You are on page 1of 4

TRẦN QUAN THOẠI - NGUYỄN MINH NHẬT NAM

40 VẤN ĐỀ ÂM VỊ HỌC TIẾNG VIỆT


BÀI 1: ĐỐI TƯỢNG VÀ CƠ SỞ CỦA NGỮ ÂM HỌC
1.1. Có thể nhìn nhận một âm với những phương diện nào và hệ chỉ ra hệ quả
của mỗi trường hợp.
1.2. Âm hữu thanh và âm vô thanh có mối liên hệ gì với âm ồn và âm vang?

BÀI 2: ÂM TIẾT
2.1. Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn của người Việt khi xác định
từ mượn và từ không mượn trong TV.

2.2. Tại sao trong TV có hiện tượng đọc chệch âm mà các ngôn ngữ châu Âu
lại không có?

2.3. Tại sao tiếng Hán có hiện tượng đồng âm dị nghĩa nhiều hơn TV?

BÀI 3: HỆ THỐNG ÂM VỊ TIẾNG VIỆT


3.1. Đối với nguyên âm, tại sao nói: độ nâng lưỡi và độ mở miệng có mối
quan hệ bình thường nhưng không có mối quan hệ tất yếu?
3.2. Trong lĩnh vực dạy tiếng, tại sao người ta lại dùng tiêu chí độ mở miệng
thay vì độ nâng lưỡi để phân loại nguyên âm?
3.3. Một số người Hà Nội thường phát âm các âm tiết bắt đầu bởi nguyên âm
bằng cách thêm một âm tắc thanh hầu vào vị trí âm đầu của âm tiết đó.
Vậy âm tắc thanh hầu có phải một âm vị trong TV không?
3.4. Tại sao dùng tiêu chí tắc / xát mà không dùng tiêu chí hai môi / môi răng
để phân biệt /b, m, f, v/?
3.5. Ngoài bốn tiêu chí về phương thức cấu âm đã học, còn có tiêu chí nào có
thể dùng để phân biệt các phụ âm đầu hay không? Nếu có thì tại sao lại
không dùng?

1
TRẦN QUAN THOẠI - NGUYỄN MINH NHẬT NAM

3.6. “G7” trong TV có hai cách đọc là “gờ 7” và “rê 7”. Anh / chị chọn cách
đọc nào? Tại sao?
3.7. Cho các cứ liệu từ tiếng Pháp và giải thích tại sao tổ hợp phụ âm lại có sự
biến đổi như vậy.
(1) (2) (3)
Bleu  lơ Friser  phi dê Blouse  bờ lu
Glaieul  lay ơn Brancard  băng ca Clé  cờ lê
Pli  li Slip  xịp Crêpe  cờ rếp
Plafond  la phông Traverse  cà vẹt Crème  kem
Ploc  lốc Cravate  cà vạt Scandal xì căng đan
Drap  ra
3.8. Có cần thiết dùng tiêu chí tròn môi / không tròn môi để phân loại nguyên
âm chính không, tại sao?
3.9. Tại sao không dùng tính chất mũi để phân loại nguyên âm chính?
3.10. Tại sao “quý” có thể viết thành “quí” (có thể thay “y” bằng “i”) mà
“thuý” không thể viết thành “thúi” (không thể thay “y” bằng “i”)?
3.11. Có thể cho rằng trong TV có sáu nguyên âm đôi hay không nếu dựa trên
sự kiện: yếu tố thứ hai của các nguyên âm đôi trong âm tiết mở có độ
nâng lưỡi thấp hơn so với trong âm tiết không mở?
3.12. Đánh vần từ “quốc” và nhận xét cách đánh vần này.
3.13. Có người cho rằng trong tiếng Việt, âm đệm /w/ có thể kết hợp với
nguyên âm tròn môi /o/ như trong “quốc”. Anh/ chị có đồng ý với ý kiến
trên không, vì sao?
3.14. Tại sao tiếng Hán có hiện tượng đồng âm khác tự còn TV thì không?
3.15. Nếu xem âm đệm là một yếu tố của âm chính thì giải pháp này có chấp
nhận được không?
3.16. Tại sao âm tiết thứ hai trong từ tiếng Anh “table” [teibl] lại được người
Việt phát âm thành [bo] hoặc [bən]?
3.17. Thử đưa ra cách phân loại âm cuối theo cách khác?

2
TRẦN QUAN THOẠI - NGUYỄN MINH NHẬT NAM

3.18. Tại sao phải dùng hai kí hiệu phiên âm /i/ và /-j/ cho "i, y"?
3.19. Trong TV, tại sao gọi /-w/ và /-j/ là bán âm cuối?
3.20. Tại sao không xác định /-j/ là âm đầu lưỡi hay cuối lưỡi?
3.21. Người châu Âu phát âm TV thường mắc các lỗi sai sau: úc > úp, ung >
um, ốc > ốp, ông > ôm, óc > óp, ong > om. Tại sao họ lại mắc lỗi sai?
3.22. Một học sinh Việt phát âm sai các âm cuối trong tiếng Anh ở các từ sau:
time [t’aim] > [t’aj], ass [æs] > [at], dwell [dwɛl] > [dwɛn], catch [kætʃ] >
[kɛt]. Giải thích tại sao có những lỗi sai này.
3.23. Trong TV, tại sao xem /aj/ và /aw/ là tổ hợp âm chính + âm cuối mà
trong tiếng Anh thì chúng là nguyên âm đôi?
3.24. Tại sao TV chấp nhận /p/ là âm cuối mà không chấp nhận nó là âm đầu?
3.25. Tại sao hệ thống âm vị TV phải phân chia ra âm đầu, âm cuối mà không
nhập lại như hệ thống âm vị của các ngôn ngữ châu Âu?
3.26. Tại sao hai âm có chữ viết là “ng” và “nh” khi ở đầu âm tiết được xem
như hai âm vị còn khi ở cuối âm tiết lại là hai biến thể của một âm vị?
3.27. Trong lịch sử chữ Quốc Ngữ, “cấy”, “huỳnh” và “thuyền” từng được viết
là “cấi”, “huình” và “thuiền”. Nếu được chọn, anh / chị chọn cách viết
nào?
3.28. Tại sao nói “ngườy” là cách viết sai chính tả TV?
3.29. “Huyênh hoang” là cách viết đúng hay sai chính tả TV?
3.30. Hãy cho biết trong một âm tiết tiếng Việt có thanh điệu không phải là
thanh ngang, trong thực tế chữ viết, các dấu thanh được đặt ở vị trí nào, vì
sao?

BÀI 4: TRỌNG ÂM
4.1. Thử đọc câu Nó nhảy ra ngoài ban công với ngoài có trọng âm. Đọc lại,
lần này với ngoài không có trọng âm. Nhận xét sự khác biệt về nghĩa giữa hai
cách đọc. Trong trường hợp trên, trọng âm thuộc loại nào?

3
TRẦN QUAN THOẠI - NGUYỄN MINH NHẬT NAM

4.2. Cho biết các trường hợp sau đây có mô hình trọng âm như thế nào: xôm
xốp; xốp xộp; sên sết; sết sệt; khin khít; khít khịt; deo dẻo; dẻo dẹo. Những mô
hình trọng âm ấy có quan hệ gì với mặt ngữ nghĩa hay không?

4.3. Đọc hai câu (1) Đây là người thợ nhuộm; và (2) Người thợ nhuộm một
tấm vải. Nhận xét về mô hình trọng âm của thợ nhuộm trong hai câu trên.

4.4. Đọc câu Hôm qua tôi có đến nhà anh với hai ngữ điệu, một kết thúc bằng
ngữ điệu đi xuống và một kết thúc với ngữ điệu không đi xuống. Cách đọc nào
cho ta nhận định câu đã kết thúc, chứ không phải đang nói dở?

4.5. Câu Đôi chân không nhúng xuống nước có những cách đọc nào? Trình
bày cơ sở và hệ quả của các cách đọc đó.

You might also like