You are on page 1of 2

Theo Pin Hao và các cộng sự, 2014 carbon aerogel được tổng hợp từ nguồn nguyên liệu

là bã mía, Macro và mesoporous carbon được tổng hợp bằng cách carbon hóa đông khô bã mía
aerogel. Việc tạo nên carbon aerogel từ nguồn nguyên liệu này ứng dụng để làm siêu tụ, kết quả
siêu tụ thu được có điện dung riêng cao là 142.1 Fg-1 tại lúc phóng điện với mật độ dòng 0.5 A g -
1
, ngoài ra siêu tụ này còn có khả năng duy trì điện dung 93.9% trong 5000 chu kì.

Trên tạp chí Sustainbale Chemistry & Engineering (ACS) một nghiên cứu của Yuan-Qing
Li và cộng sự đã báo cáo về việc tổng hợp carbon aergogel từ trái bí đao. Trong bài báo này họ
đã tổng hơp carbon aerogel bằng quá trình thủy phân và sử dụng nhiệt, kết quả thu được vật liệu
carbon aerogel có khối lượng riêng 0.048 g/cm 3, khả năng kỵ nước tốt với góc dính ướt với nước
là 135°, và khả năng hấp thụ dầu khá tốt và dung môi hữu cơ gấp 16-50 lần khối lượng của nó.
Ứng dụng của nó là họ sẽ dùng trong việc xử lý và tái sử dụng dầu tràn và dung môi hữu cơ.

Năm 2016 Shenjie Han và cộng sự cũng đã thực hiện nghiên cứu về tổng hợp carbon
aerogel từ một loại nguyên liệu khá phổ biến khác đó là giấy thải bằng phương pháp đông lạnh
và hậu nhiệt phân, Carbon aerogel thu được có 18.5 mgcm -3 khả năng kỵ nước tốt, góc dính ướt
là 132° và khả năng hấp thụ gấp 29-51 lần trọng lượng của nó.

Năm 2017 Lin Zhu và cộng sự đã nghiên cứu thành công việc tổng hợp carbon aerogel từ
vỏ bưởi bằng phương pháp kết hơp carbon hóa thủy nhiệt, đông khô, và nhiệt phân, kết quả cho
thấy carbon aerogel có bề mặt riêng 466.0-759.7 m2/g khả năng hấp thụ tốt chất hữu cơ ô nhiễm
và dầu.

Một nghiên cứu sử dụng phương pháp tương tự Lin Zhu nhưng nguyên liệu sử dụng là vỏ
trái sầu riêng, kết quả thu được của Ya Wang, Lin Zhu, Fangyan Zhu, Liangjun You, Xiangqian
Shen, Songjun Li như sau: vật liệu carbon aerogel có bề mặt riêng 734.96 m 2/g và nó tiềm năng
để ứng dụng cho việc hấp thụ các chất hữu cơ khác nhau và dầu phục vụ cuộc sống hàng ngày.

Một nghiên cứu khác gần đây nhất 2019 cũng đã tổng hợp carbon aerogel từ vỏ trái bắp
của Zefeng Jing và các cộng sự. Trong nghiên cứu đã sử dụng phương pháp kiềm hóa, tẩy
trắng, đông khô carbon hóa, bề mặt riêng thu được 675.85 m2/g, Cấu trúc mesoporous (trung
bình 3.92 nm), khả năng siêu kỵ nước ( góc dính ướt >150°), khả năng hấp thụ tốt chọn lọc đa
dạng các loại dầu và dung môi hữu cơ (77.67-143.63g/g).
Việc sử dụng các nguồn nguyên liệu chất thải hữu cơ như bã mía, vỏ bí đao, vỏ bưởi hay
bột giấy có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tận dụng nguồn chất thải để sản xuất sản xuất
carbon aerogel mang lại nhiều ứng dụng trong cuộc sống, mặt khác các ứng dụng của carbon
aerogel đem lại về mặt hiệu quả to lớn trong việc xử lí chất thải, ô nhiễm môi trường, tạo ra vật
liệu mới phục vụ trong đời sống.

Hiện nay Carbon aerogel ở Việt Nam chưa được quan tâm đến nhiều, chưa có nhiều nghiên cứu
ở Việt Nam về Carbon aerogel và những ứng dụng của chúng. Đặc biệt hơn, nguồn nguyên liệu
xơ dừa ở Việt Nam rất là lớn, chi phí rẻ, rất thích hợp cho viêc tái sử dụng làm vật liệu Carbon
aerogel. Ngoài ra hiện nay ở Việt Nam việc xử lí nước thải đang chiếm vị thế rất quan trọng,
nhưng chưa được quan tâm nhiều, do đó, việc nghiên cứu Carbon aerogel từ xơ dừa làm vật liệu
để xử lí nước thải sẽ mang lại hiệu quả to lớn về mặt giải quyết nguồn nguyên liệu ( có nguồn
gốc từ phế thải nông nghiệp) và đồng thời góp phần về mặt xử lí và bảo vệ môi trường nước tốt
hơn.

You might also like