You are on page 1of 52

ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH

BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH


----------------------

CÔNG TRÌNH DỰ THI


GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC EURÉKA
LẦN THỨ XX NĂM 2018

TÊN CÔNG TRÌNH: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH THIẾT KẾ
ỐNG KHÍ ĐỘNG HỞ

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: ỐNG KHÍ ĐỘNG LỰC HỌC TRÊN Ô TÔ
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ Ô TÔ

TP.HCM

Mã số công trình: …………………………….


MỤC LỤC

BẢNG KÍ HIỆU ................................................................................................ 3

TÓM TẮT ĐỒ ÁN ............................................................................................ 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ỐNG KHÍ ĐỘNG LỰC HỌC ..................... 7

1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................ 7

1.2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................. 7

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 8

1.4 Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 9

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....... 10

2.1 Các lực khí động lực học ....................................................................... 10

2.1.1 Lực cản............................................................................................ 10

2.1.2 Lực nâng ......................................................................................... 10

2.2 Định luật, định lý về dòng chảy............................................................. 11

2.2.1 Phương trình liên tục ...................................................................... 11

2.3 Hệ số Reynolds ...................................................................................... 12

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ TÍNH TOÁN .......................................................... 15

3.1 Buồng thử nghiệm (Test section) và vật thể thử nghiệm ...................... 15

3.1.1 Công dụng của buồng thử nghiệm và vật thể ................................. 15

3.1.2 Các thông số kích thước của buồng thử nghiệm và vật thể thử nghiệm.
........................................................................................................................ 15

3.2 Hong co thắt (Contraction Cone) .......................................................... 17

3.2.1 Công dụng ....................................................................................... 17

3.2.2 Các thông số, công thức xây dựng nên họng co thắt ...................... 17

3.3 Họng đầu vào (Settling Chamber) ......................................................... 21

3.3.1 Công dụng ....................................................................................... 21

1
3.3.2 Các thông số, công thức tính toán họng đầu vào. ............................. 2

3.4 Lưới tổ ong (Honeycombs) ................................................................... 18

3.4.1 Ảnh hưởng của lưới tổ ong đến dòng khí. ...................................... 18

3.4.2 Xây dựng Lưới tổ ong ........................................................................ 19

3.5 Họng khuếch tán (diffuser) .................................................................... 20

3.5.1 Công dụng ....................................................................................... 20

3.5.2 Các thông số, công thức xây dựng nên họng khuếch tán. .............. 20

3.6 Xây dựng bản vẽ 2D mô hình ống khí động lực học. ............................ 23

3.7 Xây dựng chương trình tính toán các thông số ống khí động lực học bằng
phần mềm matlab. .............................................................................................. 24

3.7.1 Giới thiệu phần mềm Matlab .......................................................... 24

3.7.2 Lập trình giao diện người dùng (guide) trong Matlab .................... 25

3.7.3 Các bước cần thực hiện trước khi bắt đầu ...................................... 26

3.7.4 Quy trình thực hiện mềm phần Matlab GUI ................................... 26

3.7.5 Xây dựng chương trình tính toán ống khí động lực học sử dụng lập
trình GUI......................................................................................................... 33

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 35

5.1 Kết luận.................................................................................................. 35

5.2 Kiến nghị, đề xuất mới .......................................................................... 35

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. 37

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 38

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ................................................................................... 40

PHỤ LỤC THUẬT TOÁN ............................................................................. 42

2
BẢNG KÍ HIỆU

STT Kí Ghi chú Đơn vị


hiệu tính

1. α/2 Hệ số góc bán co Độ

2. N Tỉ lệ co

3. Re Hệ số Reynolds

4. Ρ Khối lượng riêng không khí

5. V Vận tốc đặc trưng của dòng khí m/s

6. L Độ dài dòng chảy đang xét m

7. µ Độ nhớt động lực học

8. G Gia tốc trọng trường

9. Là độ cao của trung điểm mặt phẳng 1 mm


đang xét so với một mặt phẳng tham
chiếu
10. Là độ cao của trung điểm mặt phẳng 2 mm
đang xét so với một mặt phẳng tham
chiếu
11. Vận tốc trung bình dòng chảy tại trung m/s
điểm mặt phẳng 1 đang xét
12. Vận tốc trung bình dòng chảy tại trung m/s
điểm mặt phẳng 2 đang xét

3
13. Áp suất dòng chảy tại trung điểm mặt
phẳng 2 đang xét
14. Áp suất dòng chảy tại trung điểm mặt
phẳng 2 đang xét

15. Q Lưu lượng dòng chảy

16. N Số vòng quay của động cơ quạt

17. Vận tốc quạt tạo gió m/s

18. P Công suất động cơ KW

19. D Đường kính quạt gió mm

20. Diện tích họng đầu vào mm2

21. Bề rộng họng đầu vào mm

22. Chiều cao họng đầu vào mm

23. Chiều dài họng đầu vào mm

24. Hệ số chiều dài mm

25. Chiều dài họng co thắt (ống thu) mm

26. Diện tích buồng thử nghiệm mm2

27. Bề rộng buồng thử nghiệm mm

28. Chiều cao buồng thử nghiệm mm

29. Chiều dài buồng thử nghiệm mm

4
30. Hệ số chiều dài buồng thử nghiệm

31. Bề rộng vật thể thử nghiệm mm

32. Chiều cao vật thể thử nghiệm mm

33. Chiều dài vật thể thử nghiệm mm

34. Góc khuếch tán Độ

35. Tỉ lệ diện tích mặt cắt họng khuếch tán

36. Chiều cao họng khuếch tán mm

37. Chiều rộng họng khuếch tán mm

38. Chiều dài họng khuếch tán mm

39. Λ Hệ số ma sát

40. CL Hệ số lực nâng

41. Cd Hệ số cản không khí

42. Fd Lực cản không khí N

43. FL Lực nâng không khí N

5
TÓM TẮT ĐỒ ÁN
Nội dung thực hiện:
Ống khí động lực học có công dụng tạo ra một môi trường có dòng khí chảy ổn
định và chứa vật thể thử nghiệm để thực hiện các thí nghiệm kiểm tra các lực do
không khí tác dụng khi xe chuyển động. Một ống khí động lực học gồm có các bộ
phận: Họng đầu vào, họng co thắt, buồng thử nghiệm và cuối cùng là họng khuếch
tán. Trong những bộ phận của ống khí động, việc nghiên cứu chế tạo ra họng co
thắt được xem là phần khó khăn nhất, vì họng thắt là nơi tăng tốc độ dòng chảy lên
cao trước khi đến buồng thử nghiệm nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng của dòng
chảy và một số điều kiện biên của ống khí động.
Trong quá trình nghiên cứu nhóm đã tìm kiếm rất nhiều nguồn tài liệu trong và
ngoài nước thông qua các kênh website, các bài báo khoa học, những luận án, luận
văn … để hiểu hơn về đề tài và kế thừa những kết quả đã được những nhà khoa học
chứng minh giúp cho quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài của nhóm thêm tính
khoa học và chất lượng.
Kết quả là nhóm đã tìm ra những công thức, con số để tính toán, thiết kế ra một
ống khí động lực học đảm bảo chất lượng, vừa tiết kiệm được chi phí chế tạo. Bảng
vẽ 2D về mô hình được thể hiện một cách chi tiết, đảm bảo việc chế tạo ra sản phẩm
thực thế. Đặc biệt là ứng dụng kiến thức đã học về phần mềm Matlab nhóm đã xây
dựng chương trình tính toán các thông số của ống khí động lực học đảm bảo được
các tiêu chí: Trình bày rõ ràng, dễ hiểu, dễ sử dụng.
Từ khóa: Bảng vẽ 2D, dòng chảy ổn định, khí động lực học, ống khí động, phần
mềm Matlab.

6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ỐNG KHÍ ĐỘNG LỰC HỌC
1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay số lượng xe ô tô ở nước ta ngày càng tăng, cùng với đó là nhiều
đường cao tốc được xây dựng và chất lượng đường xá cũng dần được cải thiện, do
đó tốc độ di chuyển của xe ngày càng cao. Khi tốc độ ngày càng cao thì tác động
của các lực và mô men khí động học đối với xe cũng theo đó mà tăng lên. Ngoài ra
ngành sản xuất ô tô trong nước chỉ mới tập trung vào lắp ráp, việc tối ưu hóa hay
cải tiến thiết kế khí động học trên vỏ xe còn bị hạn chế. Đề tài về ống khí động này
đã được ông Nguyễn Quốc Y trường Đại học Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh
nghiên cứu vào năm 2014 [1] kết quả đã thiết chế và chế tạo ra mô hình thử nghiệm
hoàn chỉnh nhưng chi phí chế tạo lại rất cao, không thể đáp ứng cho tất cả sinh viên
học tập. Vì vậy nhằm mục đích tạo ra môi trường nghiên cứu, học tập cho sinh viên
sau này nhóm em đã chọn đề tài “NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ ỐNG KHÍ ĐỘNG LỰC HỌC HỞ”. Ống gió (Wind
Tunnel) là nơi nhằm để nghiên cứu tính chất khí động lực, tạo ra hình dạng ống gió
với vận tốc gió mong muốn trong buồng thử nghiệm và dòng chảy ổn định để thử
nghiệm.
Ống gió sẽ giải quyết các vấn đề khí động học, để nâng cao hiệu quả của
ngành thiết kế ô tô. Ngoài ra, nó sẽ giúp các đơn vị nghiên cứu chiến lược trong
trường đại học và cao đẳng kỹ thuật được sử dụng như một thiết bị phòng thí
nghiệm.
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Xây dựng cơ sở lý thuyết tính toán ống khí động lực học. Trong cơ sở này,
nhóm sẽ xác định được tất cả các công thức tính toán một cách chi tiết, giải thích
và đưa ra các thông số tính toán, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dòng chảy.
- Ứng dụng phần mềm MATLAB viết chương trình tính toán ống khí động:
Màn hình phải thiết kế khoa học, thể hiện được các thông số quan trọng. Đặc biệt
là phần mềm này phải đơn giản và dễ hiểu, sử dụng dễ dàng.

7
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Ống khí động là một thiết bị thí nghiệm khí động lực học cần thiết cho các
phòng thí nghiệm thủy khí. Giá thành cho thiết bị này vẫn rất cao so với điều kiện
Việt Nam. Ống khí động hiện nay có hai thiết kế phổ biến.

Hình 1. 1 Ông khí động kín

Hình 1. 2 Ống khí động hở

- Ống khí động kín (Hình 1.1): Là một ống khí động có dòng khí lưu động tuần
hoàn vòng kín bên trong ống, ống khí động kín không có phần đầu và phần cuối.
- Ống khí động hở (Hình 1.2): Là ống khí động có hai đầu hở, phân biệt đầu
vào và đầu ra, một đầu để không khí vào và một đầu để không khí được thổi ra
ngoài.
Về đặc điểm hai loại ống khí động này đều có những ưu điểm riêng.
+ Vận tốc: Ống khí động hở cho phép đạt vận tốc cao hơn ống khí động kín khi
so sánh cùng một công suất quạt. Điều này là do dòng khí trong ống khí động hở
được thổi hoặc hút trực tiếp tới buồng thí nghiệm.

8
+ Độ ổn định và phân bố trường vận tốc: Ống khí động kín cho độ ổn định
cao
hơn cũng như một trường phân bố vận tốc đều hơn cả ở hai vùng biên.
+ Giá thành và kích thước: Ống khí động kín có giá thành đắt hơn rất nhiều so
với ống khí động hở có cùng vận tốc, hơn thế ống khí động kín đòi hỏi một diện
tích rất lớn.
- Đối tượng nghiên cứu được chọn ở đây là mô hình ống khí động lực học hở.
Đề tài này cần xét đến các yếu tố: Sự tổn thất khi đi qua lưới tổ ong, sự nhiễu loạn
của dòng khí khi đi qua họng co thắt, và tác dụng của sự thay đổi áp suất đến chất
lượng dòng khí.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài
+ Đề tài chỉ xoay quanh việc nghiên cứu tính toán, thiết kế một ống khí động
hoàn chỉnh sau đó xây dựng một chương trình tính toán bằng phần mềm Matlab để
quá tính toán sau này được thuận tiện hơn.
+ Đề tài nghiên cứu về tính chất dòng chảy bên trong ống, các yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng dòng khí. Trong quá trình tính toán nhóm đã bỏ qua sự chênh lệch
áp suất bên trong ống.
1.4 Ý nghĩa thực tiễn
Tạo ra môi trường nghiên cứu, học tập cho sinh viên. Từ đó góp phần vào sự
phát triển của ngành ô tô.

9
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Các lực khí động lực học
2.1.1 Lực cản
Lực cản không khí: Gồm 2 thành phần, áp suất phía trước và áp lực phía sau

Hình 2. 1 Lực cản gió tác dụng lên xe

Áp lực phía trước đạt trị số cực đại khi tiết diện cản gió của thân xe tăng nhanh
đột ngột ở vị trí kiếng trước. Phía sau xe, sự hiện diện của áp lực tạo nên hiện tượng
xoáy lốc có khả năng tạo một lực nghịch chiều chuyển động của xe.
Lực cản không khí được xác định theo công thức:
1 2
𝐹𝑑 = 𝜌𝑣 𝐶𝑑 𝐴
2
Trong đó:
Fd: Lực cản không khí (N)
𝜌: Khối lượng riêng không khí (kg/m3)
v: Vận tốc xe (m/s)
Cd: Hệ số cản không khí
A: Tiết diện cản gió của xe (m2)
2.1.2 Lực nâng
Lực nâng: Theo lý thuyết khí động học, khi xe di chuyển luồng không khí phía
trên mui xe sẽ di chuyển với quãng đường dài hơn luồng không khí phía bên dưới
gầm xe, phía trước nhanh hơn phía sau nên theo nguyên lý Bernoulli, khi vận tốc
10
khác nhau của dòng khí sẽ phát sinh chênh lệch áp suất tạo nên lực nâng xe lên làm
giảm sức bám mặt đường của lốp. Ở tốc độ cao, lực nâng có thể tăng quá mức và
gây ảnh hưởng rất xấu đến sự chuyển động của xe. Lực nâng tập trung chủ yếu ở
phía sau, nếu lực nâng quá lớn, các bánh xe phía sau sẽ bị trượt, và như vậy rất nguy
hiểm, nhất là khi xe chạy ở tốc độ cao hơn 200km/giờ.

Hình 2. 2 Dòng khí tác dụng trên xe tạo ra lực nâng

Lực nâng của không khí được xác định theo công thức:
1
𝐹𝐿 = 𝐶𝐿 𝜌𝑣 2 𝑆
2

Trong đó:
FL: Lực nâng không khí (N)
CL: Hệ số lực nâng
𝜌: là trọng lượng riêng của chất khí (Kg/m3)
v: là vận tốc dòng khí ở buồng thử (m/s)
S: là tiết diện của mặt nâng (m)
2.2 Định luật, định lý về dòng chảy
2.2.1 Phương trình liên tục
- Phương trình liên tục chính là định luật bảo toàn khối lượng đối với chất lưu.
Đối với chất lưu chất không nén được, khi xét một thể tích tham khảo thì lưu lượng
chất đi vào phải bằng lưu lượng chất đi ra thể tích đó (mô hình ống khí động lực
học có chiều dài ngắn và trống ở hai đầu nên dòng khí xét trên trong mô hình cũng
được xem là dòng khí không nén được). Nghĩa là, trong hệ tọa độ Descartes với u,
v, w là các thành phần vận tốc trên các phương x, y, z, ta có:

11
2.3 Hệ số Reynolds
- Hệ số Reynolds thường được kí hiệu Re và được định nghĩ theo công thức:

Trong đó:

ρ: là khối lượng riêng của không khí [ ]


v: là vận tốc trung bình trong ống khí động [m/s]
l: là chiều dài ống khí động [m]

µ: độ nhớt động lực học [ ]


Hệ số Reynolds là hệ số đặc trưng cho tính chất dòng chảy, đối với dòng chảy
trong ống trụ:

Hình 2. 3 Hình minh họa dòng chảy tầng và dòng chảy rối trong một lớp phẳng

- Dòng chảy có Re ≤ 2320 là dòng chảy tầng


- Dòng chảy có 4000 > Re > 2320 là dòng chảy chuyển tiếp từ chảy tầng sang
chảy rối.
- Dòng chảy có Re ≥ 4000 là dòng chảy rối

12
2.2.2 Phương trình bernoulli
- Trong thủy động lực học, nguyên lý Bernoulli phát biểu rằng đối với một dòng
chất lưu không dẫn nhiệt không có tính nhớt, sự tăng vận tốc của chất lưu xảy ra
tương ứng đồng thời với sự giảm áp suất hoặc sự giảm thế năng của chất lưu.
Nguyên lý này đặt theo tên của Daniel Bernoulli, ông đã công bố nó trong quyển
sách của mình Hydrodynamica vào năm 1738.
- Nguyên lý Bernoulli áp dụng được cho nhiều loại chất lưu, chúng thể hiện
qua kết quả khi viết dưới dạng phương trình Bernoulli. Thực tế, có các dạng phương
trình Bernoulli khác nhau cho những loại chất lưu khác nhau. Dạng đơn giản của
nguyên lý Bernoulli thỏa mãn cho trường hợp dòng chảy không nén được (ví dụ
cho dòng chất lỏng) và cho cả dòng chảy nén được (ví dụ đối với khí) chuyển động
nhỏ hơn tốc độ âm thanh (số Mach) (thường là nhỏ hơn 0,3). Các dạng phức tạp
hơn ở một số trường hợp có thể áp dụng cho trường hợp dòng chảy nén được chuyển
động với vận tốc lớn hơn các số Mach.
- Nguyên lý Bernoulli là hệ quả của định luật bảo toàn năng lượng. Nó phát
biểu rằng, trong một dòng chảy ổn định, tổng mọi dạng năng lượng trong chất lưu
dọc theo đường dòng là như nhau tại mọi điểm trên đường dòng đó. Điều này đòi
hỏi rằng tổng động năng, thế năng và nội năng phải là hằng số. Do đó một sự tăng
vận tốc của chất lưu – hàm ý sự tăng ở cả áp suất động lực và động năng – diễn ra
đồng thời với sự giảm (theo tổng của) áp suất tĩnh, thế năng và nội năng. Nếu chất
lưu chảy ra khỏi một nguồn, tổng mọi dạng năng lượng sẽ là như nhau trên mọi
đường dòng bởi vì trong nguồn năng lượng trên một đơn vị thể tích (tổng áp suất
và thế năng hấp dẫn ρ g h) là như nhau ở khắp nơi.
- Nguyên lý Bernoulli cũng suy được trực tiếp từ định luật thứ hai của Newton.
Nếu một thể tích nhỏ của chất lưu chảy theo phương ngang từ vùng có áp suất cao
đến vùng có áp suất thấp, thì áp suất mặt sau của nó sẽ lớn hơn áp suất ở mặt trước
của nó. Điều này dẫn tới có tổng hợp lực trên đơn vị thể tích, làm gia tốc nó dọc
theo đường dòng.
- Trong hầu hết các chất lỏng, và khí có vận tốc nhỏ hơn số Mach, mật độ của
một lượng chất lỏng có thể coi là không đổi, bất kể áp suất biến đổi trong chất
lỏng. Do đó, chất lưu có thể coi là không nén được và gọi là dòng không nén

13
được. Bernoulli thực hiện thí nghiệm của mình trên chất lỏng, vì vậy phương trình
của ông ban đầu chỉ đúng cho dòng không nén được.

Hình 2. 4 Minh họa Phương trình Bernoully

- Dạng phương trình Bernoulli phổ biến, đúng tại một điểm bất kỳ dọc theo
đường dòng là:

Trong đó:

z: là cao độ của điểm so với một mặt phẳng tham chiếu, với giá trị dương của
z-hướng lên trên – ngược chiều với hướng của vectơ gia tốc trọng trường,
v: là vận tốc của dòng chất lỏng tại điểm trên đường dòng,
g: là gia tốc trọng trường,
P: là áp suất tại điểm đó, và là mật độ tại mọi điểm trong chất lỏng.
Đối với trường lực bảo toàn, phương trình Bernoulli có thể tổng quát thành:

với Ψ là lực thế tại điểm đang xét trên đường dòng. Ví dụ đối với trường hấp
dẫn của Trái Đất Ψ = gz.

14
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ TÍNH TOÁN
3.1 Buồng thử nghiệm (Test section) và vật thể thử nghiệm
3.1.1 Công dụng của buồng thử nghiệm và vật thể
- Buồng thử nghiệm được xem là phần tử trung tâm của mô hình, là khu vực để
nghiên cứu và thực hiện các thử nghiệm. Là nơi chứa mô hình và những cảm biến
để đo các lực cản, lực nâng của dòng khí. Hình dạng và kích thước của buồng thử
nghiệm được xác định theo các thông số kỹ thuật của ống gió, đặc biệt là chất lượng
dòng khí và vận tốc dòng khí mong muốn.
- Buồng thử nghiệm được chế tạo với rất nhiều hình dạng khác nhau, nhưng sự
khác nhau về tổn thất trong bề mặt buồng thể nghiệm là không đáng kể. Vì thế mà
hình dạng của buồng thử nghiệm được xác định dựa theo sự tiện dụng và yêu cầu
về khí động lực học của vật thể thử nghiệm. Ở đây buồng thử nghiệm được thiết kế
dạng hình vuông có hai mặt trong suốt để người thử nghiệm quan sát được vật thể
thử nghiệm bên trong ống khí, việc này yêu cầu phải có sự chính xác và kín hoàn
toàn. Nếu ống khí không được kín sẽ tạo ra hệ số tổn thất lớn và tạo ra sự nhiễu
loạn chất lượng dòng khí, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thử nghiệm.
- Vật thể thử nghiệm cùng với các cảm biến gắn bên trong mô hình thực hiện
nhiệm vụ phân tích hướng lực, các giá trị lực cản, lực nâng từ đó cho ra kết quả thử
nghiệm.
3.1.2 Các thông số kích thước của buồng thử nghiệm và vật thể thử nghiệm.
a) Vật thể thử nghiệm

- Kích thước vật thể thử nghiệm là phần ảnh hưởng rất lớn đến kích thước của
ống gió khi thiết kế, vì thế nó được chọn:
Wvt= 60 mm Chiều rộng vật thể thử nghiệm
Hvt= 80 mm chiều cao vật thể thử nghiệm
Lvt= 12 mm Chiều dài của vật thể thử nghiệm
Với kích thước này ống gió khi thiết kế ống gió sẽ không quá to và đáp ứng
một số yêu cầu điều kiện biên. Khi dòng khí tác dụng lên bề mặt của vật thể sẽ sinh
ra các dòng chảy rối (chảy tách) có xu hướng đi lệch với hướng ban đầu và hướng
đi sẽ tác dụng lên các thành của buồng thử nghiệm. Nếu khoảng cách giữa vật thể

15
và thành buồng thử nghiệm không đảm bảo thì các dòng chảy rối đó sẽ tác dụng lên
thành và lan tỏa sang xung quanh làm rối dòng chảy của những thành phần khí
khác, ảnh hưởng lớn đến kết quả thử nghiệm. Chính vì thế diện tích mặt cắt ngang
của vật thể thử nghiệm không được vượt quá 10% diện tích của buồng thử nghiệm
[8], vật thể thử nghiệm sẽ được đặt tại vị trí 3/7 tổng chiều dài của buồng thử
nghiệm.
b) Buồng thử nghiệm

Hình 3. 1 Hình dạng buồng thử nghiêm (Test section)

- Buồng thử nghiệm được đặt ở giữa họng co thắt và họng khuếch tán, kích
thước buồng thử nghiệm cần phải đủ dài để dòng khí được ổn định trước khi tiếp
xúc với vật thể thử nghiệm và không chịu ảnh hưởng bởi các dòng chảy rối cũng
như sự thay đổi áp suất tại họng khuếch tán gây nên.
- Chiều cao Buồng thử nghiệm (H3) được xác định bằng 3 lần chiều cao của
vật thể thử nghiệm, bề rộng bằng 4 lần bề rộng của vật thể thử nghiệm và chiều dài
bằng 6 lần chiều dài của vật thể thử nghiệm. [9] Kích thước buồng thử nghiệm được
tính toán ra các thông số như sau:
W3= 237 mm là chiều rộng buồng thử nghiệm
H3= 237 mm là chiều cao buồng thử nghiệm
L3 là chiều dài buồng thử nghiệm, được xác định theo công thức
L3= W3.l3=237.3=711 mm [9]
Trong đó: l3=3: là hệ số chiều dài

16
- Diện tích mặt cắt ngang buồng thử nghiệm A3 sẽ có kích thước bằng 56169
mm2
Vật tốc tại buồng thử nghiệm
3.2 Hong co thắt (Contraction Cone)
3.2.1 Công dụng
- Họng co thắt là phần quan trọng nhất trong thiết kế của hầm gió vì nó có tác
động mạnh nhất lên chất lượng dòng chảy của buồng thử nghiệm. Họng co thắt
cũng có thể gọi là “vòi phun” bởi vì nó làm tăng tốc độ dòng chảy từ họng đầu vào
đến buồng thử nghiệm. Ngoài ra họng co thắt cũng giúp giảm sự xáo trộn và sự
không đồng đều của dòng chảy trong buồng thử nghiệm. Sự tăng tốc độ và làm
giảm thiểu đi sự không đồng nhất của dòng chảy trong hầm gió chủ yếu phụ thuộc
vào tỷ lệ diện tích mặt cắt ngang của đầu vào của đầu ra của họng co thắt, được gọi
là tỷ lệ co (N). Theo lý thuyết thì giá trị N nên được chọn ở giá trị lớn nhất có thể
nhưng tỉ lệ co này nó sẽ làm ảnh hưởng đến kích thước tổng thể của hầm gió và giá
tiền sản xuất cũng sẽ tăng nên giá trị N cũng sẽ được chọn ở giới hạn nhất định
trong khoảng từ 4 đến 6 [10]
𝐷𝑖ệ𝑛 𝑡í𝑐ℎ 𝑚ặ𝑡 𝑐ắ𝑡 𝑛𝑔𝑎𝑛𝑔 ℎọ𝑛𝑔 đầ𝑢 𝑣à𝑜 𝐴1
Tỉ lệ N =
𝐷𝑖ệ𝑛 𝑡í𝑐ℎ 𝑚ặ𝑡 𝑐ắ𝑡 𝑛𝑔𝑎𝑛𝑔 𝑏𝑢ồ𝑛𝑔 𝑡ℎử 𝑛𝑔ℎ𝑖ệ𝑚 𝐴3

Vì vậy tỉ lệ N được nhóm chọn với giá trị N=5. Với giá trị này họng co thắt vừa
thỏa mãn sự tăng tốc độ dòng chảy từ họng đầu vào đến buồng thử nghiệm vừa
mang tính tiện ích, chi phí sản xuất thấp.
3.2.2 Các thông số, công thức xây dựng nên họng co thắt

17
Hình 3. 2 Hình dạng họng co thắt (Contraction Cone)

a) Kích thước đầu vào của họng co thắt

Với tỉ lệ N = 5 và diện tích của mặt cắt của buồng thử nghiệm là 56169 (mm2),
ta tính được diện tích mặt cắt ngang đầu vào của họng co thắt A2= 56169.5 =
280900 (mm2), từ đó tính được kích thước chiều rộng W1, chiều cao H1 đầu vào
của họng co thắt:

W1= H1=√280900 = 530 (mm)


b) Chiều dài của họng co thắt.

Với góc 𝛼/2 được chọn là 12º [10] cùng với kích thước đầu vào 530 (mm) và
đầu ra 237 (mm) của họng co thắt chúng em đã tìm ra công thức chiều dài cho họng
co thắt [3]
(√𝑁−1)𝑊3 (√5−1).237
𝐿2 = 𝛼 = = 689 (mm)
2tan( ) 2.tan(12)
2

c) Đường cong của họng co thắt.

- Theo nghiên cứu của James H. Bell and Rabindra D [11] tại Stanford
University đã tính toán và xác thực các hình dạng đa thức và đã đưa ra hình dạng
đường cong của họng co thắt phù hợp nhất.
Sau đây là 3 dạng đa thức được đưa ra để kiểm nghiệm [11].

+ Phương trình bậc 3:

18
𝑋 3 𝑋 2
( ) ( )
𝑌 𝑋 = 𝐻1 − 𝐻1 − 𝐻3 . [−2. ( ) + 3. ( ) ]
𝐿2 𝐿2

+ Phương trình bậc 5:


𝑋 5 𝑋 4 𝑋 3
𝑌(𝑋 ) = 𝐻1 − (𝐻1 − 𝐻3 ). [6. ( ) − 15. ( ) + 10. ( ) ]
𝐿2 𝐿2 𝐿2

+ Phương trình bậc 7:

𝑋 7 𝑋 6 𝑋 5 𝑋 4
𝑌(𝑋 ) = 𝐻1 − (𝐻1 − 𝐻3 ). [6. (−20. ) + 70. ( ) − 84. ( ) + 35. ( ) ]
𝐿2 𝐿2 𝐿2 𝐿2
Trong đó:

 H1 kích thước đầu vào của họng co thắt (họng đầu vào)
 H3 kích thước đầu ra của họng co thắt (buồng thử nghiệm)
 L2 là chiều dài của họng co thắt
Các hình dạng tường được đưa ra bởi các đa thức này được vẽ ở dạng chuẩn
hóa

Hình 3. 3 Đường cong họng co thắt với 3 dạng phương trình

19
Hình 3. 4 Ảnh hưởng của chiều dài họng co thắt đến sự đồng nhất của dòng chảy.

Xét với 3 phương trình đường cong trên, cùng với ảnh hưởng của chiều dài
họng co thắt (sơ đồ Hình 3.3) Tính đồng nhất của dòng chảy ở lối ra họng co thắt
lại được cải thiện khi chiều dài được tăng lên. thử nghiệm đưa ra rằng hình dạng
cong của phương trình bậc 5 thì sẽ có dòng khí tách ra gần đầu vào, khi L/H3 là
0,667.
Tuy nhiên, cũng đã có dự đoán sự phân tách lớp ranh giới nếu họng co thắt lại
quá dài (L/H3 = 1,79). Một họng co thắt quá dài làm cho lớp ranh giới dày lên và
do đó làm cho nó dễ bị phân tách hơn gần lối ra. Nếu thiết kế quá ngắn thì lớp ranh
giới bị phân tách cũng có xu hướng xảy ra, nhưng lần này gần đầu vào của họng.
Trong thiết kế hiện tại, mục tiêu chính là giảm thiểu chiều dài của họng co thắt lại
để thu được số Reynold tốt nhất khi thoát ra.
Sau khi chạy các tính toán trên một loạt các thiết kế, đã được tìm thấy được
mức tối thiểu L/H3 chấp nhận được, đối với yêu cầu của chúng tôi là 0,89.
Phương trình bậc 7 đã được tìm thấy thì chúng đều có dòng chảy phân tách gần
cửa vào. Phương trình bậc 3 cũng đã được thử nghiệm, những dòng chảy của những
hình dạng này có tính không đồng nhất cao. Hình dạng tường co đáp ứng hầu hết
các yêu cầu được thảo luận ở trên là rõ ràng một trong các đa thức bậc 5. Nó cho
một số Reynold hợp lý (khoảng 400) và tính đồng nhất của dòng chảy, ở điều kiện
vận hành (V=15 m/s). Vì vậy hình dạng phương trình bậc 5 được chọn cho hầm
20
gió, nó đảm bảo cho chất lượng dòng chảy ổn định với vận tốc đều khi đến buồng
thử nghiệm.
- Tọa độ để thiết kế biêng dạng cong của họng co thắt
X Y 230 468,296 470 291,9334
0 530 240 461,853 480 286,0846
10 529,9912 250 455,1552 490 280,5436
20 529,9314 260 448,2226 500 275,3236
30 529,7737 270 441,0766 510 270,4362
40 529,4755 280 433,7399 520 265,8908
50 528,9986 290 426,236 530 261,6944
60 528,309 300 418,5894 540 257,8517
70 527,3766 310 410,8252 550 254,365
80 526,1752 320 402,9693 560 251,2339
90 524,6823 330 395,0479 570 248,455
100 522,879 340 387,0877 580 246,0222
110 520,7499 350 379,1153 590 243,9262
120 518,2828 360 371,1577 600 242,1547
130 515,4689 370 363,2417 610 240,6919
140 512,3023 380 355,3938 620 239,5184
150 508,78 390 347,6402 630 238,6116
160 504,9018 400 340,0067 640 237,9447
170 500,6703 410 332,5185 650 237,4873
180 496,0903 420 325,1998 660 237,2049
190 491,1692 430 318,0742 670 237,0589
200 485,9165 440 311,1641 680 237,0064
210 480,3441 450 304,4909 689 237
220 474,4654 460 298,0744

3.3 Họng đầu vào (Settling Chamber)


3.3.1 Công dụng
- Họng đầu vào là một bộ phận quan trọng trong mô hình ống khí động lực
học, là nơi thu nhận dòng khí ban đầu từ quạt, sau khi đi qua lưới tổ ong sẽ tạo dòng
khí ổn định trước khi vào họng co thắt. Vì vậy họng đầu vào là bộ phận vô cùng
quan trọng, nó sẽ quyết định chất lượng dòng khí bên trong ống, tạo ra dòng khí ổn
định và đều trong suốt quá trình thí nghiệm.
- Hình dạng của họng đầu vào được thiết kế rất đa dạng: có thể là hình tròn, hình
vuông, hình chữ nhật. Nhưng cho dù là ở hình dạng nào thì sự sai lệch về chất lượng
dòng khí không lớn lắm, vì vậy mà hình dạng của họng đầu vào sẽ được quyết

21
định bởi sự tiện lợi và một số điều kiện biên. Trong họng đầu vào sẽ được đặt một
lưới tổ ong để tạo sự ổn định cho dòng khí, vị trí đặt tổ ong cũng cần phải cân nhắc
không được quá gần với quạt để dòng khí từ quạt phân bố đều bên trong mô hình
ống khí động.

3.3.2 Các thông số, công thức tính toán họng đầu vào.

Hình 3. 5 Hình dạng họng đầu vào (Settling Chamber)

- Diện tích mặt cắt ngang của họng đầu vào được kí hiệu A1. Kích thước A1 sẽ bằng với kích thước
đầu vào của họng co thắt và được thiết kế dạng hình vuông nhằm tạo ra dòng khí đều bên trong
ống và bên cạnh đó sẽ giảm thiểu chi phí chế tạo, làm tăng tính khả thi cho mô hình.

Vì thế, diện tích mặt cắt ngang A1 sẽ có các kích thước chiều rộng W1 và chiều
cao H1 lần lượt là 530 (mm) và 530 (mm).
A1=W1. H1=530.530=280900 (mm2)
Chiều dài của họng đầu vào L1 được xác định theo công thức [2]
L1=N.W3.l1=5.237.0,6=317 (mm)
Trong đó:
N=5: là tỉ lệ co, hệ số tỉ lệ giữa diện tích mặt cắt ngang họng đầu vào và diện
tích mặt cắt ngang buồng thử nghiệm.
l1= 0.6 Là hệ số chiều dài của họng đầu vào

2
W3=530 mm: Chiều rộng của buồng thử nghiệm
3.4 Lưới tổ ong (Honeycombs)
3.4.1 Ảnh hưởng của lưới tổ ong đến dòng khí.
- Lưới tổ ong là một bộ phận không thể thiếu của ống khí động, nó có công
dụng tạo ra dòng chảy đều và ổn định bên trong mô hình trước khi vào buồng thí
nghiệm. Tổ ong sẽ triệt tiêu các dòng khí chảy rối khi dòng khí đi qua nó từ đó tạo
ra dòng ổn định. Vì thế việc xác định kích thước, hình dạng lưới tổ ong là vô cùng
quan trọng, nó sẽ quyết định trực tiếp đến chất lượng dòng chảy và sự tổn thất được
sinh ra.
Hình dạng của lưới tổ ong có thể ở dạng hình lục giác, hình tròn, tam giác cũng
có thể là hình vuông.

Hình 3. 6 Các loại hình dạng lưới tổ ong.

- Lưới tổ ong Theo Prandtl [3], “tổ ong là một thiết bị dẫn đường xuyên qua mà
các dòng không khí riêng lẻ được đưa ra song song”. Ông cho rằng ngày nay phần
lớn các loại tổ ong đều được sử dụng và ống gió. Các thông số thiết kế cho tổ ong
là tỷ lệ chiều dài của lưới tổ ong với 1 tế bào đường kính thủy lực và độ xốp. Tỷ lệ
chiều dài và đường kính của tế bào tổ ong điển hình trong phạm vi 6-8 và độ xốp
thường ở khoảng 0,8. Giá trị như vậy dẫn hệ số tổn thất qua tổ ong khoảng 5 % [3].
Hệ số tổn thất tổ ong biểu hiện cho sự mất mát hiệu suất thông qua tổ ong được đưa
ra bởi Eckert, Mort và Jope. [4]

18
𝐿2 1 2 1 2
𝐾ℎ = 𝜆ℎ × ( + 3) × ( ) × ( − 1)
𝐷2 𝛽ℎ 𝛽ℎ

∆ 0,4 −0,1
0,375 ( ) 𝑅𝑒∆ 𝑣ớ𝑖 𝑅𝑒∆ ≤ 275
𝐷ℎ
𝜆ℎ =
∆ 0,4
0,214 ( ) 𝑣ớ𝑖 𝑅𝑒∆ ≥ 275
{ 𝐷ℎ
Trong đó:
λℎ hệ số ma sát [5]
Lh chiều dài lưới tổ ong (mm)
Dh đường kính thủy lực 1 tế bào tổ ong (mm)
βh độ xốp
- Một số dữ liệu cụ thể về tổn thất trong tổ ong do Scheiman và Brooks đưa ra:
bởi Loehrke và Nagib, và bởi Roberts [2,6]. Đối với tổ ong của các loại được hiển
thị trong Hình 3.1 với L/Dh = 6.0 và diện tích ống bằng nhau, các giá trị của Kh
được tìm thấy lần lượt là 0.30, 0.22 và 0.20 cho a, b và c. Loehrke và Nagib cung
cấp dữ liệu đặc biệt về dòng chảy thẳng được sử dụng ống hút uống thông thường,
mặc dù chúng không thích hợp cho các đường hầm lớn vì sức mạnh và sự ổn định
lâu dài của nó không cao, đổi lại thì nó có chi phí thấp, cùng với sự tổn thất trong
tổ ong trong một hầm gió thường ít hơn 5%.
-Mehta và Bradshaw [7] chỉ ra rằng khoảng 25.000 tế bào cho một họng đầu
vào là đủ. Điều này sẽ dẫn đến đường kính thủy lớn hơn được sử dụng trong những
đường hầm lớn hơn.
3.4.2 Xây dựng Lưới tổ ong
- Theo những bàn luận ở phần trên, Để giảm chi phí cho sản phẩm hầm gió
nhóm chúng em đã chọn chất liệu làm lưới tổ ong là ống hút với tỉ lệ chiều dài của
lưới tổ ong và đường kính được chọn là 0.6 và nó cho ra hệ số tổn thất áp suất không
quá 5%
- Cùng với lời khuyên của bradshaw với 25000 tế bào tổ ong cho 1 họng đầu
vào nhóm chúng em đã tính toán và cho ra kết quả đường kính của 1 tế bào tổ ong
là 11,236 (cm). Từ đó chọn được đường kính của 1 tế bào tổ ong (ống hút) và đưa
ra chế tạo lưới tổ ong.
19
𝐴
Dh = =11,236 (mm)
25000

3.5 Họng khuếch tán (diffuser)


3.5.1 Công dụng
Họng khuếch tán là bộ phận sau cùng của mô hình, nó kiểm soát chất lượng
dòng chảy bằng cách tránh tạo ra các dòng khí chảy tách (chảy rối) bên trong mô
hình. Vì khi sinh ra các dòng chảy tách nó sẽ tạo ra xung áp lực chảy ngược vào
bên trong buồng thử nghiệm từ đó tạo ra sự không đều về áp suất và tốc độ, gây ảnh
hưởng rất lớn đến quả thử nghiệm.
Chiều dài của họng khuếch tán sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dòng khí khi ra
khỏi buồng thử nghiệm. Nếu họng khuếch tán quá ngắn nó sẽ tạo ra dòng khí chảy
tách chảy ngược vào bên trong buồng thử nghiệm sẽ gây nhiễu loạn dòng khí vì áp
suất bị thay đổi nhanh chóng. Ngược lại khi chiều dài họng khuếch tán dài, khi đó
áp suất của dòng khí sau khi đi đến họng khuếch tán được tăng lên từ từ, không tạo
ra dòng chảy rối gây nhiễu loạn dòng chảy, nhưng với kích thước đó sẽ tốn rất nhiều
chi phí để chế tạo.
Vì thế mà chiều dài của họng khuếch tán cần tính toán sao cho vừa thỏa yêu
cầu nhưng vẫn không tốn quá nhiều chi phí. Góc khuếch tán (góc mở rộng) cũng
có ảnh hưởng đến chiều dài của họng khuếch tán, và góc khuếch tán thường được
chọn trong khoảng từ 2 đến 3.5º.
3.5.2 Các thông số, công thức xây dựng nên họng khuếch tán.

Hình 3. 7 Hình dạng họng khuếch tán (Diffuser).

20
- Các tham số chính cho bộ khuếch tán là góc khuếch tán và tỷ lệ diện tích. xét
một bộ khuếch tán có kích thước ở lối vào H3 (bằng với kích thước đầu ra của buồng
thử nghiệm), kích thước H4 tại lối ra và chiều dài L4 như được chỉ ra trong hình.
Chiều dài của họng khuếch tán được xác định theo công thức [3]
𝐻3 √𝐴𝑅 −1 237 √2−1
𝐿4 = . = = 803 (𝑚𝑚)
2 tan(𝜃) 2 tan(3.5)

Trong đó:
AR=2: là tỉ lệ giữa diện tích mặt cắt họng đầu ra và diện tích mặt cắt buồng thử
nghiệm.
H3= 237 (mm): là chiều cao của buồng thử nghiệm
𝜃 = 3.5˚: là góc khuếch tán. [3,10] - Diện tích mặt cắt ngang của họng khuếch
tán θ được kí hiệu A4 và được xác định theo công thức:
A4=AR.A3=2.2372=112338 (mm2)
- Họng khuếch tán được thiết kế dạng hình vuông vì vậy từ diện tích mặt cắt
ngang A4 ta xác định được kích thước chiều rộng W4 và chiều cao H4:

𝑊4 = 𝐻4 = √𝐴4 = √112338 = 335,168 (𝑚𝑚)

Bảng 5.1 Kết quả tính toán.

STT GHI CHÚ KÍ HIỆU KẾT QUẢ


1 Đường kính quạt Dq 530 mm
Tốc độ quạt V 10 m/s2
2 Bề rộng họng đầu vào W1 530 mm
Chiều cao họng đầu vào H1 530 mm
Chiều dài họng đầu vào L1 317 mm

3 Đường kính lưới tổ ong D 11,236 mm


Chiều dài lưới tổ ong L 66 mm
4 Tỉ lệ co N 5
Góc bán co α/2 12 độ
Chiều dài họng co thắt L2 689 mm

5 Bề rộng buồng thử nghiệm W3 237 mm

21
Chiều cao buồng thử nghiệm H3 237 mm
Chiều dài buồng thử nghiệm L3 711 mm
6 Bề rộng vật thể thử nghiệm Wvt 8 mm
Chiều cao vật thể thử nghiệm Hvt 6 mm
Chiều dài vật thể thử nghiệm Lvt 10 mm
Bề rộng họng khuếch tán W4 335,168 mm
7 Chiều cao họng khuếch tán H4 335,168 mm
Chiều dài họng khuếch tán L4 803 mm

22
3.6 Xây dựng bản vẽ 2D mô hình ống khí động lực học.
Trong quá trình tính toán, thiết kế ống khí động lực học nhóm chúng em đã tìm
ra tất cả những thông số tính toán để chế tạo một mô hình ống khí động lực học
hoàn chỉnh. Hình dáng, kích thước của mô hình được thể hiện cụ thể qua bản vẽ 2D
của từng bộ phận.

Hình 3. 8 Bảng vẽ kỹ thuật ống khí động

Hình 3. 9 Hình dạng 3D ống khí động

23
3.7 Xây dựng chương trình tính toán các thông số ống khí động lực học bằng
phần mềm matlab.
3.7.1 Giới thiệu phần mềm Matlab
MATLAB là phần mềm cung cấp môi trường tính toán số và lập trình, do công
ty MathWorks thiết kế. MATLAB cho phép tính toán số với ma trận, vẽ đồ thị hàm
số hay biểu đồ thông tin, thực hiện thuật toán, tạo các giao diện người dùng và liên
kết với những chương trình máy tính viết trên nhiều ngôn ngữ lập trình khác.
Matlab là viết tắt từ "MATrix LABoratory", được Cleve Moler phát minh vào
cuối thập niên 1970, và sau đó là chủ nhiệm khoa máy tính tại Đại học New Mexico.
MATLAB, nguyên sơ được viết bởi ngôn ngữ Fortran, cho đến 1980 nó vẫn
chỉ là một bộ phận được dùng nội bộ của Đại học Stanford.
Năm 1983, Jack Little, một người đã học ở MIT và Stanford, đã viết lại
MATLAB bằng ngôn ngữ C và nó được xây dựng thêm các thư viện phục vụ cho
thiết kế hệ thống điều khiển, hệ thống hộp công cụ (tool box), mô phỏng... Jack xây
dựng MATLAB trở thành mô hình ngôn ngữ lập trình trên cơ sở ma trận (matrix-
based programming language).
Steve Bangert là người đã viết trình thông dịch cho MATLAB. Công việc này
kéo dài gần 1½ năm. Sau này, Jack Little kết hợp với Moler và Steve Bangert quyết
định đưa MATLAB thành dự án thương mại - công ty The MathWorks ra đời thời
gian này - năm 1984.
Phiên bản đầu tiên MATLAB 1.0 ra đời năm 1984 viết bằng C cho MS-DOS
PC được phát hành đầu tiên tại IEEE Conference on Design and Control (Hội nghị
IEEE về thiết kế và điều khiển) tại Las Vegas, Nevada. Ban đầu Matlab được phát
triển để hỗ trợ sinh viên sử dụng hai thư viện LINPACK và EISPACK dùng cho
đại số tuyến tính (viết bằng Fortran) mà không cần biết lập trình Fortran.
- Năm 1986, MATLAB 2 ra đời trong đó hỗ trợ UNIX.
- Năm 1987, MATLAB 3 phát hành.
- Năm 1990 Simulink 1.0 được phát hành gói chung với MATLAB.

24
- Năm 1992 MATLAB 4 thêm vào hỗ trợ 2-D và 3-D đồ họa màu và các ma
trận truy tìm. Năm này cũng cho phát hành phiên bản MATLAB Student Edition
(MATLAB ấn bản cho học sinh).
- Năm 1993 MATLAB cho MS Windows ra đời. Đồng thời công ty này có
trang web là www.mathworks.com
- Năm 1995 MATLAB cho Linux ra đời. Trình dịch MATLAB có khả năng
chuyển dịch từ ngôn ngữ MATLAB sang ngôn ngữ C cũng được phát hành trong
dịp này.
- Năm 1996 MATLAB 5 bao gồm thêm các kiểu dữ liệu, hình ảnh hóa, bộ truy
sửa lỗi (debugger), và bộ tạo dựng GUI.
- Năm 2000 MATLAB 6 cho đổi mới môi trường làm việc MATLAB, thay thế
LINPACK và EISPACK bằng LAPACK và BLAS [2].
- Năm 2002 MATLAB 6.5 phát hành đã cải thiện tốc độ tính toán, sử dụng
phương pháp dịch JIT (Just in Time) và tái hỗ trợ MAC.
- Năm 2004 MATLAB 7 phát hành, có khả năng chính xác đơn và kiểu nguyên,
hỗ trợ hàm lồng nhau, công cụ vẽ điểm, và có môi trường phân tích số liệu tương
tác.
- Đến tháng 12, 2008, phiên bản 7.7 được phát hành với SP3 cải thiện Simulink
cùng với hơn 75 sản phẩm khác.
- Năm 2009 cho ra đời 2 phiên bản 7.8 (R2009a) và 7.9 (R2009b).
- Năm 2010 phiên bản 7.10 (R2010a) cũng đã được phát hành.
Matlab được dùng rộng rãi trong giáo dục, phổ biến nhất là giải các bài toán số
trị (cả đại số tuyến tính lẫn giải tích) trong nhiều lĩnh vực kỹ thuật.
3.7.2 Lập trình giao diện người dùng (guide) trong Matlab
GUI được viết tắt của từ “Graphical User Interface” dịch theo tiếng việt nôm
na là giao diện người dùng đồ họa. Ta sẽ tiến hành sử dụng chuột để thao tác các
thanh công cụ đã được con người lập trình sẵn và tích hợp vào phần mền Matlab.
Nó cho phép bạn tương tác giao diện chương trình từ đó bạn nhìn được một cách
khách quan nhất và bắt đầu viết code để tương tác giao diện. Trong Matlab thì GUI
hỗ trợ bạn khá là đầy đủ các chương trình để bạn thực hiện. Như là tính toán với

25
phép toán LOGIC, lập trình không gian 2D, 3D, đọc dữ liệu từ Excel, sử lý hình
ảnh. Nó được thực hiện thông qua hàm xây dựng sẵn là CALLBACK. Bạn không
cấn phải biết nhiều về cấu trúc của trương trình mà vẫn có thể thực hiện được.
3.7.3 Các bước cần thực hiện trước khi bắt đầu
- Trước tiên để bắt đầu lập trình ta cần phải xác định mục đích của chương trình là
gì?
- Sau đó tiến hành xác định các bước thực hiện để mo phỏng giao diện người dùng
sao cho hợp lí, chính xác.
- Bước cuối cùng là viết chương trình và thực thi.
3.7.4 Quy trình thực hiện mềm phần Matlab GUI
- Bước 1: Khởi động guide
+ Mở phần mềm matlab, Tại cửa sổ Command Window hãy tiến hành gõ lệnh
dưới đây và nhấn Enter, Lập tức cửa sổ GUIDE Quick Start xuất hiện nên như hình
phía dưới

Hình 3. 10 Giao diện khởi động Guide

. + Tại tab GUIDE Quick Start thì cho phép bạn 4 sự lựa chọn sau:

 Blank GUI (Default): Là bạn lập trình giao diện trống, chưa có thứ gì cả.
 GUI with Uicontrols, GUI with Axes and Menu, Modal Question Dialog: Là
các templates đã có giao diện sẵn ở mức cơ bản. Ta đang bắt đầu học thì sẽ

26
chọn Blank GUI (Default) sau này bạn có kiến thức rồi thì hãy sử dụng
các templates khác.
+ Tab Open Existing GUI là nơi bạn có thể mở các GUI và bạn đã làm và lưu
trước đó, file này có đuôi là .fig. Như bạn thấy hình dưới thì đây là một GUI trống
chưa có gì cả và cững chưa được đặt tên. Bạn nhấn OK lựa chọn Blank GUI
(Default), Như bạn thấy hình dưới thì đây là một GUI trống chưa có gì cả và cững
chưa được đặt tên.

Hình 3. 11 Giao diện Guide mới

- Bước 2: sử dụng các thanh công cụ lập trình trong lập trình GUI
+ Trong giao diện trên chúng ta có thể thao tác để tùy biến các thanh công cụ phù
hợp với mục đích sử dụng.

27
Hình 3. 12 Thanh công cụ trong Guide

+ Mô tả chức năng các công cụ cơ bản:

 Push Button (1): là nút nhấn, khi nhấn vào sẽ thực thi lệnh trong cấu trúc
hàm callback của nó
 Radio Button (2): Nó giống như Check Box nhưng thường được sử dụng để
tạo sự lựa chọn duy nhất, tức là 1 lần chỉ được chọn 1 trong số các nhóm
nhiều nút. Khi một ô được chọn thì các ô còn lại trong nhóm bị bỏ chọn
 Edit Text (3): là nơi các kí tự được nhập vào từ người dùng, người dùng có
thể thay đổi được
 Pop-up Menu (4): mở ra danh sách các lực chọn khi người dùng nhấp chuột
vào. Chỉ chọn được 1 mục trong danh sách các mục
 Toggle Button (5): là nút nhấn có 2 điều khiển, khi nhấp chuột và nhả ra,
nút nhấn được giữ và lệnh thực thi, khi nhấp chuột vào lần thứ 2, nút nhấn
nhả ra, hủy bỏ lệnh vừa thực thi.
 Axes (6): Đây là giao diện đồ họa hiển thị hình ảnh, nó có nhiều thuộc tính
bao gồm: không gian 2D (theo trục đứng và trục ngang), 3D (hiển thị không
gian 3 chiều)
 Button Group (7): quản lí sự lựa chọn của nút Radio Button
 Slider (8): là thanh trượt cho phép người dùng di chuyển thanh trượt để thục
thi lệnh.

28
 Check box (9): Sử dụng để đánh dấu tích (thực thi) vào và có thể check
nhiều ô để thực thi
 Static Text (10): Là các kí tự được hiển thị thông qua các callback, hoặc
thông thường để viết nhãn cho các biểu tượng, người dùng không thể thay
đổi nội dung.
 List Box (11): hộp thoại danh sách cách mục, cho phép người dùng chọn
một hoặc nhiều mục
 Table (12): tạo ra một bảng tương tự trong Excel.
 Panel (13): Tạo ra một mảng nhóm các biểu tượng lại với nhau giúp ta dễ
kiểm soát và thao tác khi di chuyển
 Active Control (14): Quản lí một nhóm các bút hoặc các chương trình liên
quan với nhau trong Active.
 Align objects (15): Là nơi để cân chỉnh các nút, biểu tượng trên giao diện
 Manu editor (16): Là nơi để tạo giao diện con liên kết với giao diện chính.
 Run (17): Nút Play (Run) để thực thi chương trình.
 Tùy mục đích thiết kế giao diện ta sẽ kéo thả các thanh công cụ vào vị trí
thích hợp.

Hình 3. 13 Thiết kế ban đầu trong Guide

29
- Bước 3: Để thay đổi tên của các tool này cũng như màu sắc, thuộc tính… thì chỉ
cần nhấp đúp chuột vào Tool đó thì lập tức một cửa sổ mới xuất hiện được gọi
là Inspector.

Hình 3. 14 Giao diện các Tool cần chỉnh sủa

+ Cửa sổ Inspector này cho phép bạn thay đổi các thuộc tính của đối tượng Tool
nào đó mà bạn muốn. Bạn có thể thay đổi màu, cỡ chữ… theo ý thích của mình:

 String: Là trường để hiện thị tên nào đó mà bạn muốn hiện thị ở GUI. Nó
hiện thị cho bạn nhìn thấy, nó không ảnh hưởng đến chương trình (Code) mà
bạn thực hiện. Bạn có thể thay đổi thành tên nào cũng được.
 Style: Chức năng cái này là bạn có thể thay đổi đối tượng Tool này thành
một đối tượng khác mà bạn muốn ví dụ như là bạn thay đổi Static
Text thành Push Button chẳng hạn. Nhưng thường thì bạn cũng không nên
động đến cái này vì nếu bạn có kéo thả đối tượng tool nào đó mà sai thì bạn
hoàn toàn có để delete (xóa) đi.
 Tag: Cái trường này là rất quan trọng bạn hãy chú ý đến nhé. Nó có chức
năng là định danh cho Tool đó để khi vào lập trình bạn lấy tên này để gọi sử
lý một chức năng nào đó. Nó giống như là Mã Sinh Viên của một ai đó vậy.
Bạn có thể thay đổi thành tên nào cũng được nhưng tuyệt đối bạn không
được đặt tên trùng với tên mà các Tool khác đã đặt trước đó. Bởi vì nó phải

30
là tên duy nhất thì sau này gọi nó mới được. Chứ 2 tên trùng nhau thì sẽ lỗi
trương trình không biết gọi đến Tool nào cả.
+ Khi thay đổi xong thì bạn chỉ cần tắt Inspector đi thì tự động trương trình sẽ lưu
lại các thiết lập mà bạn đã thay đổi.
- Bước 4: Sau khi bạn đã thiết kế giao diện xong hãy tiến hành chạy chương trình
thì bạn hãy nhấn vào hình Tam giác như hình dưới. Nếu bạn chưa lưu chương trình
này thì một cửa sổ hiện lên cho phép bạn đặt tên để lưu sao đó mới chạy.

Hình 3. 15 Cảnh báo khi mở giao diện mới

Hình 3. 16 Tùy chọn vị trí lưu giao diện

31
+ Khi nhấn SAVE Thì lập tức một File được sinh ra có đuôi là .m. File này dùng
để bạn lập trình code tương tác đến các tool bạn đã tạo ra ở trên.
- Bước 5: Tiến hành viết code cho các tool trên giao diện đã tạo.
+ Nhấn chuột phải vào tool đã tạo > view callbacks > callbacks > viết code cho
tool đó.

Hình 3. 17 Hướng dẫn vào phần viết code

Hình 3. 18 Bảng viết code cho giao diện

32
3.7.5 Xây dựng chương trình tính toán ống khí động lực học sử dụng lập
trình GUI
a) Yêu cầu
- Sắp xếp theo trật tự từng phần ống khí động để nhập dữ liệu chính xác và hiển thị
dữ liệu theo từng phần.
- Thiết kế phân biệt nơi nhập dữ liệu và nơi xuất kết quả, nhập mặc định những
thông số đã cho trước.
- Hiển thị được biên dạng co của phần họng co thắc, đồ thị so sánh 3 phương trình
biên dạng co thắt.
- Hiển thị được tất cả các thông số kích thước ống khí động lực học.
- Đặt tên và đơn vị tính cho từng thông số dữ liệu.

Hình 3. 19 Giao diện sau khi thiết kế

b) Các bước viết chương trình


- Bước 1: Viết code cho nút nhấn EXPORT DATA
- Bước 2 lưu 2 file đuôi ‘.m’ và ’.fig’.
- Bước 3 cho chạy thử chương trình .
+ Nhấn RUN để chạy

33
Hình 3. 20 Giao diện chương trình tính toán

+ Nhập thông số và dữ liệu cho trước vào các ô nhập nhấn “export data” và nhận
kết quả hiển thị

 ví dụ :
thông số nhập:
cho kích thước quạt bằng kích thước họng đầu vào: 530x530 (mm)
lưu lượng 10000 (m^3/h)
thông số cho trước:
tỉ lệ co N = 5
góc bán co α/2 = 12 (độ)
tỉ lệ lưới tổ ong Lh/Dh = 6 (6>8)
hệ số họng đầu vào ls = 0,6
tỉ lệ họng khuếch tán AR = 2 (2~3)
góc khuếch tán θ = 3,5 (độ) (2~3,5)
Export data công thức sẽ được tính toán theo công thức và xuất kết quả như hình
bên dưới:

34
Hình 3. 21 Kết quả hiển thị sau khi nhập dữ liệu

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


5.1 Kết luận
- Tất cả các thông số tính toán ống khí động lực học hở đã được xác định.
- Bảng vẽ 2D đã được thiết kế để phục vụ cho công tác chế tạo
- Chương trình tính toán ống khí động lực học hở bằng phần mềm Matlab đã được
thiết kế.
5.2 Kiến nghị, đề xuất mới
Sau thời gian tìm kiếm tài liệu phù hợp, học hỏi và tính toán các thông số của
ống gió khí động lực học. Chúng em cũng đã cố gắng tìm kiếm các thông số trong
những tài liệu có uy tín, Xong chúng em cũng không tránh khỏi những yếu điểm
trong việc chọn tài liệu đưa ra thiết kế mô hình, vì lý do để giảm chi phí sản xuất
mô hình, nhóm em đã chọn lưới tổ ong làm bằng ống hút nhựa để đưa vào mô hình,
điều đó dẫn tới độ bền vững của lưới tổ ong sẽ không được bảo đảm trong thời gian
thí nghiệm lâu dài. Vì thế chúng em có đề xuất cho độ bền vững của lưới tổ ong
qua cách thay đổi lưới tổ ong được làm từ ống hút bằng lưới tổ ong làm từ ống lục
giác kim loại để tăng tính bền chắc qua thời gian. Thêm nữa là nó cũng sẽ giảm đi

35
được dòng chảy rối và tổn thất của quạt đến buồng thử nghiệm so với lưới tổ ong
bằng ống hút, làm tăng được tốc độ ở buồng thử nghiệm

Hình 4. 1 Hình ảnh kiến nghị hình dạng lưới tổ ong.

36
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập tại trường chúng em xin chân thành cảm ơn quý thầy
cô trong khoa Công Nghệ Động Lực, trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ
Chí Minh đã tận tình dạy bảo giúp chúng em hiểu rõ hơn về môi trường học tập ở
khoa, trường. Đặc biệt đã cung cấp cho chúng em nguồn kiến thức vô tận về chuyên
ngành Công Nghệ Ô Tô, tạo nền móng vững chắc trên cong đường sự nghiệp mai
sau.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Đặng Tiến Phúc vừa là giáo viên chủ
nhiệm, vừa là thầy hướng dẫn môn học đồ án tốt nghiệp của nhóm chúng em. Cảm
ơn thầy trong thời gian qua đã giúp đỡ chúng em rất nhiều, thầy luôn tận tâm chỉ
dạy hỗ trợ chúng em về mọi mặt, đặc biệt vào những lúc khó khăn. Nhờ thầy mà
nhóm em đã giải quyết được những khó khăn trong quá trình làm đề tài, thầy luôn
tận tâm giúp đỡ, hướng dẫn cho chúng em giải quyết những vấn đề nan giải, khó
khăn trong quá trình thực hiện đề tài.
Đề tài về “ống khí động lực học” là một đề tài rất thiết thực, nó giúp cho chúng
ta hiểu rõ hơn về tác động của môi trường (không khí) lên chiếc xe trong quá trình
chuyển động. Trong quá trình tìm hiểu thực hiện đề tài không thể thiếu những hạn
chế và sai sót, chúng em mong quý thầy cô trong ban hội đồng cho chúng em những
nhận xét, lời khuyên bổ ích để đề tài được hoàn thiện tốt hơn nữa. Chúng em xin
chân thành cảm ơn.

37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Quốc Y. Thiết kế, xây dựng và thử nghiệm máy bay phản lực mở tốc
độ thấp, đường hầm gió. Tạp chí Nghiên cứu và Ứng dụng Kỹ thuật, (2014).4, 243-
246.
[2] Miguel A. González Hernández, Ana I. Moreno López, Artur A. Jarzabek, José
M. Perales Perales, Yuliang Wu and Sun Xiaoxiao. Design Methodology for a
Quick and Low-Cost Wind Tunnel.
[3] Jewel B. Barlow William H. Rae, Jr. Alan Pope. Low-speed wind tunnel testing.
New York. (1976).
[4] William T. Eckert, Kemeth W. Mort, and Jeau Jope Ames Research Center.
Aerodynamic design guidelines and computer program forestimation of subsonic
wind tunnel performance. National aeronautics and space administration.
Washington, D.C. (1976)
[5] I.E. Idel’ Chik. Handbook of Hydraulic Resistance. The U.S. Atomic Energy
commission and the National Science Foundation, Washington, D.C. (1960)
[6] R.I.Loehrke and H.M.Nagib. Experiments on Management of Free-Stream
Turbulence. Agard report. (1972). 598. 1
[7] R.D. Mehta and P.Bradshaw. Technical notes design rules for small low speed
wind tunnels. Reprinted from the aeronautical Journal of the royal aeronautical
society. (1979). 447
[8] E. C. MASKELL, a theory of the blockage effects on Bluff Bodies and Stalled
Wings in a Closed Wind Tunnel, No. 3400. (1963)
[9]https://www.alphalanding.com/rc-track/110-scale-model-windtunnel-size-
calculations/?fbclid=IwAR1EEKREjTXA-
jUIzbbtwWoLitytRuizFLsxIU413AvvaXQB3V2lrekvXSY
[10] Tomar Vishvendra Singh, Sangwan Vipul, Singh Shaktiman, Singh Raj
Kumar, Agrawal Jubin. Design Analytical Analysis, Instrumentation and Flow
Simulation of Sub-Sonic Open Circuit Wind Tunnel Model. International Journal
of Modern Engineering Research (IJMER). Vol 4. (2014)

38
[11] James h. Bell and rabindra d. Mehta.contraction design forsmall low-speed
wind tunnels. Stanford university department of aeronautics and astronautics
stanford. (1988)

39
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. 1 Ông khí động kín ............................................................................... 8
Hình 1. 2 Ống khí động hở ................................................................................ 8

Hình 2. 1 Lực cản gió tác dụng lên xe ............................................................ 10


Hình 2. 2 Dòng khí tác dụng trên xe tạo ra lực nâng ...................................... 11
Hình 2. 3 Hình minh họa dòng chảy tầng và dòng chảy rối trong một lớp
phẳng ...................................................................................................................... 12
Hình 2. 4 Minh họa Phương trình Bernoully .................................................. 14

Hình 3. 1 Hình dạng buồng thử nghiêm (Test section) ................................... 16


Hình 3. 2 Hình dạng họng co thắt (Contraction Cone) ................................... 18
Hình 3. 3 Đường cong họng co thắt với 3 dạng phương trình ........................ 19
Hình 3. 4 Ảnh hưởng của chiều dài họng co thắt đến sự đồng nhất của dòng
chảy. ....................................................................................................................... 20
Hình 3. 5 Hình dạng họng đầu vào (Settling Chamber) .................................... 2
Hình 3. 6 Các loại hình dạng lưới tổ ong. ....................................................... 18
Hình 3. 7 Hình dạng họng khuếch tán (Diffuser)............................................ 20
Hình 3. 8 Bảng vẽ kỹ thuật ống khí động ....................................................... 23
Hình 3. 9 Hình dạng 3D ống khí động ............................................................ 23
Hình 3. 10 Giao diện khởi động Guide ........................................................... 26
Hình 3. 11 Giao diện Guide mới ..................................................................... 27
Hình 3. 12 Thanh công cụ trong Guide ........................................................... 28
Hình 3. 13 Thiết kế ban đầu trong Guide ........................................................ 29
Hình 3. 14 Giao diện các Tool cần chỉnh sủa ................................................. 30
Hình 3. 15 Cảnh báo khi mở giao diện mới .................................................... 31
Hình 3. 16 Tùy chọn vị trí lưu giao diện ......................................................... 31
Hình 3. 17 Hướng dẫn vào phần viết code ...................................................... 32
Hình 3. 18 Bảng viết code cho giao diện ........................................................ 32
40
Hình 3. 19 Giao diện sau khi thiết kế .............................................................. 33
Hình 3. 20 Giao diện chương trình tính toán .................................................. 34
Hình 3. 21 Kết quả hiển thị sau khi nhập dữ liệu ............................................ 35

Hình 4. 1 Hình ảnh kiến nghị hình dạng lưới tổ ong. ..................................... 36

41
PHỤ LỤC THUẬT TOÁN
+ Lệnh viết cho các thông số, dữ liệu nhập và cho trước. lệnh sẽ gọi số liệu trong
thuộc tính ‘string’ của edit text vào biến được gán.

 wf = str2num(get(handles.edtwf,'string'));%chieu rong quat


 qf = str2num(get(handles.edtqf,'string'));%luu luong quat
 hf = str2num(get(handles.edthf,'string'));%chieu cao quat
 n = str2num(get(handles.edtN,'string'));%ti le cone
 Nhc = str2num(get(handles.edtnhc,'string'));%ti le duong kinh va chieu dai
luoi to ong
 ALPHA = str2num(get(handles.edtalpha,'string'));%goc ban co hong co thac
 BETA = str2num(get(handles.edtbeta,'string'));%goc mo hong khuech tan

+ Nhập công thức tính toán dựa vào các biến cho trước và đặt tên các biến cần tính
kết quả.

 HS = hf;%chieu cao hong dau vao


 WS = wf;%chieu rong hong dau vao
 QT = qf;%luu luong buong test
 ar = 2;%ti le mat cat hong khuech tan
 AS = (hf*wf)/1000000;%tiet dien mat cat hong dau vao
 VF = (qf/3600)/AS;%van toc quat
 AT = AS/5;%tiet dien mat cat buong test
 HT = ((hf*wf)/5)^(1/2);%chieu cao buong test
 WT = HT;%chieu rong buong test
 LT = WT*3;%chieu dai buong test
 LC = (((n^(1/2))-1)*WT)/(2*tand(ALPHA));%chieu dai hong co thac
 AD = AT*2;%tiet dien hong khuech tan
 LD = (HT/2)*(((ar^(1/2))-1)/tand(BETA));%chieu dai hong khuech tan
 LS = (n^(1/2))*WT*0.6;%chieu dai hong dau vao
 LE = LT/7;%chieu dai vat the
 HE = HT/3;%chieu cao vat the

42
 WE = WT/4;%chieu rong vat the
 AE = HE*WE;%tiet dien vat the
 DHC = (hf*wf)/25000;%duong kin luoi to ong
 LHC = Nhc*DHC;%chieu dai luoi to ong
 VT = ((QT/3600)/(AS/n));%van toc buong test
+ Nhập lệnh xuất kết quả hiển thị trên giao diện chương trình. Lệnh set yêu cầu
xuất kết quả vào thuộc tính string của static test được gọi trong lệnh.

 set(handles.sttqt,'string',QT);
 set(handles.sttvf,'string',VF);
 set(handles.stths,'string',HS);
 set(handles.sttws,'string',WS);
 set(handles.sttas,'string',AS);
 set(handles.sttls,'string',LS);
 set(handles.sttat,'string',AT);
 set(handles.sttht,'string',HT);
 set(handles.sttwt,'string',WT);
 set(handles.sttlt,'string',LT);
 set(handles.sttlc,'string',LC);
 set(handles.sttad,'string',AD);
 set(handles.sttld,'string',LD);
 set(handles.sttle,'string',LE);
 set(handles.stthe,'string',HE);
 set(handles.sttwe,'string',WE);
 set(handles.sttae,'string',AE);
 set(handles.sttdhc,'string',DHC);
 set(handles.sttlhc,'string',LHC);
 set(handles.sttvt,'string',VT);
+ Lệnh vẽ đồ thị biên dạng co của họng co thắc: viết lệnh trong callbacks 4
checkbox gọi hiển thị trong axes.
tag = get(hObject,'tag');

43
switch tag
case 'rdobt3'
hold off; grid on;
x = linspace(0,689,1000);
bac3 = (265-146.5*((((-2)*(x.^3))./(689.^3))+((3*(x.^2))./(689.^2))));
plot(x,bac3,'r','linewidth',2);
legend('bac3')
case 'rdobt5'
hold off; grid on;
x = linspace(0,689,1000);
bac5=(265-146.5*(((6*(x.^5))./(689.^5))-
((15*(x.^4))./(689.^4))+((10*(x.^3))./(689.^3))));
plot(x,bac5,'gr','linewidth',2);

legend('bac5')
case 'rdobt7'
hold off; grid on;
x = linspace(0,689,1000);
bac7=(265-146.5*((((-20)*(x.^7))./(689.^7))+((70*(x.^6))./(689.^6))-
((84*(x.^5))./(689.^5))+((35*(x.^4))./(689.^4))));
plot(x,bac7,'b','linewidth',2);
legend('bac7')
case 'rdobt357'
hold on;grid on;
x = linspace(0,689,1000);
bac3 = (265-146.5*((((-2)*(x.^3))./(689.^3))+((3*(x.^2))./(689.^2))));
bac5=(265-146.5*(((6*(x.^5))./(689.^5))-
((15*(x.^4))./(689.^4))+((10*(x.^3))./(689.^3))));

44
bac7=265-146.5*((((-20)*(x.^7))./(689.^7))+((70*(x.^6))./(689.^6))-
((84*(x.^5))./(689.^5))+((35*(x.^4))./(689.^4))));
plot(x,bac3,'r','linewidth',2);
plot(x,bac5,'gr','linewidth',2);
plot(x,bac7,'bl','linewidth',2);
legend('bac3','bac5','bac7')
end
if get(hObject,'value')==1
grid on
else
grid off
end
lệnh chia lưới cho axes biên dạng co
if get(hObject,'value')==1
grid on
else
grid off
end

45
46

You might also like