You are on page 1of 4

Họ và Tên: Nguyễn Minh Nhật Nam

MSSV: 44.01.601.023

BÀI TẬP TUẦN 2


Nội dung: Danh từ và động từ

1. Có ý kiến cho rằng việc phân loại DT thành DT chung và DT riêng chưa
phải là một sự phân loại ngữ pháp. Ý kiến của bạn về vấn đề này như thế
nào?
Tôi đồng ý với nhận định này, vì:
- Việc phân loại DT chung và DT riêng dựa vào tiêu chí ngữ nghĩa hơn là ngữ
pháp, cụ thể là ý nghĩa khái quát của danh từ (một phạm trù chung hoặc một đối
tượng cụ thể/ có tính đơn nhất). Tiêu chí ngữ nghĩa trong sự phân loại này chỉ
mang tính chất tương đối, không bao quát. Cũng có trường hợp DT riêng phân biệt
với danh từ chung ở khả năng kết hợp trực tiếp với số từ (không thể có hai Gia Cát
Lượng) nhưng đó chỉ là sự kết hợp hạn chế của những cứ liệu thuộc vùng biên.
- DT riêng thuộc phạm trù lời nói hơn là ngôn ngữ. DT riêng thật ra chỉ là một vỏ
ngữ âm có chức năng sở chỉ chứ không có nghĩa, quy chiếu đến một đối tượng
trong hiện thực. DT riêng không thuộc về hệ thống ngôn ngữ, chẳng qua vỏ ngữ
âm của nó có thể đồng âm với cái biểu đạt của một từ nào đó trong ngôn ngữ (mặt
khác, xét các DT riêng như Putin, Trump,…, ta thấy ngôn ngữ của người Việt
không có âm tiết/ tổ hợp âm tiết nào như vậy). Vì vậy DT riêng thuộc phạm trù lời
nói, mang tính cá nhân.
2. Xác định các tiểu loại danh từ trong đoạn văn sau.
Qua khuôn hình ánh sáng, tôi đã hình dung thấy trước những tấm ảnh nghệ thuật
của tôi sẽ là vài ba chiếc mũi thuyền và một cảnh đan chéo của những tấm lưới
đọng đầy những giọt nước, mỗi mắt lưới sẽ là một nốt nhạc trong bản hòa tấu ánh
sáng và bóng tối, tượng trưng cho khung cảnh bình minh là một khoảng sáng rực
rỡ đến mức chói mắt, trong khoảng sáng đó sẽ hiện lên trong tầm nhìn thật xa
những đường nét của thân hình một người đàn bà đang cúi lom khom, sải cánh tay
thật dài về phía trước kéo tấm lưới lên khỏi mặt nước, và phía sau lưng người đàn
bà, hình một ngư phủ và một đứa trẻ đứng thẳng trên đầu mũi thuyền, dùng lực
toàn thân làm đòn bẩy nâng bổng hai chiếc gọng lưới chĩa thẳng lên trời.
(Danh từ đơn vị: in đậm; danh từ khối: gạch chân; danh từ trùng nhau chỉ đánh
dấu lần đầu tiên)

4. Nhận xét đặc điểm ngữ nghĩa – ngữ pháp và xác định tiểu loại các động từ
được đặt trong dấu ngoặc đơn trong đoạn văn sau.
Ngày xưa (có) hai người khách du lịch từ Châu Âu (đến) nước Ê-ti-ô-pia. Họ đi
khắp đất nước thăm đường sá, núi đồi, sông ngòi. Vua nước Ê-ti-ô-pia (mời) họ
vào cung. Vua chúc mừng họ, mở tiệc chiêu đãi và (tặng) họ nhiều vật quý. Sai đó
vua (sai) quan hầu đưa khách (xuống) tàu.
- Từ “có”
+ Đặc điểm ngữ nghĩa: biểu thị quan hệ tồn tại
+ Đặc điểm ngữ pháp
 Về khả năng kết hợp: kết hợp sau với cụm danh từ “hai người khách”, làm
trung tâm ngữ của ngữ động từ “có hai người khách” – “hai người khách” là
bổ ngữ sau.
 Về chức năng cú pháp: thuộc vị ngữ của câu “Ngày xưa có hai người khách
du lịch từ Châu Âu đến nước Ê-ti-ô-pia”
+ Tiểu loại động từ: động từ tồn tại (động từ không độc lập)
- Từ “đến”
+ Đặc điểm ngữ nghĩa: biểu thị kết quả của sự dịch chuyển có hướng
+ Đặc điểm ngữ pháp:
 Về khả năng kết hợp: kết hợp sau với cụm danh từ “nước Ê-ti-ô-pia” (thành
phần phụ có chỉ đích di chuyển), làm trung tâm ngữ của cụm động từ “đến
nước Ê-ti-ô-pia”;
 Về chức năng cú pháp: thuộc vị ngữ của cụm chủ - vị “hai người khách du
lịch từ Châu Âu đến nước Ê-ti-ô-pia”.
+ Tiểu loại động từ: động từ chỉ sự di chuyển có hướng (động từ không độc lập)
- Từ “mời”
+ Đặc điểm ngữ nghĩa: biểu thị hành động yêu cầu, mong muốn người khác làm
việc gì đó một cách lịch sự
+ Đặc điểm ngữ pháp
 Về khả năng kết hợp: kết hợp sau với đại từ “họ” (thành tố phụ chỉ đối tượng
chịu tác động), làm trung tâm ngữ của cụm động từ “mời họ vào cung”;
 Về chức năng cú pháp: thuộc vị ngữ của câu “Vua nước Ê-ti-ô-pia mời họ
vào cung”.
+ Tiểu loại động từ: động từ chỉ tác động (động từ không độc lập)
- Từ “tặng”
+ Đặc điểm ngữ nghĩa: biểu thị hành động cho ai đó thứ gì để tỏ lòng quý mến
+ Đặc điểm ngữ pháp
 Về khả năng kết hợp: kết hợp sau với đại từ “họ” (đối tượng được tặng) và
cụm danh từ “nhiều vật quý” (cái được đem tặng), làm trung tâm của ngữ
động từ “tặng họ nhiều vật quý”;
 Về chức năng cú pháp: thuộc vị ngữ của câu “Vua chúc mừng họ, mở tiệc
chiêu đãi và tặng họ nhiều vật quý”.
+ Tiểu loại động từ: động từ chỉ tác động (động từ không độc lập)
- Từ “sai”
+ Đặc điểm ngữ nghĩa: biểu thị hành động yêu cầu người khác thực hiện điều gì đó
+ Đặc điểm ngữ pháp
 Về khả năng kết hợp: kết hợp sau với danh từ “quan hầu” (đối tượng chịu sai
khiến) và ngữ động từ “đưa khách xuống tàu” (nội dung sai khiến), làm
trung tâm ngữ của cụm động từ “sai quan hầu đưa khách xuống tàu”;
 Về chức năng cú pháp: thuộc vị ngữ của câu “Sau đó vua (sai) quan hầu đưa
khách (xuống) tàu”.
+ Tiểu loại động từ: động từ chỉ tác động (động từ không độc lập)
- Từ “xuống”
+ Đặc điểm ngữ nghĩa: biểu thị hướng chuyển động từ chỗ cao đến chỗ thấp
+ Đặc điểm ngữ pháp
 Về khả năng kết hợp: kết hợp sau với danh từ “tàu” (chỉ hướng di chuyển),
làm trung tâm ngữ của cụm động từ “xuống tàu”;
 Về chức năng cú pháp: thuộc vị ngữ của câu “Sau đó vua (sai) quan hầu đưa
khách (xuống) tàu”.
+ Tiểu loại động từ: động từ chỉ sự di chuyển có hướng (động từ không độc lập)

You might also like