You are on page 1of 155

Đại học Bách Khoa Tp.

HCM
Khoa Cơ Khí
Bộ môn Kỹ Thuật Dệt May
VẬT LIỆU DỆT
TEXTILE MATERIAL
PHẦN 2
XƠ TỰ NHIÊN – NATURAL FIBERS
BÀI GIẢNG: PGS.TS. BÙI MAI HƯƠNG
TS. VŨ KHÁNH NGUYÊN

bmhuong@gmail.com 1
2.1. INTRODUCTION – GIỚI THIỆU
Phân loại tổng quan các xơ dệt

bmhuong@gmail.com 2
2.1. INTRODUCTION – GIỚI THIỆU
• Xơ tự nhiên tạo vải đã từ lâu đời (4000 – 5000 năm trước).
• Từ thực vật (plant), động vật (animal) và một phần từ khoáng sản (mineral).
• Chiếm khoảng 50% tổng lượng xơ toàn cầu.
• Xơ thực vật chủ yếu là xơ có gốc cellulose (cellulosic).
• Xơ động vật gồm lông cừu (len - wool) và tơ tằm (silk).

bmhuong@gmail.com 3
XƠ TỰ NHIÊN
GỐC
THỰC VẬT

4
2.2. CELLULOSIC FIBER – XƠ GỐC CELLULOSE
• Cellulose là hợp chất thiên nhiên, chất cơ bản tạo nên thành của các tế bào
thực vật, trong đó có một số xơ dệt.
• Là polymer tự nhiên, cơ sở nguyên liệu sản xuất các xơ nhân tạo gốc
cellulose như viscose, rayon, acetate.

• Cellulose ở thể rắn là hợp chất cao phân tử


nhóm polysaccharide, đại phân tử có cấu trúc
mạch thẳng với mắt xích [-C6H10O5-]n.
bmhuong@gmail.com 5
2.2. CELLULOSIC FIBER – XƠ GỐC CELLULOSE
• Bao gồm:
➢ Từ hạt: bông (cotton), gòn (kapok), ngô thi/hoa tai (milkweed),...
➢Từ vỏ cây: lanh (flax/linen), gai (ramie), đay (jute),
dâm bụt đông Ấn (kenaf), gai dầu (hemp),...
➢ Từ lá: xidan (sisal), dứa (pineapple), chuối Philippines (abaca),...
➢ Từ vỏ hạt: dừa (coir)
• Bông được mệnh danh là VUA của các loại xơ tự nhiên.
• Các xơ mới bao gồm xơ dứa, gòn, dừa
cạn/gai dầu Ấn (Apocynum/Dogbane).
bmhuong@gmail.com 6
2.2.1. BÔNG – COTTON
• Vải bông được sử dụng ở Trung Quốc, Ai Cập và Peru cổ đại.
• Ở Ai Cập bông đã được dùng từ 12000 năm trước Công
Nguyên, trước cả xơ lanh.

• Công nghiệp sợi và vải từ bông bắt đầu ở


Ấn Độ. Vải bông chất lượng cao được tạo
ra khoảng những năm 1500 trước Công
Nguyên. bmhuong@gmail.com 7
2.2.1. BÔNG – COTTON
• Dạng cellulose tinh khiết nhất, polymer dồi dào nhất của tự nhiên.
• Xơ libe (bast fiber) như lanh (flax/linen), đay (jute), gai (ramie), dâm bụt
đông Ấn (kenaf) chỉ có ¾ cellulose so với bông.
• Xơ bông có khối lượng phân tử cao nhất, trật tự cấu trúc tốt nhất (độ tinh thể,
định hướng).
➢ Là xơ và sinh khối hàng đầu trong xơ dệt.
• Sau khi ra hoa → hình thành và phát triển quả
bông (boll) chứa các xơ.

bmhuong@gmail.com 8
2.2.1. BÔNG – COTTON
• Khi quả chín → nở và các xơ xuất hiện.
• Một quả bông có khoảng 30 hạt (seed), mỗi hạt
chứa 2000 – 7000 xơ.
• Xơ bông có màu từ trắng kem đến vàng nâu.

bmhuong@gmail.com 9
2.2.1. BÔNG – COTTON
• 5–6 tuần bắt đầu có hoa, sau 8–10 tuần hoa nở và rơi đi, để lại quả bông. Xơ
từ các hạt mang xơ phát triển trong quả bông
• 16–18 ngày, xơ phát triển theo đường kính và chiều dài
• 22–50 ngày, cellulose được bồi vào trong lỗ rỗng của xơ
• Khi quá trình bồi cellulose kết thúc, vỏ quả khô và nứt

bmhuong@gmail.com 10
2.2.1. BÔNG – COTTON
• Bông phát triển tốt ở các vùng cận nhiệt đới (subtropical) có khí hậu ấm và
ẩm.
• Cần 6 – 7 tháng trong điều kiện thời tiết ấm để phát triển.
• Bông được canh tác ở Nam + Bắc Mỹ, Trung Đông, Châu Phi, Ấn Độ, Trung
Quốc và Úc.
• Ở Châu Âu, bông được trồng
ở các nước Địa Trung Hải như
Hy Lạp, Bulgaria.

bmhuong@gmail.com 11
2.2.1. BÔNG – COTTON
Xem mẫu xơ bông Việt Nam thu hoạch và cho biết:
• Trong bông thu hoạch có các thành phần gì?
• Bông có màu gì?
• Làm thế nào để làm sạch bông
• Chiều dài của bông có đồng đều không?
• Độ mảnh của bông có đều không ?

bmhuong@gmail.com 12
2.2.1. BÔNG – COTTON
Cấu tạo polymer – Polymer composition
• Bông là polymer cellulose tuyến tính.
• Monomer là cellobiose, polymer bông có khoảng 5000 đơn vị cellobiose (độ
polymer hóa).
• Là một polymer tuyến tính, dài 5000nm và dày 0.8nm.
• Hệ thống polymer có 65-70%
phần tinh thể và 35-30% vô định
hình.

bmhuong@gmail.com 13
2.2.1. BÔNG – COTTON
Cấu tạo polymer – Polymer composition

• Nhóm chức quan trọng nhất → Hydroxyl (–OH), có thể tồn tại ở dạng
methylol (–CH2OH).
• (–CH2OH) phân cực → tăng liên
kết hydro giữa các nhóm –OH của
các polymer bông liền kề.
• Ngoài ra còn có liên kết Van der
Walls nhưng không đáng kể.
bmhuong@gmail.com 14
2.2.1. BÔNG – COTTON
Cấu trúc xơ – Fiber structure
• Bông có cấu trúc đa lớp dạng thớ gồm: thành
sơ cấp (primary wall), thành thứ cấp (secondary
wall) và lõi (lumen).

bmhuong@gmail.com 15
2.2.1. BÔNG – COTTON
Cấu trúc xơ – Fiber structure

Mặt cắt ngang xơ


bông. Các thành
phần tiêu biểu của
xơ bông chín, khô
và thành phần
mỗi thớ cấu trúc.

Mô hình về hình
thái học của xơ
bông.
bmhuong@gmail.com 16
2.2.1. BÔNG – COTTON
Cấu trúc xơ – Fiber structure
• Xơ bông có hình dạng dẹt, giống ruy băng xoắn (twisted ribbon).
• Có khoảng 60 điểm xoắn/cm xơ bông.
• Các điểm xoắn → bề mặt xơ không đều → gia tăng ma sát giữa các xơ.
• Mặt cắt ngang xơ bông giống hạt đậu (bean shape) hoặc hình quả thận
(kidney shape).

bmhuong@gmail.com 17
2.2.1. BÔNG – COTTON
a Cấu trúc xơ – Fiber structure
• Lớp biểu bì (cuticle): màng mỏng chứa sáp và chất béo.
• Thành sơ cấp (primary wall) (b) thành phần phi cellulose
và cellulose vô định hình → các thớ sắp xếp thành các
đường chéo (criss-cross) → thành thứ cấp có cấu trúc mở.

b • Thành thứ cấp (secondary wall) (c) → chỉ có cellulose tinh


thể → cấu trúc trật tự cao, chặt chẽ → các thớ cellulose
nằm song song nhau.

c bmhuong@gmail.com d 18
2.2.1. BÔNG – COTTON
Cấu trúc xơ – Fiber structure
• Lumen: lõi rỗng, chạy dọc chiều dài thân xơ bông.
➢ Thành lumen là các vòng tròn xoắn ốc đồng tâm
phía trong cùng của thành thứ cấp.
➢ Là nơi chứa chất dinh dưỡng (sap) nuôi xơ (dung
dịch loãng của protein, đường, khoáng, chất thải).
• Khi chất dinh dưỡng bay hơi → phần còn lại tạo ra
màu của xơ bông + chênh lệch áp suất với khí quyển
→ xơ bị dẹt.
bmhuong@gmail.com 19
2.2.1. BÔNG – COTTON
Tính chất vật lý – Physical properties
• Chứa cellulose tinh khiết, dẹt, xoắn và giống ruy băng → tính chất vật lý của
xơ.
• Độ bền xơ → cấu trúc có độ tinh thể cao và nhiều thớ. Khi ướt độ bền tăng
25%.
• Không thể duỗi thẳng → nguyên liệu thô dễ nhàu.
• Dẫn nhiệt tốt → mát khi mặc. Hút nước nhưng lâu khô (độ hồi ẩm tiêu chuẩn
= 8.5%).
• Dễ bị dơ → bề mặt sợi gồ ghề. Cobmhuong@gmail.com
khi giặt (dung dịch kiềm mạnh).
20
2.2.1. BÔNG – COTTON
Tính chất vật lý – Physical properties
• Dễ bị hư hại bởi nấm mốc (mildew) → tránh lưu trữ nơi ẩm thấp.
• Bị ngả vàng và giảm bền khi tiếp xúc ánh sáng mặt trời đủ lâu.
• Cực kỳ dễ bắt cháy và chống mài mòn khá kém.
• Các tính chất vật lý cơ bản:
➢ Chiều dài xơ (mm): 12–60
➢ Đường kính xơ (µm): 12.22
➢ Độ bền khô (g/den): 2.1–6.3

bmhuong@gmail.com 21
2.2.1. BÔNG – COTTON
Tính chất vật lý – Physical properties
• Các tính chất vật lý cơ bản (tiếp theo):
➢ Độ bền ướt (g/den): 2.5–7.6
➢ Độ giãn đứt (%): 7–10%
➢ Khối lượng riêng (g/cm3) – 1.50
➢ Độ hồi ẩm (21°C, 65% độ ẩm tương đối,
8.5%)

Hình ảnh của một điểm kết (nep)


quan sát dưới kính hiển vi
bmhuong@gmail.com 22
2.2.1. BÔNG – COTTON
Thành phần hóa học – Chemical composition

bmhuong@gmail.com 23
2.2.1. BÔNG – COTTON
Tính chất hóa học – Chemical properties
• Axít (nóng loãng/đậm đặc nguội) làm giảm bền và dẫn đến phá hủy hoàn toàn. (do
thủy phân polymer của bông).
• Tương đối bền với kiềm loãng. Trương nở trong xút ăn da. Giặt được trong xà phòng
nhiều lần mà không hư hỏng.
• Chất tẩy trắng phổ biến là NaOCl (Sodium Hypoclorite) và NaBO2.H2O2.3H2O
(Sodium Perborate). Có hiệu quả cao trong môi trường kiềm.
• Không bị ảnh hưởng bởi các chất oxy hóa nếu đem xử lý với các điều kiện được kiểm
soát.

bmhuong@gmail.com 24
2.2.1. BÔNG – COTTON
Tính chất hóa học – Chemical properties
• Ái lực (affinity) tốt với thuốc nhuộm trực tiếp (direct), hoạt tính (reactive),
hoàn nguyên (vat), sulphur và azo nhờ sự phân cực (polarity) của polymer và
hệ thống polymer trong bông.
• Bị nấm mốc (mildew) và bướm/nhậy (moth) tấn công → cần cách ngăn chặn.
• Tiếp xúc ánh sáng lâu → cellulose bị thoái hóa → tránh tiếp xúc lâu với ánh
sáng trực tiếp + phơi khô nơi thoáng mát sau giặt.
• Có khả năng dẫn nhiệt → chịu được nhiệt độ là/ủi cao (1500C không bị phá
hủy). Cháy xém và cháy ở 2450C. bmhuong@gmail.com 25
2.2.1. BÔNG – COTTON
Tính chất hóa học – Chemical properties
• Không phản ứng với các muối kim loại, không bị phá hủy bởi kiềm.
• Chất gây ô nhiễm không khí (tính axít) → xơ giảm bền nhanh (thủy phân do
axít) → phai màu vải (phân tử thuốc nhuộm bị phá hủy).
• Tia UV có thể biến bông thành oxi-cellulose.
• Có thể nhuộm với các loại thuốc nhuộm trực tiếp, hoạt tính, lưu huỳnh và
hoàn nguyên.

bmhuong@gmail.com 26
2.2.1. BÔNG – COTTON
Tính chất hóa học – Chemical properties
• Giữ căng bông trong kiềm (18%) → làm bề mặt xơ sợi bóng mượt.
• Sau khi rửa kiềm và sấy → bông có dạng hình trụ, mặt cắt ngang tròn hơn
• Tính chất hóa học của xơ bông đã và chưa kiềm hóa không khác nhiều, nhưng
bông đã kiềm hóa có khả năng hoạt hóa và khả năng nhuộm màu tốt hơn

Mặt cắt ngang của xơ bông nguyên dạng và khi bị trương nở


1 – Trước khi chuội bóng
2 – 5 Quá trình trương nở trong kiềm 18%
6 – Giặt sạch kiềm
bmhuong@gmail.com 7 – Sau khi sấy 27
2.2.1. BÔNG – COTTON
Phân loại xơ bông – Cotton classification
• Bông có 3 nhóm thương mại chính (theo chiều dài)
➢ Chất lượng tốt (30 – 65mm)
➢ Chất lượng trung bình (20 – 30mm)
➢ Chất lượng thấp (< 20mm)

bmhuong@gmail.com 28
2.2.1. BÔNG – COTTON
Phân loại xơ bông – Cotton classification

bmhuong@gmail.com 29
2.2.1. BÔNG – COTTON
Phân loại xơ bông – Cotton categories
• Loại tốt (3 – 5% tổng sản lượng toàn cầu): chủ yếu tập trung ở Ai Cập và Mỹ
(hải đảo phía Nam).
➢ Chiều dài xơ: 30 – 65mm
➢ Độ mịn (micronaire): 2.8 – 4.5
➢ Độ bền xơ: 33 – 45 g/tex

bmhuong@gmail.com 30
2.2.1. BÔNG – COTTON
Phân loại xơ bông – Cotton categories
• Loại trung bình (85% tổng sản lượng toàn cầu): tập trung ở Trung Á
(Uzbekistan, Tajikistan, Kazakhstan, Turkmenistan), Tây Phi (Chad, Mali,
Ivory Coast, Burkina Faso), Châu Âu (Tây Ban Nha, Hy Lạp), Trung Đông
(Thổ Nhĩ Kỳ, Syria), Mỹ (cao nguyên), Brazil và Pakistan.
➢ Chiều dài xơ: 20 – 30mm
➢ Độ mịn (micronaire): 3.5 – 4.8
➢ Độ bền xơ: 25 – 33 g/tex

bmhuong@gmail.com 31
2.2.1. BÔNG – COTTON
Phân loại xơ bông – Cotton categories
• Loại thấp: đến từ Trung Á (Uzbekistan, Tajikistan, Kazakhstan,
Turkmenistan), Mỹ và Ấn Độ.
➢ Chiều dài xơ: < 20mm
➢ Độ mịn (micronaire): 4.5 – 6
➢ Độ bền xơ: 14 – 18 g/tex

bmhuong@gmail.com 32
2.2.1. BÔNG – COTTON
Sử dụng và giữ gìn – Usage and Care (1)
• Giữ nơi khô thoáng → ẩm ướt sinh ra mốc → ngả màu, mục nát, hỏng hóc.
• Bọ/nhậy bạc sẽ ăn bông, nhất là khi có hồ tinh bột (starch) quá nhiều. Ngài
(moth) và bọ thảm (carpet beetle) không thích bông.
• Cảm giác sờ tay tuyệt vời, độ rủ của các loại vải bông khá phù hợp.
• Vải bông ngoại quan tương đối tốt, độ bóng thấp, trừ khi kiềm hóa tăng độ
bóng cho vải.
• Dễ sử dụng, có thể giặt máy với xà bông (detergent) mạnh và thuốc tẩy vừa
phải (controlled) bmhuong@gmail.com 33
2.2.1. BÔNG – COTTON
Sử dụng và giữ gìn – Usage and Care (2)
• Vải bông trắng có thể giặt với nước nóng nhưng vải màu sẽ bị phai.
• Thường hay bị co rút → nếu dùng làm vải bọc, màn thì nên giặt khô (dry wash).
• Vải bông pha hoặc có xử lý đặc biệt, in ấn → đọc kỹ nhãn để sử dụng phù hợp.
• Khá dễ bị phân hủy dưới ánh nắng mặt trời → nếu làm màn thì cần vải lót che.
• Dễ bị axít phá hủy → sản phẩm quý giá bằng bông cần cất giữ trong giấy không chứa
axít.

bmhuong@gmail.com 34
2.2.1. BÔNG – COTTON
Sử dụng và giữ gìn – Usage and Care (3)
• Xơ bông có tính thấm hút cao, đồng thời nhả ẩm tốt.
➢ Vì sao là đặc tính ưu việt? Nhược điểm gì khi gặp điều kiện nóng ẩm?
• Bông bền trong cả trạng thái khô và ướt, là vật liệu rất tốt cho dệt may, tuổi
thọ sử dụng cao.
• Xơ bị mòn ngay cả khi chịu mài mòn chưa cao, do đó hiện tượng nổi hạn vón
(pillings) xảy ra khi sợi/vải bắt đầu bị mòn.
• Bông có độ biến dạng đàn hồi và phục hồi biến dạng thấp → đặc tính gì của
bông, cách khắc phục? bmhuong@gmail.com 35
2.2.1. BÔNG – COTTON
Sử dụng và giữ gìn – Usage and Care (4)
• Chăm sóc vải bông không quá phức tạp, dễ giặt, chịu được nhiều lần giặt do
độ bền ướt và kháng kiềm khá tốt.
• Vải bông có thể được sấy quay nhưng vải bông sẽ bị nhăn, thường phải là (ủi)
một cách an toàn ở nhiệt độ cao 205°C.
• Vải bông dễ cháy và tiếp tục cháy sau khi loại bỏ từ ngọn lửa. Sau khi dập tắt
ngọn lửa bông tiếp tục phát sáng và oxy hóa bằng một quá trình âm ỉ gọi là
cháy ánh hồng. Chỉ số oxy giới hạn (Limiting Oxygen Index) (LOI) của bông
18. bmhuong@gmail.com 36
2.2.1. BÔNG – COTTON

Quy trình gia


công xơ bông

bmhuong@gmail.com 37
2.2.2. GÒN – KAPOK
• Cùng họ với xơ bông và xơ có chứa ligin.
• Được thu hoạch bằng tay từ các quả (boll).
• Được tách khỏi hạt nhờ sấy khô (drying) và lắc (shaking).
• Nhẹ, mềm nhưng dễ đứt → không được dùng trong kéo sợi.
• Xơ ngắn (32mm), bóng (lustrous) với mặt cắt ngang tròn/oval.
• Bề mặt xơ phẳng, phần lumen rộng và có thành mỏng.
• Chưa có nhiều ý nghĩa trong công nghiệp.

bmhuong@gmail.com 38
2.2.2. GÒN – KAPOK
• Xơ rỗng và có một đầu kín
• Không dẹt và xoắn như xơ bông
• Xơ kỵ nước và hút dầu do lượng chất vô cơ nhiều trong
thành xơ.
• Xơ chứa 70–80% khí nên rất phù hợp dùng trong ứng dụng cách âm (acoustic
insulation) cách nhiệt (thermal insulation).
• Xơ có khả năng kháng axít và kiềm ở điều kiện nhiệt độ phòng.

bmhuong@gmail.com 39
2.2.2. GÒN – KAPOK

Tương quan
giữa tính chất,
cấu trúc và ứng
dụng thực tế của
xơ gòn

bmhuong@gmail.com 40
2.2.3. DỪA – COIR
• Là xơ từ quả nhưng vẫn được xem là xơ từ hạt và có thành
phần tương tự xơ libe (cellulose ~44%, lignin 45% pectin và
các chất liên quan 3%, và nước 5%).
• Xơ thô, ngắn (~0.5mm), rỗng (⅓ là không khí) → đàn hồi và nổi trên nước
nhưng nước sẽ thấm vào và nặng dần lên. Sản phẩm từ xơ thường thô
• Thường có màu nâu → nâu đậm. Độ bền thấp nhưng
độ giãn tốt (15–40%). Chịu được gần như mọi điều
kiện thời tiết → sản phẩm ngoài trời.

bmhuong@gmail.com 41
2.2.4. LANH – FLAX/LINEN
• Là một loại xơ libe – gồm các búi/bó xơ nằm trong lớp dưới vỏ cây hai lá
mầm (dicotyledenous) → giúp cây đứng thẳng. Gồm các tế bào có thành dày
chồng chập lên nhau + được liên kết bằng chất phi cellulose → các búi xơ dài
xuyên suốt thân cây.
• Lanh là xơ lâu đời nhất. Mẫu lanh từ Çatal Hüyük (Thổ Nhĩ Kỳ) và Kerma
(Nubia, Sudan) có niên đại lần lượt 6500 và 2000 năm trước Công Nguyên.
• Lanh được dùng quấn xác ướp ở Ai Cập khoảng
5000 năm tuổi và có thể tồn tại nguyên vẹn cho tới
thời đại ngày nay. bmhuong@gmail.com 42
2.2.4. LANH – FLAX/LINEN
• Flax được dùng để chỉ các sản phẩm trực tiếp từ lanh thô, chưa qua nhiều
công đoạn gia công chế biến, còn khá thô, chủ yếu dùng trong công nghiệp.
• Linen được dùng cho sản phẩm đã qua nhiều công đoạn chế
biến, vải nhẹ và dùng cho sản phẩm gia dụng (quần áo, màn,...).
• Xơ được tách ra từ thân cây Linum Usitatissimum, phổ biến ở
các nước ôn đới và cận nhiệt đới.
• Ngoài xơ, lanh còn
cung cấp hạt để sản
xuất dầu (linseed)
bmhuong@gmail.com 43
2.2.4. LANH – FLAX/LINEN
• Thân cây gồm nhiều bó (20–40) xơ, mỗi búi gồm
20–40 xơ, mỗi xơ dài 10–100 mm, đường kính 20–40 μm.
• Là những ống dài trong suốt, có thể trơn láng hoặc có sọc.

bmhuong@gmail.com 44
2.2.4. LANH – FLAX/LINEN
Cấu trúc xơ – Fiber structure
• Xơ không quăn như bông, bề rộng xơ thay đổi theo
chiều dài xơ.
• Tế bào xơ có lumen xuyên suốt ở giữa. Lumen hẹp
nhưng rõ ràng với bề rộng ổn định.
• Khi chưa chín, mặt cắt ngang hình oval + thành xơ mỏng và lumen rất lớn so
với xơ chín. Khi chín → thành xơ dày + mặt cắt ngang hình đa giác.

bmhuong@gmail.com 45
2.2.4. LANH – FLAX/LINEN
Thành phần hóa học – Chemical composition

bmhuong@gmail.com 46
2.2.4. LANH – FLAX/LINEN
Tính chất vật lý – Physical properties
• Độ bền tăng khi ướt (20%). Giảm bền khi tiếp xúc ánh sáng quá lâu.
• Không giãn nhiều, độ giãn đứt 1.8% khi khô và 2.2% khi ướt. Có thể đàn hồi
trong giới hạn nhỏ. Độ cứng và chống uốn cao. Dẫn nhiệt tốt (mát).
• Bền kéo (tensile strength) tốt hơn bông. Do cấu
trúc tinh thể cao hơn (nhiều liên kết hydro hơn).
• Độ hồi ẩm khoảng 12%, có khả năng chống
phân hủy đến 1200C (bắt đầu đổi màu).
• Hơi bmhuong@gmail.com
vàng đến xám, bóng hơn bông.
47
2.2.4. LANH – FLAX/LINEN
Tính chất hóa học – Chemical properties
• Bền với axít loãng, yếu nhưng bị phá hủy bởi axít nóng loãng hoặc đặc nguội.
• Không bị ảnh hưởng xấu bởi dung môi trong giặt khô (hữu cơ).
• Chống kiềm tốt, giặt nhiều lần mà không bị hư vải.
• Khó tẩy hơn bông nhưng nay có thể làm trắng với
ảnh hưởng của hóa chất là thấp nhất.
• Không bị côn trùng/bọ nhậy tấn công.
• Lanh đã qua luộc + tẩy → cellulose tinh khiết → chống mục tốt (độ ẩm, nhiệt
độ, độ bẩn quá mức → bị nấm mốcbmhuong@gmail.com
phá hủy.
48
2.2.4. LANH – FLAX/LINEN

Quy trình gia công xơ lanh


bmhuong@gmail.com 49
2.2.5. ĐAY – JUTE
• Trồng chủ yếu ở Ấn, Bangladesh, Trung Quốc, Miến
Điện, Nepal và Thái.
• Là xơ dệt phổ biến và được sử dụng nhiều thứ hai (sau
bông) gồm hai loại chính – Corchorus capsularis và
Corchorus olitorius.
• Xơ dài, mềm, bóng → được tạo thành sợi thô và bền và thuộc vào nhóm xơ tự
nhiên rẻ tiền nhất.
• Còn được gọi là xơ vàng
(golden fiber)
bmhuong@gmail.com 50
2.2.5. ĐAY – JUTE
Thu hoạch và gia công – Cultivate and processing
• Xơ thu hoạch từ cây thân thảo thường niên, cây có thể
cao tới 20 feet (6 mét). Gia công tách xơ ttương tự như
lanh, xơ libe từ vỏ cây tách được xơ cơ bản 3m đến 5m.
• Xơ cơ bản khi được dùi đập (scutch) tạo xơ kỹ thuật có
chiều dài vài cm đến 1 mét. Xơ tốt có chiều dài 45 –
60cm nhưng khi kéo sợi thường có chiều dài 30 – 38cm.
• Để làm mềm keo thực vật (gliadin) trong ribbon của xơ
libe, phải đậpbmhuong@gmail.com
đay với dầu làm mềm và ép vắt lặp lại.
51
2.2.5. ĐAY – JUTE
Cấu trúc xơ – Fiber structure
• Không như bông, đay là xơ đa bào.
• Các xơ đơn (single fibers//ultimate cell)
liên kết với nhau → bó xơ (fiber bundle)
có dạng mạng lưới (mesh structure).

• Mỗi xơ đơn gồm nhiều đơn bào.


• Mặt cắt ngang xơ hình đa giác với lamen
hình ovan và thành tế bào dày. bmhuong@gmail.com 52
2.2.5. ĐAY – JUTE
Tính chất vật lý – Physical properties
• Các tế bào riêng biệt của đay rất ngắn, 1.5–4mm, đường kính 0.015–0.20mm.
• Xơ màu trắng, vàng, nâu xám. Độ bền (tenacity) 3–4 gm/den.
• Độ giãn (elongation) 1.7% khi đứt. Hồi ẩm 13.75%.
• Độ đàn hồi (resilience) kém, ổn định kích thước (dimensional stability) tốt.
• Chồng mài mòn trung bình, chịu ảnh hưởng của ánh sáng và nhiệt độ vừa
phải.
• Ảnh hưởng bởi vi sinh vật tốt (hơn bông).

bmhuong@gmail.com 53
2.2.5. ĐAY – JUTE
Thành phần hóa học – Chemical composition
• Gồm 3 thành phần chính ∝-cellulose, hemicelluloses, và lignin và một số chất
khác. Vì sao xơ đay có màu nâu ?

bmhuong@gmail.com 54
2.2.5. ĐAY – JUTE
Tính chất hóa học – Chemical properties
• Bị phá hủy bởi axít nóng loãng hoặc đặc nguội.
• Xơ bị phá hủy bởi kiềm mạnh → mất khối lượng khi đun nóng với xút
(NaOH).
• Không bị ảnh hưởng bởi thuốc tẩy (H2O2, NaOCl, NaClO2, Na2O2,
CH3COOH, KMnO4).
• Tia mặt trời làm xơ bay màu nhẹ (do lignin). Chống nấm mốc tốt hơn lanh và
bông.
• Dễ nhuộm, thường dùng thuốc nhuộm base (basic/cationic dye).
bmhuong@gmail.com 55
2.2.5. ĐAY – JUTE

Quy trình gia công xơ đay

bmhuong@gmail.com 56
2.2.6. GAI DẦU – HEMP
• Sản xuất rất nhiều ở Anh vào thế kỷ 18 → vận tải đường
biển (dây thừng, buồm, bao tải) do xơ rất dài và bền.
• Xơ được tách ra từ vỏ cây gai dầu bằng quy trình dầm
tương tự như lanh.
• Gai dầu và cần sa (Marijuana) rất giống
nhau, (tỷ lệ Tetrahydrocannabinol (THC)
khác nhau) nhưng gai dầu có rất nhiều
ứng dụng hữu ích.
• Được phân loại dựa trên màu và độ bóng (hiện chưa có tiêu chuẩn cụ thể).
bmhuong@gmail.com 57
2.2.6. GAI DẦU – HEMP
Cấu trúc xơ – Fiber structure
• Tế bào gai dầu đơn dài 1/2–1 inch (1.2–2.5
cm).
• Cấu tạo gồm nhiều thành hình trụ.
• Mặt cắt ngang xơ dạng đa cạnh (polygonal).

bmhuong@gmail.com 58
2.2.6. GAI DẦU – HEMP
Tính chất vật lý – Physical properties
• Chiều dài trung bình xơ 15 mm với độ mảnh ∼20 µm.
• Độ bền xơ 53–62 cN/tex với độ giãn đứt
khá khiêm tốn chỉ 1.5%.
• Khả năng hồi phục (resilience) tốt
• Hồi phục dẻo (elastic recovery) kém
• Độ hồi ẩm 12%
• Không bị phá hủy ngay dưới ánh mặt trời nhưng kéo dài sẽ bị tác động.

bmhuong@gmail.com 59
2.2.6. GAI DẦU – HEMP
Thành phần hóa học – Chemical composition

bmhuong@gmail.com 60
2.2.6. GAI DẦU – HEMP

Quy trình gia công xơ gai dầu

bmhuong@gmail.com 61
2.2.6. GAI DẦU – HEMP

bmhuong@gmail.com 62
2.2.7. GAI/TẦM GAI – RAMIE/STINGING NETTLE
• Thường được gọi là cỏ Trung Quốc, có thể được thu hoạch 6 lần/năm.
• Xơ gai tách từ thân cây bằng cách tước bỏ lớp vỏ bên
ngoài cây và ngâm trong nước.
• Phải khử chất keo (gum) trong xơ với môi trường kiềm
trước khi kéo sợi.
• Độ bền và độ bóng rất tốt, cứng và khá thô, các tế bào của xơ rất dài, mặt cắt
ngang không đồng dạng
• Dùng trong công nghiệp và vải nội thất

bmhuong@gmail.com 63
2.2.7. GAI/TẦM GAI – RAMIE/STINGING NETTLE
• Tạo ra sản phẩm dệt may chất lượng rất tốt.
• Đắt hơn so với bông → giảm khả năng cạnh tranh.
• Thường pha với bông (55/45 - RA/CO).
• Pha với len cũng giúp giảm co.

bmhuong@gmail.com 64
2.2.7. GAI/TẦM GAI – RAMIE/STINGING NETTLE

bmhuong@gmail.com 65
2.2.8. TRE – BAMBOO (FOCUSING ON NATURAL FIBER)
• Tên gọi chung cho ~1250 loài cỏ tạo gỗ (woody grass) cao 10cm–40m.
• Có mặt gần như khắp nơi (trừ vùng quá lạnh) nhưng đa dạng nhất là châu Á.
• Dùng trong nông nghiệp, thủ công, giấy, bàn ghế và kiến trúc.
• Chỉ được dùng làm xơ dệt thương mại
gần đây. Bằng sáng chế đầu tiên (1884)
bởi Philipp Lichtenstadt.
• 2 quy trình gia công: Cơ học và hóa học.
• Thường được cho là xơ thân thiện môi
trường ?
bmhuong@gmail.com 66
2.2.8. TRE – BAMBOO (FOCUSING ON NATURAL FIBER)
Cấu trúc xơ – Fiber structure (1)

• Mặt cắt ngang tương đối tròn, với lõi lumen tròn + nhỏ.
• Xơ gồm nhiều thành tế bào đa tầng (multilamilatte cell wall).
• Mặt cắt ngang khác so với đay (jute) và lanh (flax).
• Hình dáng xơ khá giống lanh nhưng đường kính và chiều dài
(10–30µm, 1–4mm) rất khác (lanh – 12–20µm, 17–20mm).
• Dạng bó (10–20 xơ) → quy trình tẩy (bleaching) cho xơ đơn (ultimate fiber).
bmhuong@gmail.com 67
2.2.8. TRE – BAMBOO (FOCUSING ON NATURAL FIBER)
Cấu trúc xơ – Fiber structure (2)

Schematic diagram of bamboo fibre:


(A) Transverse section from bamboo
internodes
(B) A typical cross section of the
technical bamboo fibres inside
the culm presents an irregular form
and consists of bundles of elementary
fibres. The cross-section of these
elementary fibres is either pentagonal
or hexagonal and they are
arranged in a honeycomb pattern
(C) Model of the polylamellate
structure of an elementary bamboo
fibre. It consists of thick and thin
layers of cellulose nanofibrils
with different fibrillar orientation
(D) nano-fibrils are bound together
with hemi-cellulose and lignin
bmhuong@gmail.com 68
2.2.8. TRE – BAMBOO (FOCUSING ON NATURAL FIBER)
Cấu trúc xơ – Fiber structure (3)

Cấu trúc của tre từ cấp độ vĩ


mô (macro) đến vi mô (nano) bmhuong@gmail.com 69
2.2.8. TRE – BAMBOO (FOCUSING ON NATURAL FIBER)
Cấu trúc xơ – Fiber structure (4)

ML middle lamella, P primary wall, S0 secondary wall Cross-section of a bamboo culm, vascular bundles within the parenchyma
Transparent broad lamellae (S-l); (S1-l, S3-l, S5-l & S7-l) The density of the fibers in the cross-section of a bamboo culm varies along
Denser narrow lamellae (S-t); (S2-t, S4-t, S6-t, & S8-t) its thickness. The fibers are concentrated in regions closer to the outer skin
bmhuong@gmail.com 70
2.2.8. TRE – BAMBOO (FOCUSING ON NATURAL FIBER)
Tính chất vật lý – Physical properties

bmhuong@gmail.com 71
2.2.8. TRE – BAMBOO (FOCUSING ON NATURAL FIBER)
Thành phần hóa học – Chemical composition

bmhuong@gmail.com 72
2.2.8. TRE – BAMBOO (FOCUSING ON NATURAL FIBER)
Sử dụng và giữ gìn – Usage and Care
• Mềm và ấm như tơ tằm. Xơ bóng với độ rủ và chống mài mòn.
• Nghiệm ẩm và thông thoáng (breathability). Thấm hút hơn cả bông.
• Xơ rỗng và gọi là xơ biết thở “breathing” fiber → vải mát.
• Xơ chứa pectin → tốt cho da. Tre tự nhiên kháng khuẩn (bamboo kuhn/kunh)
→ khử mùi.
• Xơ thân thiện môi trường.
• Rất ít gây dị ứng (hypoallergenic).
• Có thể giặt và sấy bằng máy. ?????? Có thực sự thân thiện¡¡¡¡¡¡¡¡¡¡¡¡¡¡
bmhuong@gmail.com 73
2.2.8. TRE – BAMBOO
Quy trình gia công – Processing procedure (1)
• Hai quy trình chính → Cơ học và hóa học
• Cơ học → xơ tre thiên nhiên
nguyên bản.
• Hóa học gồm
➢ Viscose
➢ Lyocell. Quy trình
chuẩn bị
• Trước khi gia công → chuẩn bị. cho xơ tre
• 1 → 4 xơ thô, a → h xơ mảnh mịnbmhuong@gmail.com
74
2.2.8. TRE – BAMBOO
Quy trình gia công – Processing procedure (2)
Hòa tan cellulose Xử lý kiềm bóng Nghiền vụn Xanthat hóa Hòa tan Ủ chín
Dissolving cellulose Mercerizing Shredding Xanthation Dissolving Ripening

Lọc/Rút khí
NaOH CS2 Filtration/Deaeration

CS2
Kéo sợi
H2SO4 Spinning Na2SO
4

Sản xuất xơ tre quy trình viscose


Bamboo viscose–regenerated fiber process Bamboo rayon yarn
Sợi tre
bmhuong@gmail.com 75
2.2.8. TRE – BAMBOO
Quy trình gia công – Processing procedure (3)
Tre Thu hoạch Đốt tre Tách Giũ keo bằng kiềm Giặt với giấm
Bamboo Harvesting Culms Splitting Alkaline degumming Acetic washing

Nước thải
Sấy
Waste Drying
water

Dệt thoi Kéo sợi Chải thô


Vải tre
Weaving Spinning Carding

Quy trình gia công xơ tre dài


Bamboo long fiber textile process Xơ ngắn
bmhuong@gmail.com Short fibers 76
2.2.9. DỨA – PINEAPPLE (PIÑA)
• ~1300 loài, nguồn gốc từ Nam Mỹ. Hiện trồng rộng
rãi ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
• Xơ được lấy từ lá cây dứa (tương tự cho xơ SISAL).
• Chiều dài lá trong khoảng 55–75 mm.
• Khối lượng trung bình của lá 15–50g. Tỉ lệ xơ thu được
từ một lá tươi
(1–1.5 tuổi) là
1.55–2.5%.

bmhuong@gmail.com 77
2.2.9. DỨA – PINEAPPLE (PIÑA)
Cấu trúc xơ – Fiber structure
• Xơ đa bào như các xơ từ thực vật khác
• Đường kính tế bào 10µm, dài trung bình 4.5mm.
• Bề mặt sơ xơ xù xì, mặt cắt ngang xơ tròn không
đồng đều, lumen không rõ ràng.

bmhuong@gmail.com 78
2.2.9. DỨA – PINEAPPLE (PIÑA)
Tính chất vật lý – Physical properties (1)

bmhuong@gmail.com 79
2.2.9. DỨA – PINEAPPLE (PIÑA)
Tính chất vật lý – Physical properties (2)

bmhuong@gmail.com 80
2.2.9. DỨA – PINEAPPLE (PIÑA)
Thành phần hóa học – Chemical composition

bmhuong@gmail.com 81
2.2.9. DỨA – PINEAPPLE (PIÑA)
Sử dụng và giữ gìn – Usage and Care
• Xơ mềm, màu trắng và kem và bóng như lụa.
• Vải dễ sử dụng và không cần phải giặt khô
• Ăn màu và bền màu thuốc nhuộm tốt
• Có khả năng kháng phá hủy do hơi ẩm, muối,
• Có thể sử dụng để làm giấy mỏng chất lượng cao, có độ mềm mại và đàn hồi
tốt.

bmhuong@gmail.com 82
2.2.9. DỨA – PINEAPPLE (PIÑA)

bmhuong@gmail.com 83
2.2.9. DỨA – PINEAPPLE (PIÑA)

Gia công xơ dứa thành vải không dệt


Pineapple leaf fiber to nonwovens
bmhuong@gmail.com 84
2.2.9. DỨA – PINEAPPLE (PIÑA)
Phương pháp gia công xơ Pina
1. Tước bằng tay (hand–scraping): sử dụng tấm sứ vỡ nạo sợi dứa. Sau khi dỡ
các xơ, xơ được rửa kỹ bằng nước máy và phơi khô trong không khí
2. Tước bằng máy (machine–scraping): lá dứa được cấp vào máy bóc vỏ, lá sẽ
bị đạp và cạo. Xơ đã cạo được rửa lại kỹ bằng nước và phơi nắng.
3. Ngâm: cũng được sử dụng trong chiết xuất xơ dứa nhưng phương pháp này
không phải là phổ biến.

bmhuong@gmail.com 85
2.2.9. DỨA – PINEAPPLE (PIÑA)
Công nghệ dầm (retting) các xơ thực vật
• Là một quá trình sử dụng hoạt động của vi sinh vật và độ ẩm trên cây trồng để
làm phân hủy mục rữa của các mô tế bào và pectin xung quanh bó xơ libe, tạo
điều kiện thuận lợi cho tách sợi từ thân cây.
• Được sử dụng trong việc sản xuất các xơ từ nguyên liệu thực vật như các loại
xơ libe, xơ từ vỏ dừa
• Có 2 phương pháp ngâm chủ yếu:
➢ Ngâm trong nước (water retting)
➢ Ngâm trong sương (dew retting)
bmhuong@gmail.com 86
2.2.9. DỨA – PINEAPPLE (PIÑA)
Dầm trong nước
• Phổ biến nhất, nhấn chìm toàn bộ bó thân cây trong nước.
• Nước đến phần cuống trung tâm → trương nở các tế bào bên trong, vỡ lớp vỏ
ngoài cùng → tăng sự hấp thụ của độ ẩm + vi khuẩn.
• Lưu ý thời gian ngâm (thiếu → khó tách xơ, quá mức → suy yếu xơ).
• Quá trình dầm kép: sản xuất xơ chất lượng cao, cuống được loại bỏ ra khỏi
nước trước khi hoàn thành ngâm, sấy khô trong vài tháng, sau đó đã ngâm một
lần nữa.

bmhuong@gmail.com 87
2.2.9. DỨA – PINEAPPLE (PIÑA)
Dầm nước tự nhiên
• Sử dụng nước tù đọng hoặc di chuyển chậm (ao, đầm lầy, suối và sông dòng
chảy chậm). Thân cây được nhấn chìm nhờ đá hoặc gỗ, 8–14 ngày, tùy vào
nhiệt độ nước và khoáng chất.
Dầm trong bể
• Trong thùng bằng bê tông 4–6 ngày, có tính khả thi trong bất cứ mùa nào. 6–8
giờ đầu tiên: giai đoạn rửa trôi, bụi bẩn và màu được loại bỏ bởi nước (thay đổi
thường xuyên để đảm bảo xơ sạch). Nước thải ngâm cần xử lý để giảm các yếu
tố độc hại trước khi thải ra môi trường, có thể được dùng làm phân bón lỏng.
bmhuong@gmail.com 88
2.2.9. DỨA – PINEAPPLE (PIÑA)
Dầm trong sương
• Phổ biến ở vùng có nguồn nước hạn chế đồng thời khí hậu lý tưởng có đổ
sương nặng về đêm và nhiệt độ ban ngày ấm áp.
• Thân cây được trải trên các đồng cỏ, tác động kết hợp của vi khuẩn, mặt trời,
không khí và sương → quá trình lên men, phân hủy vật liệu gốc quanh các bó
sợi.
• 2-3 tuần, tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, xơ có thể được tách ra.
• Xơ ngấm sương tối màu và chất lượng thấp hơn so với xơ ngâm nước.

bmhuong@gmail.com 89
MỘT SỐ LOẠI XƠ GỐC THỰC VẬT KHÁC

Sisal
Kenaf Abutilon Sugarcane
Theophrastus

Urena Henequen
Abaca Banana
bmhuong@gmail.com 90
XƠ TỰ NHIÊN
GỐC
ĐỘNG VẬT

91
2.3. PROTEIN FIBER – XƠ GỐC PROTEIN
• Protein – vật liệu cấu tạo chính của động vật → cơ,
da, tóc, gạc, lông vũ, mạng nhện.
• Là các polypeptide và có cấu trúc
polymer tạo xơ phức tạp bậc nhất.
• Đơn vị nhỏ nhất là các amino axít nối với nhau bằng nhóm
chức amide (liên kết peptide) tạo nên các chuỗi polymer.
• Các chuỗi có thể bị gấp lại (folded – tơ tằm) hoặc
cuốn hình xoắn ốc (spiral, helix – len) được liên kết
ngang, hoặc dạng vòng xoắn bmhuong@gmail.com
ba (triple helix –
92
2.3. PROTEIN FIBER – XƠ GỐC PROTEIN
• Gồm có:
➢ Từ lông: cừu, lạc đà (camel, vicuña, alpaca, llama), dê
Hymalaya (cashmere), và nhiều loài thú cho lông khác.
➢ Từ tơ: tằm, nhện.

bmhuong@gmail.com 93
2.3. PROTEIN FIBER – XƠ GỐC PROTEIN

bmhuong@gmail.com 94
2.3. PROTEIN FIBER – XƠ GỐC PROTEIN
• Xơ protein được hình thành từ nguồn động vật tự nhiên, thông qua ngưng tụ
của một axít amin để tạo thành các đơn vị lặp polyamide với nhiều nhóm thế
trên một nguyên tử carbon.
• Trình tự và loại axít amin tạo thành các chuỗi protein riêng biệt, tạo nên tính
chất khác nhau của các xơ tạo thành
• Hai loại xơ protein tự nhiên chính:
➢ Loại chứa keratin (tóc hoặc lông)
➢Loại do côn trùng tiết ra (thường chứa fibroin)
➢Loại chứa collagen (da) bmhuong@gmail.com 95
2.3.1. LEN – WOOL
• Người Tây Ban Nha nuôi cừu Merino cho lông vào năm 1400 sau Công
Nguyên (tiền thân của nguyên liệu lông cừu ngày nay).
• Lông cừu sau khi xén sẽ đem phân loại rồi
giặt (loại bỏ dầu mỡ và chất khác)
• Là xơ ngắn (staple) chứa keratin

bmhuong@gmail.com 96
3.3. XƠ TỰ NHIÊN
✓ Xơ tự nhiên gốc thực vật
✓ Xơ tự nhiên gốc động vật
✓ Xơ tự nhiên gốc khoáng sản

asbestos 97
Xơ protein
Loại chứa keratin:
• Là protein liên kết ngang cao bởi các liên kết disulfide từ dư lượng cystinee trong
chuỗi protein
• Thường có các phần xoắn ốc chu kỳ trong trình tự sắp xếp protein
• Có mặt cắt ngang tròn, quăn bất thường dọc theo xơ, xơ mềm xốp
Loại chứa firboin:
• Thường không có liên kết ngang, có vùng giới hạn chứa amin axit ít phức hợp hơn
• Thường sắp xếp trong một cấu trúc tấm xếp nếp tuyến tính với liên kết hydro giữa
các nhóm amin trên chuỗi protein liền kề.
• Ít phức tạp về hình thái và mặt cắt ngang không đều.
98
Xơ protein
Protid và các tính chất cơ bản của protein
• Được tổng hợp trong các sinh thể thực động vật, là thành phần cơ bản của
chất nguyên sinh, máu, sữa, da..
• Thuộc nhóm các hợp chất cao phân tử hữu cơ thuộc polyamid
• Monomer tổng hợp đại phân tử của protein là α-amino acid, với hơn 30 loại
khác nhau phân biện bởi gốc R
• Nhóm làm nhiệm vụ liên kết các gốc α-amino acid với nhau là peptid
(carboamit) (-CONH-) nên còn gọi là polypeptid hay polyamid

Công thức chung của α-amino acid 99


Xơ protein Một số loại α-aminoacid có trong xơ dệt
• Acid α-aminoacetic (glycerin) R=H
• Acid α-aminopropionic (alanine) R=CH3
• Acid α-aminosuccinic (acid aspartic) R=CH2-COOH
• Acid α-aminoglutaric (acid glutamic) R=CH2-CH2-COOH

α-amino acid Leucin


Acid α-aminoacid cystine (dicysteine) HO2CCH(NH2)CH2CH(CH3)2

Tham khào thành phần acid amin trong khối lượng các loại protid (SGK) 100
Xơ protein Các loại protid
1. Protein: thành phần cơ bản là các α-amino acid
2. Proteid: ngoài α-amino acid còn có thêm các thành phần phi protein như phosphor,
acid nucleic
- Xơ dệt đa phần chỉ chứa protein, trừ xơ casein chứa 1% phosphor
- Xơ gốc keratin (90% len là keratin)
- Chứa nhiều gốc acid glutamic (CH2)COOH- và gốc cystine CH2S
- Chứa rất ít gốc glycine và alanine
- Xơ gốc fibroin (95% tơ tằm là fibroin lớp keo bọc bên ngoài thường là sericin)
- Chứa ít gốc acid glutamic và không có cystine, chứa nhiều gốc glycine và alanin

101
Xơ protein Đặc tính cơ lý của protid
• Khối lượng riêng
Fibroin: 1.25g/cm3, Keratin: 1.28 đến 1.30 g/cm3
• Bị phá hủy nhanh sau khi đun nóng tới 170 °C
• Keratin giảm bền trong hơi nước 90-100°C, nhưng fibroin không bị giảm bền nhiều.
Dẫn đến lưu ý sử dụng như thế nào?
• Bị phân ủy dưới ánh nắng, dễ bị oxy hóa bởi oxy của không khí (đặc biệt là fibroin)
• Là chất điện môi, keratin và sericin có tính điện môi thấp so với fibroin do khả năng
ngậm ẩm lớn hơn

102
Xơ protein Đặc tính hóa học của protid
• Protid “lưỡng tính”, phản ứng hoa học như acid hoặc base (có cả nhóm chức carboxyl
và amin). Fibroin có nhiều carboxyl hơn
• Bền với acid vô cơ loãng và acid hữu cơ đậm (tẩm acid sulfuric vào lông cừu khi
carbon hóa)
• Kém bền với kiềm, kể cả kiềm loãng. NAOH 5% cũng phá hủy protid trong vài phút,
kiềm đậm phá hủy protid ở nhiệt độ thấp làm ngắn hoặc đứt mạch phân tử
• Dung môi của protid: dung dich kiềm loãng, phức chất amoniac đồng hay acid
ortophosphoric, Fiborin tan trong nhiều dung môi hơn keratin

103
Xơ protein Nhận xét chung về xơ protein tự nhiên

• Xơ protein tự nhiên có độ bền, khả năng phục hồi, độ đàn hồi vừa phải, có độ hút ẩm
tốt
• Xơ không tích tĩnh điện.
• Xơ có khả năng kháng acid vừa phải, và dễ bị tấn công bởi các bazo và các chất oxy
hóa.
• Xơ có xu hướng bị ngả vàng trong ánh nắng mặt trời do tấn công của chất oxy hóa.
• Xơ sử dụng thoải mái trong hầu hết các điều kiện môi trường và có phẩm chất thẩm
mỹ tuyệt vời

104
Xơ len
XƠ LEN
• Là xơ protein tự nhiên có nguồn gốc từ lông động vật (thường là cừu), được cắt hoặc
chải vào thời kỳ thay lông
• Độ mịn, cấu trúc và tính chất của len phụ thuộc vào giống cừu, đa phần len lấy từ các
giống cừu Merino, Lincoln, Leicester, Sussex, Cheviot, và các giống cừu khác ở các
nước Úc, Nga, New Zealand, Nam Phi, Mông Cổ
• Cừu cắt lông mỗi năm vào mùa xuân và thu, mùa xuân tốt hơn
• Vải len chải kỹ được làm từ sợi se của xơ len dài và mịn
• Vải len chải thô được làm từ sợi xoắn thấp và len thô

105
Xơ len
Hình dạng lông cừu

Mặt cắt ngang và hình dạng dọc trục lông cừu


(photographs ACORDIS, Microlaboratory)

106
Xơ len Các loại lông cừu
• Cừu: tên khoa học là Ovis Aries, có nhiều loại, nuôi lấy lông, thịt, sữa hoặc thu hoạch
non để lấy cả bộ da lôngTrên thân cừu, lông phân bố với các độ mảnh khác nhau
• Các giống cừu nuôi lấy lông hiện nay:
Giống lông mịn: Merino,Rambouillet
Giống lông trung bình: Hamsphire, Dorxet, Oxford
Giống lông dài: Cheviot, Leicester, Lincoln
Giống lông không thuần nhất: Blackface, Karakule
Giống lông lai, dài và mịn: Corriedale, Polwarth

107
Xơ len Phân loại lông cừu theo chiều dài và độ mảnh
- Độ mảnh lông cừu ký hiệu quy ước theo số: 36S, 40S…. 70S, 80S, tương đương như
36S =18.1 đến 19.5 μm
- Bốn dạng lông cừu phân loại trong kéo sợi:
- Lông tơ mịn: mảnh nhất, xoăn nhiều, mặt cắt ngang gần tròn với đường kính
14→25μm
- Lông thô: to, thô hơn, đường kính > 40μm, có lõi, ít quăn
- Lông nhỡ (trung bình): trung gian giữa lông tơ và lông thô, lõi không liên tục
- Lông chết: rất thô, mặt cắt ngang không tròn, bề ngang từ 80μm trở lên, vỏ mỏng, lõi
nhiều, cứng giòn, không bền, kém bền màu

108
Xơ len Tính chất cấu trúc xơ len (1)
- Len là keratin, copolymer protein có chứa khoảng 17 monomer khác nhau của acid
amin.
- Thành phần chính: cystine, leucine, glycine và acid glutamic.
- Liên kết ngang cộng hóa trị của dư lượng cystinee liền kề bởi các liên kết disulfua là
yếu tố chính cho các thuộc tính cơ học của xơ keratin. Thành phần và trình tự axit amin
trong len khác nhau với nhiều loại len.
- Liên kết nhạy cảm với nhiệt độ cao (trên 90-100°C), pH kiềm, khử và quá trình oxy
hóa

109
Xơ len
Tính chất cấu trúc xơ len (2)
Acid Amin Tỉ lệ trong Keratin Acid Amin Tỉ lệ trong Keratin
(g/100g len) (g/100g len)
glycine 5-7 Serine 7-10
alanine 3-5 Threonine 6-7
Leucine 5-6 cystine 10-15
Isoleucine 7-9 Methionine 0-1
Proline 5-9 Arginine 8-11
Phenylalanine 3-5 Histidine 2-4
Tyrosine 4-7 Lysine 0-2
Tryprophan 1-3 Aspartic acid 6-8
Glutamic acid 12-17

Amino Acid trong keratin của len


110
Xơ len Tính chất cấu trúc xơ len (3)
Đại phân tử keratin bao gồm
- Liên kết disulfua khá mạnh (-SS-) bổ sung bằng các liên kết hydro yếu hơn giữa các
nhóm -NH- và -CO- của các chuỗi keratin liền kề
- Tương tác ion-ion giữa các nhóm amin (ở dạng cation của họ proton) và các nhóm
axit cacboxylic (dạng anion của chúng)
- Các liên kết kỵ nước giữa các chuỗi béo kỵ nước (hydrophobic aliphatic) liền kề.
- Độ co giãn bất thường của xơ len được giải thích bởi các nếp gấp có sẵn trong keratin
tự nhiên.

111
Xơ len Tính chất cấu trúc xơ len (4)

Đại phân tử keratin

112
Xơ len
Tính chất cấu trúc xơ len (4)

- Cấu trúc không đồng nhất.


- Đặc trưng cấu trúc chính của len bao
gồm một lớp biểu bì kỵ nước ngoài
(lớp vẩy) và bó thớ bền theo định
hướng được nhúng trong các phần
protein vô định hình còn lại

113
Xơ len Tính chất cấu trúc xơ len (5)
• Cấu trúc protetin liên kết ngang nén chặt và liên kết với nhau để tạo thành các thớ
(fibril) từ đó tạo nên các tế bào quay hình vỏ não tạo thành vỏ hoặc nội bên trong xơ
• Lớp cortex được tạo thành nhờ các liên kết ortho và para của tế bào cortex. Cortex
được bao quanh bởi một lớp vỏ ngoài của lớp hình vẩy hay lớp biểu bì, xuất hiện chạy
dọc theo bề mặt xơ

114
Xơ len Tính chất cấu trúc xơ len (5)

115
Xơ len Tính chất cơ lý xơ len (1)

- Sợi len có độ bền vừa phải với từ 1-2g/d (9-18 g/tex) khi khô và 0,8-1.8 g/ngày (7-16
g/tex) khi ướt
- Độ giãn đứt thay đổi từ 25% đến 40% khi khô và 25% đến 60% khi ẩm. Với độ giãn
2%, len phục hồi 99%, ngay cả ở độ giãn 20% lên vẫn có độ hồi phục cao tới 65%
- Ngoại trừ ở điều kiện độ ẩm lớn, nói chung len có khả năng phục hồi tuyệt vời và
phục hồi tốt sau biến dạng ngoại
- Độ cứng của len khác nhau tùy theo nguồn và đường kính của từng xơ

116
Xơ len
Tính chất cơ lý xơ len (2)

- Độ giữ ẩm của len rất cao, thay đổi từ 13% và 18% dưới điều kiện khác nhau, lên tới
40% ở 100% RH
- Trọng lượng riêng khoảng 1.28-1.32.
- Không hòa tan trong tất cả các dung môi ngoại trừ những chất có khả năng phá vỡ
các liên kết ngang disulfide, nhưng bị trưởng nở trong dung môi phân cực.
- Ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ lên đến 150°C
- Có tính cách nhiệt do tính dẫn nhiệt thấp và độ xù xốp của xơ, cho phép giữ không
khí trong các cấu trúc vải len
- Tại độ ẩm trung bình, không tích tĩnh điện nhiều
117
Xơ len Tính chất hóa học xơ len
- Có khả năng kháng axit, nhưng rất dễ bị tấn công bởi base yếu, ngay cả ở độ nồng độ
thấp, loãng
- Bị hỏng không thể phục hồi và bị khử màu bằng chất tẩy trắng oxy hóa loãng như
hypochlorite. Sử dụng chất khử trong điều kiện có kiểm soát để làm thẳng xơ len hoặc
ổn định độ quăn của xơ len
- Dễ bị tấn công bởi một số côn trùng hoặc con nhậy → phải xử lý
- Có khả năng kháng các tác nhân sinh học khác như nấm mốc
- Bị tấn công bởi tia UV, làm len phân hủy chậm và ngả vàng
- Khi gia nhiệt, len phân hủy và ngả vàng ở mức trên 150°C và hóa than ở 300°C

118
Xơ len Tính chất sử dụng của xơ len (1)

- Có độ bóng cao đến trung bình.


- Vải len có cảm giác sờ tay mềm trung bình và có độ rủ tốt
- Thấm hút cao và tính chất truyền ẩm rất tốt. Vì sao ?
- Có độ bền thấp đến trung bình, nhưng độ co giãn và phục hồi tốt
- Có khả năng chịu mài mòn, ít tạo vón hạt trên vải do độ bền không cao. Vì sao ?
- Có khả năng kháng nhàu tốt, trừ khi dưới điều kiện nóng ẩm, khả năng giữ nếp quăn
thấp trừ khi được ổn định bằng chất khử
- Không bền với kiềm và chất tẩy trắng chứa clo
- Bị ngả vàng, phá hủy mạnh dưới tia UV trong ánh sáng mặt trời

119
Xơ len Tính chất sử dụng của xơ len (2)
- Dễ nhuộm với độ bền màu tốt.
- Do “tính tạo nỉ”, không thể giặt len trong nước nóng với khuấy trộn lớn, nhưng có thể
được giặt khô, giặt nhẹ trong nước ấm với xà phòng nhẹ
- Có ái lực cao với nước nên sấy rất lâu, có thể ủi len ở 150°C hoặc thấp hơn nhưng
không có hơi nước. Vì sao?
- Không bắt cháy, cháy rất chậm ngay cả khi tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa.
- Sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng dệt may, nhờ sự thoải mái tiện nghị và thẩm mỹ,
thường được sử dụng pha trộn với xơ cellulose và xơ nhân tạo.

120
Các xơ từ lông thú khác
MOHAIR
- Một giống dê (Angora) nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ cho xơ dài bóng → Mohair.
- Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi và Mỹ là các nơi sản xuất chủ yếu trên thế giới.
- Dê được lấy lông hai lần/năm → 1.8-2.3kg/con/xén lông.
- Chất lượng lông thay đổi tùy theo điều kiện sống và được phân loại: tight lock, flat
lock, fluffy lock.
• Tight lock: những chùm lông mịn, xoăn
• Flat lock: chất lượng xơ trung bình, gợn sóng
• Fluffy lock: chất lượng thấp nhất, xơ thô

121
Các xơ từ lông thú khác
MOHAIR
- Xơ Mohair có nhiều tạp chất như len (mỡ tự nhiên, bụi, cây
cỏ) → chiếm 1/3 khối lượng nguyên liệu thô.
- Sau khi giặt xơ sẽ trắng và óng mượt như tơ tằm.
- Chiều dài xơ thay đổi theo tuổi. 10-
15cm (6 tháng tuổi) và 23-30cm (12
tháng tuổi).

122
Các xơ từ lông thú khác
MOHAIR
- Bề mặt xơ Mohair giống len, có vẩy nhưng vẩy bám
chặt vào thân xơ hơn và số vảy ít hơn (1/2) so với
len.
- Các vẩy chồng lên nhau ít → xơ có cảm giác trơn
láng và bóng (phản xạ ánh sáng).
- Xơ có mặt cắt ngang hình tròn.
- Khối lượng riêng tương đối – 1.32
123
Các xơ từ lông thú khác
MOHAIR
- Các tính chất về nhiệt, ánh sáng, hóa học, dung môi hữu cơ, vi
sinh vật, vi khuẩn đều tương tự như len.
- Xơ Mohair được dùng trong các sản phẩm cần độ chống mài mòn
cao.
- Xơ nhuộm tốt và có độ bóng tự nhiên đẹp.
- Dễ bị tấn công bởi nhậy (moth) và độ nỉ hóa ít hơn so với len.

124
Các xơ từ lông thú khác
CASHMERE
- Chủ yếu được nuôi làm gia súc ở Trung
Quốc, Mông Cổ, Tây Tạng, A Phú Hãn
(Afghanistan).
- Một số ít ở Tân Tây Lan (New Zealand),
Úc và Ba Tư (Iran).
- Xơ Cashmere gồm lớp lông ngoài (dài, thô) và lớp lông bên trong
(mịn, mềm).
125
Các xơ từ lông thú khác
CASHMERE
- Xơ thô dài 5-12cm trong khi xơ mịn dài 2.5-9cm.
- Xơ có từ 5-7 vảy/100µm với cạnh hình răng cưa và nhô khỏi xơ
→ bề mặt xơ khác thường.
- Xơ thường có màu xám, nâu sẫm hoặc trắng.
- Mặt cắt ngang xơ hình
tròn hoặc xoan (oval).
- Xơ rất mảnh (đường kính
126
Các xơ từ lông thú khác
CASHMERE

127
Các xơ từ lông thú khác
CASHMERE
- Có tính chất hóa học tương tự len nhưng hấp thụ nước nhanh hơn
len và nhạy cảm với hóa chất (độ mảnh cao).
- Dễ bị phá hủy bởi sodium carbonate (Na2CO3) và tan hoàn toàn
trong xút ăn da NaOH.
- Vải từ xơ Cashmere ấm, dễ chịu và có độ rủ (drape) tốt.
- Dùng cho sản phẩm cao cấp (khăn choàng/shawl, hàng dệt
kim/hosiery…).
128
Các xơ từ lông thú khác
LÔNG LẠC ĐÀ/CAMEL HAIR
- Lạc đà hai bướu là động vật quan trọng ở Tây Bắc Trung Quốc
và Mông cổ.
- Bên cạnh được dùng làm phương tiện vận chuyển → lông lạc đà
được dùng làm xơ dệt.
- Lông tự rụng và được thu
hoạch thủ công. Mỗi con lạc
đà cho ra 2.27kg lông/năm.
129
Các xơ từ lông thú khác
LÔNG LẠC ĐÀ/CAMEL HAIR
- Bộ lông gồm lớp xơ ngoài thô,
dài đến 30cm hoặc hơn và lớp
xơ bên trong mảnh, mịn dài 2.5-
15cm.
- Lớp xơ bên trong có giá trị cao
và độ mảnh tốt như lông cừu
Merino. Lớp xơ này được phân
130
Các xơ từ lông thú khác
LÔNG LẠC ĐÀ/CAMEL HAIR

131
Các xơ từ lông thú khác
LÔNG LẠC ĐÀ/CAMEL HAIR
- Lông lạc đà thô hơn lông Cashmere, đường kính xơ 10-40µm.
- Xơ có vảy nhưng không thể thấy bằng kính hiển vi thông thường
và vảy có cạnh nằm nghiêng.
- Các tính chất hóa học, ánh sáng, vi sinh vật, côn trùng, dung môi
hữu cơ tương tự len.

132
Các xơ từ lông thú khác
LÔNG LẠC ĐÀ/CAMEL HAIR

133
2.3.XXXXX. TƠ TẰM - SILK

• Tơ tằm là xơ thiên nhiên gốc protein. Người Trung Quốc là chuyên gia đầu
tiên về tơ tằm. Trong vòng 300 năm, người Trung Quốc giữa kín bí quyết sản
xuất tơ tằm.
• Tơ tằm chỉ bán cho Ba Tư và Ai Cập với giá của vàng.

134
Tơ tằm TƠ TẰM - SILK
- Một trong số các xơ xưa nhất được loài người biết đến.
- Sản xuất từ côn trùng thông qua kén (cocoon) và mạng lưới
(web).
- Nhiều loài cho tơ nhưng chỉ loài dâu tằm (mulberry) Bombyx
Mori và một loài khác cùng giống được sản xuất công nghiệp.
- Tơ từ các loài khác (chủ yếu họ nhện) → dùng trong vũ khí và
dấu chữ thập (crosshair) trong dụng cụ quang học (kính viễn
vọng/telescope) → tính thương mại thấp. 135
Tơ tằm CÁC LOẠI TẰM
- Gồm 5 loại chính có tính thương mại từ các loài tằm khác nhau.
➢ Mulberry (dâu tằm)
➢ Tasar
➢ Oak tasar
➢ Eri
➢ Muga

136
Tơ tằm CÁC LOẠI TẰM
1 – Mulberry
• Phần lớn sản lượng tằm thế giới từ loài này.
• Xuất phát từ loài Bombyx Mori L., sống nhờ lá dâu tằm.
• Được thuần hóa và nuôi hoàn toàn trong nhà.

137
Tơ tằm CÁC LOẠI TẰM
2 – Tasar (Tussah)
• Một loại tơ tằm thô có màu đồng chủ yếu dùng cho vải bọc và vải
trang trí nội thất, không bóng bằng tơ tằm ăn lá dâu.
• Xuất phát từ loài Antheraea mylitta, sống nhờ lá Asan và Arjun.
• Được nuôi trên cây để ngoài trời.

138
Tơ tằm CÁC LOẠI TẰM
3 – Oak Tasar
• Là một loại tơ tằm tương tự tơ Tasar nhưng mảnh hơn.
• Xuất phát từ loài Antheraea proyeli J, sống bằng lá cây sồi.

139
Tơ tằm CÁC LOẠI TẰM
4 – Eri
• Còn gọi là endi hay errandi. Là giống tằm nhiều lứa, lấy tằm từ
kén hở (khác các loại tằm khác).
• Xuất phát từ giống tằm được thuần hóa Philosamia ricini, sống
nhờ lá cây thầu dầu (castor).

140
Tơ tằm CÁC LOẠI TẰM
5 – Muga
• Tơ tằm có màu vàng như của vàng.
• Xuất phát từ loài Antheraea assamensis được nuôi bán thuần
chủng trên các cây som hoặc soalu.
• Đây là loại tơ tằm quý và đắt tiền của Ấn Độ.

141
Tơ tằm VI CẤU TRÚC (1)
• Tơ tằm có hai thành phần chính Sericin (vỏ) và Fibroin (lõi) và
thường ở dạng xơ kép.
• Thành phần hóa học chính: 75-83 wt% fibroin, 25-17 wt%
sericin, ~1.5 wt%sáp, và các chất khác chiếm 1 wt%.
• Tơ tằm tự phân hủy sinh học (biodegradable), độ tinh thể cao
(cấu trúc thẳng hàng).
• Độ bền kéo > xơ thủy tinh (glass) hoặc xơ hữu cơ tổng hợp.
• Độ co dãn (elasticity) và hồi phục tốt (resilience). 142
Tơ tằm VI CẤU TRÚC (2)

143
Tơ tằm VI CẤU TRÚC (3)
• Thân tơ từ dâu tằm trơn láng, các loại tơ còn lại có vân/sọc chạy
suốt thân xơ.
• Mặt cắt ngang tơ
tằm khác nhau
(loại tằm) nhưng
chủ yếu dạng tam
giác đến tròn).

144
Tơ tằm CẤU TRÚC TINH THỂ (1)
• Hầu hết tơ tằm (cả nhện) có chứa cấu trúc tấm tinh thể gấp nếp
beta song song ngược chiều (antiparallel β-pleated sheet
crystalline).

145
Tơ tằm CẤU TRÚC TINH THỂ (2)
• Tơ tằm được cho là có cấu trúc bán tinh thể (semi-crystalline).
• Tơ nhện 30 – 50% độ tinh thể, tơ dâu tằm 62 – 65% độ tinh thể,
tơ tằm khác 50 – 63% độ tinh thể.
• Thành phần cơ bản lặp lại của tấm tinh thể beta chính là cca1
mono alanine hoặc glycine-alanine.
• Tơ tằm có độ định hướng của các mắt xích peptide tương đối cao
dọc trục xơ.
• Cấu tạo xơ gồm hai pha tinh thể (crystalline) và vô định hình
146
Tơ tằm CẤU TRÚC TINH THỂ (3)
• Vùng tinh thể gồm các chuỗi polypeptide (glycine, alanine và
serine).
• Với các nhánh đơn giản → các chuỗi được liên kết chặt chẽ với
nhau.
• Phần còn lại (tyrosine, praline, diamine và axít dicarboxylic) khá
kềnh càng → không thể liên kết chặt → định hướng kém → vùng
vô định hình → dễ phản ứng với các chất hóa học.
Chuỗi polypeptide của phân tử fibroin 147
Tơ tằm THÀNH PHẦN AMINO AXÍT

148
Tơ tằm TÍNH CHẤT VẬT LÝ (1)
• Thường có màu hơi vàng và độ bóng cao.
• Tơ tằm là xơ có độ bền cao 30.9-44.1 cN/tex (3.5-5.0 g/den).
• Độ bền ướt giảm (chỉ còn 75-85% của độ bền khô).
• Độ giãn đứt dưới điều kiện bình thường là 20-25%, với độ ẩm
tương đối 100% thì đạt 33%
• Khối lượng riêng tương đối (specific gravity/không thứ nguyên)
của tơ tằm là 1.25 < giá trị của hơn bông, lanh, rayon hay len.
• Tơ tằm hút ẩm nhanh (tương tự len), có thể hút một lượng nước
149
Tơ tằm TÍNH CHẤT VẬT LÝ (2)
• Tơ tằm đã chuội keo trương nở khi hấp thụ nước.
• Mức độ trương nở của tơ tằm đã chuội keo phụ thuộc độ ẩm
tương đối của không khí.
• Tơ tằm chịu nhiệt tốt hơn len, bị gia nhiệt đến 1400C trong mọt
khoảng thời gian dài vẫn không bị hỏng trong. Nhưng ở 1750C sẽ
bị phân hủy rất nhanh. Khi cháy có mùi giống tóc cháy.
• Bị ảnh hưởng bởi oxy trong không khí (ánh sáng mặt trời thúc
đẩy oxy hóa tơ tằm) → giảm bền. 150
Tơ tằm TÍNH CHẤT HÓA HỌC (1)
• Không tan trong nước, chịu được nước sôi tốt hơn len nhưng nếu
kéo dài → giảm bền.
• Hòa tan trong các dung dịch ZnCl, CaCl2, alkali thiocyanate.
• Bị tấn công bởi các chất oxy hóa (thuốc tẩy H2O2/hydrogen
peroxide, hypochlorite).
• Tơ tằm hấp thụ axít rất dễ và rất khó loại khỏi tơ tằm.
• Tương tự keratin của len, fibroin bị hòa tan bởi axít đặc → các
amino axít. Axít vừa có thể làm tơ tằm bị co lại → hiệu ứng crêpe
151
Tơ tằm TÍNH CHẤT HÓA HỌC (2)
• Axít hữu cơ được dùng để tạo ra tiếng sột soạt (scroop) cho tơ
tằm (do sự làm cứng bề mặt của filament).
• Tơ tằm ít bị phá hủy bởi kiềm hơn so với len.
• Kiềm yếu (xà phòng, hàn the, ammonia) không ảnh hưởng đáng
kể đến tơ tằm.
• Kiềm ăn mòn có nồng độ cao → giảm bóng, giảm bền và tơ tằm
tan hoàn toàn trong kiềm đậm đặc.

152
QUESTIONARE !
1.Phân loại xơ tự nhiên ?
2.Phân loại xơ tự nhiên gốc thực vật ?
3. Chia các xơ thực vật sau thành các họ xơ riêng: xơ dừa,
xơ bông, xơ gòn, xơ dứa, xơ đay, xơ gai, xơ gai ramie, xơ
abbaca ?
4.Vẽ hình minh họa cấu trúc cơ bản của xơ bông và phân
tích ?
153
QUESTIONARE !

7.Tơ tằm và xơ len có những đặc tính chung gì ?


8.Phân tích cấu trúc xơ len ?
9.Vì sao xơ mohair,cashmere là những xơ tự nhiên gốc động
vật có giá trị cao ?
10.Nêu các họ tằm chính dùng lấy tơ ?
11. Nêu những tính chất đặc trưng của tơ tằm ?
154
BÀI TẬP
Với mỗi họ xơ tự nhiên gốc thực vật (3 họ) và xơ tự nhiên
gốc động vật (2 họ), chia thành các nhóm từ 3 đến 5 người,
tìm hiểu về các xơ tự nhiên trong họ mà sinh viên tự tìm
hiểu được ngoài những xơ đã nêu trong bài giảng ?

155

You might also like