Những tiêu chí mà quý công ty đặt ra cho vị trí của tôi là gì?

Những câu hỏi chứng tỏ bạn rất quan tâm đến vị trí ứng tuyển và tâm huyết với sự phát triển chung của
công ty này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất công việc bạn ứng tuyển.
Nhà tuyển dụng nào cũng muốn biết liệu ứng viên có nhiệt tình gắn bó với công ty hay không. Vì vậy, bạn nên
“đánh” vào tâm lý đó qua những câu hỏi thể hiện sự nghiêm túc của bạn với công việc mà bạn phỏng vấn.
Tôi sẽ trực tiếp báo cáo công việc cho ai?
Hay “Ai sẽ là người trực tiếp đánh giá năng lực và thành quả làm việc của tôi?”

b/ Những câu hỏi thể hiện mong muốn làm việc:

Tôi nhận thấy bản thân rất muốn được làm việc cùng với anh/ chị. Vậy bước tiếp theo tôi cần làm là gì?
Câu hỏi kết thúc buổi phỏng vấn đầy ấn tượng này sẽ là một “đòn quyết định” có tác động trực tiếp đến
người đang phỏng vấn bạn. Nhà tuyển dụng có thể sẽ nảy sinh cảm xúc tích cực, thấy hứng thú về cơ hội
hợp tác cùng làm việc với bạn. Điều này tăng thêm khả năng trúng tuyển của bạn.

Hãy xem clip sau đây ( file “02_Module 02_5.Clip. KN-phong-van” ) và cùng thực hành phỏng vấn.

You might also like