You are on page 1of 6

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC

TỔ NGỮ VĂN
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ II - MÔN NGỮ VĂN 11
CẤU TRÚC ĐỀ VÀ GIỚI HẠN KIẾN THỨC
(THEO CV 1113/BGDĐT-GDTrH 30.3.2020 & CV577/SGDĐT-GDTrH
31.3.2020 – điều chỉnh nội dung dạy học học kì II năm học 2019-2020)
I. Phần Đọc - Hiểu (3,0 điểm)
- Ngữ liệu: Văn bản ngoài sách giáo khoa.
- Các dạng bài tập Đọc - Hiểu:
+ Xác định phương thức biểu đạt.
+ Phong cách ngôn ngữ đã học.
+ Chỉ ra các biện pháp tu từ và nêu tác dụng các biện pháp đó.
+ Nêu nội dung chính hoặc thông điệp của văn bản.
+ Trình bày suy nghĩ, ý kiến về câu thơ/câu văn trích từ văn bản Đọc hiểu đã cho
(viết một đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 dòng).
* Giới hạn nội dung phần Tiếng Việt cần ôn:
- Phong cách ngôn ngữ chính luận.
- Các biện pháp tu từ đã được học (biết gọi tên, chỉ ra, nêu tác dụng của biện
pháp tu từ trong câu/đoạn thơ/ đoạn văn).
II. Phần Làm văn (8,0 điểm)
1. Nghị luận xã hội (3,0 điểm)
Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết một đoạn vă nghị luận xã hội
(khoảng 200 chữ ):
- Nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí.
- Nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống.
* Yêu cầu:
- Hình thức: Một đoạn văn có sự liên kết về ngữ pháp và ngữ nghĩa, không
xuống dòng.
- Cấu trúc: Câu chủ đề (câu mở đoạn), các câu phát triển đoạn, câu kết đoạn.

1
2. Nghị luận văn học (5,0 điểm)
Vận dụng kĩ năng đọc – hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn
học ở các tác phẩm sau:
- Vội vàng – Xuân Diệu
- Tràng giang – Huy Cận
- Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử
- Chiều tối ( Mộ ) – Hồ Chí Minh
- Từ ấy – Tố Hữu
* Yêu cầu: Viết một bài văn hoàn chỉnh.
III. Cấu trúc đề
1. Thời gian (90 phút)
2. Cấu trúc đề:
Phần I. Đọc – Hiểu (2,0 điểm): gồm 4 câu hỏi.
Phần II. Làm văn (8,0 điểm): gồm 2 câu (câu 1: viết 01 đoạn nghị luận xã hội
khoảng 200 chữ; câu 2: viết 01 bài nghị luận văn học).

2
ĐỀ ÔN TẬP LẦN 1

(Học sinh làm bài từ ngày 5/4 – 10/4/2020, làm vào vở Bài soạn Văn)

ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản:

Thực tế cuộc sống quanh ta cũng cho thấy, có khá nhiều người không có bằng đại
học, không xuất chúng, cũng chẳng nổi tiếng như Bill Gates, nhưng sự thành công của họ
lại có phần vượt trội không ít người có bằng đại học.

Ngày nay, khi bạn có thực tài, nếu không làm cho cơ quan Nhà nước thì làm ở khu
vực tư nhân; nếu không tư nhân thì là nước ngoài. Hay tự mình... dùng mình! Thậm chí,
nếu ở trong nước không có đất dụng võ thì ra thế giới... Với công việc, năm châu bốn biển
đều có thể là nhà của mình.

Hiện xã hội cũng đang “khát” nhân lực, hàng trăm ngàn công ty đang cần hàng
triệu người có thực tâm, thực lực để giúp họ. Chẳng hạn, họ cần một chuyên gia giỏi về
điện (bất kể có bằng hay không), chứ họ không cần một kỹ sư điện, nhưng lại hiểu biết quá
ít về điện. Còn giả sử bạn nộp đơn vào một số nơi nào đó mà họ không quan tâm đến giá
trị thực thì chắc hẳn nơi đó không thuộc về bạn.

Nếu kết quả thi đại học không như ý muốn, bạn không nên quá khổ sở. Hãy nghĩ lại
một chút, đã có rất nhiều người ở khắp nơi không vào được đại học mà vẫn thành công
nhờ sự học. Tại sao họ làm được mà mình lại không làm được? Còn nếu bạn vẫn thực sự
muốn vào đại học thì hãy khổ luyện để sang năm thi tiếp, hoặc đi làm đã rồi sau này sẽ lại
thi... Nói chung, có rất nhiều con đường mà bạn có thể tự tin lựa chọn.

Cuộc đời không quá dài để mình có thể phung phí thời gian, nhưng cũng đủ dài để
làm được những gì mà mình muốn. Và cuộc đời cũng giống như cuộc đua marathon, dù có
bị thua kém bạn bè ở những km đầu tiên nhưng mình vẫn có thể là người về đích trước
tiên. Hãy tin rằng: “18 tuổi, bạn còn hơn 60 năm cuộc đời, vẫn còn kịp, nhưng phải nhanh
lên kẻo không kịp. Và rằng, trong cuộc đời, chỉ có “sự học” và “thực học” của mình mới
tạo nên giá trị và quyết định thân phận của chính mình, và điều đó còn lớn lao hơn “đại
học” rất nhiều”.

(Lược ghi ý kiến của ông Giản Tư Trung – Hiệu trưởng trường doanh nhân PACE)

Thực hiện các yêu cầu sau:

3
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: Cuộc đời cũng giống như
cuộc đua marathon, dù có bị thua kém bạn bè ở những km đầu tiên nhưng mình vẫn có thể
là người về đích trước tiên.

Câu 3. Theo anh (chị), việc đưa ra câu nói: Chẳng hạn, họ cần một chuyên gia giỏi về
điện (bất kể có bằng hay không), chứ họ không cần một kỹ sư điện, nhưng lại hiểu biết
quá ít về điện có ý nghĩa gì?
Câu 4. Lời khuyên “18 tuổi, bạn còn hơn 60 năm cuộc đời, vẫn còn kịp, nhưng phải
nhanh lên kẻo không kịp” gợi anh (chị) suy nghĩ gì?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ
bàn về giá trị của “thực học” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm)

Câu 2a - Dành cho học sinh học chương trình Cơ bản

Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên trong hai khổ thơ đầu bài
thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.

Câu 2b - Dành cho học sinh học chương trình Chuyên

Có ý kiến cho rằng: “Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là bức tranh đẹp về một miền quê đất
nước, là tiếng lòng của một thi sĩ thiết tha yêu đời, yêu người”. Anh (chị )hãy làm sáng tỏ
ý kiến trên qua đoạn thơ sau:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

(Trích Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11 tập 2, NXB Giáo dục 2007).

.................................Hết.......................................

4
ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản:

“Nhà” chỉ là một từ ngắn ngủi, nó không đồng nghĩa với sự bình yên, nhưng chúng
ta vẫn luôn khao khát rằng nó gắn với sự bình yên. Và khi nào “nhà” trái nghĩa với bình
yên thì đó là khởi đầu của sự bất hạnh.

Tôi tin rằng, mái nhà nào cũng từng có lúc đồng nghĩa với niềm vui và cả sự bình
yên. Nhưng bạn của tôi ơi, sự bình yên của nhà không phải là điều có sẵn. “Nhà” là phần
cứng, còn sự bình yên, hạnh phúc, niềm vui là phần mềm. Gia đình là phần cứng, còn tình
yêu và sự thấu hiểu là phần mềm.

Vậy cho nên, sự bình yên là thứ phải được thiết lập, và vì thế, có thể tái thiết lập.
Nếu ta là một phần của “nhà”, dù chỉ là một phần nhỏ, nếu ta thật mong muốn mái nhà
thân yêu của ta có được sự bình yên, hay lại có nó một lần nữa, thì ta phải tham gia vào
quá trình thiết lập đó. Bằng một nụ cười xoa dịu, bằng một câu nói vị tha, bằng sự thương
yêu nhẫn nhịn, bằng trái tim sẵn sàng sẻ chia, bằng một cái nắm tay thấu hiểu, hay có thể
bằng một giọt nước mắt. Dù thế nào cũng không phải bằng sự buông xuôi. Để kéo những
trái tim về gần với nhau. Để biến “nhà” thành một nơi ta phải luyến tiếc khi rời xa và luôn
mong mỏi quay về.

Bạn của tôi ơi, tôi còn nhớ khi chúng ta còn nhỏ, cùng ngồi chung một chiếc ghế
mây dưới tán mận trong vườn nhà, mẹ của bạn đã hát cho chúng ta nghe câu này:

“Ai qua là bao chốn xa, thấy đâu vui cho bằng mái nhà”

Tôi vẫn nhớ cho đến bây giờ, bài hát ấy. Và tôi luôn nghĩ rằng nếu đã nói không
nởi đâu có thể bằng mái nhà mình, thì điều tối thiểu ta có thể làm cho ký ức của mình, là
đừng để nhà trái nghĩa với bình yên. Và đừng đợi đến khi ta “qua bao nhiêu chốn xa” rồi
mới thấy mình yêu thương nó, vì biết đâu, đến khi ấy thì ta đã không thể nào về lại được”

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân, PhuongNam Book, 2012)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?

Câu 2. Xác định nội dung chính, đặt nhan đề cho văn bản?

5
Câu 3. Tác giả viết “…sự bình yên là thứ phải được thiết lập, và vì thế, có thể tái thiết
lập”. Vậy theo anh (chị), làm thế nào để ta có thể tham gia vào quá trình thiết lập đó?
Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh (chị)? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn khoảng
200 chữ bàn về ý nghĩa của một “mái nhà” đối với cuộc đời của mỗi con người.

Câu 2. (5,0 điểm)

Câu 2a - Dành cho học sinh học chương trình Cơ bản

Phân tích bài thơ Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh.

Câu 2b - Dành cho học sinh học chương trình Chuyên

Phân tích vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh qua bài thơ
Chiều tối (Mộ).

.................................Hết.......................................

You might also like