You are on page 1of 3

Bài tập kinh tế vĩ mô

Nguyễn Thị Thùy Linh


1) 10 sự kiện kinh tễ vĩ mô những năm gần đây
* Trong nước:
- Hiệp định Đối táctoàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính
thức có hiệu lực đã cótác động tích cực đối với kinh tế Việt Nam.
- Kim ngạch xuất nhập khẩu củaViệt Nam đạt mức kỷ lục 500 tỷ USD.
- Hoàn thành 12/12 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, với tăng trưởng GDP ở
mứccao trong khu vực và trên thế giới ở mức trên 7%.
- Các ngân hàng thương mại với cuộc đua tăng vốn điều lệ.
- Bùng nổ thị trường hàng không tư nhân (Bamboo Airways, Vinpearl Air,...).
* Ngoài nước:
- Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung.
- Đồng Nhân dân tệ xuống giá thấp nhất trong vòng 11 năm.
- Nhật - Hàn bị đẩy vào cuộc tranh chấp thương mại chưa có hồi kết.
- Đột phá trong đàm phán RCEP thúc đẩy sự lớn mạnh của chủ nghĩa đa phương.
- 54 quốc gia ký kết Hiệp định thương mại tự do lục địa châu Phi (AfCFTA).
2) “ Ưu điểm của tăng trưởng kinh tế không phải nằm ở chỗ của cải làm tăng
hạnh phúc mà là nó tạo cho con người có được sự lựa chọn rộng rãi hơn”
Báo cáo hạnh phúc 2017 dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc tiếp tục ghi nhận các
quốc gia nhỏ phát triển ở Tây Âu là vùng đất hạnh phúc nhất thế giới, trong đó Na
Uy, Đan Mạch và Iceland là ba nước dẫn đầu. Trong khi đó, ở Trung Quốc -
nước có tỉ lệ tăng trưởng cao nhất thế giới thì mức độ hạnh phúc
của người dân vẫn giậm chân tại chỗ từ thập niên 1990. Đây là một
nghịch lý về mặt lý thuyết: kinh tế đi lên thì người dân thấy thoải
mái. Ba nhà kinh tế Richard Easterlin, Fei Wang và Shun Wang
dành hẳn một chương để giải thích cho trường hợp Trung Quốc
trong bản báo cáo. Các học giả cho rằng bất bình đẳng giàu nghèo,
môi trường ô nhiễm, chỉ số thất nghiệp tăng, lạm phát tăng, niềm
tin xã hội xói mòn... là các yếu tố xóa sạch lợi ích của sự gia tăng
tiện nghi vật chất mang lại từ tăng trưởng ở Trung Quốc.

Bên cạnh đó, các biến động xã hội ở Trung Quốc trong 25 năm qua
cũng góp phần thay đổi nhận thức của người dân về sự thịnh
vượng, hạnh phúc - khái niệm không chỉ đơn thuần bao gồm của
cải vật chất mà còn có những thứ như “tự do lựa chọn trong cuộc
sống”, “mức độ chia sẻ trong cộng đồng”, “nhận thức về tham
nhũng”... Vì vậy có thể nói rằng tăng trưởng kinh tế đồng nghĩa với
“ hạnh phúc”. Hạnh phúc ở đây chính là cơ sở vật chất, đời sống
được cải thiện, nó tạo cho con người có sự lựa chọn về các vấn đề
chi tiêu đời sống xã hội rộng rãi hơn. Nó không phải là hạnh phúc
trên phương diện tinh thần mà nó đem đến một áp lực vô hình đến
với con người. Kinh tế càng phát triển đồng nghĩa với việc con
người phải lao động nhiều hơn, công việc thì ngày một nặng hơn,
con người phải làm thêm giờ, thời gian nghỉ ngơi ít đi. Đối với
những người nghèo, mức độ thỏa mãn đối với cuộc sống dường như
sụt giảm đáng kể. Những điều này đã phần nào cho thấy rằng các
tiêu chí kinh tế thông thường không phải là thước đo đầy đủ để
đánh giá “ hạnh phúc” thực sự mà con người ta muốn nói đến.
Song không thể chỉ dựa vào mức khảo sát hạnh phúc và kinh tế của
Trung Quốc để khẳng định kinh tế tăng trưởng không làm tăng
hạnh phúc. Không thể nói một đất nước có kinh tế thấp hạnh phúc
được vì kinh tế thấp đồng nghĩa với đời sống nước đó thấp và mặc
nhiên người dân không thể hạnh phúc được. Tóm lại câu “Ưu điểm
của tăng trưởng kinh tế không phải nằm ở chỗ của cải làm tăng hạnh phúc
mà là nó tạo cho con người có được sự lựa chọn rộng rãi hơn” tùy vào hoàn
cảnh và mức sống của connguoiwf đó thuộc loại giàu hay nghèo mà có thể đúng và
sai. Một nền chính sách tốt sẽ tập trung vào tất cả các yếu tố mang lại hạnh phúc
cho con người thay vì chỉ mỗi tăng trưởng.
**Nguồn tham khảo: https://tuoitre.vn/tang-truong-kinh-te-khong-dong-nghia-voi-
hanh-phuc-1284410.htm

You might also like