You are on page 1of 19

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

HỌC PHẦN:CSNB NGOẠI KHOA


CHỦ ĐỀ SỐ : 5
HỌ VÀ TÊN : NGUYỄN THỊ VÂN ANH
LỚP: 13.6

NAM ĐỊNH - 2020


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Gãy xương là tình trạng tổn thương làm mất tính liên tục của xương do nguyên
nhân chấn thương hoặc do bệnh lý. Mất tính liên tục hoàn toàn gọi là gãy xương hoàn
toàn, mất tính liên không hoàn toàn gọi là gãy xương không hoàn toàn.

Có nhiều nguyên nhân gây gãy xương và ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực thì cơ cấu,
tỷ lệ, đặc điểm phân bố và nguyên nhân gãy xương cũng rất khác nhau. Trên thế giới,
hàng ngày có 16 nghìn người chết do chấn thương. Tại Việt Nam tỷ lệ tử vong do tai
nạn giao thông là 27/100000 dân, cao hơn so với tỷ lệ toàn cầu là 19/100000 dân. Ở
nước ta, nguyên nhân gãy xương do tai nan giao thông là phổ biến nhất. Các tai nạn
chấn thương gây gãy xương không những ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng lao động
mà quan trọng hơn còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Tai nạn thương tích nói
chung và gây gãy xương nói riêng thực sự đã trở thành vấn đề cấp thiết, nhất là các
nước đang phát triển trong dó có Việt Nam.

Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của y học, việc điều trị gãy xương có rất nhiều
phương pháp như: phương pháp kéo nắn bó bột, phương pháp kéo liên tục, phương
pháp kết hợp xương,…Trong trường hợp điều nếu điều trị tốt thì xương sẽ mau liền,
song vẫn còn một số biến chứng trong quá trình điều trị như: sốc, nhiễm trùng, tổn
thương thần kinh, hợi chứng chèn ép khoang, teo cơ cứng khớp,…Do đó để hạn chế
các biến chứng người bệnh cần phải được điều trị, chăm sóc theo dõi sát. Vì vậy công
tác điều dưỡng chăm sóc người bệnh gãy xương đóng vai trò vô cùng quan trọng
vào kết quả, chất lượng điều trị, phục hồi cho người bệnh.
2

TỔNG QUAN VỀ BỆNH

1. Định nghĩa

- Gãy xương là tình trạng tổn thương làm mất tính liên tục cảu xương do nguyên
nhân chấn thương hoặc do bệnh lý. Mất tính liên tục hoàn toàn gọi là gãy xương hoàn
toàn, mất tính liên tục không hoàn toàn gọi là gãy xương không hoàn toàn.

2. Giải phẫu

- Bộ xương người gồm 206 xương phần lớn là các xương chẵn (đối xứng) chia làm
hai hệ: hệ xương trục và hệ xương bên.

3. Dịch tễ

- Gãy xương là một tai nạn gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới, bất kì lúc nào và bất cứ ở
đâu.

- Mỗi tuổi có một loại gãy xương hay gặp: trẻ em ( gãy xương đòn, xương đùi,…),
người lớn trên 50 tuổi ( hay gãy cổ xương đùi, đầu dưới xương quay,…).

- Gãy xương gặp nhiều nhất ở tuổi lao động, tuổi hoạt động thể dục thể thao
( khoảng 20-40 tuổi) và tỷ lệ nam nhiều hơn nữ.

4. Nguyên nhân và cơ chế

- Trực tiếp: là gãy xương mà ổ xương gãy ở ngay chỗ lực gây chấn thương tác
động vào. Ví dụ: tai nan giao thông, tai nan sinh hoạt..

- Gián tiếp: là gãy xương mà ở gãy ở xa nơi lực gây ra gãy xương và xương thường
bị gãy ở nơi có điểm yếu. Ví dụ: ngã cao, gãy cổ xương đùi,…

- Bệnh lý về xương: viêm xương, lao xương, loãng xương, u xương,…

- Do nguyên nhân bẩm sinh về xương: bệnh giòn xương

5. Phân loại gãy xương

- Gãy kín: là ổ gãy không thông với bên ngoài.


3

- Gãy xương hở: là loại gãy mà ổ gãy thông với môi trường bên ngoài qua vết
thương phần mềm. Có thể do vất sắc nhọn từ ngoài chọc vào như lưỡi lê, mảnh đạn
hoặc đầu xương gãy.

6. Triệu chứng

6.1 . Triệu chứng cơ năng: Đau nhói vùi ở gãy xong chấn thương, đau giảm đi khi
được bất động. Giảm hoặc mất vận động chi bị gãy.

6.2 . Triệu chứng thực thể

6.2.1. Thể điển hình: Gặp trong các trường hợp gãy xương hoàn toàn có di lệch:
biểu hiện biến dạng trục chi tiếng lạo xạo xương gãy, chi gãy có những cử động bất
thường. Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác như sưng nề, bầm tím, điểm đau chói.

6.2.2. Thể không điển hình: Đối với các trường hợp gãy rạn xương, gãy dưới màng
xương, gãy không di lệch thì có các triệu chứng đau, giảm vận động sau chấn thương.
Tại chỗ có sưng nề, bầm tím ấn có điểm đau chói.

6.3. Toàn thân

- Có thể có hội chứng sốc: mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt dã xanh nhợt, chân tay
lạnh hốt hoảng, lo sợ, vã mồ hôi.

- Có thể xuất hiện hội chứng nhiễm trùng- nhiễm độc: sốt cao, mạch nhanh, đau
đầu,…

6.4. Triệu chứng cận lâm sàng

- Xquang: chụp phim ở hai tư thế thẳng và nghiêm, trên một khớp, dưới một khớp
để xác định vị trí gãy, đường gãy, hướng di lệch để giúp cho chẩn đoán và điều trị,
ngoài ra còn để kiểm tra kết quả điều trị.
4

- Xét nghiệm công thức máu có ý nghĩa trong việc đánh giá mức mất máu khi
người bệnh có sốc.

7. Tiến triển và biến chứng

7.1 . Tiến triển: liền xương tiến triển qua 4 giai đoạn

- Giai đoạn tụ máu tại ổ gãy: ngay sau khi gãy xương, tai ở gãy có máu chảu ra tụ
lại thành ổ máu tụ ở giữa hai đầu gãy và tổ chức xung quanh. Nó có vai trò quan trọng
cấu tạo thành xương sau này từ màng lưới fiprin.

- Gia đoạn can xương liên kết: các tế bảo liên kết ở tủy xương, ở ông Havers và màng
xương xâm nhập khối máu tụ, tạo thành màng lưới tổ chức liên kết thay thế máu tụ.

- Giai đoạn can xương nguyên phát: từ màng lưới tổ chức liên kết, muối vôi sẽ lắng
đọng dần, tạo thành xương non nguyên phát vào khoảng ngày thứ 20-30 sau khi gãy
xương.

- Giai đoạn can xương vĩnh viễn: ông tủy lập lại nguyên vẹn, hệ thống Havers lâ ̣p
lại dần tao thành can xương vĩnh viễn, ổ gãy liền tốt sau 8-10 tháng

7.2 . Biến chứng

7.2.1 Biến chứng sớm

- Gãy xương mất nhiều máu, đau có thể đẫn đến sốc. Từ gãy xương kín dẫn đến
gãy xương hở do cố định không tốt, thăm khám thô bạo làm đầu xương chọc ra ngoài
dẫn đến nhiễm trùng viêm xương.
5

- Tổn thương mạch máu thần kinh do đầu xương gãy chọc vào: gãy xương cánh tay
dẫn đến tổn thương thần kinh quay. Gãy chỏm xương mác dẫn đến tổn thương thần
kinh hông khoeo ngoài. Tổn thương mạch máu có thể làm hoại tử chi, thiếu máu nuôi
dưỡng chi dẫn đến cơ bị co rút. Tắc do mỡ, rối loạn dinh dưỡng, hội chứng chèn ép
khoang.

7.2.2 Biến chứng muộn

- Cứng khớp và teo cơ do bất động kéo dài, không tập vận động phục hồi chức
năng.

- Khớp giả do nới gãy xương không có can xương dẫn đên xương không liền tao ra
cử động bất thường.

- Ngoài ra còn các biến chứng toàn thân do người bệnh nằm lâu: loét vùng tỳ đè,
nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm phổi.

8. Sơ cứu

8.1 . Phòng chống sốc cho người bệnh: Cần chú ý tới toàn trạng của người bệnh,
loại trừ tổn thương nội tạng, có thể tiêm thuốc giảm đau toàn thân, phong bế gốc chi
hoặc gây tê tại chỗ.

8.2 . Bất động chi gãy bằng nẹp tương ứng theo đúng nguyên tắc: Bất động trên 1
khớp và dưới một khớp nơi xương gãy, độn bông mỡ vào nơi đầu xương nhô ra. Nếu
gãy kín bất động xương gãy ở tư thế cơ năng: cụ thể gấp khuyu 90 0, dùng nẹp tùy ứng,
chi dưới bất động ở tư thế duỗi thẳng. Đối với gãy hở và gãy sát khớp bất động theo tư
thế gãy, trước khi bất động phải băng vết thương nếu có. Trong khi bất động phải nhẹ
nhàng, tránh gây đau đớn và tổn thương thêm. Bất động phải đủ chặt.

8.3 . Vận chuyển: Người bệnh cần được vận chuyển nhẹ nhàng, sau khi bất động
xong phải vận chuyển người bệnh về nơi chăm sóc thực thụ.

9. Hướng điều trị

9.1. Phương chỉnh hình bằng bảo tồn


6

- Phương pháp kéo nắn bó bột

- Phương pháp kéo liên tục: Xuyên kim Kirschner qua xương, dùng tạ kéo. Đối với
chi trên trọng lượng tạ bằng 1/14-1/10 trọng lượng cơ thể, đối với chi dưới trọng lượng
tạ bằng 1/8-1/6 trọng lượng cơ thể, với cột sống cổ trọng lượng tạ từ 2-2,5kg.

9.2. Phương pháp kết hợp xương

9.2.1. Mục đích của kết hợp xương

- Sửa nắn di lệch tốt: nắn sửa xương người lớn cần thức hiện tốt hơn xương trẻ em.
Bất động tốt nơi gãy xương: xương gãy dù ít hay nhiều cung cần được bất động tốt
nhằm giảm đau và sưng nề, tạo điều kiện xương nhanh liền, tránh di lệch.

- Tập vận động sớm: sự tập luyện rất cần thiết để tránh teo cơ, cứng khớp và loãng
xương. Tập luyện càng sớm càng tốt và càng hạn chế được di chứng. Tập luyện cần
thực hiện ngay sau phẫu thuật và tập liên tục mỗi này, trong quá trình tập luyện đòi hỏi
người bệnh phải kiên trì và phải phối hợp tốt.

- Thời gian phục hồi chức năng thương lâu hơn và thời gian liền xương, cần cho
người bệnh biết để họ yên tâm và phối hợp trong điều trị.

9.2.2. Các phương pháp: đóng đinh nội tủy, nẹp vít, buộc vòng chỉ thép tùy theo
từng chỉ định khác nhau.
7

NỘI DUNG CHĂM SÓC

I. Nhận định tình trạng người bệnh

1. Tình trạng chung

- Nhận định xem người bệnh có hội chứng sốc hay không dựa vào tinh thần, da,
niêm mạc, dấu hiệu sinh tồn?

- Người bệnh có dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc, thiếu máu hay không?

- Có tổn thương phối hợp ở nơi khác hay không?

Ví dụ: Chấn thương bụng, ngực, sọ não.

2. Tình trạng tại chỗ

- Trước khi bó bột hoặc phẫu thuật: Gãy xương kín hay agãy xương hở? Chi gãy
được bất động chư? Mức dộ đau, sưng nề, bầm tím? Vết thương rộng hay nhỏ, sạch
hay bẩn, có dịch có mủ hay không? Có tổn thương mạch máu thần kinh hay không?
Dựa vào dấu hiệu đau, màu sắc, vận động, cảm giác, nhiệt độ của đầu ngón chi?

- Sau bó bột: Bột chặt hay lỏng? Khô hay ẩm? Sạch hay bẩn? Đúng nguyên tắc
hay không? Có dấu hiệu chèn ép mạch máu, thần kinh hay không? Neeus có vết
thương dịch thấm vào bột nhiều hay ít ? Mùi hôi hay không? Mức độ đau sưng nề
tăng, hay giảm?

- Sau phẫu thuật: Vết mổ chảy máu hay không? Có dịch, có mủ hay không? Cắt
chỉ chưa? Có dấu hiệu tổn thương mạch mạch máu thần kinh sau phẫu thuật hay
không? Tính chất của dịch dẫn lưu? Mức độ đau sưng nề chi tổn thương như thế nào?

3. Cận lâm sàng: các kết quả cận lâm sàng có liên quan đến chăm sóc?

4. Nhận định tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế, tâm lí người bệnh?
8

II. Chẩn đoán điều dưỡng III. Lập kế hoạch chăm sóc

( Một số chẩn đoán thường gặp)


1. Trước bó bột hoặc phẫu thuật 1. Trước bó bột hoặc phẫu thuật

- Người bệnh sốc do đau và mất - Hồi sức tích cực.


máu.

 Người bệnh hết sốc.


- Chuẩn bị người bệnh bó bột.
- Người bệnh có chỉ dịnh bó bột.

 NB được chuẩn bị tốt trước bó


bột.
- Chuẩn bị người bệnh phẫu thuật.
- Người bệnh có chỉ định phẫu thuật.

 NB được chuẩn bị tốt trước


phẫu thuật.

2. Sau bó bột 2. Sau bó bột

- Nguy cơ chèn ép bột do bột quá - Chăm sóc bột.


chặt.

 NB không bị chèn ép bột.

- Nhiễm khuẩn vết thương do tổn


- Chăm sóc vết thương chống nhiễm
thương dập nát phần mềm.
khuẩn.
 NB hết nhiễm khuẩn vết
thương.
9

3. Sau phẫu thuật 3. Sau phẫu thuật

- Nguy cơ biến loạn dấu hiệu sinh - Chăm sóc dấu hiệu sinh tồn, gảm
tồn do tác dụng của thuốc vô cảm, đau cho người bệnh.
do đau.

 NB không biến loạn dấu hiệu


sinh tồn
- Chăm sóc vết mổ, chống nhiễm
- Nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ do
khuẩn.
gãy xương hở, do thiếu máu nuôi
dưỡng.

 NB không bị nhiễm khuẩn vết


mổ.
- Giảm sưng nề chi bị tổn thương.
- Sưng nề chi do ứ trệ tuần hoàn.

 NB hết sưng nề
- Chăm sóc đủ dinh dưỡng, tập vận
- Thiếu hụt dinh dưỡng, vận động động phục hồi chức năng.
sau phẫu thuật.

 NB không thiếu hụt dinh


dưỡng, vận động tốt.
- Giáo dục sức khỏe.
- Người bệnh thiếu kiến thức chăm
sóc bệnh.

 NB có kiến thức chăm sóc bệnh

IV. Thực hiện chăm sóc

1. Trước bó bột hoặc phẫu thuật


10

- Phòng chống sốc:

 Thực hiện y lệnh thuốc giảm đau cho người bệnh, sau 30 phút dùng nẹp bất
động tạm thời. Đảm bảo đường truyền tốt khi người bệnh có sốc tránh tụt
huyết áp.

 Bất động chi gãy theo đúng nguyên tắc: nẹp phải đủ dài trên một khớp và
dưới một khớp, đủ chắc. Phải được bọc độn trước khi bất động, độn bông
mỡ vào đầu xương nhô ra, không được bỏ quần áo nơi gãy xương lúc đặt
nẹp. Người phụ nâng đỡ nhẹ nhàng nơi gãy xương và từ tư kéo nhẹ cho đến
khi nào bất động xong mới được bỏ ra, buộc dây phải đủ chặt, không được
buộc trực tiếp lên ổ gãy xương, bản dây phải đủ rộng.

 Nâng cao chi bị tổn thương để giảm sưng nề, bất động chi gãy theo tư thế cơ
năng nếu gãy xương kín, ở tư thế gãy nếu gãy xương hở.

 Nếu có vết thương kèm theo phải băng vô khuẩn tránh đưa phần nhiễm
khuẩn vào ổ gãy. Theo dõi màu sắc đầu chi, phát hiện sự bế tắc tuần hoàn
sau khi buộc dây bất động nẹp.

 Cho người bệnh uống nước chè đường ấm, sưởi ấm, thở oxy. Theo dõi dấu
hiệu sinh tồn tùy theo tình trạng người bệnh.

- Chuẩn bị cho người bệnh bó bột:

 Làm xét nghiệm công thức máu, máu đông, máu chảy, chụp Xquang…

 Giải thích mục tiêu bó bột cho người bệnh và thân nhân. Nhận định toàn
diện, phát hiện những bệnh có liên quan đến chăm sóc trong và sau bó bột
như mảng mục, cứng khớp cũ, bại liệt, hen phế quản. Vệ sinh vùng bó bột
như cạo lông, lau rửa sạch sẽ bằng nước ấm chi bó bột, thay băng vết
thương (nếu có) trải một lớp gạc mỏng lên vết thương. Nếu gây mê phải dặn
người bệnh nhịn ăn, uống trước 6 giờ. Đặt người bệnh ở tư thế thích hợp.

- Chuẩn bị người bệnh phẫu thuật: ngoài chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật
nói chung người điều dưỡng cần chuẩn bị tốt da vùng phẫu thuật.
11

- Mổ cột sống: vệ sinh da từ gáy đến mông của phần lưng. Mổ cổ xương đùi: vệ
sinh da từ nách đến gối. Mổ xương đùi: ngang rốn đếm 1/3 trên cẳng chân. Mổ
cẳng chân: vệ sinh da từ đùi đến bàn chân. Mổ cánh tay: vệ sinh da từ vai đến
cẳng tay. Mổ cẳng tay: vệ sinh da từ cánh tay đến bàn tay. Băng vô khuẩn vị trí
phẫu thuật.

2. Sau bó bột và tháo bột

- Quy tắc chung của bó bột:

 Bất động tuyệt đối nơi gãy xương, khớp cần bó bột. Không bó bột lỏng quá
hoặc chặt quá. Theo dõi bột liên tục từ lúc bó bột cho tới khi tháo bột nhằm
đạt kết quả tốt. Tất cả các kiểu bó bột đều đặt một lớp băng bột mỏng ở
trong rồi mới đặt nẹp bột, sau đó mới quấn băng bột ra ngoài.

 Những trường hợp gãy xương mới, còn phù nề, cần bó bột rạch dọc, không
độn. Những trường hợp chỉnh hình cần phải bó bột có độn, không rạch dọc.
Bó bột rạch dọc, mở cửa sổ để chăm sóc vết thương. Bó bột trên một khớp
và dưới một khớp mới đảm bảo bất động. Nếu sát khớp chỉ bất động một
khớp sát ổ gãy, bó bột chỉ để ở tư thế cơ năng.

- Chăm sóc bột:

 Nếu bột chặt gây chèn ép mạch máu, thần kinh điều dưỡng cần nới bột và
báo cáo cho thầy thuốc biết tình trạng trên.

 Kiểm tra, chăm sóc bột theo nguyên tắc. Nếu bột vỡ, gãy phải thay bột cho
người bệnh, không được dùng que chọc vào trong bột gây xước da nhiễm
trùng, tránh làm ướt bột. Sau 7 – 10 ngày khi chi hết sưng nề quấn tròn bột
nếu như bột không quá lỏng, nếu bột quá lỏng phải bó bột mới cho người
bệnh và hẹn đến khám lại tùy loại gãy xương. Khi bột khô cố định tốt hướng
dẫn người bệnh vận động co cơ đẳng trường trong bột, vận động các cơ, chi
không bó bột để tránh teo cơ, đồng thời phải hướng dẫn người bệnh uống
nhiều nước, vỗ rung lồng ngực, vệ sinh thân thể, để giảm nguy cơ viêm
phổi, nhiễm trùng tiết niệu. Thường xuyên quan sát da vùng tì đè, dễ loét
12

như vùng gáy, khuỷu, gai chậu trước trên, gót chân để phát hiện sự cọ sát
phù nề đổi màu, loét.

 Hướng dẫn người bệnh chế độ ăn bồi dưỡng, nâng cao thể trạng, chú ý ăn
thức ăn tránh táo bón, sỏi tiết niệu. Người bệnh cần tránh uống rượu bia, các
chất kích thích, hạn chế đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, tránh xa đồ ngọt,
không uống nước trà quá đặc vì không tốt cho sự phát triển của xương khớp

 Nếu có vết thương thấm dịch mùi hôi phải bảo bác sĩ, thay băng vết thương.
Nếu đủ thời gian bất động cho người bệnh chụp Xquang kiểm tra xem
xương liền tốt chưa, nếu xương chưa liền tốt cần bất dộng thêm.

 Hướng dẫn người bệnh không được tự ý tháo bột, giữ bột đủ thời gian theo
quy định, ngâm chân vào nước muối ấm vừa ngâm vừa tập vận động chủ
động ngày 3 lần mỗi lần từ 10 – 15 phút trong 5 – 7 ngày. Hướng dẫn tập
phục hồi chức năng từ từ tránh quá sức, quá đau, tránh ngã.

- Chăm sóc các tai biến do bó bột:

 Loét do chèn ép tại các mấu xương, do nếp cộm ở mặt trong của bột hoặc do
dị vật giữa bột và chi.

 Sưng nề phần chi bó bột dẫn đến rối loạn dinh dưỡng tại chỗ, tạo thành
phỏng nước. Bột quá chặt gây chèn ép mạch, thiếu máu kéo dài dẫn đến hội
chứng Volkmann (gãy trên lồi cầu xương cánh tay, gãy hai xương cẳng tay),
thậm chí gây hoại tử chi.

 Di lệch thứ phát, khớp giả, can lệch do bột lỏng.

- Chăm sóc vết thương: thay băng vô khuẩn vết thương hàng ngày, cắt lọc tổ
chức hoại tử nếu có.

3. Sau phẫu thuật

- Chăm sóc toàn thân và tại chỗ:


13

 Theo dõi dấu hiệu sinh tồn trong vòng 24 giờ đầu sau phẫu thuật để phát
hiện tình trạng tai biến của gây mê, phẫu thuật.

 Chăm sóc thay băng vết mổ tùy từng trường hợp. Nếu chảy máu vết mổ cần
thực hiện băng ép cầm máu ngay, sau băng ép vẫn chảy máu phải báo thầy
thuốc để xử trí kịp thời. Rút dẫn lưu sau 24 – 48 giờ. Vết mổ tiến triển tốt
cắt chỉ sau 12 – 14 ngày, vết mổ có biểu hiện sưng nề, có dịch mủ cần cắt
chỉ sớm giải phóng mủ dịch.

 Giảm đau, giảm sưng nề chi tổn thương bằng cách kê cao chi, theo dõi tuần
hoàn của chi, vận động cảm giác của chi tổn thương.

 Hướng dẫn người bệnh chế độ ăn uống bồi dưỡng, nâng cao thể trạng, tập
vận động, vệ sinh thân thể tùy từng trường hợp.

 Thực hiện y lệnh thuốc, theo dõi tác dụng phụ, tai biến của thuốc,

- Chăm sóc tai biến và các biến chứng:

 Shock do đau, chảy máu nhiều, kéo dài mà không bù đủ.

 Các tổn thương do sai sót kĩ thuật trong quá trình phẫu thuật, phẫu thuật
viên có thể chạm các dụng cụ phẫu thuật sắc nhọn vào mạch máu hoặc thần
kinh. Tổn thương do ảnh hưởng hóa học và điện phân của vật liệu cố định
kết hợp xương có thể gây cho cơ thể người bệnh.

 Nguy cơ chậm liền xương khớp giả. Nguy cơ nhiễm trùng dẫn đến viêm
xương do công tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật hoặc do công tác
vô khuẩn trong quá trình phẫu thuật không tốt có thể gây nhiễm trùng và
dẫn đến viêm xương.

 Viêm tắc tĩnh mạch, tắc mạch phổi, tắc mạch do mỡ, viêm phổi, xẹp phổi…

4. Giáo dục sức khỏe

Gãy xương nếu không được sơ cứu và điều trị tốt sẽ có nhiều di chứng và biến
chứng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Chính vì vậy công tác giáo dục sức khỏe
14

cho bệnh nhân và cộng đồng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giảm
những tai biến do gãy xương xảy ra:

- Giải thích động viên người bệnh yên tâm điều trị.

- Phổ biến nội quy khoa phòng để người bệnh thực hiện.

- Giáo dục cộng đồng thận trọng trong lao động, sinh hoạt, tham gia giao thông
để tránh gãy xương.

- Biết cách sơ cứu gãy xương đúng phương pháp để có thể hạn chế được biến
chứng do gãy xương gây ra.

- Hướng dẫn người bệnh chế độ ăn uống và tập luyện, phục hồi chức năng sau
gãy xương để hạn chế di chứng.

 Về dinh dưỡng

- Một số thực phẩm người gãy xương nên ăn bao gồm:

+ Thực phẩm chứa nhiều canxi như: rau chân vịt, măng tây củ cải xanh, cải cúc, cải
xoăn, cải bắp, lá xu hào, sữa không béo, …

+Thực phẩm có nhiều magie trong: thịt, kê, sữa, đậu tương, bơ, cá thu, lạc, rau
ngót,...

+ Thực phẩm có nhiều kẽm: ngũ cốc, trứng, khoai tây, cà rốt, trai, lạc, đào,…

+ Ngoài ra, khi bị gãy xương, người bệnh cần bổ sung nhiều thực phẩn giàu
vitamin, đặc biệt là vitamin B6 và vitamin B12 để tăng cường sức đề kháng, giúp
duy trì sức khỏe tốt nhấ và nhabh chóng hồi phục các tổn thương xương.

- Một số thực phẩm người bệnh không nên ăn:

+ Tránh uống rượu bia, chất kích thích

+ Hạn chế sử dụng đồ chiên xào, dầu mỡ nhiều

+ Không uống nước trà quá đặc vì nó không tốt cho sự phát triển xương.
15

 Một số biện pháp phục hồi

- Tập cử động khớp: Để giảm khả năng bị co cứng khớp do phải bất động quá
lâu.

- Tập duy trì sức cơ: Để tăng sức căng của cơ. Tập mạnh các cơ teo yếu bằng tạ,
lò so.

- Phục hồi chức năng di chuyển: đi bằng nạng giai đoạn đầu không chịu sức nặng
sau tăng dần sức nặng lên chi gãy (sau kéo nắn chỉnh hình), Huấn luyện đi đứng
sửa dáng đi xấu (sau bó bột).

- Phục hồi chức năng sinh hoạt: Hướng dẫn các kĩ thuật mặc, cởi quần áo, vệ sinh
cá nhân (đối với sau kéo nắn chỉnh hình). Tập luyện tăng cường các chức năng
qua hoạt động trị liệu (sau tháo bột).

- Tập xoa nắn cơ xương: Xoa bóp ngày 2-3 lần vùng tổn thương. Chỉ nên xoa nắn
nhẹ bằng tay mà không nên dùng các loại cồn, dầu cao hay thuốc xoa bóp nào
để xoa vào khớp vì vậy có thể làm tăng nguy cơ bị cứng khớp ,…

Vì vậy khi bị gãy xương để giúp nhanh liền và phục hồi sự vận động của các chi thì
người bệnh cần phải kiên trì tập luyện kết hợp với các biện pháp vật lý trị lệu, đặc
biệt chú ý trong ăn uống mới có thể đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn.

2. Tình huống: Người bệnh nữ 39 tuổi , bị tai nạn giao thông, được người nhà đưa vào
viện cấp cứu và chưa được sơ cứu gì. Hiện tại giờ thứ 4 sau nhập viện, người bệnh đau
nhiều, sưng nề và mất vận động cẳng chân phải; dấu hiệu sinh tồn: Mạch: 80 lần/ phút,
huyết áp: 110/60mmHg, nhiệt độ 36,90C, nhịp thở: 21 lần/ phút. Người bệnh được
chẩn đoán là gãy kín 1/3 giữa hai cẳng chân phải và có chỉ định phẫu thuật kết hợp
xương. Người bệnh và gia đình rất lo lắng. Hãy đưa ra chẩn đoán điều dưỡng thích
hợp và trình bày thực hiện chăm sóc cho từng chẩn đoán.

Bài làm

Chẩn đoán Điều Dưỡng

1. Người bệnh có nguy cơ sốc do đau


16

2. Người bệnh có nguy cơ tổn thương phối hợp do mất vận động cẳng chân phải

3. Người bệnh có chỉ định phẫu thuật kết hợp xương

4. Người bệnh và gia đình lo lắng trước phẫu thuật

Thực hiện chăm sóc

- Phòng chống sốc:

+ Thực hiện y lệnh thuốc giảm đau cho người bệnh, sau 30 phút dùng nẹp bất động
tạm thời. Đảm bảo đường truyền tốt khi người bệnh có sốc tránh tụt huyết áp.

+ Bất động chi gãy theo đúng nguyên tắc: nẹp phải đủ dài trên một khớp và dưới
một khớp, đủ chắc. Phải được bọc độn trước khi bất động, độn bông mỡ vào đầu
xương nhô ra, không được bỏ quần áo nơi gãy xương lúc đặt nẹp. Người phụ nâng
đỡ nhẹ nhàng nơi gãy xương và từ tư kéo nhẹ cho đến khi nào bất động xong mới
được bỏ ra, buộc dây phải đủ chặt, không được buộc trực tiếp lên ổ gãy xương, bản
dây phải đủ rộng.

+ Nâng cao chi bị tổn thương để giảm sưng nề, bất động chi gãy theo tư thế cơ
năng

+ Nếu có vết thương kèm theo phải băng vô khuẩn tránh đưa phần nhiễm khuẩn
vào ổ gãy. Theo dõi màu sắc đầu chi, phát hiện sự bế tắc tuần hoàn sau khi buộc
dây bất động nẹp.

+ Cho người bệnh uống nước chè đường ấm, sưởi ấm, thở oxy. Theo dõi dấu hiệu
sinh tồn tùy theo tình trạng người bệnh.

- Phát hiện sớm và giảm nguy cơ tổn thương phối hợp

+ Bắt mạch mu bàn chân gãy trước khi vận chuyển người bệnh

+ Sờ bắp chân để phát hiện xem bắp chân có căng

+ Đồng thời quan sát màu sắc các ngón chân xem có tím lạnh

- Chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật


17

+ Giải thích cho người bệnh phẫu thuật sắp tới: Người bệnh đang bị gãy xương nên
cần phẫu thuật kết hợp xương để nắn chỉnh lại xương về vị trí ban đầu

+ Động viên tinh thần người bệnh trước phẫu thuật: Động viên người bệnh yên tâm
điều trị, tin tưởng nhân viên y tế

+ Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn của người bệnh thường xuyên trước khi phẫu thuật

+ Dặn dò người bệnh trước phẫu thuật cần nhịn ăn, nhịn uống trước 6h

+ Cho người bệnh làm các xét nghiệm cần thiết như: Công thức máu, máu đông,
máu chảy, chụp Xquang,…

+ Chuẩn bị tốt vùng da phẫu thuật cho người bệnh

- Động viên, giải thích cho người nhà hiểu phẫu thuật của người bệnh

+ Kết hợp xương là kỹ thuật cố định đầu xương gãy sau khi được nắn chỉnh về tư
thế giải phẫu.

+ Đây là phẫu thuật nhằm mục đích cố định giữ vững ổ gãy xương, tập vận động
phục hồi chức năng sớm thúc đẩy xương nhanh liền, người bệnh trở lại lao động
sớm.

+ Dặn người nhà làm các thủ tục trước phẫu thuật, kí giấy cam đoan trước phẫu
thuật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Trương Tuấn Anh , TS. Trần Việt Tiến , Trường Đại Học Điều dưỡng Nam
Định (2017) “ Chăm sóc người bệnh ngoại khoa”

2. Trần Thị Kim Thục, Lê Thanh Tùng Trường Đại Học Điều Dưỡng Nam Định
(2014) “ Giáo trình giải phẫu người”
18

3. https://www.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/ket-hop-dieu-tri-gay-xuong

4. https://www.slideshare.net/mobile/minhdat69/phuc-hoi-chuc-nang-gay-xuong

5. Trường đại học điều dưỡng nam định “Vật lý trị liệu phục hồi chức năng”

6. https://www.com/de-tai-nghiên-cuu-ban-dau/benh-vien-quan-y-103

You might also like