You are on page 1of 4

Doanh nghiệp Việt tìm đường xuất khẩu thông qua Alibaba

Hoặc: Cơ hội bán buôn xuyên biên giới với Alibaba


Hanhsilk quyết tâm đem thương hiệu lụa Việt ra nước ngoài sau 10 năm gây dựng uy tín
trong nước.
Bà Lương Thanh Hạnh – đại diện thương hiệu lụa Hanhsilk cho biết từ trước đến nay doanh
nghiệp của bà tập trung vào bán hàng offline để tiếp cận khách hàng trong nước. Với mục
tiêu đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới, bà đã ký kết với Alibaba và Fado nhằm đưa
thương hiệu tiếp cận với khách hàng quốc tế. “Bằng việc tham gia vào một nền tảng buôn
bán B2B rộng lớn như Alibaba, hy vọng chúng tôi sẽ có những hợp đồng lớn để đảm bảo
mức lương, đời sống cho những người thợ làm nghề”, bà Hạnh nói.

Bà Lương Thanh Hạnh – 10 Năm tâm huyết với thương hiệu lụa Việt Hanhsilk

Chia sẻ thêm về hình thức bán hàng của Hanhsilk từ trước tới nay, bà Hạnh cho biết
Hanhsilk tiếp cận khách hàng trong nước qua 2 showroom tại Hà Nội và TP HCM. Khách
hàng tới mua và thường tiếp tục giới thiệu cho bạn bè, người thân. Với khách quốc tế,
Hanhsilk thường tham gia các hội chợ, cụ thể, Hanhsilk đã tham dự hội chợ tại Nga, Nhật
Bản, Pháp, Hàn Quốc… Đây là cơ hội tốt để giới thiệu thương hiệu Hanhsilk với bạn bè quốc
tế, tuy vậy, hình thức bán hàng này không mang lại nguồn thu nhập đều đặn cho doanh
nghiệp bởi sau hội chợ, khách hàng gần như không thể tiếp cận với Hanhsilk bởi Hanhsilk
không có các kênh bán hàng trực tuyến của showroom tại nước ngoài.
Một trong những lý do khiến Hanhsilk chưa mạnh tay phát triển việc xuất khẩu từ trước đến
giờ là do công ty chưa tìm hiểu kĩ về thị trường các nước. Theo bà Hạnh, trước đó, Hanhsilk
chưa hiểu rõ về nhu cầu, mong muốn của khách hàng tại các nước, vì vậy việc xuất khẩu
được đánh giá là có rủi ro cao đối với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trước đây, nguồn nhân
lực của Hanhsilk chưa đủ cả về mặt chất và lượng để đảm bảo việc xuất khẩu, bà chia sẻ
thêm.
Thông qua nền tảng Alibaba, bên cạnh việc sở hữu cơ hội tiếp cận với nhiều khách hàng
mới, bà mong muốn đưa thương hiệu lụa Việt Hanhsilk ra thị trường quốc tế, khẳng định
tên tuổi, chất lượng hàng Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Về doanh số, bà kì vọng doanh thu
từ xuất khẩu đạt mức 20 tỷ và chiếm 50% tổng doanh thu của công ty.

Sự sáng tạo trong từng sản phẩm chính là linh hồn và thế mạnh của Hanhsilk
Nói về những điểm khác biệt và ưu điểm của sản phẩm của Hanhsilk, bà Hanh khẳng định sự
sáng tạo trong từng sản phẩm chính là điểm mạnh lớn nhất của các sản phẩm của Hanhsilk.
Bên cạnh đó, các sản phẩm của Hanhsilk còn có giá trị nhân văn cao bởi nó tạo công ăn việc
làm cho những người dân vùng quê – những người trước đây thường có thu nhập ít và
không ổn định. Hơn 95% nhân lực tại Hanhsilk là phụ nữ và phần lớn những người thợ tại
công ty đều trên 60 tuổi.

Hanhsilk tự hào vì giá trị nhân văn khi tạo ra việc làm cho phụ nữ và người cao tuổi

Cách bán hàng hiệu quả trên sàn thương mại điện tử
Trên thực tế, khá nhiều doanh nghiệp Việt đã mở tài khoản trên Alibaba, nhưng không phải
ai cũng theo đuổi đến cùng. Phần lớn các doanh nghiệp khác chỉ dừng ở bước mở tài khoản
mà không triển khai tiếp, đại diện Fado chia sẻ. Lý do chính nằm ở sự thiếu hiểu biết về
thương mại điện tử, chi phí và quy trình để tham gia vào kênh.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Văn Hùng – Giám đốc Fado khu vực miền Bắc – đối tác chiến lược
của Alibaba tại Việt Nam chia sẻ khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp nằm ở bước hoàn
thành giao dịch. Cụ thể, các doanh nghiệp khi tính giá thường quên tính các chi phí xuất
khẩu, nên nhiều khi đã đàm phán, thỏa thuận xong đơn hàng, nhưng không giao dịch thành
công bởi các chi phí phát sinh lớn. Việc này dẫn đến mức giá thực tế cao hơn mức đã đàm
phán và buộc hai bên phải huỷ đơn hàng. Ngoài ra, việc tìm đối tác cung cấp dịch vụ logistic
cũng là điểm yếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Một kinh nghiệm khác đến từ bà Nguyễn Thị Phương Trang – đại diện Cục Thương mại điện
tử và Kinh tế số là doanh nghiệp cần tập trung phát triển website tương thích trên điện
thoại và các ứng dụng của doanh nghiệp trên điện thoại. Theo báo cáo của We Are Social
2019, phần lớn người dùng thực hiện giao dịch trực tuyến trên điện thoại.
“Dưới sự tư vấn và hỗ trợ của Fado, các doanh nghiệp sẽ được tháo gỡ những khó khăn về
thủ tục đăng ký, vận hành, giấy phép, logistics, marketing trên Alibaba để có thể hoạt động
một cách hiệu quả, thuận lợi”, ông Hùng nói thêm.
“Hàng hoá Việt Nam được ưa chuộng trên thế giới, cụ thể, tại Trung Quốc, rất nhiều người
sẵn sàng mua. Vì vậy, việc tạo ra một ‘chiếc cầu’ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất
khẩu là điều cần làm”, ông Đăng Hoàng Hải – Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế
số khẳng định lễ ký kết hợp tác giữa Fado và Alibaba ngày 18/10.
Ông nhận định, thông qua sự hợp tác giữa Fado và Alibaba, doanh nghiệp sẽ có cơ hội giới
thiệu sản phẩm của mình ra toàn cầu, tăng nhận diện thương hiệu và thiết lập mối quan hệ
kinh doanh với 260 triệu khách hàng doanh nghiệp trên hơn 190 quốc gia.

You might also like