You are on page 1of 2

Tất cả các truyện cổ tích đều kết thúc ở việc nhân vật phản diện bị

trừng trị. Truyện Tấm Cám cũng vậy. Nhưng có một điểm khác – nhân
vật phản diện trong Tấm Cám bị trừng trị không phải do lực lượng thần
kỳ hay tự mình chuốc lấy mà là do chính Tấm – nhân vật chính diện,
trực tiếp trả thù và trả thù một cách quyết liệt, dữ dội.

Tấm trừng phạt Cám như vậy là hành động tất yếu xuất phát từ sự
biến đổi trong hình tượng trong quá trình liên tiếp bị chà đạp tàn khốc.
Hành động của Tấm thể hiện những quan niệm và ước mơ của nhân
dân lao động: Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. Cái ác phải bị tiêu diệt và
phải biến mất vĩnh viễn trong cuộc sống của con người, không thể có
hạnh phúc khi cái ác đang còn tồn tại và hạnh phúc cũng chỉ bền vững
khi cái thiện biết đấu tranh đến tận cùng để tiêu diệt triệt để cái ác. Mặt
khác, đâu còn là lời cảnh báo về sự nổi giận cuối cùng của những con
người lao động cần cù, lương thiện, hiền lành, vốn chỉ muốn sống yên
bình.

Mặt khác, trái ngược lại với một cô Tấm hiền lành, vị tha ở đầu
câu chuyện, hành động của Tấm ở cái kết của truyện lại thể hiện sự trái
ngược hoàn toàn với hình tượng ban đầu của nhân vật. Xuyên suốt câu
chuyện, Tấm luôn cam chịu với những sự đối xử ác độc của mẹ con
Cám. Khi bị giết, cô chỉ hồi sinh lại – một hành động không gây ảnh
hưởng tới người khác. Tuy vậy, có một sự phản kháng ở cái kết của câu
chuyện: Cô đã trực tiếp ra tay sát hại người em cùng cha khác mẹ của
mình. Đây là hành động “tức nước vỡ bờ”, thể hiện một khía cạnh khác
trong con người của Tấm. So với Tấm của đầu câu chuyện, thì hành
động này vô nhân tính, không có tình thương, ta hoàn toàn không còn
thấy được bất kì sự vị tha nào trong con người của cô.

Dưới một góc nhìn khác, có thể nói rằng cái kết của Tấm Cám,
hay hành động của Tấm ở kết truyện là hợp logic, tuân theo đúng trình
tự phát triển tâm lí của Tấm. Nhân vật Tấm bắt đầu với một tính cách
thụ động đầy cam chịu, sau đó dần nuôi dưỡng, hình thành nên tinh
thần đấu tranh, và kết thúc bằng hành động tự xuống tay với mẹ con
Cám. Tuy có nhiều ý kiến cho rằng hành động vô nhân tính này không
phù hợp với hình tượng của nhân vật Tấm, nhưng bản chất con người
luôn thay đổi, trong một con người luôn tồn tại nhiều khía cạnh khác
nhau, hàm chứa cả cái thiện, cái ác, cái tốt, cái xấu. Chính vì vậy, hình
tượng Tấm mà tác giả xây dựng mang một tính cách không hoàn mĩ. Và
cũng chính sự không hoàn mĩ ấy đã tạo nên sự độc đáo của riêng Tấm
Cám. Có lẽ bài học ở đây tác giả muốn gửi tới, để hoàn thiện nhân cách
của con người, trải qua bao phong ba bão táp của cuộc đời và cả những
tác động ngoại cảnh, ta vẫn là chính ta và phần thiện căn trong ta vẫn
còn nguyện vẹn.

Bởi vậy, chúng ta có thể khẳng định được rằng hành động trả thù
của Tấm là nhân quả cho những gì mà mẹ con Cám đã gieo rắc, đã làm
với Tấm trước đây. Cái ác là bản chất, nếu nó tồn tại thì còn khủng
khiếp hơn gấp trăm vạn lần. Sự phẫn nộ của Tấm đã dồn nén ở cách trả
thù. Họ đã ép Tấm phải ra tay như vậy. Không hề quá đáng chút nào.

You might also like